Chương 7: Đạo đức

07/05/20216:06 SA(Xem: 2568)
Chương 7: Đạo đức
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

PHẦN II: GIÁO PHÁP

 

CHƯƠNG 7
ĐẠO ĐỨC

 

 

THƯỢNG TỌA BỘ

HÀNH ĐỘNG THIỆN VÀ ÁC
Th.102 Gốc1 của các hành động thiện và ác

Đoạn này nhấn mạnh các hành động thể hiện qua thân thể, lời nói và tâm ý là bất thiện (akusala) hoặc chưa tinh tế (không phải tạo tác do trí tuệ) và ngược lại với các hành động ấy là thiện, tốt đẹp, tinh tế. Căn nguyên trước của một hoặc nhiều hơn ba loại gốcđộng cơ của tham lam hoặc hận thùkhuynh hướng si mê (xem *Th.26). Căn nguyên sau theo nghĩa đen từ những mặt đối lập là không tham lam, hờn giậnsi mê,2 tức là sự đối lập với tham lam: Sự rộng lượng, từ bỏ, lòng yêu thương, từ bitrí tuệ.

Này các thiện hữu, thế nào là bất thiện và gốc của bất thiện là gì? Hủy hoại cuộc sống, lấy những gì không cho (ăn cắp), đắm nhiễm vào các hành vi thỏa mãn giác quan (hành vi tà dâm), nói dối, nói lời chia rẽ, thô bạo, nói vô ích, ham muốn mãnh liệt, ác ýtà kiếnbất thiện.

Gốc của bất thiện là những gì? Sự tham lam, hờn giậnsi mê là những gốc của bất thiện.

1 Root: gốc, gốc rễ. Hán dịch là căn. 2 Greed, hatred and delusion: tham lam, hờn giậnsi mê (thường được dịch là tham, sân và si).

Thiện là gì? Đó là không hủy hoại cuộc sống. Còn lấy những gì không được cho, đắm nhiễm vào các hành vi thỏa mãn giác quan, nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô bạo, nói vô ích, ham muốn mãnh liệt, ác ýtà kiếnbất thiện.

Gốc của thiện là những gì? Không tham lam, không hờn giận và không si mê là gốc của thiện.

(Kinh Chánh tri kiến: Kinh Trung bộ I. 47, do P.D.P dịch tiếng Anh)

Th.103 Tránh tạo tác các hành động có hại tới người khác hoặc cho bản thân

Trong đoạn này, đức Phật đã dạy cho con của Ngài, La-hầu-la, khi vị ấy còn là Sa-di trẻ được xuất gia với Ngài. Thay vì tập trung vào gốc bên trong của những hành động tốt và xấu như đã nêu trong đoạn trên, đức Phật đã nhấn mạnh vào kết quả của các hành động ấy như là nền tảng để tránh né hoặc tạo tội: Cho dù chúng dẫn đến sự khổ đau cho bản thân hoặc cho người khác. Sự chiêm nghiệm về những điều này trợ duyên các hành động thiện. 

“Này La-hầu-la, mục đích của chiếc gương là gì?” “Bạch Thế Tôn, mục đích của chiếc gương là dùng để soi chiếu.”

“Này La-hầu-la, trên tinh thần ấy, sau nhiều lần soi chiếu, con nên tạo ra các hành động của thân thể, sau nhiều lần soi chiếu, con nên tạo ra các hành động của lời nói. Cũng vậy, sau nhiều lần soi chiếu, con nên tạo ra hành động của tâm ý. La-hầu-la, khi con mong muốn tạo tác các hành động của thân, con nên soi chiếu lại từng hành động của thân như sau: “Hành động mà tôi đang mong muốn tạo tác với thân thể của tôi - liệu rằng hành động của thân thể này có dẫn đến tổn hại của bản thân hoặc liệu rằng hành động ấy có dẫn đến tổn hại đến người khác hoặc cho cả hai hay không? Hành động này có phải bất thiện? Nó có những hậu quả đau đớn và khi chín muồi dẫn đến khổ đau chăng?” Khi soi chiếu lại, nếu con biết “hành động của thân thể này có dẫn đến tổn hại của bản thân… khổ đau chăng?” La-hầu-la, nếu có thể thì con không nên tạo tác hành động như vậy của thân.

Này La-hầu-la, nếu con biết “hành động mà tôi mong muốn tạo tác với bản thân tôi sẽ không dẫn đến tổn hại của bản thân, không dẫn đến tổn hại của người khác hoặc cho cả hai, đó là thiện, nó tạo ra nhiều kết quả tốt đẹp và khi chín mùi dẫn sẽ đến hạnh phúc.” La-hầu-la con hãy nên tạo tác hành động như vậy của thân.

Thậm chí trong khi thực hiện các hành động ấy của thân, con nên soi chiếu lại từng hành động của thân như sau: “Liệu rằng hành động của tôi đang tạo tác dẫn đến tổn hại cho bản thân… khổ đau chăng?” La-hầu-la, nếu điều đó đúng là như vậy, hãy dừng lại việc tạo tác hành động đó… Nếu con biết, “hành động này của thân không dẫn đến tổn hại tới bản thân…,” vậy thì nên tiếp tục thực hiện.

Cũng vậy, khi đã tạo tác một hành động nào đó của thân, con cũng nên soi chiếu rằng: “Hành động mà tôi đã tạo tác với thân có dẫn đến sự tổn hại của bản thân… khổ đau chăng?” Trong lúc soi chiếu, nếu con biết việc đó đúng là như vậy, con hãy nên nhận tội, phơi bày, thưa trình hành động đó của thân đến người thầy của mình, các bậc hiền trí đồng tu hạnh Thánh. Khi đã thú nhận, phơi bày, thưa trình, con nên phòng hộ bản thân trong tương lai. La-hầu­la, trong lúc soi chiếu, nếu con biết “hành động này của thân ta đã tạo tác không dẫn đến tổn hại cho mình… khổ đau chăng?” con nên an trụ trong sự hỷ lạc, trợ duyên trong sự tu tập ngày và đêm của con trong các phẩm thiện. [Tương tự lặp lại cho các hành động của lời nói và tâm ý.]

(Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala: Kinh Trung bộ I. 415­420, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.104 Quy tắc vàng về đạo đức trong lời dạy của đức Phật

Trong đoạn trích đầu, khi thuyết giảng cho các cư sĩ về việc làm thế nào đthành công trong kiếp này và hạnh phúc trong kiếp sau, đức Phật đưa ra một bài kệ về quy tắc vàng trong đạo đức như: Không nên gây tổn thương người những gì mình không hề mong muốn người khác làm tương tự đối với bản thân (tham chiếu *V.62). Đoạn trích thứ hai thể hiện một cách súc tích về nguyên tắc này.

Này các gia chủ, thế nào là phương thức sống đạo đức với sự tham chiếu bản thân? Ở đây, này các gia chủ, vị đệ tử thánh chiêm nghiệm rằng, “Ta thật sự là người khao khát sống, không mong chết, khao khát hạnh phúc, không thích buồn phiền. Nếu có người tước đoạt đi cuộc sống của ta, trong khi ta là người khao khát sống, không mong chết, khao khát hạnh phúc và không thích buồn phiền, điều đó thật sự không vuivừa ý ta. Và nếu ta tước đoạt cuộc sống của người khác, người đó cũng là người khao khát sống, không mong chết, khao khát hạnh phúc, không thích buồn phiền, điều đó không vui và không vừa ý với người đó. Bất cứ những gì không vui và không vừa ý ta thì cũng không vui và không vừa ý đối với người khác. Làm sao ta có thể gây tổn thương đến người mà việc đó cũng không làm ta vui và vừa ý?”

Vị ấy, sau khi suy xét như vậy, từ bỏ sự hủy hoại mạng sống, khuyến khích người khác từ bỏ hủy hoại mạng sống và nói những lời tán thán việc từ bỏ hủy hoại mạng sống. Trên tinh thần này, hành vi thân thể của vị ấy được thanh tịnh trong ba phương diện.

Lại nữa, các gia chủ, vị đệ tử thánh chiêm nghiệm như sau: “Nếu có người lấy những gì không cho từ ta và phạm tội được xem là trộm cắp, điều đó không vui và không vừa ý với ta… Nếu có người cư xử không đúng với vợ của ta… Nếu có người cản trở lợi ích của ta bằng những lời thô kệch đối với ta… Nếu có người nói những lời vô ích với ta.”

Vì vậy, vị ấy suy xét như vậy và từ bỏ nói những lời vô ích, khuyến khích người khác từ bỏ nói những lời vô ích and nói những lời tán thán việc từ bỏ nói lời vô ích. Trên tinh thần này, hành vi qua lời nói của vị ấy trở nên thanh tịnh trong ba phương diện.

(Kinh Những người ở Veudvāra: Kinh Tương ưng V. 353-355, do

P.D.P. dịch tiếng Anh).

Tất cả chúng sinh đều run sợ trước bạo lực, nên mạng sống đều quý đối với tất cả. Hãy so sánh những người khác với bản thân, không giết hại hoặc khiến người khác giết hại.

(Kinh Pháp cú 130, do P.H. dịch tiếng Anh).

LÒNG ĐỘ LƯỢNG (BỐ THÍ) Th.105 Quả của bố thí

Đoạn này nhấn mạnh lợi ích của bố thí.

Này các Tỳ-kheo, nếu chúng sinh biết như ta biết về các (nghiệp) quả việc chia sẻ phẩm vật, họ sẽ không thể thụ hưởng trọn vẹn nếu không biết chia sẻ, hoặc tâm của họ sẽ bị sở hữu bởi sự ô nhiễm của lòng ích kỷ. Thậm chí nếu đó là một mẫu thức ăn vụng cuối cùng thì họ cũng không thể nào tận hưởng được nếu không chia sẻ khi có người họ có thể chia sẻ.

(Kinh Bố thí: Kinh Phật thuyết như vậy 18, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.106 Bố thí với tấm lòng rộng mở

Vị đệ tử thánh sống tại gia với tâm không bị ô nhiễm bởi lòng ích kỷ, vị ấy hào phóng, thanh tịnh, ưa thích buông xả, sẵn sàng giúp đỡ người khác và luôn hoan hỷ làm việc thiện bố thí.

(Kinh Bốn nghiệp công đức: Kinh Tăng chi II. 66, do P.H. dịch tiếng Anh).

Này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người như mây không mưa? Ở đây, người ấy là người không bố thí bất kỳ ai, vị ấy không bố thí phẩm vật như thức ăn, nước uống, quần áo, xe cộ, vòng hoa, hương, dầu, giường, nơi tá túc và đèn cho các bậc Sa-môn, Bà-la-môn, người nghèo, cơ cực và túng thiếu. Này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người như mưa ở một địa phương? Ở đây, người ấy là người… chỉ bố thí một số bậc Sa-môn, Bà-la-môn, một thiểu số người nghèo, cơ cực và túng thiếu nhưng không bố thí những người khác. Lại nữa các Tỳ­kheo, thế nào là hạng người như mưa ở khắp nơi? Ở đây, người ấy là người bố thí… cho tất cả bậc Sa-môn, Bà-la-môn và người nghèo, cơ cực và túng thiếu…

Hạng người đáp ứng các yêu cầu, vị ấy thương cảm chúng sinh, bố thí trong hoan hỷ và luôn nói “bố thí, bố thí.” Giống như đám mây dong, tiếng sấm rền và mưa tuôn tràn ngập

cao nguyên và đồng bằng, ướt đẫm trong nước, tương tư như vậy đối với của cải mà vị ấy kiếm được với công sức của mình.

(Kinh Mưa: Kinh Phật thuyết như vậy 64-66, do P.H. và P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.107 Tánh tốt của bố thí, đặc biệt là cho những bậc thạc đức

Đoạn đầu tiên ở đây, cho rằng ngay cả một hành động nhỏ nhặt của bố thí cũng tạo ra những nghiệp quả tốt trong tương lai, mặc dù bố thí những người đức hạnh mang lại nhiều lợi lạc hơn. Đoạn văn thứ hai mở rộng thêm về quan điểm này. Khi bố thí cho người đức hạnh, người bố thí tự tin hơn về việc phẩm vật sẽ được sử dụng đúng. Vì vậy, bố thí được thực hiện ít dè dặt hơn. Hơn nữa, bố thí với tâm tin tưởng vào tánh tốt và kết quả tốt đẹp của hành vi cho, giúp tăng cường ảnh hưởng không ngừng tác động đến người cho và tạo điều kiện cho người nhận đức hạnh gắn kết chặt chẽ hơn với người bố thí.

Ta nói, này Vaccha, nếu có người đổ nước rửa tô hoặc rửa chén vào một hồ nước ở một ngôi làng, vị ấy nghĩ rằng, “Nguyện cầu cho các chúng sinh nơi đây được nuôi sống bằng chính nước này,” vì nhân duyên này, vị ấy nhận được quả lành, huống chi những gì được bố thí cho con người. Nhưng ta cũng cho rằng việc bố thí cho người đức hạnh sẽ gặt được phước báu lớn hơn là bố thí cho người sống không đức hạnh.

(Kinh Vacchagotta: Kinh Tăng chi I. 161, do P.H. dịch tiếng Anh).

Khi người đức hạnh với lòng tin tưởng bố thí phẩm vật thanh tịnh cho người không đức hạnh, tự tin rằng (nghiệp) quả của hành vi này là to lớn, đây là sự cúng dường thanh tịnh bởi người cho.

Khi người không đức hạnh với lòng không tin tưởng bố thí phẩm vật không thanh tịnh cho người đước hạnh, không tự tin rằng quả của hành vi này là to lớn, đây là sự cúng dường thanh tịnh bởi người nhận.

Khi người không đức hạnh với lòng không tin tưởng bố thí phẩm vật không thanh tịnh cho người không đức hạnh, không tự tin rằng quả của hành vi này là to lớn, đây là sự cúng dường không thanh tịnh bởi cả hai.

Khi người đức hạnh với lòng tin tưởng bố thí phẩm vật thanh tịnh cho người đước hạnh, tự tin rằng quả của hành vi này là to lớn, ta cho rằng đây là bố thí với quả vô cùng lớn.

(Kinh Phân biệt cúng dường: Kinh Trung bộ III. 257, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.108 Bố thí pháphình thức tốt nhất

Bố thí pháp là tốt nhất trong các bố thí, vị của giáo pháp là tốt nhất trong giáo pháp. Hoan hỷ trong giáo pháp là hỷ tốt nhất. Diệt trừ tham muốn giúp vượt qua tất cả khổ đau.

(Kinh Pháp cú 354, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.109 Chia sẻ lợi ích về nghiệp3

Trong *Th.49, chúng ta thấy rằng việc “cúng dường bố thí thay cho” cha mẹ đã qua đời là điều tốt. Trong khi tạo nghiệp quả thông qua các việc làm tốt là thường do chính bản thân trực tiếp thực hiện, cũng có ý kiến cho rằng trong một số trường hợp mà người có thể chia sẻ với người khác nghiệp quả của mình đã tạo tác, nếu họ có ý thứchoan hỷ về việc làm đó. Ngạ quỷ sự (Petavatthu) là một văn bản kinh điển có nhiều trường hợp giúp đỡ người thân đã mất tái sinh thành ngạ quỷ, qua đó tình cảnh được cải thiện. Điều này thường được thực hiện bằng cách bố thí cho một vị Sa-môn đức hạnh và nhân danh người quá cố trong khi bố thí như thể là việc làm được thực hiện bởi người ấy. Bài kệ sau đây là của một hồn ma đau khổ đang nói chuyện với người đàn ông đã từng là chồng của cô trong kiếp trước và mong muốn giúp cô ta.

Những gì anh trao vào bàn tay em đều không có ích lợi cho em. Nhưng anh hãy cúng dường thức ăn và đồ uống đến những vị Tăng có giới đức, hạnh buông xảhồi hướng sự cúng dường đó cho em - khi đó em sẽ hạnh phúcgiàu có với tất cả những gì em mong muốn.
3 Sharing karmic benefit: chia sẻ lợi ích về nghiệp. PĐPT dịch là hồi hướng công đức.

(Chuyện Nữ ngạ quỷ Nandā: Chuyện ngạ quỷ 23, do P.H. dịch tiếng Anh).

CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẠO ĐỨC Th.110 Ba nơi nương tựa và năm điều đạo đức

Trở thành một Phật tử là hướng về đức Phật, giáo pháp của Phật4 đoàn thể các vị xuất gia5, xem đó là nơi nương tựa trong các khó khăn của cuộc sống và như là suối nguồn cảm hứng. Hầu hết sự thành tâm của các Phật tử theo truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ bao gồm việc tụng kinh Pāli, nghi thức nương tựa Ba ngôi báu (xem đoạn *Th.93) và sau đó, là nghi thức giữ gìn năm điều đạo đức, khẳng định quyết tâm rằng “Con xin làm theo đúng quy tắc để không…” cho từng việc trong số năm việc làm thiếu đức hạnh. Năm quyết tâm đó là không: Giết bất kỳ sinh vật nào; ăn cắp hoặc gian lận; các hành vi tà dâm như ngoại tình; nói dối; và uống các chất có thể gây say, hoặc với mục đích gây say. Để phạm một điều đạo đức đòi hỏi người phạm phải có chủ ý.

“Bạch Đại đức, bằng cách nào người trở thành cư sĩ tại gia?”

“Này Mahānāma, khi người ấy nương tựa đức Phật, giáo pháp của Phật và đoàn thể các vị xuất gia, bằng cách đó người ấy là một cư sĩ tại gia.”

“Bạch Đại đức, bằng cách nào người cư sĩ tại gia giữ gìn đạo đức?”

“Này Mahānāma, khi người cư sĩ tại gia không sát hại sinh vật, trộm cắp, tà hạnh để đạt khoái lạc giác quan, nói sai sự thậtsử dụng rượu, bia và các chất gây say có thể dẫn đến hành vi thiếu kiểm soát, khi ấy người cư sĩ tại giađức hạnh.”

(Kinh Thích tử Mahānāma: Kinh Tăng chi IV. 220, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.111 Mười điều thiện

Đoạn này liệt kê mười điều thiện đó là: Ba điều thuộc thân thể,

4 P. dhamma: giáo pháp của Phật, thường dịch là Pháp.
5 Sagha: đoàn thể các vị xuất gia, thường dịch là Tăng đoàn.

tương đương với ba điều đầu tiên trong năm điều đạo đức và yếu tố “việc làm chân chánh” thuộc con đường gồm chân chánh của bậc thánh (xem đoạn *Th.99); bốn điều thuộc lời, tương đương với yếu tố “lời nói chân chánh” và điều đầu tiên giống với điều đạo đức thứ tư; và ba điều thuộc tâm ý trong đó hai điều đầu tiên gần giống với yếu tố “tư duy chân chánh,” điều thứ ba tương đương dạng thông thường của yếu tố “tầm nhìn chân chánh” (xem đoạn *Th.100).

Này các Tỳ-kheo, có những việc làm thành tựu trong suy nghĩ thiện, với những kết quả vui vẻ, dẫn đến sự chín quả trong hạnh phúc gồm: ba điều thuộc thân, bốn điều thuộc lời nói và ba điều thuộc tâm.

Làm thế nào có ba điều thuộc thân thành tựu trong suy nghĩ thiện? Có một người tránh xa giết hại sinh vật; bỏ gậy và vũ khí đặt sang một bên, người ấy tận tâm, tốt bụngtừ bi đối với tất cả chúng sinh. Không nhận những gì không cho và làm việc sai lý với ý định trộm cắp tài sản của người khác, dù là trong làng hoặc trong rừng. Người ấy từ bỏ và tránh xa hành vi tà hạnh. Người ấy không quan hệ tính dục với những người dưới sự bảo bọc của cha mẹ... cũng như với những người đã hứa hôn với một vòng tràng hoa...

Làm thế nào có bốn điều thuộc lời nói thành tựu trong suy nghĩ thiện? Có người đã từ bỏ và tránh xa lời nói sai sự thật. Khi người ấy ở trong hội nghị của cộng đồng hoặc trong một hội chúng khác, hoặc giữa những người thân, hội của người ấy, trong tòa án hoàng gia, hoặc đã được triệu tập với tư cách là một nhân chứng và được yêu cầu nói những gì người ấy biết, sau đó, khi người ấy biết và nói, “Tôi biết;” và khi người ấy không biết và nói, “Tôi không biết;” khi người ấy đã thấy và nói, “Tôi đã thấy;” và khi người ấy chưa thấy và nói, “Tôi chưa thấy.” Người ấy sẽ không nói ra bất kỳ lời nói dối có chủ ý nào, dù rằng vì lợi ích của mình, vì lợi ích của người khác hoặc vì lợi ích vật chất nào đó.

Người ấy từ bỏ và tránh xa lời nói gây chia rẽ. Khi nghe được điều gì đó từ một nhóm người, người ấy sẽ không nói điều đó ở một nơi khác, khiến những người khác xung đột với họ; hoặc đã nghe điều gì đó từ những người khác, người ấy sẽ không kể điều đó cho nhóm đầu tiên, khiến họ xung đột với những người còn lại. Vì vậy, người ấy kết hợp những người chia rẽ lại với nhau, duy trì sự đoàn kết ấy, ưa thích hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, người ấy thốt ra lời nói mang lại sự hòa hợp. Người ấy đã từ bỏ và tránh xa những lời nói gay gắt, thô kệch. Sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng, dễ chịu khi nghe, trìu mến, chạm đến trái tim, nhã nhặn, vui lòng và thu hút được nhiều người. Người ấy từ bỏ và tránh xa những cuộc tán gẫu vô ích.6 Người ấy nói đúng thời điểm, đúng đắn và đúng quan điểm Phật pháp và khuôn phép đạo đức. Người ấy nói những lời quý báu, hợp thời, hợp lý, có cân nhắc, đầy ý nghĩa…

Làm thế nào có ba điều thuộc tâm ý thành tựu trong suy nghĩ thiện? Ở đây, người không tham lam; không thèm muốn của cảitài sản của người khác và nghĩ rằng, “Ồ, những gì người khác sở hữu có thể thuộc về tôi!” Người ấy không có ác ý trong lòng. Người ấy lại có quyết tâm thanh tịnh trong tâm rằng: “Nguyện cầu những chúng sinh này không còn hận thù, không còn âu lo! Cầu mong họ không còn gặp khó khăn và sống hạnh phúc!” Người ấy có tầm nhìn chân chánh và không có cái nhìn sai lệch… [Trái ngược với tà kiến được nêu trong *Th.56].

