Đại BiTánh Không Trong Kinh Duy Ma Cật

15/08/20211:00 SA(Xem: 6233)
Đại Bi Và Tánh Không Trong Kinh Duy Ma Cật

ĐẠI BITÁNH KHÔNG
TRONG KINH DUY MA CẬT

Nguyễn Thế Đăng

1/ Đại bi của Bồ tát: Vì chúng sanh bệnh nên tôi bệnh 

Trong bài này chúng ta tìm hiểu đại bitrí huệ tánh Không của Bồ tát trong phẩm Văn Thù Sư Lợi thăm bệnh, phẩm thứ năm của Kinh Duy Ma Cật

Nguyên do của kinh này là Bồ tát cư sĩ Duy Ma Cật thị hiện có bệnh để có cơ hội thuyết pháp cho những vị đến thăm. Khi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đích thân đến thăm, ngài Duy Ma Cật nói như thế này về bệnh của mình: 

Văn Thù Sư Lợi hỏi: - Bệnh của cư sĩ có tướng trạng thế nào? 

Duy Ma Cật nói: - Bệnh tôi không có hình trạng, không thể thấy được. 

Lại hỏi: - Bệnh ấy hiệp với thân ư? Hiệp với tâm ư?

Đáp rằng: - Chẳng phải hiệp với thân, vì thân tướng vốn lìa. Cũng chẳng hiệp với tâm, vì tâm như huyễn

Lại hỏi: - Trong bốn đại đất, nước, lửa, gió, bệnh nơi đại nào? 

Đáp rằng: Bệnh này chẳng phải đại đất, cũng chẳng lìa đại đất. Nước, lửa, gió cũng lại như vậy. Nhưng bệnh của chúng sanh nương nơi bốn đại mà khởi. Vì chúng sanh bệnh cho nên tôi bệnh”. 

 

Một vị đã chứng tánh Không thì thấy bệnh, nếu có, cũng là tánh Không: “Không hiệp với thân, vì thân tướng vốn lìa, không hiệp với tâm, vì tâm như huyễn”. Không thấy bệnh ở thân tâm, cũng không thấy bệnh có ở bốn đại, nghĩa là không thấy bệnh ở đâu cả. Người chứng tánh Không thì giải thoát khỏi bệnh như vậy. 

Nhưng ngài lại nói, “Vì chúng sanh bệnh cho nên tôi bệnh”. Đây là lòng đại bi của Bồ tát. Nếu dùng chữ “bệnh” trong ngữ cảnh này, thì “bệnh” của Bồ tát chính là lòng đại bi đối với chúng sanh

Bệnh của chúng sanh là lạc loài trong sanh tử để chịu khổ đau không dứt. Như người mắt mù, không thấy đường mà đụng phải tai nạn; như người tai điếc, không biết đường đi mà có ai chỉ cho đường đi cũng không nghe gì. Bệnh của chúng sanh là đã ở trong cảnh khổ mà không biết, lại còn tiếp tục tự tạo cho mình nhân khổ để tiếp tục chịu quả khổ. 

Bệnh của Bồ tát là vì thấy chúng sanhbệnh khổ cho nên tôi bệnh. Bệnh của Bồ tát là lòng bi đối với chúng sanh. Hơn nữa đó là đại bi, vì sanh tử gồm sáu cõi thì lớn rộng không bến bờ, chúng sanh thì cũng nhiều không bến bờ, nỗi khổ đau của chúng sanh trong sanh tử do đó cũng không có bờ bến. Thấy được bệnh của chúng sanh và khổ đau bao la không dứt của họ, lòng Bồ tát mở ra để ôm trùm lấy tất cả chúng sanh, đó là lòng đại bi. Đại bi là bệnh của Bồ tát

2/ Tánh Không chữa khỏi bệnh 

Bệnh của chúng sanh và của cả Bồ tát mới phát tâm, chưa hết bệnh, từ đâu mà có, do đâu sanh ra? 

Văn Thù Sư Lợi hỏi: - Cư sĩ, Bồ tát có bệnh làm sao điều phục tâm mình? 