Đối với ba điều thuộc thân thể, bốn điều thuộc lời nói và ba điều thuộc tâm ý thành tựu trong suy nghĩ thiện -nương nhờ vào mười điều thiện đó sau khi kết thúc sự sống thân thể bị tan rã, chúng sinh được tái sinh về cõi lành, trong cõi Thiên.

(Kinh Nghĩ với dụng ý: Kinh Tăng chi V. 294-297, do P.H. dịch tiếng Anh).

LẬP NGHIỆP CHÂN CHÁNH VÀ NHỮNG ĐIỀU KHOẢN ĐẠO ĐỨC THÊM VÀO

Th.112 Lập nghiệp chân chánh

Đoạn đầu tiên liệt kê sự cam kết mang lại lập nghiệp chân chánhđoạn thứ hai mô tả cách đức Phật đã thực hành điều này trong nhiều kiếp trước của Ngài.

6 Tán gẫu về các chủ đề như đã liệt kê phần đầu của *L.47.

Này các Tỳ-kheo, có năm loại hình buôn bán không nên được thực hiện bởi người cư sĩ. Năm loại hình đó là gì? Giao dịch vũ khí7, buôn bán chúng sinh, buôn bán thịt, buôn bán chất gây say và buôn bán chất độc.

(Kinh Người buôn bán: Kinh Tăng chi III. 208, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Này các Tỳ-kheo, trong bất cứ kiếp sống nào trước đây… Như Lai, khi được làm người, Ngài đã từ bỏ những lập nghiệp không chân chánh, kiếm sống bằng lập nghiệp chân chánh như: Ngài là người tránh xa những sự gian dối như gian lận khi cân, kim loại giả và thước đo sai lệch, nhận hối lộ, lừa dối và gian lận từ các hành vi bạo lực như hành hung, đánh đập, trói, chặt và cướp bóc. Ngài, do đã tạo tác và tích lũy những thiện nghiệp đó, với số lượng lớn và trù phú của các thiện nghiệp, sau khi kết thúc sự sống, thân thể tan rã, Ngài tái sanh vào cõi lành, trong cõi Thiên.

(Kinh Tướng: Kinh Trường bộ III. 176, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.113 Các điều đạo đức cận xuất gia8 dành cho cữ sĩ trong những ngày bố tát9

Cũng như năm điều đạo đức đối với người cưtại gia, có một bộ tám điều đạo đức phải được người cưhành trì trong bốn ngày của tháng âm lịch. Trong bộ điều đạo đức này, điều thứ ba thông thường là tránh xa hành vi tà dâm, được thay thế bằng một điều đó làtránh xa bất kỳ hoạt động tình dục nàocó ba điều bổ sung đều nhằm làm giảm kích thích giác quan.

Ta sẽ nói cho các ngươi nghe về các nghĩa vụ của người gia chủ,

7 Đó là buôn bán súng ống.

8 Semimonastic: cận xuất gia, tức xuất gia gieo duyên trong một ngày. Theo từ điển Marriam-Webster định nghĩa từ semimonastic có nghĩa là “Người có một số tính năng đặc trưng của vị xuất gia” (having some features characteristic of a monastic order)

https://www.merriam-webster.com/dictionary/semimonastic#:~:text=%3A%20having%20 some%20features%20characteristic%20of%20a%20monastic%20order (Truy cập ngày 20-02-2021).

9 Special observation days: những ngày bố-tát. PĐPT dịch là những ngày thọ trai. Ngày bố-tát là ngày tăng đoàn tổ chức đọc giới luật. Nhân đó, các Phật tử được khích lệ xuất gia gieo duyên một ngày, thực tập ăn chay nên người Trung Quốc thường dịch là ngày trai.

cư xử chuẩn mực để trở thành đệ tử hiền thiện. Người với các sở hữu thế gian không có cơ hội trải nghiệm phẩm hạnh trọn vẹn của vị tu sĩ.

(1) Không giết hại sinh vật, cũng không nhờ người giết. Không được chấp thuận sự giết hại thực hiện bởi người khác, bỏ qua một bên sử dụng dùi gậy chống lại những chúng sinh yếu và mạnh.

(2) Tránh xa10 hành vi lấy những gì không cho. Vị đệ tử với sự hiểu biết này không lấy hoặc chấp thuận hành vi lấy cắp bất kỳ vật gì từ bất kỳ đâu, tránh xa tất cả những thứ không cho mà lấy.

(3) Tránh xa cuộc sống trái ngược phạm hạnh, giống như người trí tránh xa hầm than đỏ rực lửa. Những người không thể thực tập đời sống phạm hạnh, không nên có hành vi tà hạnh với vợ của người khác.

(4) Đi đến một hội chúng, hoặc đến một cuộc tụ họp, không nói dối người khác. Không bắt người khác nói dốikhông chấp thuận khi người khác làm như vậy. Tránh xa tất cả những điều không trung thực.

(5) Bất kỳ gia chủ nào thích lời dạy này thì không nên thực hiện hành vi uống các chất gây say. Dẫu biết rằng chất ấy dẫn đến sự điên cuồng, người ấy không nên bắt người khác uống cũng như không tán thành việc uống (của họ).

 

Kẻ ngu phạm điều ác do say xỉn và làm cho người khác cũng làm việc đó người nên tránh xa phạm trù nghiệp báo nguy hại này. Điều này gây nên sự giận dữ, ảo tưởng và say mê đối với những kẻ thiếu trí.

Đừng hủy hoại sự sống, nhận lấy những gì không cho, nói dối, uống các chất gây say. Tránh xa cuộc sống trái ngược với lối sống hạnh thánh và quan hệ tình dục.

(6) Không ăn sai giờ,11 ăn vào thời điểm không thích hợp.

(7) Không đeo các vòng hoa đeo, sử dụng nước hoa.

(8) Người nên dùng một tấm thảm trải và ngủ ở trên sàn.

10 Tác giả sách PĐPT dịch là từ bỏ, Ngộ Trí Đức dịch là tránh xa.

11 Phiên bản thiền môn của quy định này (Vinaya IV.85-86) giải thích “sai giờ” là “sau giờ trưa” cho đến rạng sáng ngày hôm sau.

Đây được gọi là ngày giữ tám điều đạo đức thiêng liêng được tuyên thuyết bởi đức Phật.

Với một tâm hân hoan, người thọ trì tám điều đạo đức thiêng liêng vào ngày mười bốn, mười lăm và những ngày thứ tám âm lịch mỗi hai tuần và và trong ngày lễ đặc biệt mỗi nửa tháng.

Sau đó, vào buổi sáng tiếp theo, người trí hành giữ đạo đức luật thiêng liêng, với tâm thành kính và hoan hỷ cúng dường đồ ăn và thức uống đến đoàn thể các vị xuất gia.

Người ấy phụng dưỡng cha mẹ đứng với chánh pháp, người ấy thực hành lập nghiệp chân chánh. Người gia chủ nào giữ gìn những điều khoản này sẽ đạt (tái sanh với) các vị trời được gọi là những bậc tự chiếu sáng.

(Kinh Dhammika: Kinh tập 393-404, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

LÒNG TỪ BI VÀ KIÊN NHẪN Th.114 Cách thức tu dưỡng lòng từ bi và giá trị của sự tu dưỡng

Đoạn này được xem là cách diễn đạt tiêu biểu về phẩm chất của tâm từ (mettā)- lòng từ bi, thiện chí, thân thiện - thường được tụng niệm bằng tiếng Pāli, để tu dưỡng phẩm chất này và tạo ra một sức mạnh bảo vệ bên trong (như là một cách tụng bảo hộ, xem tiêu đề trên *Th.95). Lòng từ bi là trạng thái đầu tiên được biết đến nhưphẩm chất vô hạn,” những trạng thái khác là lòng thương, niềm vui cảm thông và sự bình đẳng. *Th.136, 137, *M.113 và *V.65-68 nói về sự phát triển thiền định của những trạng thái này.

Người khéo léo trong hạnh phúc nên làm như sau: Sau khi thấu hiểu được đạo định tĩnh, người ấy nên có khả năng, ngay thẳng, hoàn toàn ngay thẳng, cởi mở với lời nói (sự hướng dẫn), nhẹ nhàng, không kiêu ngạo, hài lòng, dễ dàng được hỗ trợ, ít dính mắc, công việc an nhàn, giữ gìn các giác quan định tĩnh, thận trọng, không hiếu thắng, không tham đắm chấp mắc vào người thân (để nhận sự bố thí).

Người ấy không nên cư xử nhỏ nhặt, dễ bị người trí khiển trách.

(Người ấy nên nghĩ rằng:) Nguyện cầu tất cả chúng sinh, được hạnh phúc, an toàn, khỏe mạnh.

Nguyện cầu cho bất kỳ chúng sinh có mặt, yếu hay mạnh, dài hay lớn, trung bình, thấp, nhỏ hay mập, thấy hay không thấy, sống xa hay gần, những chúng sinh đã thành hoặc sắp thành, đều được khỏe mạnh.

Chớ ai lừa dối người khác, chớ khinh thường bất cứ ai ở bất kỳ đâu. Chớ ai mong muốn người khác bất hạnh chỉ vì sự tức giận hoặc cảm giác ưa ghét của mình.

Cũng giống như người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của mình trước trước sự nguy hại của tính mạng, tương tự, người nên tu dưỡng tâm từ vô biên đối với tất cả chúng sinh.

Hãy để người tu dưỡng tâm từ bi vô biên đối với tất cả chúng sinh - phương trên, phương dưới, vượt qua mà không bị cản trở, không có thù ghét, không có thù hận.

Khi đứng, đi, ngồi, hoặc nằm, khi còn tỉnh giác, hãy duy trì chánh niệm một cách vững vàng. Đây được xem là cuộc sống tối thượng.

Nếu không nghiên cứu giáo lý, giữ gìn đạo đức, đạt được trí tuệ, loại bỏ tham lam khoái lạc giác quan, người ấy sẽ không bao giờ nằm trong bụng mẹ12 một lần nữa.

(Kinh Từ bi: Kinh tập 143-152, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.115 Buông bỏ sự hận thùgiận dữ

“Người ấy hành hạ tôi, người ấy đánh tôi, người ấy thắng tôi, người ấy cướp tôi.” Đối với những người ngẫm nghĩ như thế, hận thù khó nguôi.

“Người ấy hành hạ tôi, người ấy đánh tôi, người ấy thắng tôi, người ấy cướp tôi.” Đối với những người không ngẫm nghĩ như thế, hận thù dễ nguôi.

12 Ở đây được hiểu là vị ấy đạt được quả vị A-la-hán thoát khỏi luân hồi, hoặc quả vị của bậc không quay trở lại qua luân hồi trong cõi dục.

Trong thế giới này, hận thù không bao giờ chấm dứt hận thù, mà chỉ có thể chấm dứt bởi sự đối nghịch của hận thù. Điều này đã luôn có như vậy…

Người kiểm soát được cơn giận dữ khi nó phát sinh, như khi xe ngựa đi chệch hướng, là người đánh xe thực sự. Người khác chỉ nắm giữ dây cương.

(Kinh Pháp cú 3, 4, 5 và 222, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.116 Kiên nhẫnduy trì thiện chí

Đoạn *L.40 thể hiệnđức Phật đã kiên nhẫn và khéo léo đối phó với cơn giận dữ của kẻ chỉ trích. Đoạn văn này duy trì lý tưởng cao đẹp của sự không giận dữ và thái độ tử tế ngay cả khi đối mặt với sự khiêu khích lớn nhất. Dĩ nhiên đđạt được trình độ như vậy đòi hỏi thay đổi lớn bên trong và sức mạnh bên trong.

Khi người khác nói chuyện với bạn, lời nói của họ có thể đúng lúc hoặc không đúng lúc… đúng hoặc sai sự thật… nhẹ nhàng hoặc gắt gỏng… gắn kết với điều tốt hoặc với điều tổn hại… với lòng từ bi hoặc lòng thù ghét bên trong. Ở đây, này các Tỳ-kheo, các nên tự huấn luyện bản thân như vậy: “Tâm trí chúng ta không bị giao động và không nói lời ác độc. Chúng ta duy trì sự cảm thông, với tâm từ ái và không ôm thù hận trong lòng. Chúng ta tiếp tục lan tỏa khiến tâm họ thấm nhuần lòng từ bi, trước tiên, lan tỏa với tâm trí thấm nhuần lòng từ bi đến với thế giới bao phủ tất cả gồm: sự dồi dào, rộng lớn, vô hạn, không thù địch, không ác ý.” Đó là cách các vị huấn luyện bản thân mình…

Này các Tỳ-kheo, ngay cả khi bọn cướp giết các vị một cách dã man, từng chi một, bằng một cái cưa hai tay, vị Tỳ-kheo nào để tâm sân hận trỗi dậy đều không thực hành đúng pháp của ta. Này các Tỳ-kheo, các nên huấn luyện bản thân như thế này: “Tâm trí của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng… không có ác ý.” Đó là cách các vị huấn luyện bản thân.

(Kinh Ví dụ cái cưa: Kinh Trung bộ I. 126-29, do P.H. dịch tiếng Anh).

GIÚP ĐỠ BẢN THÂN VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC Th.117 Quan tâm đến hạnh phúc của bản thân và của người khác

Các đoạn trích cho rằng nếu việc tốt nhất là đối xử với bản thân đphục vụ phúc lợi thực sự cho cả bản thân và người khác, người tạo phúc lợi thực sự cho riêng bản thân mà không cho người khác thì tốt hơn người tạo phúc lợi thực sự cho người khác mà không để ý đến phúc lợi bên trong của chính bản thân. Lý dođây, là người cần phải tạo cho bản thân trạng thái tinh thần tiến triển trước khi có thể giúp đỡ người khác một cách hiệu quả trên phương diện này.

Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người được tìm thấy trong cõi này. Bốn hạng người gì? (1) Người hành trì không phải vì hạnh phúc cho chính mình cũng như cho người; (2) Người hành trìhạnh phúc cho người nhưng không phải cho chính mình; (3) Người hành trìhạnh phúc cho chính mình chứ không phải cho người; (4) Người hành trìhạnh phúc cho chính mình, cũng như cho những người khác.

Này các Tỳ-kheo, ví như có ngọn đuốc ở giàn thiêu, cháy ở cả hai đầu với khúc giữa bị dính chất thải bẩn thì không dùng làm củi ở trong làng hay trong rừng được: Ta cho rằng người không hành trìhạnh phúc cho chính mình hay cho người được so sánh như thế đó.

Này các Tỳ-kheo, trong số hai người (đầu tiên) này, bất cứ ai hành trìhạnh phúc cho người nhưng không phải cho chính mình thì tốt và xuất sắc hơn… Trong số ba người (đầu tiên) này, bất cứ ai hành trìhạnh phúc cho chính mình chứ không phải hạnh phúc cho người thì tốt và xuất sắc hơn… Trong số (tất cả) bốn người, bất kỳ ai hành trìhạnh phúc cho chính mình và cho người khác là cao nhất, vĩ đại nhất, người đứng đầu, tốt nhất và cao quý nhất.

(Kinh Que lửa: Kinh Tăng chi II. 95, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Cunda, chắc rằng không thể có chuyện người bị mắc kẹt trong bùn lại lôi người khác ra khỏi bùn được. Nhưng Cunda, chắc rằng người không bị mắc kẹt trong bùn có thể lôi người khác ra khỏi bùn. Cunda, chắc rằng không thể có chuyện người ấy, người chưa tự làm chủ, không có đạo đức và với (phiền não) chưa được chấm dứt, người ấy sẽ tự làm chủ, giữ đạo đức và (giúp) hoàn toàn dập tắt (phiền não của) người khác. Nhưng Cunda, chắc chắn rằng có thể người tự làm chủ, tuân giữ đạo đức và dứt sạch tất cả13 sẽ chế ngự, tuân giữ đạo đức và giúp người khác kết thúc14 hoàn toàn.

(Kinh Đoạn giảm: Kinh Trung bộ I. 45, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.118 Sự tương tác lẫn nhau giữa quan tâm bản thân và người khác.

Đoạn này nhấn mạnh rằng sự tu dưỡng chánh niệm, trong tự thân mỗi người, đối với các trạng thái thiện của tâm và hành động là phương thức hiệu quả để mang lại lợi ích cho người, trong khi sự quan tâm ân cần đến người khác (tham chiếu *L.53, chăm sóc người bệnh) lại mang lợi ích cho chính mình. Tuy nhiên, điều mà một người không thể làm là trực tiếp kiểm soát người khác.

Một thuở nọ, này các Tỳ-kheo, có diễn viên nhào lộn bằng tre, dựng lên một cây cột tre, nói với trợ lý của người ấy, này Medakathālikā: “Hãy đến đây, hỡi Medakathālikā. Hãy trèo lên cột tre và đứng trên vai thầy.” “Vâng, thưa thầy,” người trợ lý trả lời người diễn viên, trèo lên cột tre và đứng trên vai người ấy.

Sau đó, diễn viên nhào lộn bằng tre nói với trợ lý của mình rằng, “Bây giờ, con bảo vệ15 cho ta, hỡi Medakathālikā và ta sẽ bảo vệ con. Do đó, ta bảo vệ cho nhau, chăm sóc lẫn nhau, chúng ta sẽ thể hiện kỹ năng, nhận phần thưởng và xuống cột tre một cách an toàn.”

Khi diễn viên nhào lộn vừa nói xong, Medakathālikā nói với anh ấy rằng, “Đó không phải là cách để thực hiện điều đó, thưa thầy. Thầy bảo vệ bản thân của thầy và con sẽ bảo vệ bản thân con và như vậy, mỗi chúng ta tự bảo vệ chính mình, quan tâm đến bản thân

13 Appeased: dứt trừ tất cả. Tác phẩm PĐPT dịch là tịch diệt.

14 Quench: diệt trừ.

15 Phiên bản Kinh Sedaka tiếng Pāli trong Kinh Tương ưng bộ dùng từ “rakkh” nghĩa là bảo vệ, trong tác phẩm CBT dùng từ “take care” nghĩa là quan tâm, chăm sóc.

mình, chúng ta sẽ thể hiện kỹ năng, nhận phần thưởng và xuống cột tre một cách an toàn.”

Những gì Medakathālikā, người trợ lý, nói với thầy là đúng trong trường hợp đó. Này các Tỳ-kheo, việc xây dựng chánh niệm phải được thực hành với suy nghĩ rằng, “Tôi sẽ chăm sóc bản thân.” Thiết lập chánh niệm là được thực hành với suy nghĩ rằng, “Tôi sẽ chăm sóc người khác.” Này các Tỳ-kheo, người chăm sóc mình tức chăm sóc người và người chăm sóc người tức chăm sóc mình.

Các Tỳ-kheo, thế nào là người chăm sóc cho mình cũng là chăm sóc cho người? Thể hiện qua việc tu tập, hành trìtrưởng dưỡng (của trạng thái thiện). Các Tỳ-kheo, làm thế nào người chăm sóc người tức có thể chăm sóc mình? Điều đó được thực hiện bởi hạnh kiên nhẫn, tâm vô hại, với lòng thương yêutừ bi.

(Kinh Sedaka: Kinh Tương ưng V. 169, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Nhiều văn bản Phật học thể hiện sự tôn trọng đối với những chúng sinh không phải con người và môi trường tự nhiên đã hỗ trợ các loài sinh vật và loài người. Đức Phật cho phép Tăng Ni chấp nhận thức ăn có thịt động vật, nhưng chỉ khi động vật không bị giết đcung cấp thịt cho các tu sĩ ấy: (*L.56). Các đoạn khác trong quyển sách này: *Th.30 có ý kiến rằng thời tiết và phát triển vụ mùa có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu kém về đạo đức của con người; *Th.32 cho rằng một trong những nghĩa vụ của người trị vì theo đạo Phật là ban bố sự bảo vệ cho “thú và chim;” *Th.143 có một nhà sư đã giải thoát đang trải nghiệm niềm hân hoan trước những vẻ đẹp của thiên nhiên; và đoạn văn *Th.198 cho thấy cách đại chúng lúc đầu đã tái chế những chiếc y cúng dường để không bị lãng phí.

Th.119 Sự vô hại đối với những chúng sinh khác

Bài kệ này được cho là tuyên thuyết bởi đức Phật khi Ngài thấy một số trẻ em đang giày vò con rắn với một thanh cây.

Bất cứ ai, đang tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, gây thương tích với bạo lực cho người cũng mong cầu hạnh phúc thì người ấy sẽ không trải nghiệm hạnh phúc khi qua đời.

(Kinh Pháp cú 131, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.120 Từ bỏ hiến tế động vật và đối xử tử tế với chúng

Trong đoạn này, Bà-la-môn Kūadanta người tiếp cận đức Phật, đang dự định tổ chức một buổi lễ hiến tế lớn, được ví như là mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng, trong đó ông ta đã lên kế hoạch giết 700 con bò tót, 700 con bê đực, 700 con bê cái, 700 con dê và 700 con cừu. Ông ấy đến gặp đức Phật và xin lời khuyên về cách tổ chức buổi tế lễ tốt nhất. Đđáp lại, đức Phật kể cho ông ta nghe câu chuyện về vị vua trong quá khứ có ý định tổ chức lễ hiến tế đẫm máu, nhưng được khuyên bởi vị giáo sĩ của ngài (đức Phật trong tiền kiếp) để trước tiên đảm bảo dân chúng nổi loạn của nhà vua không bị nghèo (xem *Th.33). Sau đó, nhà vua đã thực hiện lễ tế đàn, nhưng theo cách không không bạo lực mà giáo sĩ của ông đã khuyên.

“Trong lễ tế đàn ấy, này Bà-la-môn, không có con bò đực nào bị giết, dê, cừu, gà trống hay lợn đều bị giết, cũng không bất kỳ loại sinh vật sống nào bị chết. Không có cây nào bị chặt để làm trụ hiến tế, không cắt cỏ để rải xung quanh nơi hiến tế. Những người được gọi là nô lệ hoặc người hầu hoặc công nhân không thực hiện nhiệm vụ của họ vì sợ bị đánh đập hoặc bị đe dọa, khóc than với những dòng nước mắt trên khuôn mặt. Ai đã chọn để giúp đỡ, đã làm như vậy; bất cứ ai đã chọn không giúp đỡ, đã không làm gì. Mỗi người chọn làm gì, người ấy đã làm, những gì họ chọn không làm, việc đó bị dở dang. Lễ tế đàn được hoàn thành với bơ hữu cơ, dầu, bơ và sữa, mật ong và đường.”

… [Sau đó, đức Phật giải thích, để đáp lại câu hỏi của Kūṭadanta, rằng nhiều hình thức tốt hơn của lễ “hiến tế” là những hình thức hành trì khác nhau của Phật giáo, bắt đầu với lòng rộng lượng cho đến sự buông bỏ, đến khi đạt được sự giác ngộ. Kūṭadanta sau đó, bày tỏ niềm tin vào đức Phật, giáo pháp của Phật và đoàn thể các vị xuất gia và thưa rằng:]

“Xin Ngài, bậc đáng tôn kính, nhận con làm đệ tử, là người kể từ ngày hôm nay trở đi, miễn cuộc sống còn kéo dài, con nguyện lấy Ngài làm người chỉ đường. Và bản thân con, hỡi tôn giả Gotama, sẽ trả tự do cho các nhóm động vật gồm 700 con. Con sẽ cung cấp sự sống cho chúng. Cho chúng ăn cỏ xanh và uống nước tinh khiết, với những làn gió mát thoảng qua.”

(Kinh Cứu-la-đàn-đầu: Kinh Trường bộ I. 144-148, do P.H. dịch tiếng Anh).

ĐẠI THỪA

SỨC MẠNH CỦA THIỆN LÀNH

M.77 Thiện luôn thắng ác

Đoạn văn này chỉ ra sức mạnh của cái thiện để chiến thắng cái ác.

Này các hiền nhân, trong cõi Ta-bà có tên là trái đất này, có mười phương pháp tu tập thiện mà không ai thực hiện ở bất kỳ Phật quốc nào. Mười phương pháp tu tập này là gì? Đó là: Thu hút người nghèo bằng lòng rộng lượng; thu hút những người có hành vi xấu bằng các phương tiện đạo đức; thu hút những người chống đối bằng sự kiên nhẫn; thu hút người thờ ơ bằng các phương thức mạnh mẽ; thu hút những người có tâm trí bị chi phối bằng phương pháp thiền định; thu hút những kẻ vô minh bằng trí tuệ; thu hút những người sinh ra trong tám loại hoàn cảnh16 bất hạnh và dạy họ cách tự giải thoát khỏi chúng; dạy Phật giáo Đại thừa cho những người có phạm vi tu tập còn hạn chế; thu hút những người thiếu gốc thiện bằng các phương tiện của gốc thiện; liên tục một cách không gián đoạn để nhiếp hóa chúng sinh bằng bốn phương tiện giáo hóa, giúp chúng sinh sống chung một cách hòa hợp.17

LÒNG ĐỘ LƯỢNG (BỐ THÍ)

M.78 Tu tập bố thí

Pháp môn tu tập bố thí là gì? Khi thấy ai đó đến để cầu xin, hãy cho người ấy tài sản của riêng của mình. Cho đi bất cứ thứ gì mình

16 Để ngăn chặn nghe và hiểu giáo pháp; xem *V.14. 17 Bố thí, lời nói yêu thương, hành động lợi ích, đồng hành cùng nhau để tiến đến mục đích chung.

có với tâm không tiếc nuối bủn xỉn và mang lại niềm vui cho người kia. Khi thấy những người đang trong khủng hoảng hoặc đang bị áp bức, hãy sử dụng sự khéo léo trong các phương tiện để giúp họ loại bỏ nỗi sợ hãi. Nếu ai đó đến gặp và hỏi về giáo pháp, hãy nên tự mình giải thích giáo pháp ấy với người một cách thích hợp.

Hãy nên thực tập hành trì ba loại bố thí theo cách này, không mong muốn danh hoặc cầu lợi cho bản thân. Cũng không nên ham muốn những phần thưởng thế gian. Hãy ghi nhớ một cách đơn giản về những lợi ích của sự bình anhạnh phúcbố thí mang lại cho cả chính mình và người, cống hiến các hành động bố thí hướng đến sự giác ngộ vượt trộihoàn toàn.

(Luận Đại thừa khởi tín (do Śikṣānanda dịch), Đại Chánh 32, đoạn 1667, tr. 590a26-b3, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.79 Các hình thức bố thí

Này thiện nam tử18, có ba hình thức bố thí. Đầu tiên là bố thí món quà Phật pháp. Thứ hai là bố thí món quà của sự không sợ hãi. Thứ ba là bố thí tài sản. Bố thí món quà Phật pháp có nghĩa là dạy cho người khác… Nếu Bồ-tát thấy rằng một chúng sinh sợ vua, sư tử, hổ, sói, lũ lụt, hoặc hỏa hoạn, vị ấy giải cứu họ khỏi những thứ này. Đây là món quà của sự không sợ hãi… Có bốn trở ngại trong việc bố thí. Đầu tiên là thái độ keo kiệt. Thứ hai là không thực tập bố thí. Thứ ba là không xem việc này đáng để bố thí. Thứ tư là tìm kiếm sự đền ơn thế gian.

Này thiện nam tử, có ba hạng người bố thí: Thấp kém, trung bình và cấp cao. Hạng người bố thí thấp kém là người không có niềm tin rằng hành động sẽ mang lại kết quả, người ấy bị dính mắc sâu sắc với sự bủn xỉn của mình. Người ấy lo sợ tài sản của mình có thể kiệt quệ và trở nên tức giận khi nhìn thấy những người ăn xin đang tiến đến gần. Hạng người bố thí loại trung bình là người có niềm tin rằng hành động sẽ mang lại kết quả, nhưng người ấy vẫn có thái độ bủn xỉn, người ấy lo sợ rằng tài sản của mình có thể kiệt

18 Son of a good family: thiện nam tử.

quệ, nhưng dù sao vẫn quyết định bố thí vật sở hữu của mình khi thấy người ăn xin tiến đến gần. Hạng người bố thí cấp cao là người có niềm tin rằng hành động sẽ sinh hoa kết trái và là người không bủn xỉn với tài sản của mình. Người ấy hiểu rằng tài sản của mình là vô thường và khi thấy ai đó đến gần mình để cầu xin, người ấy rất vui nếu có một thứ gì đó để cho. Nếu không có gì để cho, người ấy sẽ thất vọng và cho đi ngay cả những tài sản quý giá nhất…

Này thiện nam tử, một thánh nhân thực tập bố thí vì lợi ích của mình và người. Người ấy hiểu rằng tất cả sở hữu và vật quý giá đều vô thường. Người ấy bố thí vì muốn tạo niềm vui để lấp đầy tâm trí của chúng sinh. Bố thí với lòng từ bi, để vượt qua sự bủn xỉn, không mong cầu đền đáp trong tương lai19. Người ấy bố thí vì muốn tôn vinh con đường dẫn đến sự giác ngộ.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 19, tr. 1054c02-08, 1054c14-16, 1055a13-19, 1055b3-6, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẠO ĐỨC

M.80 Hành vi đạo đức, nhưng không dính mắc vào điều khoản đạo đức, hay phán xét người khác

Vì người tuân giữ các điều khoản đạo đức và những người vi phạm các điều ấy là trống khôngtrong sự tồn tại độc lập, tránh xa sự chấp mắc và phán xét về họ.

Hơn nữa, này Xá-lợi-phất (Śāriputra), khi Bồ-tát tu tập sự toàn thiện của giữ gìn đạo đức… vị ấy không nên dựa trên sự tuân giữ đạo đức thanh tịnh của mình, hoặc dính mắc với nó. Vị ấy không bị xúc phạm bởi hành vi xấu, mặc dù bản thân không hành xử trái đạo đức. Cả hai việc tuân thủ các điều đạo đứcvi phạm các điều ấy về bản chất là trống không. Này Xá-lợi-phất đây là lý do tại sao người ta nói rằng tất cả các Bồ-tát đều khoác trên mình áo giáp đức hạnh

19 Những nghiệp quả tốt của hành động không phải là “phần thưởng” mà là những kết quả tự nhiên. Người bố thí tốt nhất không quan tâm với “sự đáp đến” hằng ngày của việc bố thí và cũng không phải làm để nhận những nghiệp quả tốt.

vĩ đại của trí tuệ hoàn hảo trong khi tu tập toàn thiện của tuân giữ đạo đức.

(Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa, Đại Chánh 5, đoạn 220, tr. 269b13-22, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.81 Năm điều đạo đức

Đức Phật nói với gia chủ Ugra, “Người gia chủ với hạnh Bồ-tát nên hành xử với kỷ luật đạo đức, dựa trên năm điều khoản đạo đức. Người ấy nên hoan hỷ với bất bạo động, từ bỏ sử dụng gươm và gậy và thương tiếc về những gì người đã làm trong quá khứ, thề nguyền kiên quyết không giết chúng sinh, không trở nên tức giận với bất kỳ chúng sinh nào và luôn luôn tu dưỡng lòng từ bi như nhau đến tất cả.

Người ấy không nên lấy những gì không được cho, hài lòng với tài sản của mình và không khao khát sở hữu của người. Người ấy nên loại trừ tham lam và không để cho si mê xuất hiện, không bao giờ cảm thấy ghen tị với tài sản hoặc thu nhập của người khác. Ngay cả một ngọn cỏ chưa được cho, người ấy cũng không lấy.

Người ấy nên tránh xa ngoại tìnhhài lòng với chính vợ mình. Không nên ham muốn vợ của người khác, hoặc nhìn chằm chằm vào phụ nữ xinh đẹp của người khác một cách khao khát. Trong tâm trí, người ấy chùn lại trước đau khổsuy nghĩ thường chuyển sang buông xả. (Khi hài lòng với việc buông xả,) nếu người ấy nhìn thấy mong muốn vì vợ mình nảy sinh, nên tu dưỡng ác cảm với những thứ không đẹp đẽ20, biết rằng đây là hình thức trói buộc mạnh mẽ. Người ấy chiêm nghiệm rằng, “Ta không được hành động vì ham muốn.” Người ấy nên luôn luôn trưởng dưỡng nhận thức về sự vô thường, về những gì đau đớn, về sự không tồn tại của một bản ngã thiết yếu và tạp chất. Người ấy nên chiêm nghiệm rằng, “Ta sẽ không đắm chìm trong những suy nghĩ ham muốnchắc chắn là cũng không có xúc chạm vật lý lẫn nhau.”

Người ấy nên tránh nói sai. Những gì người ấy làm phải tương

20 Đó là, những bộ phận không thu hút trong cơ thể của bất kỳ ai. Trong PĐCT, dịch nguyên văn tiếng Anh “unlovely” là bất tịnh, Ngộ Trí Đức dịch là không đẹp đẽ.

ứng với những gì đã nói. Người ấy không nên lừa dối người khác. Người ấy nên làm những gì anh ta đã dự định làm, trong trạng thái của tâm thiện. Người ấy nên nói một cách trung thực về những gì đã nghe hoặc đã thấy, tuân theo sự thật. Người ấy thà từ bỏ mạng sống của mình còn hơn là nói dối.

Người ấy nên tránh xa việc uống rượu. Không nên say sưa hoặc gây náo loạn. Người ấy không nên nói năng hấp tấp hoặc hành xử nóng nảy. Người ấy không nên chế nhạo người khác hoặc gây gỗ với họ. Người ấy nên giữ chánh niệm với nhận thức rõ ràng. Nếu muốn từ bỏ tất cả của cảitài sản của mình, người ấy nên đưa thức ăn cho những người cần ăn và thức uống cho những người cần uống. Khi cho người khác, người ấy nên chiêm nghiệm rằng, “Tôi sẽ cho họ bất cứ thứ gì họ muốn. Tôi sẽ đáp ứng mong muốn của những người cầu xin.” Nếu cho ai đó uống rượu sẽ khiến họ trở nên định tĩnh và chánh niệm, mà không có gian dối, người ấy sẽ cho họ rượu. Tại sao người ấy sẽ làm điều này? Đây là sự hoàn hảo của bố thí, thỏa mãn những mong muốn của khác. Này gia chủ, đây là lý do tại sao các đức Phật không chỉ trích Bồ-tát đưa rượu cho người khác.

(Kinh Úc Già trưởng giả, Đại Chánh 11, đoạn 310, tr. 473c05-25, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.82 Các điều nương tựa và điều khoản đạo đức

Người trí nhận ra rằng có hai điều khoản đạo đức. Loại thứ nhất là đạo đức thế gian, còn lại là đạo đức tối thượng. Đạo đức thế giangiữ gìn các điều đạo đức khi chưa nương tựa ba ngôi tâm linh. Loại đạo đức này không vững chắc, giống như thuốc nhuộm chưa từng được cố định. Vì điều này, mà ta nương tựa ba ngôi tâm linh trước khi giữ gìn năm điều khoản đạo đức.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 22, tr. 1063c19-c22, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.83 Giữ gìn đạo đức loại bỏ sợ hãi từ những chúng sinh khác

Này thiện nam tử, bố thí quà của sự không sợ hãi là cách bố thí quan trọng nhất. Đó là lý do tại sao ta nói rằng năm hy sinh lớn lao là năm điều đạo đức làm dịu nỗi sợ hãi của chúng sinh.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 22, tr. 1064a16-18, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.84 Về việc tự sát

Đoạn này chỉ ra rằng trong bối cảnh với niềm tin vào nghiệp và tái sinh, tự sát khi đối mặt với những khó khăn hiện tại là một hành vi rất thiếu trí tuệ. Đoạn này cũng làm rõ rằng bất kỳ hình thức tự tra tấn nào cũng đều không thể giúp chấm dứt nỗi đau trong cuộc sống.

Một số người cho rằng nếu người lấy đi mạng sống của chính mình bằng cách ném bản thân vào vực thẳm hoặc ngọn lửa, hoặc bỏ đói, điều này sẽ mang lại giải phóng khỏi khổ đau. Những thứ này đều gây đau đớn cho thân xác, vậy làm sao chúng có thể kết thúc khổ đau được? Tất cả chúng sinh đều làm những điều thiện và bất thiện và trải nghiệm kết quả của những hành động này.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 20, tr. 1062b05-08, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.85 Về việc ăn thịt

Đoạn trích này trình bày về việc đức Phật đã cấm tất cả các đệ tử của Ngài ăn thịt, không giống như các văn bản nguyên thủy cho phép ăn ở một mức độ nào đó (xem *L.56).

vô số lý do, này Mahāmati, tại vì sao không thích hợp cho Bồ-tát với tâm lòng từ bi ăn bất kỳ loại thịt nào. Ta sẽ giải thích cho ông. Trên thế giới này, này Mahāmati, trong tiến trình dài của vòng luân hồi, không có chúng sinh nào mà chẳng có mối quan hệ huyết thống với ông, hoặc là mẹ, cha, anh, chị, em, con trai hoặc con gái của ông. Những chúng sinh này được tái sinh với một trạng thái tồn tại khác, được sinh ra từ trong bụng mẹ như một động vật hoang dã, như vật nuôi, hoặc như một loài chim, hoặc chúng được sinh ra làm người thân trong gia đình của ông. Làm thế nào được xem là thích hợp khi Bồ-tát, một bậc đại sĩ21, lại ăn thịt, trong khi vị ấy muốn gắn kết với tất cả chúng sinh như thể chúng là một phần của bản thân vị ấy và muốn thực hành giáo pháp của Phật?… Do đó, này Mahāmati, thật là không thích hợp cho bất kỳ chúng sinh nào ở bất kỳ đâu trong vòng luân hồi, những người có khái niệm về những mối quan hệ gia đình, ăn bất kỳ loại thịt nào. Đây là dịp họ có thể trau dồi nhận thức về tất cả mạng sống chúng sinh quý giá như đứa con duy nhất của họ. Thật là không thích hợp cho Bồ-tát với lòng từ bi lại ăn thịt. Ngay cả trong những trường hợp ngoại lệ, này Mahāmati, thật vẫn không thích hợp cho Bồ-tát là người đang tu hành lại ăn bất kỳ loại thịt nào…

(Kinh Lăng-già, chương 8, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.86 Đạo đức của Bồ-tát về việc ăn thịt

Đây là một trong bốn mươi tám điều khoản đạo đức thứ yếu của bộ luật Kinh Phạm võng Đông Á.

Nếu người con Phật cố ý ăn tất cả thịt mà mình bị cấm ăn thì người đó sẽ hủy hoại hạt giống của tâm đại bi và sẽ bị mọi chúng sinh xa lánh. Đây là lý do tại sao tất cả các Bồ-tát phải tránh xa việc ăn thịt chúng sinh. Bồ-tát ăn thịt phạm vô số tội. Vị ấy cố tình ăn thịt khiến bản thân bị ô uế vì phạm tội thứ cấp.

(Kinh Phạm võng, Đại Chánh 24, đoạn 1484, tr. 1005b10-b13, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.87 Các đặc trưng của lời nói chân chánh

Hơn nữa, này Xá-lợi-phất (S. Śāriputra), thế nào là lời nói chân chánh của Bồ-tát, một bậc đại sĩ? Này Xá-lợi-phất, lời nói của Bồ-tát là lời nói không gây đau khổ cho chính mình hoặc người khác và không khiến vị ấy tham gia vào những cuộc tranh cãi giữa các chúng sinh.

(Kinh Đại bảo tích, Tập hợp 12, chương 14, Đại Chánh 11, đoạn 310, tr. 312a19-21, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).21 Great being: đại sĩ (P. Mahāpurisa, S. Mahāpuruwa, C. 大士). PĐPT dịch là Bồ-tát ma-ha-tát.

Có hai hạng người sống đúng với giáo pháp: Những người sở hữu tám loại hiểu biết và những người không sở hữu. Tám loại hiểu biết là: Hiểu giáo pháp của Phật22, hiểu về mục tiêu, hiểu về thời gian, hiểu về sự hài lòng, hiểu về bản thân và những người khác, hiểu về chúng sinh, hiểu về khoa học và hiểu những gì là thấp hơn và những gì là cao hơn. Những lời nói của người sở hữu tám loại hiểu biết này có mười sáu phẩm chất. Đó là nói đúng thời điểm, rõ ràng, mạch lạc, hài hòa, có ý nghĩa, dễ chịu và hợp ý. Không khinh thường, cũng không phải chỉ trích những gì người khác nói. Điều này đúng với giáo pháp Phật và mang lại lợi ích cho bản thân và người khác. Không đi lạc quan điểm, nhưng ngắn gọn, trung thực và không kiêu ngạo. Thoát khỏi bất kỳ kỳ vọng nào về phần thưởng thế gian.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 10, tr. 1043 b20-29, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

LẬP NGHIỆP CHÂN CHÁNH VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẠO ĐỨC PHỤ

M.88 Lập nghiệp chân chánh

Này thiện nam tử, có năm loại lập nghiệp mà ai đang giữ gìn các điều khoản đạo đức của một gia chủ thì không được tham gia, không được bán chúng sinh; không nên bán vũ khí; không nên bán thuốc độc; không nên bán rượu; và người ấy không nên ép hạt mè để làm dầu.23… Này thiện nam tử, có ba điều nữa mà người giữ gìn điều đạo đức của một gia chủ không nên làm. Người ấy không nên làm lưới hoặc bẫy; không nên nhuộm lụa; và không nên thuộc da.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 14, tr. 1048c02-08, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

10. Người con Phật không nên giữ gươm, gậy gộc, cung tên, hoặc làm ăn với những người lừa dối người khác bằng cách sử dụng cân hoặc

22 Xem dhamma.
23 Có lẽ bởi vì điều này sẽ giết hại các sinh vật nhỏ nằm trong những hạt mè.

phép đo sai. Người ấy không nên lạm dụng quyền thế để chiếm đoạt tài sản của người, cũng như làm giới hạnphá hoại thành công của người khác vì lòng ghen tị. Người ấy cũng không nên nuôi mèo, cáo, lợn hay chó. Bồ-tát làm như vậy tự ô uế bản thânphạm tội thứ cấp.