Duy Ma Cật trả lời: - Bồ tát có bệnh nên nghĩ như vầy: Nay bệnh của ta đều do các phiền não điên đảo, tư tưởng hư vọng đời trước mà sanh, không phải thật có, thì ai chịu bệnh. Tại sao như vậy? Bốn đại hòa hợp nên giả gọi là thân. Bốn đại không có chủ, thân cũng không có ngã. 

Lại nữa, bệnh này sanh khởi đều do chấp ngã. Thế nên chớ sanh đắm trước cái ngã. Đã biết gốc bệnh, liền trừ tưởng ngã và tưởng chúng sanh. Hãy khởi tưởng pháp, nên nghĩ như vầy:  Chỉ do các pháp hợp thành thân này, khởi chỉ là pháp khởi, diệt chỉ là pháp diệt. Nhưng lại nữa, các pháp ấy đều chẳng biết nhau, khi khởi không nói ta khởi, khi diệt không nói ta diệt. Bồ tát có bệnh ấy, để diệt tưởng pháp, phải nghĩ như vầy: các tưởng pháp này cũng là điên đảo. Điên đảođại họa, ta phải lìa bỏ”.

 

Bệnh là do chấp ngãchấp pháp, hai cái này là vọng chấp, do điên đảo mà có. Trong khi đó, sự thậtvô ngã (không có cái ta điên đảo hư vọng) và vô pháp (không có các hiện tượng, các sự vật hư vọng, như huyễn).

Để hết bệnh thì phải phá trừ sự chấp ngãchấp pháp này. Chấp ngã chấp pháp được phá trừ đến đâu thì thực tại tối hậu hiển lộ đến đó.

Trong đoạn này, ngài Duy Ma Cật không phải giải thích bệnh một cách triết học, mà là để đưa vào thực hành. Con đường Phật giáo là Văn, Tư, Tu. Văn là nghe thuyết pháp, đọc, học. tư duy xem thử đúng sai thế nào và biết đường hướng thực hành. Nếu chỉ ở cấp độ tư duy thì mới chỉ là cấp độ triết học, chỉ ảnh hưởng đến ý thức, tức là thức thứ sáu, chứ chưa ăn nhằm gì đến thức chấp ngã thứ bảy và tạng thức a lại da thứ tám, nền tảng của bảy thức trước. Phải qua tới bước thứ ba, Tu, tức là thực hành. Thực hànhthiền định, tập trung vào chủ đề, và thiền quán, quan sát tìm hiểu sâu sắc chủ đề. Nhờ thiền địnhthiền quán, người ta mới có thể tiếp cận và thấy rõ ràng, trực tiếp những lời nói của ngài Duy Ma Cật về cách chữa bệnh.

Chỉ với Tu, tức là thiền định thiền quán, những câu nói trên mới phát ra ánh sáng, ánh sáng của trí huệ.

 

Thế nào là lìa bỏ? Lìa bỏ ta và cái của ta. Thế nào là lìa bỏ ta và cái của ta? Là lìa bỏ hai pháp chủ thể và đối tượng. Thế nào là lìa bỏ hai pháp chủ thể và đối tượng? Là chẳng nghĩ tưởng các pháp bên trong và bên ngoài, nhất tâm thực hành bình đẳng. Thế nào là bình đẳng? Là ngã bình đẳng, Niết bàn bình đẳng. Tại sao như vậy? Ngã và Niết bàn cả hai đều Không. Vì sao mà Không? Vì chỉ là danh tự nên Không. Hai pháp nhị biên này không thể kiến lập, không có tự tánh quyết định. Thấy được tánh bình đẳng như vậy thì không phân biệt giữa bệnh và Không, nên không có bệnh gì nữa.

Có còn là chỉ có cái bệnh về Không. Nhưng cái bệnh về Không cũng Không. Bồ tát có bệnh này lấy cái không chỗ thọ mà thọ nhận các thọ. Chưa đầy đủ Phật pháp thì cũng không diệt cái thọ mà thủ chứng vậy.

 

Mọi bệnh sanh ra từ chấp ngãchấp pháp, từ cái ta và cái của ta. Có cái ta thì có cái của ta, có cái ta làm chủ thể thì có đối tượng của ta là thế giới sanh tử.