Các Bồ-tát, các bậc đại sĩ, này Xá-lợi-phất... không nên kiếm sống bằng cách xu nịnh, dối trá, hoặc gian lận. Các ấy không nên đòi hỏi, hoặc gây áp lực cho người khác. Họ phải dễ dàng thỏa mãn, dễ dàng hỗ trợ và tuân thủ các quy tắc đào tạo một cách chu toàn. Không nên trở nên kiêu ngạo, hoặc ghen tị với thành quảlợi nhuận của người khác. Họ nên bằng lòng với những gì họ có. Họ không nên lạm dụng lòng khoan dung của bậc thánh nhân, nhưng luôn phòng hộ với sự thanh tịnh của các hành vi. Này Xá-lợi-phất, đây là lập nghiệp chân chánh của các Bồ-tát, các bậc đại sĩ.

(Kinh Đại bảo tích, Đại Chánh 11, đoạn 310, trang 312a29-b06, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.89 Tám điều đạo đức

Đoạn này liên quan đến việc hành trì tám điều đạo đức cận xuất gia được thảo luận trong phần *Th.113. Những điều này được giữ gìn từ bình minh hôm nay đến bình minh ngày hôm sau.

Đức Phật nói với Śrīgāla: “Này thiện nam tử, nếu ai đó đã nương tựa ba ngôi tâm linh và mong muốn giữ gìn tám điều đạo đức,... những điều ấy phải được trao từ vị hoàn toàn thanh tịnh và không đơn thuần chỉ là trước hình ảnh của đức Phật. Khi các điều đạo đức được tiếp nhận, các điều ấy nên được giữ gìn với sự thanh tịnh với nhận thứcchánh niệm đều thanh tịnh, mục tiêu là để đạt được nghiệp quả thanh tịnh.”

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 21, tr. 1063a27-b2, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

GIÚP ĐỠ BẢN THÂN VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC

M.90 Làm lợi cho bản thân và người khác

Đức Phật nói với con trai của người gia chủ tên là Śrīgāla, “Này thiện nam tử, Bồ-tát có niềm tin và người đã mang lại lợi ích cho mình, rồi lại mang lại lợi ích cho người. Mang lại lợi ích cho bản thân không thực sự là mang lại lợi ích cho mình. Chỉ khi người mang lại lợi ích cho người khác tức là người đó đang thực sự làm lợi cho chính mình. Tại sao thế này? Đó là bởi vì Bồ-tát, một bậc đại sĩ, sẽ từ bỏ thân thể, mạng sống và tài sản của mình một cách hoan hỷ vì lợi ích của người khác, nhưng làm như vậy cũng mang lại lợi ích cho vị ấy… Làm lợi cho người khác chính là làm lợi cho chính mình… Bồ-tát bỏ rơi người khác trong hoạn nạnđau khổ và tự mình sống trong an lạc hạnh phúc, không thể mang lại lợi ích cho người khác. Nếu vị ấy không tu dưỡng hạnh bố thí, tuân giữ đạo đức và sự học hỏi tuyệt vời trong bản thân, mà chỉ hướng dẫn người khác làm như vậy, điều này được xem là làm lợi cho người khác chứ không phải cho chính mình.”

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương10, tr. 1043a05-15, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.91 Thanh tịnh kỷ luật đạo đức của người bằng cách quan tâm24 người khác

Sujāta bạch đức Phật rằng, “Nếu ai đó đã tiếp nhận các điều đạo đức, làm thế nào người ấy có thể thanh tịnh được kỷ luật đạo đức của mình?” Phật nói: “Này thiện nam tử, người ấy có thể thanh tịnh được kỷ luật đạo đức của mình… theo bốn cách. Đầu tiên là với tâm từ. Thứ hai là với tâm bi. Thứ ba là tâm không tham lam. Thứ tư là giúp đỡ những người mà không ai giúp đỡ… Có ba cách nữa để thanh tịnh được kỷ luật đạo đức của một người. Đầu tiên là loại bỏ nỗi lo lắng riêng và giải quyết nỗi lo lắng của người khác. Thứ hai là giải quyết nỗi lo lắng của người khác bất cứ khi nào phát sinh. Thứ ba là đừng lo rằng điều này có thể gây khó khăn cho bản thân.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 15, tr. 1050c16-18, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

24 Looking after: quan tâm. Trong sách PĐPT từ này được dịch là gánh vác.

M.92 Quan tâm đến cộng đồng, loài người và chưa phải người25

Này thiện nam tử, người trí mong muốn đạt được sự tỉnh giác, người ấy giàu có và cũng đã học về y học, sẽ thiết lập các cơ sở y tế để chăm sóc người bệnh và cung cấp thực phẩm và thuốc cho họ. Nếu có con đường gập ghềnh và hẹp, người ấy sẽ san bằngmở rộng, loại bỏ gai, mảnh vụn, đá, phân và các chất bẩn khác.26 Nếu mọi người cần giúp đỡ ở những nơi nguy hiểm, người ấy sẽ cung cấp tấm ván hoặc thang và dây leo. Dọc theo những con đường trong vùng hoang vu, anh ta sẽ đào giếng, trồng các cây ăn quả và nạo vét các con suối nhỏ và ao hồ… Nếu người ấy nhìn thấy một con vật đang chạy trong sợ hãi, người ấy sẽ cứu nó không một chút do dự, cho nó trú ẩn và thuyết phục người thợ săn để nó yên ổn, bằng cách thuyết phục với những lời tử tế hoặc bằng cách trả tiền cho người thợ săn. Nếu thấy người lữ hành vào nơi nguy hiểm, người ấy sẽ lập tức dẫn người lữ hành ra khỏi chỗ hiểm nguy... Nếu thấy người khác đau khổ vì mất tài sản, hoặc vì cha mẹ mất, người ấy sẽ cho tiền bạc, an ủi với những lời yêu thương và khuyến khích họ bằng cách dạy họ Phật pháp, giải thích về sự ảnh hưởng của đức hạnh và sự cấu bẩn.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 19, tr. 1060c21-1061a05, 1061a23-26, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.93 Đạo đức của Bồ-tát về việc chăm sóc người bệnh

Đây là một trong bốn mươi tám giới thứ yếu của bộ luật Kinh Phạm võng Đông Á.

Khi người con Phật thấy ai bị bệnh, người ấy nên chăm sóc họ theo cách giống hệt như thể họ là đức Phật. Trong tám loại nghiệp báo thiện, chăm sóc người bệnh là quan trọng nhất. Nếu cha mẹ, thầy của người ấy, hoặc một thành viên của Tăng đoàn bị bệnh thì khả năng của họ bị suy yếuđau khổ trong một trăm cách khác nhau, người ấy nên chăm sóc họ cho đến khi bình phục. Nếu thay vào đó, với sự ác ýoán hận, người ấy không giúp đỡ người bệnh,

25 Non-human: chưa phải người. Tiếng Hán Việt được dịch trong PĐPT phi nhân.
26 Tham chiếu *Th.6 câu chuyện tiền thân.

dù họ đang ở trong các tu viện của đoàn thể các vị xuất gia, thành phố, nơi hoang vu, trong rừng hay trên đường, mà để họ bơ vơ, người ấy tự làm ô uế bản thânphạm tội thứ cấp.

(Kinh Phạm võng, Đại Chánh 24, đoạn 1484, tr. 1005c8-c13, do

T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.94 Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình

Đoạn này nói rằng Bồ-tát, lựa chọn ở lại trong các vòng xoay hồi với lòng từ bi để giúp đỡ người khác, nhưng không nên tự ràng buộc mình với niềm tin rằng mình có thể trực tiếp cứu giúp chúng sinh. Thay vào đó, vị ấy nên tập trung vào việc tạo điều kiện cho họ loại trừ được tâm ô nhiễm.

Bồ-tát nên thực tập tu dưỡng lòng đại bi để không rơi vào quan điểm rằng có thể làm lợi ích cho chúng sinh, mà tập trung vào việc giúp chúng sinh loại bỏ khỏi những phiền não phi nội tại27. Tại sao vị ấy phải làm điều này? Lòng từ bi rơi vào quan điểm cho rằng khi mang lại lợi ích đến chúng sinh sẽ khiến Bồ-tát bị kiệt quệ trong những lần tái sinh. Lòng từ bi tránh được quan điểm cho rằng khi mang lại lợi ích đến chúng sinh sẽ không khiến Bồ-tát bị kiệt quệ trong những lần tái sinh. Vị ấy tái sinh theo cách này và không có những quan điểm như vậy xuất hiện. Tái sinh với tâm không có những quan điểm như vậy phát sinh ví như giải thoát. Sự ra đời của vị ấy giống như giải thoát. Khi vị ấy tái sinh theo cách này ví như giải thoát, được sinh ra theo cách này ví như giải thoát, vị ấy có sức mạnhnăng lực để chỉ dạy giáo pháp cho chúng sinh đang bị trói buộc, giúp họ giải thoát khỏi trói buộc ấy.

Như Thế Tôn đã thuyết, “Ai đang tự mình bị trói buộc thì không thể giải thoát người khác khỏi trói buộc của họ. Điều này là không thể. Tuy nhiên, người đã giải thoát khỏi sự trói buộc thì có thể giúp người khác giải thoát khỏi trói buộc của họ. Điều này là có thể.”28 Do đó, Bồ-tát nên được giải thoát, không bị trói buộc.

(Kinh Duy-ma-cật sở thuyết, chương 4, phần 15, do D.S. dịch tiếng Anh).

27 Non-intrinsic defilement: phiền não phi nội tại. PĐPT dịch là khách trần phiền não.
28 Tham chiếu *Th.117.

GIÁO HÓA NGƯỜI KHÁC

M.95 Bồ-tát bố thí giáo pháp không mệt mỏi

Đoạn này cho thấy phẩm chất luôn luôn bố thí của Bồ-tát.

Duy-ma-cật (S. Vimalakīrti) nói rằng, “Này các chị, có một pháp môn được gọi là “Ngọn đèn bất tận” và đây là pháp mà các chị nên thâm nhập. Pháp môn này là gì? Là như thế này thưa các chị. Từ một ngọn đèn dầu duy nhất, có thể thắp sáng cả trăm nghìn ngọn đèn khác mà không làm giảm đi ngọn đèn ban đầu. Tương tự như vậy, Bồ-tát có thể đưa hàng trăm ngàn người khác đến sự tỉnh thức mà không làm yếu và suy giảm chánh niệm của Bồ-tát ấy. Trên thực tế, nó phát triển còn mạnh mẽ hơn thế. Thật vậy, bất kỳ sự tu tập thiện nào cũng phát triển mạnh mẽ trong mỗi người khi người ấy giảng giải và chỉ dạy điều đó cho người khác.

Pháp môn này được gọi là “Ngọn đèn bất tận.” Khi đang sống trong cõi Ma vương, các chị nên chiếu sáng tâm tỉnh thức cho vô số con gái và con trai của các thần. Bằng cách này, các chị thể hiện lòng biết ơn của mình đối với Như Lai (S. Tathāgata) và tất cả chúng sinh sẽ có thể nương tựa vào các chị.

(Kinh Duy-ma-cật sở thuyết, chương 3, phần 66, do D.S. dịch tiếng Anh).

CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

M.96 Chăm sóc tất cả chúng sinh

Này các Phật tử, khi Bồ-tát được sanh ra với cương vị là vua và có thể ra lệnh theo ý muốn, vị ấy ban hành sắc lệnh cấm sát sinh. Việc giết hại bị cấm ở mỗi thị trấn và làng mạc trong vương quốc. Tất cả các loài sinh vật - loài không có chân, loài có hai chân, loài có bốn chân và loài có nhiều chân - đều thoát khỏi sợ hãi và không ai nghĩ đến việc làm hại chúng. Vị ấy tu dưỡng tất cả các loại ứng xử của Bồ­tát và đối xử tốt với động vật, không làm hại chúng dưới mọi hình thức. Vị ấy tu dưỡng tâm tỉnh giác kỳ diệu, để mang lại sự thoải mái cho chúng sinh.

(Kinh Hoa nghiêm, Đại Chánh 10, đoạn 279, tr. 149b16-21, do

T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

Đây là một số điều đạo đức trong số bốn mươi tám điều thứ yếu của bộ luật Kinh Phạm võng Đông Á (xem *M.108).

14. Nếu người Phật tử, với tâm bất thiện, cố ý phóng hỏa đốt rừng hoặc nơi hoang vu trong khoảng từ tháng tư đến tháng chín âm lịch29 hoặc nếu cố ý phóng hỏa những nhà cửa, công trình, thị trấn, thành phố của người khác, tu viện của đoàn thể các vị xuất gia, cây cối trên cánh đồng có Dạ-xoa (S. yakas) sinh sống, hoặc tài sản của người khác mà không được phép phóng hỏa, người ấy tự làm cấu uế mình bằng cách phạm tội thứ yếu…

20. Nếu người Phật tử, với tâm từ bi, phóng sinh động vật khỏi bị giam cầm,30 người ấy nên chiêm nghiệm rằng, “Tất cả mọi người đều là cha của tôi. Tất cả phụ nữ đều là mẹ của tôi. Từ đời này sang đời khác, tôi chưa bao giờ sinh ra mà không có cha mẹ. Tất cả chúng sinh trong sáu cõi đều từng là cha mẹ của tôi.31 Nếu tôi giết và ăn thịt một chúng sinh, tôi sẽ giết một trong những cha mẹ của tôi, đó là lý do tôi có thân xác. Đất và nước là cơ thể ban sơ của tôi. Lửa và gió là hình dáng nguyên gốc của tôi.” Đây là lý do tại sao, trong mỗi kiếp sống32, việc thả động vật khỏi bị giam cầm là phương pháp tu hành bất biến. Người ấy cũng chỉ dạy những người khác biết phóng sanh động vật khỏi giam nhốt. Khi nhìn thấy ai đó giết hại động vật, người ấy sẽ cố gắng tìm cách giải cứu chúng, giúp chúng khỏi đau khổ. Người ấy sẽ chỉ dẫn cho kẻ giết hại và giải thích những điều đạo đức của Bồ-tát về việc giải cứu chúng sinh.

(Kinh Phạm võng, Đại Chánh 24, đoạn 1484, tr. 1006a6-7, b9­18, tr. 1007b11-13, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

29 Khi điều này có thể mang sự tổn hại lớn nhất đối với động vật. 30 Tham chiếu*M.92 về việc giải cứu động vật khỏi tay của thợ săn. 31 Đó là vì tôi đã có vô số kiếp quá khứ, vì thế những chúng sinh hiện tại, trong một số kiếp trước, đã

từng là mẹ và cha tôi. 32 Existence: kiếp sống. PĐPT dịch là hiện hữu.

TỪ VÀ BI

M.97 Tâm từ

Tâm từ là kẻ đối đầu với tâm sân và không rải ban lòng tốt đến với chúng sinh. Tâm từtu dưỡng sự an vui khi người có chung mục đích với người khác, như là cùng nhau ăn uống. Đó là sự mong muốn, ước muốn, khao khát, ao ướchạnh phúc của người khác. Là một loại tình thương không bẩn nhơ bởi những ham muốn thỏa mãn giác quan, hoặc mong đợi nhận được sự đền ơn. Đây là ý nghĩa của “tâm từ.”

(Tập Bồ-tát học luận của ngài Tịch Thiên, chương 12, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.98 Sức mạnh của tâm bi

Gia chủ trước tiên nên tu dưỡng tâm bi. Nếu không, người ấy sẽ không thể tu tập điều đạo đức của một gia chủ. Nếu tu dưỡng tâm bi trước, sau đó, người ấy có thể tu tập những điều đạo đức ấy. Người xuất gia chỉ có thể tu tập đầy đủ năm hoàn hảo: Nhưng vị ấy không thể tu tập bố thí hoàn hảo. Chỉ có người gia chủ mới có thể tu tập trọn vẹn sự hoàn hảo của lòng quảng đại33. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì người ấy có thể cho bất cứ điều gì bất cứ lúc nào. Do đó, gia chủ trước hết nên tu dưỡng tâm bi. Một khi đã tu dưỡng tâm bi, người ấy có thể hoàn thiện kỷ luật đạo đức, hạnh kiên nhẫn, nỗ lực, thiền địnhtrí tuệ của mình. Nếu tu dưỡng tâm bi, người ấy sẽ có thể bố thí những gì khó bố thí, nhẫn nại chấp nhận những gì khó nhẫn nại chấp nhận, làm những gì khó làm. Đây là lý do tại sao tâm bi là gốc rễ của tất cả các phẩm chất thiện. Này thiện nam tử, nếu ai đó có thể tu dưỡng tâm bi theo cách này, người đó sẽ có thể loại bỏ những hậu quả của những hành động ác trước đây, vốn lớn như núi Tu-di34 và người ấy sẽ sớm thành tựu sự giác ngộ vô thượng viên mãn.35 Thậm chí những hành động thiện nhỏ nhất mà người ấy làm cũng sẽ mang lại quả (nghiệp) to lớn như núi Tu-di.”

33 Perfection of generosity: sự hoàn hảo của lòng quảng đại. PĐPT dịch là bố thí ba-la-mật.

34 Mount Sumeru, P. Sineru, S. Sumeru: núi Tu-di.

35 Unsurpassed perfect awakening: giác ngộ vô thượng viên mãn. PĐPT dịch là đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 3, tr. 1036c12-20, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.99 Hành động vị tha, từ bi của Bồ-tát khắp thế gian

Đoạn này mô tả cách Bồ-tát di chuyển khắp thế gian, không dính mắc vào nó, từ bi giúp đỡ người khác.

1   Thật là tuyệt vời khi con trai của các đấng Chiến Thắng36, thấy rõ được bản chất không biến đổi của các sự vật, lại chứng tỏ mình như một kẻ vô minh, mù quáng, lệ thuộc sanh tửtiếp tục như thế.

2   Với sự khéo léo trong các phương tiệnlòng từ bi của mình cho người khác, người ấy bị ràng buộc với thế gian. Mặc dù đã đạt được lãnh vực của những bậc cao thượng, nhưng người đó lại hiển hiện trong phạm vi của những chúng sinh chưa trưởng thành.

3    Vị ấy đã vượt ra ngoài thế gian, nhưng không từ bỏ thế gian. Vị ấy tạo tác ở thế gian vì lợi ích của thế gian; nhưng không dính mắc chuyện thế gian.

4   Cũng như nước không bám trên hoa sen, dù hoa sen mọc ở dưới nước, thế gian cũng không bám dính vị ấy, dù sinh ra ở thế gian.

5   Tâm của vị ấy thường xuyên sáng chói trong hành động như một ngọn lửa, nhưng không bao giờ từ bỏ hành trì sự định tĩnh và thiền định.

6   Nhờ năng lực của việc tu tập trước đây và do vì đã dứt bỏ được tưởng, vị ấy không còn phải nỗ lực để đưa chúng sinh đến sự trưởng thành.

7   Vị ấy biết ai cần giáo hóa, giáo hóa như thế nào và bằng những phương tiện gì, cho dù bằng phương thức giảng dạy, ngoại hình, đức hạnh hay tu tập của vị ấy đi chăng nữa.

8    Luôn vô ngại một cách tự tại trong trí tuệ của vị ấy37, tạo tác trên thế gian vì lợi ích của chúng sinh, vô hạn như không gian.

36 Victorious Ones: đấng Chiến Thắng. PĐPT dịch là đấng Tối Thắng.

37. Always effortlessly unobstructed in his wisdom: luôn vô ngại một cách tự tại trong trí tuệ của vị ấy. PĐPT dịch là bằng vô công dụng hành, với trí tuệ vô ngại.

  1.  Khi đã đạt đến trạng thái này, Bồ-tát giống như Như Lai, ở đó, vị ấy giải cứu chúng sinh trên thế gian.
  2.  Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Bồ-tát và đức Phật giống như sự khác biệt giữa một nguyên tử và trái đất, hoặc giữa vết móng bò và đại dương.

(Thật tính luận của Kiên Huệ và Di-lặc, chương 1, v. 69-78, do

D.S. dịch tiếng Anh).

SỰ HOÀN HẢO (BA-LA-MẬT) CỦA BỒ-TÁT

Sáu toàn thiện (pāramitā) của Bồ-tát là những phẩm chất cần được phát triển ở mức độ cao, để người đó có thể phát triển lòng từ bi và tiến gần hơn đến Phật quả. Đó là: bố thí (dāna), kỷ luật đạo đức (śīla), kiên nhẫn hoặc kham nhẫn (kānti), mãnh liệt hoặc nghị lực (vīrya), thiền định (dhyāna)trí tuệ (prajñā).

M.100 Tu tập Sáu toàn thiện vì lợi ích của người khác

Bồ-tát, một bậc đại sĩ, người huân tập bản thân với Sáu toàn thiện này luôn tâm niệm rằng: “Chúng sinh trên thế gian, với tâm điên đảo38, đang chìm đắm trong đại dương luân hồi (S. sasāra), không lối thoát. Nếu ta không tu dưỡng sự khéo léo trong các phương tiệnđức hạnh tuyệt hảo, ta sẽ không thể giải cứu chúng khỏi đau khổ của luân hồi. Do đó, ta nên nỗ lực tu dưỡng sự khéo léo trong các phương tiệnđức hạnh tuyệt hảo để giúp đỡ những chúng sinh ấy và tu dưỡng sự toàn thiện ­từ sự toàn thiện của lòng quảng đại đến sự toàn thiện của trí tuệ

- để thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãngiải cứu chúng sinh đau khổ của luân hồi.”