Để xóa bỏ sự chia cắt phân biệt này thì phải “nhất tâm thực hành bình đẳng”. Bản tánh của mọi sự, từ ngã cho đến Niết bànbình đẳng. Tánh bình đẳngtánh Không. Khi “thấy được tánh bình đẳng (là tánh Không) như vậy, thì không phân biệt giữa bệnh và Không, nên không còn bệnh gì nữa”.

Căn bệnh của mọi thứ bệnh là bệnh sanh tử. “Không phân biệt giữa bệnh và Không, nên không còn bệnh gì nữa”. Khi căn bệnh sanh tử đã là Không, sanh tử đã là Không, nghĩa là sanh tử chưa từng có, chưa từng sanh, thì không còn bệnh gì nữa.

Nhưng Bồ tát “có còn là chỉ có cái bệnh về Không”. Cái bệnh về Không là “thủ chứng” Không mà bỏ chúng sanh. Cho nên Bồ tát phải quán “cái bệnh về Không”, cái bệnh muốn thủ chứng Không, cũng là Không. Trong mười sáu cái Không được nói trong các kinh Bát nhã ba la mật, thì đây là Không Không vậy. Không Không là cái Không cũng là Không

Nhưng không thủ chứng Không, vẫn ở trong sanh tử với chúng sanh, nên Bồ tát vẫn còn phải chịu “biến dịch sanh tử”. “Biến dịch sanh tử” của Bồ tát vẫn còn là bệnh vi tế, nhưng so với chúng sanh thì bệnh của chúng sanh là “phần đoạn sanh tử”, nặng nề khổ đau hơn rất nhiều.

Cho nên, “vì chúng sanh có bệnh nên tôi bệnh” cần được hiểu không phải bệnh của Bồ tát chỉ là đại bi đối với chúng sanh, mà còn là bệnh “biến dịch sanh tử” của chính Bồ tát vì nguyện hứa ở lại trong sanh tử để cứu giúp chúng sanh.

 

Nếu thân có khổ, bèn nghĩ đến chúng sanh trong các nẻo xấu sốkhởi lòng đại bi. Ta đã điều phục, cũng phải điều phục cho tất cả chúng sanh. Chỉ trừ bỏ bệnh mà chẳng trừ pháp. Vì đoạn trừ gốc bệnh mà hướng dẫn chỉ dạy chúng sanh.

Sao gọi là gốc bệnh? Tức là có phan duyên. Khi nào có phan duyên, đó là gốc bệnh. Phan duyên cái gì? Đó là ba cõi. Làm thế nào đoạn dứt phan duyên? Hãy dùng không chỗ đắc. Khi không chỗ đắc thì không có phan duyên. Sao gọi là không chỗ đắc? Đó là lìa hai kiến chấp. Sao gọi là hai kiến chấp? Là kiến chấp bên trong và kiến chấp bên ngoài, cả hai đều không chỗ đắc”.

 

Ở trong sanh tử bèn biết có bệnh khổ. Lúc ấy nghĩ đến chúng sanh trong sáu nẻo chịu khổ đau không dứt mà đau đớn thay họ không biết là họ đang khổ và cũng không biết làm sao để chấm dứt khổ. Khi thấy khổ đang bao vây sáu nẻo sanh tử luân hồi, Bồ tát tự nhiên khởi lòng đại bi điều phục cứu giúp chúng sanh, và chính lòng đại bi này là động lực để Bồ tát đi trên con đường tự giác, giác tha.

Chữa căn bệnh sanh tử khổ đau này bằng tánh Không vô ngã vô pháp, bằng tánh Không không chỗ đắc. Bởi vì chính sự phan duyên, duyên theo vịn níu mà tạo ra ba cõi. Duyên níu theo bên trong thì chấp vào tâm là có thật; duyên níu theo bên ngoài thì chấp là thế giới sanh tử là có thật. Càng duyên níu theo bao nhiêu thì tâm - cảnh vốn Không lại trở thành có thật bấy nhiêu, khổ đau càng lớn theo bấy nhiêu.

Cho nên “hãy dùng không chỗ đắc”, tức là an trụ vào tánh Không không chỗ đắc. Trụ vào thật tướng tánh Không không chỗ đắc được bao nhiêu thì thật tướng ấy càng hiển lộ bấy nhiêu, và giả tướng của sanh tử khổ đau càng tan rã bấy nhiêu.