Tâm niệm như vậy, Bồ-tát, một bậc đại sĩ từ bỏ tất cả tài sản tinh thầnthể chất của mình vì lợi ích của chúng sinh. Khi vị ấy từ bỏ tất cả tài sản của mình theo cách này, vị ấy tâm niệm rằng: “Trên thực tế, ta không có bất cứ thứ gì để từ bỏ. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì bản chất của những của cải tinh thầnvật chất đó là trống

38 Disorted: điên đảo (disorted mind: tâm điên đảo)

không,39 và chúng cũng không thể bị từ bỏ. Chúng thực sự không thuộc về ta.” Bồ-tát hành thiền theo cách này sẽ nhanh chóng hoàn thiện tu tập về sự toàn thiện của lòng quảng đại và khi hợp thời sẽ thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn.

Bồ-tát, một bậc đại sĩ, để giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ của luân hồi, sẽ không bao giờ làm tổn hại đến kỷ luật đạo đức của mình. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì Bồ-tát, một bậc đại sĩ, luôn tâm niệm rằng: “Để giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ của luân hồithành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn, ta không được lấy đi mạng sống của bất kỳ chúng sinh nào, hoặc tạo tác bất kỳ trong mười loại việc làm bất thiện khác, cho đến không giữ các tà kiến nào. Ta cũng không được chạy theo khoái lạc giác quan, khao khát những hỷ lạc của cõi thiên, hoặc mong muốn trở thành vị thần như Đế-thích, ma vương, hay Phạm thiên40. Ta cũng không được nhắm đến mục tiêu trở thành Thanh Văn41 hay Độc giác Phật, vì họ chỉ nỗ lực để giải thoát cho chính mình.” Bồ-tát hành thiền theo cách này sẽ nhanh chóng hoàn thiện tu tập về sự toàn thiện của tuân giữ đạo đức và khi hợp thời sẽ thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn.

Bồ-tát, một bậc đại sĩ, để giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ của luân hồi, sẽ không nhượng bộ những ý nghĩ sân hận. Ngay cả khi thường xuyên bị xúc phạm, vu khống, tra tấnquở trách, phải chịu đựng những nỗi đau dữ dội42, vị ấy cũng không bao giờ cho phép một ý niệm thù hận dù là nhỏ nhất xuất hiện trong tâm. Thậm chí, nếu bị đánh bằng gậy, hay bị đập bằng đá, cho dù thân thể bị chặt thành nhiều mảnh và các chi bị xé nát thì vị ấy cũng sẽ không bao giờ cho phép một ý niệm bất thiện dù là nhỏ nhất xuất hiện trong tâm. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì Bồ-tát, một bậc đại sĩ, cảm nhận mọi âm thanh giống như một tiếng vang trong thung lũng và nhận thức mọi hình dáng giống như một khối bọt. Do vậy, không có lý do gì để vị ấy cho phép sự giận dữ xuất hiện và làm giảm đi những phẩm chất

39 Đó là, chúng trống rỗng trong tự tánh, hiện hữu độc lậpbản chất vốn có.
40 Indra, Māra, Brahmā: Đế Thích, Ma Vương, Phạm Thiên.
41 Disciple trong ngữ cảnh này là Thanh văn.
42 Suffering intense pain: chịu đựng nỗi đau dữ dội. PĐPT dịch là đau tận xương tủy.

thiện của mình. Bồ-tát hành thiền theo cách này sẽ nhanh chóng hoàn thiện tu tập về sự toàn thiện của sự kham nhẫn và khi hợp thời sẽ thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn.

Bồ-tát, một bậc đại sĩ, để giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau của luân hồi, sẽ dồn hết năng lượng để đạt được mọi phẩm chất tốt đẹp tuyệt hảo, cho đến khi thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn. Đến khi nào làm được như vậy, vị ấy sẽ không bao giờ lười biếng nữa. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì Bồ-tát, một bậc đại sĩ, luôn tâm niệm rằng: “Nếu ta lười biếng, ta sẽ không thể giải cứu tất cả chúng sinh khỏi nỗi khổ lớn của luân hồi và ta cũng sẽ không thể thành tựu được nhất thiết trí.” Bồ-tát hành thiền theo cách này sẽ nhanh chóng hoàn thiện tu tập về sự toàn thiện của khí lực và khi hợp thời sẽ thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn.

Bồ-tát, một bậc đại sĩ, để giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ của luân hồi, tu tập các dạng thiền định tuyệt hảo. Cho đến khi thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn, vị ấy sẽ không bao giờ cho phép tâm của mình trở nên điên đảo bởi tham lam, hờn giậnsi mê. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì Bồ-tát, một bậc đại sĩ, luôn tâm niệm rằng: “Nếu ta để cho tâm mình trở nên điên đảo bởi tham lam, hờn giận, si mê, ta sẽ không thể làm được gì có lợi cho người khác và ta sẽ không đạt được quả Phật.” Bồ-tát hành thiền theo cách này sẽ nhanh chóng hoàn thiện tu tập thiền định viên mãn và khi hợp thời sẽ thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn.

Bồ-tát, một bậc đại sĩ, để giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ của luân hồi, không bao giờ bị tách ly khỏi trí tuệ viên mãn. Cho đến khi thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn, người ấy sẽ nỗ lực không ngừng để tu dưỡng kiến thức tối thượngsiêu việt của thế gian. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì Bồ-tát, một bậc đại sĩ, luôn tâm niệm rằng: “Nếu tôi bị tách ly khỏi trí tuệ viên mãn, ta sẽ không thể giúp chúng sinh tu tập toàn thiện và ta sẽ không thành tựu được nhất thiết trí.” Bồ-tát hành thiền theo cách này sẽ nhanh chóng hoàn thiện tu tập trí tuệ viên mãn và khi hợp thời sẽ thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn.

Đây là lý do tại sao, này Tu-bồ-đề (S. Subhūti), mặc dù tất cả các sự vật trên thực tế không có tính chất hay công năng tất yếu nào, nhưng về bản chất là trống không, các Bồ-tát, các bậc đại sĩ, nỗ lực mạnh mẽ tu tập Sáu toàn thiện dẫn đến sự giác ngộ vô thượng viên mãn, không một giây phút nghỉ ngơi.

(Kinh Ma-ha-bát-nhã ba-la-mật-đa, Đại Chánh 7, đoạn 220, tr. 323a21-c13, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.101 Sáu toàn thiện tương trợ nhau

Đoạn này cho thấy các toàn thiện có thể tương trợ nhau thậm chí trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Đại đức Tu-bồ-đề đến bạch đức Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, làm thế nào Bồ-tát, một bậc đại sĩ, có thể an trú trong sự toàn thiện của lòng quảng đại, để tu tập sự toàn thiện của kiên nhẫn?” Thế Tôn chỉ dạy: “Này Tu-bồ-đề, khi Bồ-tát, một bậc đại sĩ, tu tập lòng quảng đại với tâm không chấp thủ và không bủn xỉn, vị ấy chia sẻ lợi ích của nghiệp có được từ việc tu tập lòng quảng đại một cách bình đẳng với tất cả chúng sinh, hồi hướng để thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn. Ngay cả khi Bồ-tát bị người khác vu khống, bị thương hoặc bị xúc phạm vô cớ, trạng thái tâm vẫn không bị ảnh hưởng. Vị bộ tát không có ác ý và cũng không muốn làm hại họ. Thay vào đó, vị ấy đối xử với họ với sự thân thiện, lòng từtâm bi. Này Tu-bồ-đề, đây là cách Bồ-tát, một bậc đại sĩ, có thể sống trong sự toàn thiện của lòng quảng đại, để tu tập sự toàn thiện của sự kiên nhẫn.”

M.102 Sự toàn thiện của kiên nhẫn I

Ngay cả khi mọi người đối xử tệ bạc, hằn học, vị ấy chẳng bao giờ cho phép tâm sân hận xuất hiện và không bao giờ dùng ác pháp để trả đũa ác pháp. Nếu có người đến để sám hối, vị ấy chấp nhận lời sám hối của họ ngay lập tức. Hình ảnh những chúng sinh luôn là niềm hoan hỷ với vị ấy. Khi thấy chúng sinh tạo tác bất thiện, vị ấy phát tâm từ bi đến chúng sinh ấy. Vị ấy tán dương sự kiên nhẫn, phê phán sự hận thùgiải thích rằng sự hận thù luôn có hậu quả tai hại.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 18, tr. 1052c, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.103 Sự toàn thiện của kiên nhẫn II

Đoạn trích này ca ngợi sự kiên nhẫn của đức Phật trong một tiền kiếp khi Ngài từng bị chặt thành từng mảnh. Điều này được cho rằng có thể xảy ra vì Ngài không có bất kỳ ý tưởng nào về “ngã” thể đang bị tấn công,43 và bày tỏ chủ trương không dính mắc sâu đậm vào mọi thứ.

Này Tu-bồ-đề, sự toàn thiện trong hạnh kiên nhẫn của Như Lai không thực sự là một sự toàn thiện. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì, này Tu-bồ-đề, khi vị vua tàn ác lóc da thịt ra khỏi các bộ phận trên cơ thể Ta, Ta đã không nhận thức ngã thể, một chúng sinh, sinh lực44 hay con người. Thật vậy, Ta không có tri giác hay không tri giác gì cả. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì, này Tu-bồ-đề, lúc bấy giờ nếu Ta nhận thức được ngã thể thì Ta cũng sẽ nhận ra sự thù hằn. Nếu Ta nhận thức một chúng sinh, nếu Ta nhận thức một sinh lực, hoặc nếu Ta nhận thức một con người, Ta cũng sẽ nhận ra sự thù hằn. Tại sao như vậy? Với thần thông45, Tu-bồ-đề, Ta biết rằng Ta đã sống năm trăm lần với tư cáchthánh nhân46 Kṣantivādin47. Trong suốt những kiếp đó, Ta đã không nhận thức ngã thể, chúng sinh, sinh lựccon người.

Do đó, này Tu-bồ-đề, Bồ-tát, một bậc đại sĩ, nên tránh xa mọi tưởng,48 và tu dưỡng tâm về sự giác ngộ vô thượng viên mãn. Vị ấy nên tu tâm đặt trên thân thể, tâm đặt trên âm thanh, mùi, vị, các đối tượng tâm và hình thể. Vị ấy không nên tu tâm đặt trên pháp, cũng như trên sự vắng mặt của pháp. Vị ấy nên tu tập tâm không đặt trên bất cứ điều gì. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì bất cứ điều gì tâm được đặt trên đều không phải là điểm trụ.49 Đây là lý do tại sao Như Lai đã tuyên thuyết rằng Bồ-tát nên bố thí phẩm vật mà không trụ trên bất cứ điều gì.

(Kinh Kim cang, phần 14, do D.S. dịch tiếng Anh).

43 Xem tiêu đề bên trên *Th.170 và tham chiếu *Th.210.

44 Life force: sinh lực. PĐPT dịch là sinh mạng.

45 Higher knowledge: thần thông, S. abhijñā, P. abhiññā

46 Sage: thánh nhân. PĐPT dịch là tiên tu.

47 Tên này có nghĩa là “người giảng dạy hạnh kiên nhẫn”

48 Đó là bấy kỳ tưởng kiến lập.

49 Đó là một người nên có buông xả không nên trụ vào bất kỳ đối tượng thuộc tâm hay thuộc giác quan nào, nhưng biết tất cả pháp là không thực thể.

M.104 Sự toàn thiện của tinh tấn50

Tầm quan trọng của sự cảnh giác51 và cách tốt nhất đliên hệ đến các công việc.

Này thiện nam tử, có bốn loại hạt giống của sự giác ngộ. Thứ nhất, không dính mắc vào sở hữu. Thứ hai, không lo lắng đến cơ thể và cuộc sống của chính mình. Thứ ba, tu tập kiên nhẫn. Thứ tư, lòng từ bi đối với chúng sinh. Có năm cách để gieo trồng những hạt giống giác ngộ này. Trước tiên, không nên có ý thức về bản thânthấp hèn, không bao giờ nghĩ rằng: “Tôi không thể thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn.” Thứ hai, có thể chịu đựng được những đau khổ trên thân thể. Thứ ba, nỗ lực lớn không ngừng nghỉ. Thứ tư, cứu chúng sinh thoát khỏi vô lượng khổ đau. Thứ năm, luôn ca ngợi sự tuyệt vời của ba ngôi báu. Người trí tu dưỡng sự tỉnh thức luôn huân tập bản thân theo năm cách này. Có thêm sáu loại tu tập. Đó là Sáu toàn thiện, từ sự toàn thiện của lòng quảng đại đến sự toàn thiện của trí tuệ. Có một điều cho phép người đạt được tiến bộ trong Sáu toàn thiện này và đó là sự cảnh giác. Bồ-tát thiếu cảnh giác sẽ không thể tiến bộ trong năm cách gieo trồng hạt giống tỉnh giác ngộ này. Nếu có sự cảnh giác, vị ấy sẽ có thể đạt được tiến bộ.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 4, tr. 1037c5-16, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

Ai không biếng nhác thì không thích ngồi và nằm nhiều. Người ấy không lấy làm hoan hỷ khi làm việc này. Người ấy nhận thấy công đức to lớn của việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng lẫn thứ yếu và xem xét bất kỳ việc nào đảm nhận cũng đáng thành tựu viên mãn. Khi làm việc, người ấy không quan tâm đến việc mình đói hay khát, lạnh hay nóng, đúng giờ hay trễ giờ. Người ấy không có cái nhìn tiêu cực về khả năng của chính mình. Người ấy không phiền lòng khi công việc quan trọng bị dang dở. Khi công việc được thành tựu

50 Perfection of vigour: sự toàn thiện của tinh tấn, P. vīryapāramitā. PĐPT dịch là tinh tấn ba-la-mật.
51 Vigilance: sự cảnh giác. PĐPT dịch là không phóng dật.

viên mãn, người ấy hài lòng về khả năng của chính mình và tán thán những thành quả mà người ấy đã nỗ lực đạt được… Người ấy không bỏ dở công việc giữa chừng.

(Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đại Chánh 24, đoạn 1488, chương 18, tr. 1053a1-9, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.105 Sự toàn thiện tạo nên Phật điền

Đoạn trích này giải thích việc tu tập các toàn thiện vừa tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn bây giờ, và tại đây, vừa dẫn đến một Phật điền tốt hơn, trong đó Bồ-tát sẽ an trú khi đạt được quả Phật đó sẽ là cảnh giới lý tưởng cho những chúng sinh khác tái sinh vào.

Đức Thế Tôn dạy: “Này thiện nam tử, Phật điền của Bồ-tát là của chúng sinh. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì Bồ-tát thành tựu Phật điền trên phương diện giúp đỡ chúng sinh. Bồ-tát thành tựu Phật điền khi chúng sinh tu tập đạo đức. Bồ-tát thành tựu Phật điền khi chúng sinh thâm nhập tri kiến Phật thông qua việc thành tựu Phật điền. Bồ-tát thành tựu Phật điền khi chúng sinh tu dưỡng các năng lực tâm linh cao quý thông qua việc thành tựu Phật điền. Tại sao như vậy? Thiện nam tử, đó là vì các Phật điền của các Bồ-tát được tạo ra vì lợi ích của chúng sinh.

Này Bảo Tích (S. Ratnākara), ngay cả khi người muốn đo lường hư không, hư không không thể đo hay trang hoàng được52. Tương tự, này Bảo Tích, Bồ-tát hiểu rằng tất cả pháp đều giống như hư không và ngay cả khi vị ấy muốn đo lường Phật điền để nhiếp phục chúng sinh, Phật điền cũng giống như hư không và không thể đo lường hoặc trang hoàng được.

Hơn nữa, này Bảo Tích, Phật điền của Bồ-tát là một thửa ruộng thiện ý và khi vị ấy chứng ngộ, những chúng sinh thành tâmlương thiện sẽ được sinh ra trong Phật điền này…

52 Ratnākara, even if one wants to measure space, space cannot be measured or adorned: Này Bảo Tích (S. Ratnākara), ngay cả khi một người muốn đo đạt không gian, không gian không thể đo hay trang hoàng được. PĐPT dịch: “Này Bảo Tích, ví như một người có thể xây dựng đền đài nhà cửa trên khoảng đất trống, tùy ý không trở ngại, nhưng không thể xây dựng như vậy ở giữa hư không.”

Phật điền của Bồ-tát là một thửa ruộng của lòng quảng đại và khi vị ấy chứng ngộ, những chúng sinh từ bỏ mọi thứ sẽ hội tụ trong Phật điền. Phật điền của Bồ-tát là một thửa ruộng của kỷ luật đạo đức và khi vị ấy chứng ngộ, những chúng sinh đã toàn thiện các động lực của mình và những người phòng hộ việc tu tập mười loại hành động thiện, sẽ hội tụ trong Phật điền.

Phật điền của Bồ-tát là thửa ruộng của sự kiên nhẫn và khi vị ấy chứng ngộ, những chúng sinh được trang nghiêm với ba mươi hai tướng tốt của Phậtthành tựu sự toàn thiện trong kiên nhẫn, tự tuân giữ đạo đứcthiền định tĩnh tâm, tụ hội trong Phật điền của vị ấy. Phật điền của Bồ-tát là một thửa ruộng của sự tinh tấn và khi vị ấy chứng ngộ, những chúng sinh tinh tấn theo đuổi tạo tác tất cả việc thiện sẽ tụ hội trong Phật điền. Phật điền của Bồ-tát là một thửa rộng của thiền định và khi vị ấy chứng ngộ, những chúng sinh tu hành chánh niệm và tỉnh giác viên mãn sẽ tụ hội trong Phật điền. Phật điền của Bồ-tát là một thửa ruộng của trí tuệ và khi vị ấy chứng ngộ, những chúng sinh an lập vững vàng trong toàn thiện53 sẽ tụ hội trong Phật điền. Phật điền của Bồ-tát là bốn trạng thái vô hạn và khi vị ấy chứng ngộ, những chúng sinh an trú trong tâm từ, bi, hỷ, xả và bình an tụ hội trong Phật điền của vị ấy…

Vì thế, thiện nam tử, thiện ý của Bồ-tát cũng lớn mạnh như quyết tâm chứng đắc giác ngộ. Sự tu tập cũng lớn mạnh như thiện ý của vị ấy. Sự quyết tâm cũng lớn mạnh như việc vị ấy tu tập. Sự hiểu biết sâu xa về thiền định cũng lớn mạnh như quyết tâm của vị ấy. Đức hạnh cũng lớn mạnh như sự hiểu biết sâu xa về thiền định của vị ấy. Sự phát triển cũng lớn mạnh như đức hạnh của vị ấy. Sự thiện xảo trong các phương tiện cũng lớn mạnh như sự phát triển của vị ấy. Sự thanh tịnh của Phật điền cũng lớn mạnh như sự thiện xảo trong các phương tiện của vị ấy. Chúng sinh trong Phật điền sẽ thanh tịnh như chính Phật điền ấy. Trí tuệ của họ cũng sẽ thanh tịnh như chính những chúng sinh ấy. Những giáo pháp nhận được sẽ thanh tịnh như trí tuệ họ nhận được.

53 Living beings who are firmly established in perfection: những chúng sinh an lập vững vàng trong toàn thiện. PĐPT dịch là tất cả chúng sinh nhập chánh tánh.

Đức hạnh dựa trên trí tuệ sẽ thanh tịnh như những giáo pháp mà họ nhận được. Tâm của họ sẽ thanh tịnh như đức hạnh dựa trên trí tuệ của họ.

(Kinh Duy-ma-cật sở thuyết, chương 1, phần 12-14, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.106 Bồ-tát chân chánh

Đoạn này phác họa trí tuệ vi diệu, lòng từ bi quả cảmứng biến của Bồ-tát chân chánh.

Này đạo hữu, sự toàn thiện của trí tuệ là mẹ54 của các Bồ-tát. Sự thiện xảo trong phương tiện là cha. Những người dẫn đường55 được sinh ra từ hai điều này.

Vợ là hỷ lạc trong giáo pháp, tâm từtâm bi là con gái. Chân lýgiáo pháp là con trai và ngôi nhà là sự quán chiếu về ý nghĩa của tính không…

Các vị ấy là những người hùng thắng trận đã tiêu diệt kẻ thù, là những phiền não. Các vị ấy đã dám tấn công bốn ma vương và cắm những ngọn cờ trên tòa giác ngộ.

Các vị ấy thị hiện do lựa chọn để sinh, nhưng không thực sự được sinh ra, không tồn tại.56 Các vị ấy thị hiện trong tất cả các Phật điền như mặt trời mọc.

Thờ kính vô số các đức Phật, những người dẫn đường, với đủ các loại cúng dường. Các vị ấy không lấy bản thân hay các đức Phật làm nền tảng.57

Các vị ấy thanh tịnh tất cả các Phật điền, cũng giống như thanh tịnh hành vi của chúng sinh. Các vị ấy thành tựu thử ruộng của hư không và không có khái niệm về chúng sinh.58

54 Từ “mẹ” ở đây cũng được hiểu như là nguồn gốc. Từ điển Marriam-Webster cũng định nghĩa mother là: nguồn, nguồn gốc. https://www.merriam-webster.com/dictionary/mother (Truy cập ngày 23/02/2021).

55 Người dẫn đường thường được dịch là bậc đạo sư.

56 Bởi vì các vị ấy biết rằng cảnh giới của sinh và tử sau cùng cũng không khác gì cảnh giới Niết-bàn (Nirvāa) không sinh không tử.

57 Có lẽ mang ý nghĩa là một nền tảng cho chấp thủ.

58 Đó là không có khái niệm về các chúng sinh như là các thể độc lập.

Các Bồ-tát thiện xảo có thể, ngay lập tức thị hiện các hình tướng, âm thanhlời nói của chúng sinh.

Các vị ấy tỉnh giác trước hành động của các ma vươngmô phỏng hành động của chúng. Với sự thiện xảo viên mãn trong các phương tiện, các vị ấy thị hiện tất cả các việc làm của ma vương.

Các vị ấy thị hiện bản thân già, ốm hoặc chết. Các vị ấy sống để tạo những huyễn hóa mang chúng sinh đến sự thành thục.

Các vị ấy thị hiện sự đốt cháy trái đất khi thế giới bị thiêu rụi bởi lửa vào cuối kỷ nguyên. Các vị ấy cũng thể hiện sự vô thường với những chúng sinh nghĩ về sự thường hằng…

Trong những kiếp ngắn hơn đau khổ bởi bệnh tật,59 các vị ấy trở thành loại thuốc tốt nhất, nhờ đó chúng sinh được giải thoát và trở nên hạnh phúc và khỏe mạnh.

Trong những kiếp ngắn hơn đau khổ bởi nạn đói kém, các vị ấy trở thành thức ănthức uống. Các vị ấy giảng dạy giáo pháp của Phật cho những chúng sinh đã được giải tỏa khỏi cơn đói khát.

Trong những kiếp ngắn hơn đau khổ bởi chiến tranh, các vị ấy hành thiền về lòng từ bi và chỉ dẫn vô lượng chúng sinh sống bất bạo động.

Giữa những trận chiến lớn, các vị ấy không ủng hộ bên nào. Các Bồ-tát với sức mạnh vĩ đại rất hoan hỷ trong việc mang mọi người sống với nhau trong hòa hợp.

Để cứu giúp chúng sinh, các vị ấy giáng xuống các địa ngục với chánh niệm viên mãn điều mà những người ở trong Phật điền khó có thể hình dung được.

Các vị ấy hiển bày bản thân giữa tất cả các loài động vật. Do vì giảng dạy giáo pháp của Phật ở khắp mọi nơi, các vị ấy được gọi là những người chỉ đường.

59 Trong nhiều kiếp ngắn bị ảnh hưởng dịch bệnh, nạn đói kém, chiến tranh, tham chiếu phần cuối của *Th.32, trong thời kì suy giảm nghiêm trọng trong xã hội trước khi con người nhận ra những đường lối sai lầm của họ.

Các vị ấy thị hiện sự thỏa mãn dục vọng giác quansự thiền định của các thiền giả. Họ làm các ma vương bối rối và không có lối vào.

Giống như huyễn ảo của một bông sen trong giữa lửa có thể thực chứngkhông tồn tại, các vị ấy cũng cho thấy rằng cả dục vọng lẫn thiền định đều không thực sự tồn tại.60

Với chánh niệm viên mãn, các vị ấy trở thành gái lầu xanh để lôi kéo đàn ông. Các vị ấy dùng dục vọng để móc nối họ và khi đã lôi kéo được họ, các vị ấy thiết lập sự hiểu biết về đức Phật.

Các vị ấy luôn trở thành trưởng làng, trưởng đoàn lữ hành, linh mục, thủ tướng, hoặc các mục sư để giúp chúng sinh.

Các vị ấy trở thành kho báu vô tận cho những chúng sinh nghèo khổ. Với sự ban bố những món quà ấy, các Bồ-tát tạo nhân duyên cho chúng sinh phát khởi tâm bồ-đề61.

 Đối với những chúng sinh đầy kiêu căng ngạo mạn, các vị ấy trở thành những nhà vô địch vĩ đại và đưa chúng sinh vào con đường giác ngộ tối thượng, trong đó mọi kiêu ngạo đều bị tiêu trừ.

 Các vị ấy luôn ở trong sự hiện diện của những sinh vật đang bị dày vò bởi nỗi lo sợ. Ban bố những món quà của sự không sợ hãi, các Bồ-tát đưa chúng sinh đến sự thành thục của giác ngộ.

Các vị ấy trở thành những bậc thánh hạnh sở hữu năm loại thần thôngthúc đẩy chúng sinh tuân giữ đạo đức và giữ vững niềm hỷ lạc của hạnh kiên nhẫn.

Các vị lãnh đạo xem chúng sinh là những người thầy tâm linh đáng được phục vụ. Các vị ấy trở thành nô lệ, tôi tớ và trở thành đệ tử của họ.

Các vị ấy tùy ý sử dụng bất cứ phương tiện nào khiến chúng sinh cảm thấy vui thích với giáo pháp của Phật. Các thành tựu thiện xảo siêu việt trong các phương tiệnthị hiện tất cả các loại hành động.

60 Như là những đối tượng có thực thể.
61 Awakening-mind: tâm bồ-đề, tâm giác ngộ.

Sự thiện xảo của các vị ấy là vô hạn và phạm vi hoạt độngvô biên. Họ sở hữu sự hiểu biết vô hạn và giải thoát vô số chúng sinh.

Sẽ không dễ dàng gì ngay cả đối với các đức Phật để biểu đạt tất cả những phẩm chất tốt đẹp, ngay cả trong vô số kiếp và trong vô số hàng trăm kiếp.

Người thông minh nào đã nghe giáo pháp vô song này, sẽ không bắt đầu đạt được sự chứng ngộ hay sao? Chỉ những chúng sinh thấp kém không có khái niệm về trí tuệ.

(Kinh Duy-ca-mật sở thuyết, chương 7, phần 6, kệ 1-2, 12-19, 24­42, do D.S. dịch tiếng Anh).

BỒ-TÁT GIỚI NGUYỆN VÀ GIỚI LUẬT

M.107 Bổn nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền62

Đoạn trích này đặc biệt nhấn mạnh vào lời nguyện phụng sự tất cả chúng sinh.

Mười nguyện lớn này là gì? Thứ nhất, thờ tất cả các đức Phật. Thứ hai, tán thán các danh hiệu của Như Lai. Thứ ba, cúng dường rộng rãi. Thứ tư, sám hối tất cả các hành vi tạo tác trong quá khứ khiến người ấy bị kiềm hãm lại. Thứ năm, lấy làm hoan hỷ về các đức hạnh của người khác. Thứ sáu, thỉnh bánh xe chân lý63 chuyển động. Thứ bảy, thỉnh cầu các đức Phật ở lại thế gian64. Thứ tám, luôn làm theo lời Phật dạy. Thứ chín, luôn phụng sự chúng sinh. Thứ mười, hồi hướng tất cả tạo tác thiện lành và thanh tịnh đến mọi chúng sinh…

Hơn nữa, này thiện nam tử, lời nguyện không ngừng phụng sự chúng sinh có thể được giải thích theo cách này. Trong cảnh giới của các sự vật65, khắp mười phương tận hư không, có rất nhiều loại chúng sinh khác nhau… Ta sẽ là một bác sĩ giỏi để chữa trị cho tất cả những ai đang khổ đau vì bệnh tật. Ta sẽ chỉ ra con đường đúng đắn cho những

62 Samantabhadra: Phổ Hiền.

63 The wheel of Dharma: bánh xe chân lý. Thường dịch là bánh xe chánh pháp, pháp luân.

64 Request that the Buddhas remain in the world: thỉnh cầu các đức Phật ở lại thế gian. Thường dịch là thỉnh Phật trụ thế.

65 In the realm of phenomena: trong cảnh giới của các sự vật pháp giới.

ai lạc lối. Ta sẽ mang lại ánh sáng rực rỡ cho những người trong đêm tối. Ta sẽ dẫn dắt người nghèo khổ khám phá tài sản tiềm tàng. Bồ-tát mang lại lợi lạc to lớn cho tất cả chúng sinh một cách bình đẳng như vậy.

Tại sao như vậy? Nếu Bồ-tát phụng sự chúng sinh bằng bất cứ phương pháp nào có thể thì vị ấy cúng dường tất cả các đức Phật. Nếu vị ấy thờ phượngtôn kính chúng sinh thì cũng thờ phượngtôn kính Như Lai. Nếu vị ấy mang lại hạnh phúc cho chúng sinh thì vị ấy cũng mang lại hạnh phúc cho tất cả Như Lai.

Tại sao như vậy? Đó là vì tất cả các đức Phật, tất cả Như Lai, đều lấy tâm đại bi làm thân. Vì lợi lạc của chúng sinh, các vị ấy tu dưỡng lòng đại bi. Lòng đại bi này phát khởi tâm bồ-đề. Trên nền tảng của tâm bồ-đề, các vị ấy đạt được sự giác ngộ viên mãn.

Giống như một cây đại thụ, vua của các loài cây, mọc nơi hoang vu, trong cát của sa mạc. Nếu rễ của nó tìm thấy nước, cành, lá và rồi quả vẻ vang của cây ấy sẽ sinh sôi. Cây Bồ-đề,66 vua của các loài cây, mọc ở nơi đồng vắng của sanh tử là như vậy. Mọi chúng sinh đều là gốc rễ của nó. Tất cả các đức Phật và Bồ-tát đều là hoa quả trang nghiêm của nó. Giúp đỡ chúng sinh bằng cách trưởng dưỡng họ với nước đại bi, người có thể thành tựu quả vị trang nghiêmtrí tuệ viên mãn của tất cả các đức Phật và Bồ-tát.

Tại sao như vậy? Nếu tất cả các vị Bồ-tát giúp đỡ chúng sinh bằng cách trưởng dưỡng họ với nước đại bi, họ sẽ có thể thành tựu giác ngộ vô thượng viên mãn. Do đó, sự giác ngộ phụ thuộc vào chúng sinh. Nếu khôngchúng sinh, không có Bồ-tát nào có thể thành tựu sự giác ngộ vô thượng viên mãn.

Con nên hiểu mọi thứ theo cách này, này thiện nam tử. Lòng đại bi có thể được tu tập viên mãn khi người nhìn tất cả chúng sinh với một tâm bình đẳng. Với tâm đại bi, vị ấy có thể phụng sự tất cả chúng sinh và do đó, cúng dường các bậc Như Lai. Đây là cách Bồ­tát nên phụng sự chúng sinh.

66 Một từ chỉ một loại cây nơi mà đức Phật đã chứng đắc sự giác ngộ (bodhi); ở đây, nó được đề cập đến trong một ý nghĩa tượng trưng.

Thậm chí, khi cõi hư không kiệt quệ, khi cõi chúng sinh kiệt quệ, khi hiệu ứng của những việc làm trước đây của chúng sinh kiệt quệ, khi phiền não của chúng sinh cũng kiệt quệ thì tinh thần phụng sự của ta cũng không kiệt quệ. Ta sẽ nghĩ về chúng liên tục, không bị gián đoạn. Ta sẽ không cảm thấy mệt mỏi trên thân thể, lời nói, tâm trí hay hoạt động…

Vào lúc bấy giờ, Bồ-tát, đại sĩ Phổ Hiền, để nhấn mạnh ý nghĩa của lời Ngài đã nói, nên thuyết những lời này đến mười phương tận hư không.

Thanh tịnh về thân thể, lời nói, tâm ý, ta lạy tất cả sư tử trong loài người trong ba chiều thời gian,67 khắp tất cả các cõi trong mười phương tận hư không, không bỏ sót một cõi nào.

Nhờ sức mạnh to lớn của những lời phát nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền, Ta thị hiện trước tất cả các Như Lai.

Bằng cách thị hiện nhiều hình tướng như số lượng nguyên tử68 trên thế gian, Ta đảnh lễ hằng sa các đức Phật cũng như sống lượng nguyên tử tồn tại trên thế gian.

Trong mỗi nguyên tử, có bao nhiêu nguyên tử thì có bấy nhiêu các đức Phật trên thế gian, mỗi vị được phò hộ bởi các vị Bồ-tát.

Ta tin chắc rằng mỗi nguyên tử trong dải rộng vô tận của các sự vật, đều được tất cả các đức Phật thấm nhuần hoàn toàn…

Ta sẽ làm việc không ngừng vì lợi lạc của tất cả chúng sinh trong mười phương tận hư không, cho bao nhiêu nguyên tử thì cho bấy nhiêu kiếp trên thế gian, chấm dứt tất cả các ác đạo của đau khổ và mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.

Ta sẽ luôn phụng sự tất cả chúng sinh. Trong tất cả những kiếp sắp tới, Ta sẽ noi theo hạnh của Bồ-tát Phổ Hiềnđạt được giác ngộ vô thượng vô song.

(Kinh Hoa nghiêm, Đại Chánh 10, đoạn 293, tr. 844b24-29,

67 Quá khứ, hiện tại và tương lai. 68 Atom: nguyên tử hoặc cực vi tức cực kỳ nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường được.

845c24-25, 846a07-28, 846c29-847a07, 847b13-16, chương 40, do. D.S. dịch tiếng Anh).

M.108 Kinh Phạm võng đạo đức Bồ-tát

Đoạn này đưa ra một bộ gồm mười điều khoản đạo đức chính và bốn mươi tám điều phụ cho các vị Bồ-tát. Bộ luật này được phát triển ở Trung Quốc và được sử dụng bởi những vị tu sĩ như một phần cung ứng cho các điều khoản đạo đức xuất gia của các vị ấy và bởi một số cư sĩ thuần thành. Điều này cũng đã xảy ra ở Hàn Quốc, tuy nhiên bộ luật này đã thay thế bộ luật xuất giaNhật Bản. Mười điều khoản đạo đức chính:

Đức Phật dạy những người con Phật rằng: “Bồ-tát có mười điều đạo đức chính yếu. Người đã thọ giới Bồ-tát mà không trì tụng những điều này thì không phải là Bồ-tát và người đó không sở hữu hạt giống của quả Phật. Ta cũng trì tụng những điều đạo đức này. Tất cả các vị Bồ-tát trong quá khứ đều đã tu học. Tất cả các vị Bồ-tát trong tương lai sẽ tu học. Tất cả các vị Bồ-tát hiện tại đều tu học. Điều đạo đức của Bồ-tát đã được giảng dạy theo cách này. Những điều khoản này nên được tu họctuân thủ một cách chuyên tâm.

  1.  Sát sinh. Đức Phật dạy: “Phật tử không sát sinh, khuyến khích người khác giết hại, cung cấp cho người khác phương tiện để giết hại, ca ngợi sự giết hại, có cảm thông với sự giết hại, dùng thần lực của mình để giết hại, tạo ra những nhân hoặc duyên để giết hại, cung cấp phương thức giết hại hoặc tham gia vào hoạt động kinh doanh có liên quan đến việc giết hại. Người ấy không được phép cố ý giết bất kỳ chúng sinh nào với lý do gì. Bồ-tát nên tạo tác để thường trụ với tâm đầy lòng từ bi, tâm đầy lòng hiếu kính đối với cha mẹ và luôn luôn tìm cách giải thoát tất cả chúng sinh. Bồ-tát vui thích giết hại đã phạm trọng tội đến mức bị tẩn xuất.69
  2.  Lấy những gì không cho. Phật tử không trộm cắp hay khuyến

69 “Tẩn xuất” trong đời sống thiền môn, dẫn đến mức cần thiết để rời khỏi đoàn thể những vị xuất gia (xem *V.84 và tiêu đề trên *Th.193). Phạm một trong mười điều đạo đức liệt kê ở đây được xem là vị phạm tội này.

khích người khác trộm cắp, cung cấp cho người khác phương tiện để trộm cắp, tạo ra những nhân hoặc duyên để trộm cắp, cung cấp phương thức trộm cắp, hoặc tham gia vào việc kinh doanh có liên quan đến trộm cắp. Người ấy không sử dụng ma thuật để gọi Dạ­xoa (yaka) hoặc những linh hồn để ăn cắp tài sản của người khác. Người ấy không được phép trộm cắp bất cứ thứ gì thuộc sở hữu của người, ngay cả những thứ không đáng kể như cây kim hay ngọn cỏ. Bồ-tát nên tạo tác để tu dưỡng tâm đầy lòng từ bi, tánh của đức Phật và luôn giúp đỡ tất cả mọi người để tích lợi ích về nghiệp và hạnh phúc. Bồ-tát ăn cắp tài sản của người khác phạm tội trọng đến mức bị tẩn xuất.

  1.  Hành vi quan hệ tình dục.70 Phật tử không quan hệ tình dục hoặc khuyến khích người khác làm như vậy. Người ấy không được phép quan hệ tình dục với bất kỳ phụ nữ nào, từ việc tạo ra những nhân hoặc duyên cho tình dục, hoặc cung cấp các phương thức quan hệ tình dục, tham gia vào kinh doanh liên quan đến tình dục. Người ấy không được quan hệ tình dục với động vật giống cái, nữ thần, Dạ­xoa, hoặc những linh hồn; người ấy cũng không được tiến hành bất kỳ hình thức hoạt động tình dục không chính đáng nào khác. Bồ-tát nên tạo tác để tu dưỡng tâm hiếu kính đối với cha mẹcứu độ tất cả chúng sinh. Vị ấy nên dạy mọi người pháp thanh tịnh. Làm sao vị ấy có thể từ bỏ lòng từ bi và khuyến khích mọi người quan hệ tình dục với động vật, hoặc thậm chí với mẹ, chị em gái hoặc người họ hàng? Bồ-tát phạm phải trọng tội đến mức bị tẩn xuất.
  2. Lời nói sai sự thật. Phật tử không nói sai sự thật, hay khuyến khích người khác nói sai, cung cấp cho người khác phương tiện để nói sai, tạo ra những nhân hoặc duyên cho việc nói sai, cung cấp phương thức nói sai, hoặc tham gia vào kinh doanh có liên quan đến lời nói sai sự thật. Người ấy không nói rằng đã thấy một cái gì đó mà người ấy không thấy và người ấy không nói rằng không nhìn thấy một cái gì đó mà người ấy thấy. Người ấy không nói sai

70 Cách diễn giải của điều đạo đức này cho thấy rằng đây chỉ dành cho các Tăng Ni và những người tuân giữ đời sống phạm hạnh. Những người khác thì nên tránh xa hành vi tà dâm.

lệch trên tâm và hình thể. Bồ-tát nên luôn luôn tạo tác để tu tập lời nói chân chánh, tầm nhìn chân chánh và khuyến khích tất cả chúng sinh cũng làm như vậy. Làm thế nào mà vị ấy có thể khuyến khích chúng sinh nói sai, giữ quan điểm sai trái, hoặc thực hiện hành vi sai trái? Bồ-tát phạm phải trọng tội đến mức bị tẩn xuất.

  1.  Mua bán rượu. Phật tử không mua bán rượu, khuyến khích người khác mua bán rượu, tạo ra những nhân hoặc duyên để mua bán rượu, cung cấp các phương thức mua bán rượu, hoặc tham gia vào kinh doanh có liên quan đến rượu. Người ấy không được phép mua bán bất kỳ loại rượu nào. Điều này là do rượu cung cấp nhân và duyên cho các hành động bất thiện. Bồ-tát nên tạo tác để giúp tất cả chúng sinh tu tập trí tuệ sáng suốt. Làm sao vị ấy có thể khuyến khích chúng sinh làm điên đảo tâm trí của họ? Bồ-tát phạm phải trọng tội đến mức bị tẩn xuất.
  2.  Bàn luận về lỗi của người khác. Phật tử không bàn luận về lỗi của các Bồ-tát xuất gia, các Bồ-tát tại gia, Tăng hoặc Ni. Người ấy không khuyến khích người khác bàn luận về lỗi của họ, tạo ra nhân hoặc duyên để thảo luận về lỗi, đưa ra cách thảo luận về lỗi hoặc tham gia vào công việc liên quan đến bàn luận về lỗi. Nếu Bồ-tát nghe những người không phải là người con Phật hoặc những niềm tin xấu ác theo đạo của Thanh Văn hoặc đạo của Độc giác Phật bài xích những gì các vị ấy cho là phi pháp71 hoặc trái luật trong giáo pháp của Phật thì vị ấy phải luôn luôn phát khởi tâm từ bi và hướng dẫn những kẻ xấu ác đó theo cách mà họ có thể phát triển niềm tin vào pháp Đại thừa. Làm thế nào vị ấy sau đó, bàn luận về những lỗi bị đồn đại của giáo pháp Phật? Bồ-tát phạm phải trọng tội đến mức bị tẩn xuất.
  3.  Khen ngợi bản thânchỉ trích người khác. Phật tử không tự khen mình và chỉ trích người, khuyến khích người khác khen mình và chỉ trích người, tạo ra những nhân hoặc duyên để ca ngợi bản thânchỉ trích người khác, đưa ra những phương thức khen ngợi

71 Undharmic: phi pháp (không đúng với giáo pháp của Phật).

bản thânchỉ trích người khác, hoặc tham gia vào việc kinh doanh bao gồm việc khen ngợi bản thânchỉ trích người khác. Bồ-tát nên thay thế cho tất cả chúng sinh trong việc chịu đựng sự nhục mạ, chịu trách nhiệm về những hành vi bất thiện của người và cho đi những quả lành về những hành vi thiện của mình. Bồ-tát thị hiện đức hạnh của chính mình và che giấu công đức của người đến mức người khác có thể bị chỉ trích, vị ấy phạm trọng tội đến mức bị tẩn xuất.