3/ Trí huệđại bi để lìa lòng bi ái kiến

Bồ tát có bệnh lại nghĩ như vầy: Như bệnh của tôi đây không thật, không có; bệnh của chúng sanh cũng không thật, không có. Khi quán sát như vậy mà đối với chúng sanh nếu khởi lên lòng bi ái kiến thì phải xả bỏ ngay. Vì sao thế? Bồ tát đoạn trừ phiền não khách trần mà khởi đại bi, còn lòng bi ái kiến thì đối với sanh tửtái sanh có lòng chán mệt. Nếu lìa ái kiến thì không có tâm chán mệt, tái sanh nơi nào cũng không bị ái kiến che đậy. Tái sanh như vậy thì giống như một sự giải thoát, mới có thể vì chúng sanh nói pháp mà giải thoát cho họ”.

Con đường Bồ tát thì trí huệđại bi luôn luôn đi kèm nhau. Trí huệ nhờ đại bimở rộng đến tất cả chúng sanhtrở thành cụ thể để có thể sống trong sanh tử. Và đại bi nhờ trí huệ mà khỏi sa vào lòng bi ái kiến, giải thoát khỏi sanh tử và cả chúng sanh: “Đã biết gốc bệnh, liền trừ tưởng ngã và tưởng chúng sanh”.

Thấy bệnh của chúng sanh bèn khởi lòng bi, nhưng nếu không nhờ trí huệ để thấy, “như bệnh của tôi đây không thật, không có; bệnh của chúng sanh cũng không thật, không có” thì cho bệnh là thật, bệnh của chúng sanh là thật, và như vậy là lòng bi ái kiến.

Lòng bi ái kiến là không đoạn trừ được phiền não khách trần mà khởi đại bi. Phiền não khách trầnphiền não phát sanh từ khách trần, cho rằng các hình tướng khách trần của sanh tử là có thật. Đây là sự chấp pháp, cho là có thật các hình tướng khách trần do các giác quan mang đến. Khi bị các hình tướng khách trần của sanh tử làm cho phiền não thì đây là lòng bi ái kiến. “Lòng bi ái kiến thì đối với sanh tửtái sanh có lòng chán mệt”.

Nếu không cho khách trần sanh tử là thật để bị chướng ngại, không có lòng bi ái kiến, thì “tái sanh như vậy thì giống như một sự giải thoát, mới có thể vì chúng sanh nói pháp mà giải thoát sự trói buộc cho họ”.

 

Thế nên Bồ tát không nên khởi sanh sự trói buộc.

Sao gọi là trói buộc? Sao gọi là giải thoát? Tham đắm vào giải thoát khỏi thế gian mà không dùng phương tiện giải thoát là sự trói buộc của Bồ tát. Dấn thân vào cuộc đời thế gian mà dùng đầy đủ phương tiện giải thoátsự giải thoát của Bồ tát. Kinh nghiệm mùi vị thiền định mà không thiện xảo trong phương tiện giải thoáttrói buộc. Kinh nghiệm mùi vị thiền địnhthiện xảo trong phương tiện giải thoátgiải thoát.

Trí huệ không hội nhập với phương tiện giải thoáttrói buộc; trí huệ hội nhập với phương tiện giải thoátgiải thoát. Phương tiện giải thoát không hội nhập với trí huệtrói buộc; phương tiện giải thoát hội nhập với trí huệgiải thoát”.

 

Đối với con đường Trung đạo tự giác - giác tha của Bồ tát, tham đắm vào sự giải thoát khỏi thế gian, say sưa với kinh nghiệm mùi vị thiền định, là bị trói buộc. Bị trói buộc vì chỉ hướng về một bên, không đi Trung đạo, bởi vì theo kinh nói, là do “không có phương tiện giải thoát”.

Có hai yếu tố ở đây là trí huệphương tiện giải thoát, cả hai phải hội nhập với nhau thì mới khỏi bị trói buộc và như vậy hành Bồ tát đạo mới gọi là giải thoát.