  1. Sự bỏn xẻn. Phật tử không bỏn xẻn, cũng không khuyến khích người khác bỏn xẻn, tạo ra những nhân và duyên cho sự bỏn xẻn, đưa ra phương thức trở nên bỏn xẻn, hoặc tham gia vào công việc kinh doanh liên quan đến sự bỏn xẻn. Bồ-tát nên tạo tác để cung ứng cho tất cả những người nghèo khó đến cầu xin mọi thứ. Làm sao vị ấy có thể từ chối bố thí bất cứ thứ gì, kể cả một xu, một cây kim, hay một ngọn cỏ? Làm sao vị ấy có thể không giảng pháp cho những người tìm kiếm pháp, dù chỉ là một câu, một kệ, một nhỏ giọt của pháp, mà ngược lại lại lăng mạ và sỉ nhục họ? Bồ-tát phạm phải trọng tội đến mức bị tẩn xuất.
  2.  Trở nên tức giận và sử dụng bạo lực. Phật tử không trở nên tức giận, cũng không khuyến khích người khác nổi giận, tạo ra những nhân và duyên cho sự tức giận, đưa ra những phương thức để trở nên tức giận, hoặc tham gia vào việc kinh doanh mà trở nên tức giận. Bồ-tát nên tạo tác để tạo ra hòa bình, hòa hợp và gốc rễ thiện giữa mọi người. Vị ấy nên luôn luôn tu dưỡng tâm từ bi. Làm sao vị ấy có thể, dù xung quanh là những chúng sinh hay không, lại có thể xúc phạm người khác bằng những lời lẽ nhục mạ hoặc dùng đến bạo lực, sử dụng tay hoặc vũ khí? Nếu vị ấy hành xử theo cách này, làm thế nào có thể từ chối xin lỗi về hành vi của mình khi bên bị xúc phạm yêu cầu vị ấy làm như vậy? Bồ-tát phạm phải trọng tội đến mức bị tẩn xuất.
  3.  Phỉ báng ba ngôi báu. Phật tử không phỉ báng đối với ba ngôi báu, cũng không khuyến khích người khác phỉ báng, tạo ra những nhân hoặc duyên để họ có ác tâm, đưa ra những phương thức phỉ báng, hoặc tham gia vào công việc kinh doanh có liên quan đến phỉ

báng. Bồ-tát nên cảm thấy như thể mình đang bị một trăm ngọn giáo đâm vào người khi nghe những người ngoại đạo hoặc những kẻ xấu ác nói một lời phỉ báng về đức Phật72. Làm sao vị ấy có thể tự mình phỉ báng ba ngôi báu, tu tập với tâm không tin và tôn kính cha mẹ của vị ấy? Bồ-tát cùng với những kẻ xấu ác với tà kiến phỉ báng ba ngôi báu, đã phạm một tội trọng đến mức bị tẩn xuất.

Kết luận: Các vị nên nghiên cứu chuyên tâm về điều này. Đây là mười điều khoản đạo đức chính của Bồ-tát mà các vị nên tu học, không nên phạm dù chỉ một trong số mười điều ở mức độ nhỏ nhất, hãy tránh xa tất cả…

BỐN MƯƠI TÁM ĐIỀU KHOẢN ĐẠO ĐỨC PHỤ

Bây giờ, Ta đã giải thích về mười điều đạo đức chính, Ta sẽ giải thích về bốn mươi tám điều đạo đức phụ, đó là những điều đạo đức đối nghịch với: 1. Không tôn trọng thầy cô và bạn bè; 2. Uống rượu;

3. Ăn thịt; 4. Ăn năm loại thức ăn cay nồng;73 5. Không khuyến khích mọi người sám hối hành vi bất thiện của họ; 6. Không bố thí cúng dường hoặc thỉnh cầu giáo pháp của Phật; 7. Không nghe pháp; 8. Quay lưng lại với giáo pháp Đại thừa và theo Tiểu thừa; 9. Không chăm sóc người bệnh; 10. Sở hữu vũ khí để giết hại chúng sinh; 11. Làm sứ giả cho một quốc gia; 12. Tham gia vào kinh doanh bán hàng; 13. Nói xấu người khác; 14. Tạo ra cháy rừng; 15. Giảng dạy giáo pháp một cách xuyên tạc; 16. Xuyên tạc mọi thứ vì lợi ích của riêng một người; 17. Sử dụng quyền thế để đạt nhiều hơn cho bản thân; 18. Dạy những điều người không hiểu; 19. Nói lưỡi đôi chiều74; 20. Không giải cứu được chúng sinh; 21. Tức giận và sự trả thù bạo lực; 22. Không thỉnh cầu pháp vì kiêu ngạongã mạn;

23. Bóp méo sự thậtkiêu ngạongã mạn; 24. Không hành trìnghiên cứu lời dạy của đức Phật; 25. Giảng dạy mà không hiểu nhu cầu của người nghe; 26. Tích trữ những thứ cho riêng mình;

27. Chấp nhận sự đối xử đặc biệt từ cư sĩ; 28. Đối xử đặc biệt với

72 Một thái độ nhẹ nhàng hơn được diễn đạt trong *Th.16. 73 Tỏi, ba loại củ hành và hành boa rô. 74 Speak with a forked tounge (nghĩa đen là nói bằng lưỡi chẻ): nói lưỡi đôi chiều.

cá nhân thành viên của đoàn thể các vị xuất gia; 29. Lập nghiệp bất chánh; 30. Không sát sinh ngày rằm và mồng một;75 31. Không cứu giúp và phóng sinh; 32. Làm hại chúng sinh; 33. Giải trí bất thiện; 34. Nghĩ đến việc theo giáo pháp Tiểu thừa, ngay cả trong một thời gian ngắn; 35. Không nguyện cầu những gì người cần để tu tập con đường Bồ-tát; 36. Thất hứa; 37. Mạo hiểm với những chuyến đi khó khăn; 38. Ngồi không đúng thứ tự tại các cuộc họp;76

39. Không tu dưỡng thiện nghiệptrí tuệ; 40. Không truyền giới cho tất cả, không thiên vị; 41. Giảng dạy vì lợi ích riêng; 42. Truyền giới cho người ác; 43. Nhận quà mà không có ý thức khiêm tốn; 44. Không tôn kính các kinh điển; 45. Không huân luyện chúng sinh;

46. Giảng dạy pháp một cách không đúng đắn; 47. Đưa ra các quy tắc mâu thuẫn với pháp; 48. Hủy hoại chánh pháp.

(Kinh Phạm võng, Đại Chánh 24, đoạn 1484, tr. 1004b11-5a24, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).


KIM CƯƠNG THỪA

HÀNH ĐỘNG THIỆN VÀ ÁC

V.41 Mười hành động thiện

Đoạn này là một bản liệt kê đơn giản về mười hành động thiện được đức Phật dạy (xem đoạn văn *Th.111), dưới hình thức tránh xa một số hành vi bất thiệnthực hành các phương pháp đối trị tích cực.

Mười hành động thiện bao gồm việc tránh xa mười hành động bất thiệnthực hành các phương pháp độc trị tích cực của chúng. Hành động thiện đầu tiên thuộc thân thể là tránh xa sát sinh và thay vào đó là bảo vệ mạng sống của chúng sinh. Hành động thiện thứ hai thuộc thân thể là không nhận những gì không được cho và thay vào đó là tu tập bố thí. Hành động thiện thứ ba thuộc thân thể là tránh xa hành vi sai trái của giác quan và thay vào đó là duy trì tuân việc giữ đạo đức.

75 Đó là những ngày giữ giới đặc biệt xảy ra vào những ngày này.

76 Trình tự tôn trọng là theo thứ tự thọ giới Bồ-tát, cho dù xuất gia hay cư sĩ. Tuy nhiên, trong bộ luật đạo đức thiền môn (vinaya), trình tự là thứ tự cách thực hiện các giới nguyện xuất gia.

Hành động thiện đầu tiên thuộc lời nóitránh nói dối và thay vào đó là nói sự thật. Hành động thiện thứ hai thuộc lời nói là tránh phát ngôn gây chia rẽ và thay vào đó là giải quyết chiến tranh. Hành động thiện thứ ba trong lời nói là tránh dùng ngôn ngữ thô bạo và thay vào đó nói chuyện một cách dễ chịu. Hành động thiện thứ tư thuộc lời nóihạn chế nói lời vô ích để thay vào đó trì tụng những lời cầu nguyện.

Hành động thiện đầu tiên thuộc tâm là tránh tham lam và thay vào đó là đón nhận lòng quảng đại. Hành động thiện thứ hai thuộc tâm là tránh sự ác độc và thay vào đó là thực hành lòng nhân từ. Hành động thiện thứ ba thuộc tâm là tránh xa tà kiến và thay vào đó áp dụng tầm nhìn chân chánh.

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 186, do T.A. dịch tiếng Anh).

LÒNG ĐỘ LƯỢNG HOÀN HẢO (BỐ THÍ BA-LA-MẬT)

Những đoạn dưới đây mô tả ba phương thức tu tập lòng độ lượng hoàn hảo: bố thí vật chất, bố thí phápbảo vệ chúng sinh khỏi nguy hiểm.

V.42 Bố thí vật chất

Bố thí vật chất có ba hình thức: lòng độ lượng (đơn giản), lòng độ lượng lớn và lòng độ lượng tột cùng.

Lòng độ lượng có nghĩa là cho người khác tất cả các loại vật chất, bắt đầu bằng một tách trà hoặc một chậu lúa mạch. Miễn là các vị cho đi một thứ gì đó với một ý thanh tịnh, số lượng không quan trọng.

Nói chung, nếu con người đạt được sở hữu dù chỉ là một tài sảncủa cải nhỏ, họ sẽ bám vào cho đến hơi thở cuối cùng. Do đó, nó không thể phục vụ lợi ích của họ trong kiếp này hay kiếp tương lai. Dù sở hữu bao nhiêu đi chăng nữa thì họ cũng nghĩ mình chẳng có gì và tuyên bố dõng dạc rằng sắp chết đói. Họ dường như đã trở thành những con ma đói như một hậu quả tương hợp với tính nhân quả của nghiệp.

Để tránh những thái độ như vậy, các vị nên nỗ lực tu tập lòng bố thí bằng cách cúng dường ba ngôi báu, bố thí cho người thấp hènnghèo khổ, v.v... Như Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa) đã nói, “Hãy từ chối thức ăn cho bản thânbố thí cho người thiếu thốn.” Ngoài ra, nếu bạn khuất phục trước sự ham muốn, dù các vị có thể có tất cả của cải trên đời, các vị cũng sẽ không bao giờ hài lòng. Bạn sẽ không thể buông bỏ những gì đã có và luôn tin tưởng rằng cần phải đạt được nhiều hơn (sự giàu có) trước khi có thể cúng dường hoặc bố thí bất kỳ thứ gì.

Cách tu tập bố thí vật chấtcác loại tài sản khác được đức Phật dạy chủ yếu cho các Bồ-tát tại gia. Các vị xuất gia chỉ nên huân tập bản thân để giảm bớt ham muốn và biết đủ với những gì họ có. Điều tất yếu nhất đối với các vị xuất giahành trì ba-la-mật thực tập cao thượng (của kỷ luật đạo đức, thiền địnhtrí tuệ) với quyết tâm lớn - ngay cả trong điều kiện khó khăn ở trong các am thất trên núi và những nơi thanh vắng khác.

Một số người đi ngược lại việc tu hànhtích lũy tài sản, vật chất với sự gian lận trong buôn bán, hoặc từ việc làm nông,77 hoặc các hoạt động bất thiện khác. Sau đó, họ khoe khoang việc tu tập giáo pháp của Phật thông qua việc cúng dường (cúng dường ba ngôi báu) và bố thí cho người nghèo. Tuy nhiên, ngay cả giáo pháp cũng có thể dẫn đến bạc mệnh nếu không thực hành theo đúng pháp. Sự bố thí đó hoàn toàn vô ích. Do đó, điều quan trọng nhất là luôn bằng lòng với bất cứ thứ gì mình có.

Lòng độ lượng lớn là nhường cho người khác những gì rất hiếm và trân quý đối với bản thân, chẳng hạn như ngựa, voi, con trai hoặc con gái.

Lòng độ lượng tột cùng đề cập đến việc hy sinh cơ thể, mạng sống, tay chân, v.v... của chính mình. Nó giống như việc hoàng tử Đại hùng dũng78 trao thân thể cho một con hổ cái, A-xà-lê Long Thọ (S. Ācārya Nāgārjuna) trao đầu cho hoàng tử Sātavāhana, hay công chúa Mandhabhadrī trao thân thể cho một con hổ cái chẳng

77 Trong đó chắc chắn liên quan đến việc giết hại chúng sinh, bao gồm cả sâu và côn trùng.
78 Prince of Great Courage: Hoàng tử Đại hùng dũng.

hạn.79 Tuy nhiên, điều này không thể thực hành bởi những người bình thường, chỉ bằng cách những người chứng đắc quả Bồ-tát (nơi mà vị không còn bị nhiều giới hạn như những người bình thường). Hiện tại, chúng ta có thể (duy nhất) về mặt tinh thần hiến dâng thân thể, cuộc sống và tất cả sở hữu cho lợi ích của chúng sinh mà không dính mắc và nguyện cầu rằng chúng ta có thể thực sự bố thí trong tương lai.

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 381-84, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.43 Bố thí pháp

Bố thí pháp có nghĩa là làm tất cả mọi việc để giúp đỡ người khác trên con đường tâm linh - chẳng hạn như ban bố sự gia trì, thuyết giảng giáo pháp, trao truyền kinh điển, v.v... Tuy nhiên, cho đến khi những ham muốn của bản thân (cho những thứ như đạt được vật chất và sự tôn trọng) hoàn toàn bị dập tắt, dù người ấy có thể giả vờ làm việc vì lợi ích của người khác, đó chỉ là một màn trình diễn giả tạo…

Bố thí món quà giáo pháp cho chúng sinh là khá khó. Khi chưa đạt được trải nghiệm thực tiễn của bản thân (về sự thật của pháp) sẽ không làm lợi ích gì cho người khác. Thọ nhận cúng dườngtài sản bằng cách thuyết giảng giáo pháp là điều mà bậc đạo sư người Ấn Độ80 gọi là “hãy biến giáo pháp thành món hàng để đổi lấy sự sung túc.” Vì vậy, miễn là ham muốn của bản thân không suy giảm, các vị không nên vội vàng làm việc vì lợi ích của người khác. Thay vào đó, hãy cầu nguyện rằng bất cứ khi nào các thiện thầnlinh hồn nghe được lời kinh tiếng kệ và lời khấn nguyện hoặc tuyên đọc những lời của đức Phật, tâm của họ có thể được giải thoát. Sau khi thực hiện nghi thức dâng nước hoặc cúng dường (tượng trưng) thuộc thân thể, hãy tụng niệm bài kệ phổ biến sau: “Hãy bỏ mọi

79 Ba ví dụ về lòng quảng đại tột độ này đã nổi tiếng trong văn học Đại thừa. Hoàng tử Hùng Dũng là tiền thân của đức Phật, người đã dùng chính cơ thể của mình đã nuôi sống cho một con hổ cái sắp chết đói (Jātaka-māla, truyện số 1; Kinh Kim quang minh [Suvara-bhāsottama Sūtra], ch.18). Ngài Long Thọ được cho là đã hy sinh đầu của chính mình khi hoàng tử trẻ Sātavāhana yêu cầu, vì mong muốn trở thành vua sau cái chết của vua cha, mà sinh lực của vua cha được kết nối với sinh lực của ngài Long Thọ.

80 Bậc đạo sư Ấn Độ vĩ đại Padampa Sangye, người đã đến thăm Tây Tạng vài lần trong thế kỷ XI đến thế kỷ XII và thiết lập các dòng truyền thừa Mật tông ở đó.

điều ác, chỉ thực hiện những điều thiện, chế ngự tâm trí; đó là lời dạy của các đức Phật” (Kinh Pháp cú, kệ số 183) và phần còn lại là sự hài lòng với bố thí nhiều giáo pháp.

Khi những ham muốn của bản thân các vị đã chấm dứt hẳn thì đó sẽ là lúc các vị chủ yếu cống hiến hết mình để giúp đỡ người khác, mà không phải chịu sức ảnh hưởng mạnh mẽ của việc tìm kiếm hỷ lạc hay sự buông thả trong chốc lát. Vì vậy, đó là cách các vị nên tiến hành.

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 384-87, do. T.A. dịch tiếng Anh).

V.44 Bố thí sự bảo vệ con ngườiđộng vật khỏi nguy hiểm

Bố thí sự bảo vệ hoặc tự do khỏi nguy hiểm đề cập đến các hoạt động như bảo vệ những chúng sinh không được bảo vệ, cung cấp nơi trú ẩn cho ai không có nơi nương tựa hoặc cung cấp sự trợ giúp cho những người không có bất kỳ sự trợ giúp nào. Cụ thể là từ khi đức Thế Tôn dạy rằng trong tất cả những tạo tác thiệnđiều kiện thì bảo vệ mạng sống của chúng sinhlợi lạc nhất, các vị nên cố gắng một cách siêng năng để giải cứu chúng sinh bằng mọi phương thức thực tiễn. Chẳng hạn như: cấm săn bắn và đánh cá bất cứ khi nào các vị có sức mạnh để làm như vậy, chuộc những con cừu trên đường đến lò mổ, cứu và phóng sanh cá và côn trùng sắp bị giết, v.v...

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 387, do T.A. dịch tiếng Anh).

ĐẠO ĐỨC HOÀN HẢO (GIỮ ĐẠO ĐỨC BA-LA-MẬT)

Những đoạn trích bên dưới miêu tả ba phương thức tu tập đạo đức hoàn hảo như: kiêng tránh những điều ác, hội tụ những phẩm chất thiện và mang lợi lạc đến chúng sinh.

V.45 Kiêng tránh những điều ác

Tuân giữ việc kiêng tránh những điều ác có nghĩa là tránh như thuốc độc mười hành vi bất thiện của thân thể, lời nói và tâm ý, không tạo ra lợi ích cho những người khác.81

81 Mười hành vi bất thiện thì trái nghịch với mười hành vi thiện được liệt kê trong *V.41 và *Th.111.

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 387-88, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.46 Hội tụ những phẩm chất thiện

Tuân giữ việc hội tụ những phẩm chất thiện đề cập đến việc tạo ra tất cả các loại gốc rễ thiện82 có thể tạo ra, bất cứ khi nào có thể, từ những thứ nhỏ nhất. Thậm chí, theo câu nói phổ biến của người thế tục: “Những hành vi thiện và tà ác được tạo ra mọi lúc thông qua miệng, qua tay chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước đi, thậm chí khi ngồi.” Vì lý do đó, trừ phi chúng ta thận trọng kiêng tránh (hành động tà ác) và chấp nhận (thái độ thiện lành) bằng cách chánh niệmquán sát bản thân mọi lúc trong bất cứ việc gì chúng ta làm,83 chúng ta có thể phạm phải những hành vi bất thiện rất nghiêm trọng ngay cả khi chúng ta làm cho vui. Như bài kệ sau, “Đừng đánh giá thấp ngay cả những điều tà ác nhỏ nhất, tin rằng nó không gây hại gì; thậm chí một tia lửa nhỏ cũng có thể làm cháy cả một núi cỏ khô” (xem Kinh Pháp cú 71).

Mặt khác, nếu chúng ta làm quen với việc thực tập chánh niệm và tỉnh giác mọi lúc trong mọi hành vi tạo tác thì chúng ta có thể tạo ra một khối lượng (phẩm chất) thiện khó nghĩ bàn trong công việc kinh doanh hằng ngày. Ngay cả một hành động nhỏ như cởi mũ ra để tỏ lòng kính trọng với một nhóm những viên đá maṇi84 trên đường và để chúng nằm ở bên phải của khi đi vòng qua chúng, khi thực tập trong khuôn khổ của ba phương thức tuyệt vời,85 các vị có thể chứng đắc giác ngộ viên mãn. Được nói lại rằng, “Đừng xem thường việc thiện dù là nhỏ nhất, vì nghĩ rằng việc ấy chẳng mang lại lợi ích; tích hợp những giọt nước dần dần có thể làm đầy một bình lớn” (xem Kinh Pháp cú 122, *Th.72). Hãy nhớ câu chuyện về một

82 Xem *Th.102.

83 Tham chiếu *Th.103.

84 Nhiều viên đá với dòng chữ O mai padme hu (thần chú của Quán Thế Âm Bồ-tát [Avalokiteśvara], vị Bồ-tát [bodhisattva] của lòng từ bi) được sơn hoặc khắc trên chúng, một cảnh tượng quen thuộcTây Tạng.

85 Ba phương thức tuyệt vời của bất kỳ sự tu tập thiện nào là: khơi dậy tâm thức tỉnh giác như một sự chuẩn bị, thực hiện phần chính mà không có bất kỳ định kiến nào và hồi hướng lợi ích về nghiệp cho chúng sinh như phần đúc kết.

con lợn ngày xưa bị một con chó đuổi quanh bảo tháp (stūpa), hay chuyện về bảy con sâu bướm đã từng rơi xuống nước trên một chiếc lá cây và được dắt quanh một bảo tháp, đi vòng quanh bảy lần, tạo nhân duyên sau cùng cho chúng sinh giải thoát. Do đó, trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh, hãy tránh xa ngay cả những điều ác nhỏ nhất và tạo ra một gốc rễ thiện lành nhất mà bạn có thể tạo ra và sau đó, đem lại lợi ích về nghiệp cho tất cả chúng sinh. Điều này bao gồm luôn tất cả các lời bổn nguyện và điều khoản đạo đức của Bồ-tát.

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 388-89, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.47 Mang lại lợi lạc cho chúng sinh86

Quy tắc mang lại lợi lạc cho chúng sinh có nghĩa là thực sự làm việc vì lợi ích của chúng sinh thông qua việc dựa vào bốn phương thức thu nhiếp đệ tử (tứ nhiếp pháp)87 - khi người đã hoàn toàn kết thúc ham muốn như đã đề cập trước đó.88 Trong khi người mới thực tập, có thể thực hiện bằng cách cúng dường lợi ích về nghiệp của sự huân tậptu hành tạo ra (gốc) thiện lành và tránh ác, thực hiện trong khuôn khổ của ba phương thức tuyệt vời,89 vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 389, do T.A. dịch tiếng Anh).

Quy tắc đem lại lợi lạc cho chúng sinh gồm có mười một điều, được liệt kê trong “Các quả vị của Bồ-tát90 như sau: “Tham gia các hoạt động ý nghĩa, xua tan nỗi đau khổ của chúng sinh, truyền dạy kiến thức cho những người chưa biết phương pháp, biết ơnđền ơn đã nhận được, bảo vệ người khác khỏi hiểm nguy, xóa bỏ nỗi thống khổ trong đau đớn, cung cấp nhu yếu phẩm cho những người chưa có, thiết lập một vòng tròn của tình bạn đạo và tùy chuyển họ phù hợp với từng tâm tánh, khơi dậy niềm hoan hỷ nhờ những

86 Bringing benefit to sentient beings: mang lại lợi lạc cho chúng sinh. PĐPT dịch là nhiêu ích hữu tình giới.

87 Đó là: bố thí những gì thiếu thốn, lời nói quý mến, ứng xử hữu ích và sự công bằng (tham chiếu*Th.229).

88 Xem *V.43.

89 Giải thích trong cước chú ở *V.46.

90 Stages of the Bodhisattva: các quả vị của Bồ-tát. PĐPT dịch là “Du-già Bồ-tát địa.”

phẩm chất tốt đẹp, loại bỏxua đuổi (kẻ thù của giáo pháp) một cách đúng đắn với các thần lực và tạo ra nguồn cảm hứng.

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 220, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.48 Giới chế ngự

Đoạn này mô tả các loạilý do của việc phát nguyện giải thoát cá nhân, vốn là cơ sở của việc tiếp nhận nguyện Bồ-tát.

Giới chế ngự có những biến thể phổ biến và không phổ biến. Phổ biến là (bất kỳ trong số) bảy loại (những lời nguyện cho) sự giải thoát cá nhân. Như đã nói trong “Các quả vị của Bồ-tát:” “Giới chế ngự của Bồ-tát là lời nguyện giải thoát cá nhân mà người đã tiếp nhận. Có bảy loại: Giới luật của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa­ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, cư sĩ namcư sĩ nữ. Người ấy nên biết họ thuộc nhóm tại giaxuất gia.”91

Các lời phát nguyện ấy giúp người tránh làm hại người khác và căn tánh của nó (tức là giận dữ). Người thọ nhận lời phát nguyện giải thoát cá nhân quay lưng lại với nó vì lợi ích của cá nhân, trong khi Bồ-tát lại vì lợi ích của người khác. Như trong kinh: “Na-la-diên

(S. Nārāyaā) thỉnh vấn,” (Bồ-tát) không giữ giới luật vì quyền lực chính trị, lợi ích tái sinh cao hơn, lợi ích của Đế-thích, lợi ích của Phạm thiên, lợi ích của hỷ lạc, cũng không vì lợi ích của Śīva,92 và cũng không vì bất kỳ đối tượng nào của giác quan. Tương tự như vậy, vị ấy không giữ giới luật vì sợ tái sinh trong địa ngục, trong vương quốc động vật hoặc trong thế giới khác. Đúng hơn là để mang phong thái của đức Phật; vị ấy giữ giới luật vì tìm kiếm lợi ích và sự tự tại của tất cả chúng sinh.”

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 214-15, do T.A. dịch tiếng Anh).

KIÊN TRÌ HOÀN HẢO (NHẪN BA-LA-MẬT)

Những đoạn sau đây trích từ chương thứ mười bốn của quyển

91 Lời phát nguyện của cư sĩ namcư sĩ nữ rơi vào nhóm giới tại gia, trong khi những vị còn lại rơi vào nhóm giới xuất gia.

92 Đế Thích, Phạm thiên và thần Śiva là các thần thế gian.

Vòng hoa báu giải thoát93 của Gampopa thảo luận về sự toàn thiện của nhẫn: sự kiên nhẫn trong những tình huống khó khăn và đau đớn và những lời dạy đầy thử thách.

V.49 Tại sao chúng ta cần phải kiên nhẫn

Đoạn này là một bài thiền kệ về những bất lợi của việc không có kiên nhẫn và những lợi thế của việc sở hữu nó.

Người có thể rộng lượng và có kỷ luật đạo đức, nhưng vẫn có thể dễ dàng nổi giận nếu khôngkiên nhẫn. Nếu người ấy sân hận thì tất cả (gốc rễ) thiện lành được tạo ra thông qua sự rộng lượng, kỷ luật đạo đức và các phương tiện khác có thể ngay lập tức trở thành vô ích.94 Như đã dạy trong “Tuyển tập về các Bồ-tát,” “Sự sân hận có thể phá hủy gốc thiện lành của bạn tích lũy được trong một trăm nghìn kiếp.” Ngoài ra, trong “Tu tập trong hành vi đđạt tỉnh giác95, “Một hành động sân hận có thể đánh bại tất cả các tạo tác tốt về lòng quảng đại, cúng dường cho các Như Lai, v.v... mà bạn đã thu thập trong hàng nghìn kiếp” (BCA VI. 1).

Hơn nữa, trừ khi bạn có lòng kiên nhẫn, nếu không các vị có thể bị bao vây bởi lòng thù hận, gây tạo một nỗi đau nhức nhói xuất hiện trong tim như thể nó bị một mũi tên độc đâm xuyên qua, khiến bạn sẽ không còn niềm vui hay sự an lạc của tâm - thậm chí các vị còn không thể ngủ được. Như “Tu tập trong hành vi đđạt tỉnh giác” có viết, “Bị cảm giác hận thù đau đớn kìm hãm, tâm trí của người không thể có được chút bình yên nào. Không thể có được bất kỳ niềm vui hay hạnh phúc nào, người ấy không thể ngủ cũng như không tìm thấy sự an định nào.” (BCA VI. 3). Và một lần nữa, “Tóm lại, không ai có thể sống yên bình với sự sân hận trong lòng” (BCA VI. 5b).

Ngoài ra, nếu không kiên nhẫn, mỗi khi sân hận, các vị sẽ tỏ ra cáu kỉnh, khiến chồng hoặc vợ và những người bạn đồng hành thấy

93 The Jewel Ornament of Liberation: Vòng hoa báu giải thoát.

94 Cho ví dụ, một người giết người vì lòng sân hận.

95 Engaging in the Conduct for Awakening: Tu tập hành vi để đạt tỉnh giác. PĐPT dịch là Nhập Bồ-tát hành.

phiền muộnbực bội. Họ sẽ không đến gần bạn ngay cả khi bạn cho họ thức ăn hay tặng quà. Như đã nói, “Những người thân yêu của các vị sẽ nản lòng. Họ có thể bị lôi cuốn bởi những gì các vị chu cấp cho họ, nhưng họ sẽ không còn tin tưởng nữa” (BCA VI. 5a).

Hơn thế nữa, nếu bạn không kiên nhẫn, ma vương sẽ tìm cơ hội gây rắc rối cho bạn. Lại nữa, như trong “Tuyển tập về các Bồ-tát,” “Ai bị chế ngự bởi sân hận sẽ tạo cho ma vương cơ hội gây rắc rối cho người đó.” Hơn nữa, nếu bạn không có lòng kiên nhẫn, Sáu toàn thiện của đường dẫn đến Phật quả sẽ bị dở dang và các vị sẽ không thể thành tựu sự giác ngộ vô thượng. Như đã dạy trong “Tuyện tập Thánh,” “Làm thế nào người có thể chứng ngộ nếu người ấy còn sân hận và thiếu kiên nhẫn?”

Mặt khác, nếu bạn có lòng kiên nhẫn thì đó là điều tối thượng trong số tất cả các gốc thiện lành. Như đã nói, “Không có ác pháp nào giống như hận thù và không có khổ hạnh như kiên nhẫn. Vì vậy, người ta nên nỗ lực rèn luyện tính kiên nhẫn bằng mọi cách” (xem Kinh Pháp cú 184). Hơn nữa, nếu bạn có lòng kiên nhẫn, bạn thậm chí sẽ đạt được tất cả các loại thú vui tạm thời (thế gian). Như đã nói, “Ai đánh tan sân hận bằng tu tập thiền định sẽ hạnh phúc trong đời này và đời sau.” Một lần nữa, nếu bạn có lòng kiên nhẫn, bạn sẽ thành tựu sự giác ngộ vô thượng. Như trong “Kinh cuộc gặp gỡ của cha và con” nói: “Nếu các vị luôn thiền định về lòng từ, chiêm nghiệm rằng “sân hận không phải là cách để tỉnh thức,” đó là cách bạn sẽ đạt được sự giác ngộ.”

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 227-29, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.50 Kiên nhẫn là gì

Phân đoạn này đưa ra một định nghĩa ngắn về sự kiên nhẫnliệt kê ba loại của nó, sau đó, sẽ được thảo luận trong ba đoạn tiếp theo.

Kiên nhẫn với điều gì đó được định nghĩa là không lo lắng việc ấy. Như đã dạy trong “Các quả vị của Bồ-tát,” “Nói tóm lại, sự kiên nhẫn của Bồ-tát được định nghĩa là không phiền não (trạng thái) của tâm và không lo lắng đến bất cứ điều gì ngoài lòng từ bi.”

Có ba loại kiên nhẫn: Kiên nhẫn theo nghĩa không bận tâm về những người đang làm hại mình; kiên nhẫn theo nghĩa là trải nghiệm những đau đớn; và kiên nhẫn theo nghĩa hiểu biết giáo pháp của Phật. Loại kiên nhẫn thứ nhất được thực tập qua việc xem xét bản chất những chúng sinh đang gây tổn hại cho người khác; thứ hai, thực tập qua phân tích bản chất của nỗi đau; và thứ ba, thực tập qua việc kiểm nghiệm bản chất thực sự của sự vật.Hai loại kiên nhẫn đầu tiên được thực tập theo quan điểm tương đối96, trong khi loại thứ ba là theo quan điểm tối thượng.97

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 229-30, do T.A dịch tiếng Anh).

V.51 Không bận tâm về những người gây tổn hại người khác

Bên cạnh việc mô tả bản chất của loại kiên nhẫn đầu tiên, đoạn trích này giới thiệu một phương pháp tu dưỡng kiên nhẫn đối với những chúng sinh được xem là người gây hại.

Loại kiên nhẫn đầu tiên với ý nghĩa khoan dung những người tạo tác các hành vi khó chấp nhận với người khác hoặc sở hữu của người ấy như đánh đập, chỉ trích, lăng mạ hoặc vạch trần những sai sót thầm kín của họ; hoặc những người tạo ra các trở ngại cho (việc thành tựu) mong muốn của người khác. Thế nào là bao dung đối với họ? Nó có nghĩa là không khó chịu, không trả đũa và không có bất kỳ sự oán giận nào đối với họ...

[Thiền tu kiên nhẫn]

Các quả vị của Bồ-tát” dạy rằng, kiên nhẫn nên được tu dưỡng bằng cách hình thành năm quán tưởng. Như bản luận đã viết, năm quán tưởng đó là: “Quán tưởng về người gây hại như người thân mến trong lòng, quán tưởng người ấy chỉ là pháp, quán tưởng về vô thường, quán tưởng về đau khổquán tưởng về trách nhiệm.

Quán tưởng người gây hại như người thân mến trong lòng: Các vị nên suy nghĩ rằng, “Người hiện đang làm tổn thương tôi chắc hẳn

96 Relative point of view: quan điểm tương đối. PĐPT dịch là thế tục đế. 97 Ultimate point of view: quan điểm tối thượng. PĐPT dịch là thắng nghĩa đế.

đã từng là mẹ cha, chị em, hoặc thầy của tôi trong kiếp trước. Chắc chắn trước đây người ấy đã giúp tôi vô số cách, vì thế tôi không được trả thù việc tổn thương họ đã tạo tác.” Do vậy, hãy kiên nhẫn với người gây tổn hại ấy bằng cách tưởng tượng rằng họ như là người thân mến trong lòng mình.

Quán tưởng người đó chỉ là pháp: Các vị nên suy nghĩ rằng, “Người gây hại này phụ thuộc vào các duyên; chỉ có duy nhất tưởng, chỉ có duy nhất pháp. Không có bất kỳ ai - không phải bất kỳ chúng sinh (vốn dĩ đang tồn tại), bất kỳ sinh vật sống nào và bất kỳ linh hồn nào ở đây, đang đánh đập, chỉ trích, xúc phạm, hoặc đang vạch trần những lỗi giấu kín của tôi.” Hãy cố gắng tu tập tính kiên nhẫn bằng cách suy nghĩ theo cách này.

Quán tưởng về vô thường: Các vị nên suy nghĩ rằng: “Chúng sinh là vô thường, đều lệ thuộc vào sanh tử. Sự mất mát lớn nhất có thể xảy ra khi mạng sống của người bị mất đi và cho dù mọi người đều phải chết đi nữa thì không ai nên từ bỏ mạng sống của mình.

Quán tưởng về khổ đau: Các vị nên suy nghĩ rằng: “Tất cả chúng sanh đều trải qua ba loại khổ đau.98 Tôi nên xóa tan đi những khổ đau này hơn là làm người khác đau khổ.” Tinh tấn tu tập kiên nhẫn đối với người gây tổn hại bằng cách quán tưởng rằng người ấy chính là người đang bị khổ đau.

Quán tưởng về trách nhiệm: Từ khi ta phát khởi tâm tỉnh thức, ta nên làm việc lợi lạc cho chúng sinh. Ta nên có trách nhiệm với chúng sinh như thể là (có trách nhiệm) với người vợ. Khi có được trách nhiệm với họ như vậy, điều đó không đáng để trả đũa ai vì một lời lăng mạ không đáng kể.

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 230, 233-35, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.52 Sự kiên nhẫn khi đối diện khổ

Loại kiên nhẫn tiếp theo là sự cam chịu trước những trắc trở trên con đường Phậtđây được xem là một nỗ lực kiên dũng.

98 Trong phần ba loại khổ, xem *V.20 và *Th.152.

Sự kiên nhẫn khi đối diện khổ có nghĩa là không bao giờ buồn chán với những nỗi đau có liên hệ trên (con đường) để thành tựu sự giác ngộ vô thượng, mà còn phải tiếp nhận chúng với tâm hân hoan. Theo “Các quả vị của Bồ-tát,” có tám loại khổ cần phải đối mặt - chẳng hạn như các loại liên hệ đến nơi chốn, v.v... Trên thực tế, các loại khổ như sau: Khi đã từ bỏ thế gian, (người phải đối diện) những nỗi khổ của việc tìm kiếm pháp phục, bố thí, v.v... Sau đó, là những nỗi khổ đến từ nỗ lực cần thiết để cúng dường, tham dựtôn kính ba ngôi báu và các bậc thầy tâm linh, nghe giáo pháp, giải đáp các thắc mắc, tụng kinh, thiền địnhthực tập yoga khi thức khuya dậy sớm; cũng như những nỗi khổ đến từ nỗ lực cần thiết để thực hiện mười một điều đã đề cập để mang lại lợi lạc cho chúng sinh.99 Tất cả những nỗi khổ đó phải được thực hiện mà không cần lo lắng về sự khó khăn, mệt mỏi, cảm giác nóng hoặc lạnh, đói hoặc khát, hoặc bất kỳ loại rối nhiễu tâm trí. Nó giống như đối diện với nỗi đau khi phải lấy máu để phục hồi sau một căn bệnh nghiêm trọng. Hoặc, như được dạy trong “Tu tập trong hành vi đđạt tỉnh giác,” “Nỗi khổ đau của ta khi tu tập để đạt sự tỉnh giác là có giới hạn; giống như nỗi đau của việc tạo ra một vết thương trên cơ thể để lấy một cái gai mắc kẹt ở bên trong” (BCA VII. 22).

Nếu bạn có thể tiếp cận những khía cạnh khổ đau trong (tu tập) giáo pháp theo cách này thì các vị sẽ là người hùng vĩ đại, người đã đẩy lùi cuộc tấn công của luân hồi và chiến thắng kẻ thùphiền não. Trên thế gian, ai đó giết kẻ thù thông thường chết mà được gọi là “người hùng”, nhưng người ấy không phải là người hùng chút nào cả. Như thể người ấy đang dùng kiếm đâm vào xác chết. Như đã nói trong “Tu tập trong hành vi đđạt tỉnh giác,” “Những người đã diệt trừ tất cả khổ đau, chiến thắng kẻ thù bao gồm sân hận và số còn lại (các phiền não) là những người hùng thắng trận - còn những người khác thì (như thể họ đã) giết chết những xác chết.”

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 235-36, do T.A. dịch tiếng Anh).

99 Xem *V.47.

V.53 Kiên nhẫn trong việc hiểu giáo pháp

Loại kiên nhẫn thứ ba và cuối cùng là gặp trở ngại trong việc lĩnh hội những lời dạy sâu sắc trong Phật pháp: Kiên nhẫn mở ra chiều sâu và nhiều thách thức. Đặc biệt, nó đề cập đến sự kiên nhẫn tối thượng trong việc chấn nhận những giảng dạy (và kinh nghiệm) về tánh không. Định nghĩa ngắn gọn của Gampopa được bổ sung bằng một câu chuyện minh họa từ “Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo100.

Kiên nhẫn trong việc hiểu biết giáo pháp, theo quyển “Các quả vị của Bồ-tát,” có nghĩa là “có niềm tin vào tám đối tượng, chẳng hạn như những phẩm chất tốt của ba ngôi báu, v.v...” Hơn thế nữa, kiên nhẫn cũng có nghĩa là có lòng tinkiên nhẫn với sự thật của điều đó, tánh không của cả hai đặc tánh.101

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 235-36, do T.A. dịch tiếng Anh).

Thánh vương (Atiśa) đã từng được hai nhà sư Ấn Độ đến thăm, những người đang tuân giữ mười hai hạnh tốt trong việc tu hành.102 Đầu tiên, Ngài dạy họ về phi ngã (sự vắng mặt của danh tính) và cả hai đều rất hoan hỷ. Nhưng khi ngài bắt đầu nói về sự thiếu vắng danh tính của các sự vật, họ trở nên sợ hãicầu xin ngài ấy đừng nói như vậy. Khi họ nghe ngài trích dẫn từ những kinh điển uyên thâm (giáo pháp Đại thừa), họ bịt tai của mình lại. Thánh vương Atiśa trở nên buồn bã và nói với họ rằng: “Trừ khi các vị huân tập bản thân trong tâm tỉnh giác của lòng từ bi và cải thiện lòng tin với giáo pháp cao siêu (về tánh không), các vị sẽ không đi đến đâu nếu chỉ giữ nguyên vẹn hạnh nguyện của mình.”

(Lời dạy bậc đạo sư toàn hảo của con, tr. 397-98, do T.A. dịch tiếng Anh).

100 The words of my perfect teacher: Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo. Thường được dịch là Lời vàng

của thầy tôi. PĐPT dịch là Thượng sư khẩu giáo. 101 Đó là tánh không của đặc tánh cá nhân và sự vật . 102 Ở đây, đề cập đến mười hai điều luật chính kiểm soát oai nghi của các vị Tỳ-kheo. Có ba điều liên

hệ đến thực phẩm, ba điều liên hệ đến y phục và sáu điều liên hệ đến việc an trú và nghỉ ngơi.

TINH TẤN HOÀN HẢO (TINH TẤN BA-LA-MẬT)

V.54 Tinh tấn trong việc tu tập giáo pháp

Mặc dù, các vị có thể cảm thấy giải đãi trong tu tập giáo pháp và nếu cứ trì hoãncho đến ngày mai và ngày mai, các vị sẽ đánh mất cuộc sống của cả kiếp người. Các vị phải ngừng lãng phí cuộc sống của mình trong khi vẫn muốn tu tập giáo pháp. Như Padma Karpo, đạo sư Drukpa Kagyupa nổi tiếng đã nói rằng: “Kiếp người này, giống như con vật bị dẫn đến lò mổ, với mỗi khoảnh khắc trôi qua là ngày đến với cái chết càng gần hơn. Nếu các vị gác lại những việc có thể hoàn tất trong hôm nay cho ngày mai thì sự than vãn trên chiếc giường tử của các vị là vô ích.”

Do đó, đừng lãng phí thêm giây phút nào nữa trong việc trì hoãn tu tập giáo pháp. Giống như người trí thấy một con rắn trên đùi mình, hoặc như tóc một thiếu nữ bốc cháy, hãy lập tức loại bỏ mọi hoạt động thế tục và bắt đầu tu tập giáo pháp ngay lập tức! Trừ khi các vị làm điều đó, bằng không sẽ bị áp chế bởi các hoạt động thế tục không bao giờ ngừng, nối tiếp nhau như những sóng nước và thời gian để thực tập giáo pháp sẽ không bao giờ đến. Thời khắc ấy sẽ chỉ đến khi bạn quyết tâm gạt bỏ mọi lo lắng trần tục. Như bậc toàn tri Longchen Rabjam103 đã nói: “Các hoạt động trên thế gian không bao giờ dừng lại cho đến khi chúng ta chết, nhưng khi bị bỏ rơi thì chúng tự nhiên dừng lại,” cũng như “Các hoạt động giống như trò chơi của trẻ em; miễn là chúng được tiếp tục, chúng không kết thúc, nhưng sẽ hoàn tất ngay khi chúng ta rời khỏi chúng.”

Vì vậy, một khi các vị đã tiến hành mong muốn thực tu tập giáo pháp, hãy lấy cảm hứng (ý niệm về) vô thường và bắt đầu thực tậpngay lập tức mà không bị sức mạnh của sự biếng nhác hay giải đãi dù chỉ trong chốc lát. Đây là những gì chúng ta gọi là “tinh tấn tu tập giáo pháp.”

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 399-400, do T.A. dịch)

103 Xem *V.22

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48497)
11/08/2013(Xem: 44008)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.