Sao gọi là trí huệ không có phương tiện thì trói buộc? Trí huệ không hội nhập với phương tiện, chỉ tập trung vào Không, Vô tướng, Vô nguyện, được thúc đẩy bởi động cơ là lòng bi ái kiến, không tập trung vào sự trau dồi các tướng tốt, sự trang nghiêm cõi Phật và sự thành tựu cho chúng sanh. Đó là sự trói buộc của trí huệ không có phương tiện.

Sao gọi là trí huệphương tiện thì giải thoát? Trí huệ hội nhập với phương tiện được thúc đẩy bởi động cơ là đại bi và như vậy tập trung vào sự trau dồi các tướng tốt, sự trang nghiêm cõi Phật và sự thành tựu cho chúng sanh mà vẫn luôn luôn ở trong Không, Vô tướng, Vô nguyện. Đó là sự giải thoát của trí huệphương tiện”.

 

Trí huệ nếu chỉ tập trung vào Không, Vô tướng, Vô nguyện, tức là chỉ tập trung vào tánh Không, có động cơ là lòng bi ái kiến, bèn mệt mỏi chán ngán sanh tử, mà không tập trung vào công đức, tức là trau dồi ba mươi hai tướng tốt của Phật, trang nghiêm cõi Phậtthành tựu cho chúng sanh thì gọi là trí huệ không có phương tiện.

Con đường thành Phật bắt đầu bằng tích tập công đức và tích tập trí huệ và chấm dứt khi hai sự tích tập ấy đầy đủ trọn vẹn, nên một vị Phật được gọi là Lưỡng Túc Tôn (Bậc đầy đủ hai sự tích tập).

Sự tích tập công đức, và cả tích tập trí huệ được làm ở cõi sanh tử nơi có tất cả chúng sanh với động cơ là đại bi. Chính nơi sanh tử, trong phiền não của chúng sanhBồ tát tích tập công đứctrí huệ. Thế nên sanh tửchúng sanh chính là phương tiện của con đường Bồ tát, và phương tiện ấy phải luôn luôn có trí huệ tánh Không đi kèm.

Kinh nói:

Nếu thấy cái Vô vi mà nhập chánh vị thì không còn có thể phát tâm Vô thượng Giác ngộ được nữa. Nhưng người sống giữa những cái hữu vi, trong những mỏ phiền não, dầu chưa thấy được chân lý cũng có thể phát tâm Bồ đề.

Ví như chỗ đất cao không thể sanh hoa sen. Nơi bùn lầy thấp ướt mới sanh hoa sen. Như vậy, thấy pháp vô vi rồi nhập chánh vị rốt cuộc chẳng còn sanh những phẩm tính Phật. Trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh khởi lên những phẩm tính Phật. Lại như gieo hạt giống giữa hư không, rốt cuộc chẳng sanh được, ở đất phân bùn thì mới tốt tươi”. (phẩm Phật đạo)

Sanh tửphiền não của chúng sanh là môi trường cho hoạt động của Bồ tát để tích tập trí huệ và tích tập công đước là như vậy.

Sao gọi là phương tiện không có trí huệ thì trói buộc? Phương tiện không hội nhập với trí huệ mà trồng các cội công đức nhưng không hồi hướng cho giác ngộ trong khi vẫn ở trong các phiền não tham dục, sân hận, tà kiến… Đó là sự trói buộc của phương tiện không có trí huệ.

Sao gọi là phương tiệntrí huệ thì giải thoát? Phương tiện hội nhập với trí huệhồi hướng các cội công đức cho giác ngộ trong khi lìa các phiền não tham dục, sân hận, tà kiến… Đó là sự giải thoát của phương tiệntrí huệ”.

 

Phương tiệnsự tích tập công đức khi ở trong sanh tử cùng với chúng sanh. Nhưng phương tiện ở trong sanh tử cùng với chúng sanh này nếu không đi kèm với trí huệ tánh Không thì bị trói buộc, bị nhiễm ô bởi các phiền não tham dục, sân hận, tà kiến.

Trí huệ tánh Không này, như Kinh đã nói ở trên, là làm việc trong sanh tử “mà vẫn luôn luôn ở trong Không, Vô tướng, Vô nguyện”. Ở trong sanh tử cùng với chúng sanh phiền não nhưng đồng thời cũng ở trong trí huệ tánh Không, Vô tướng, Vô nguyện, nghĩa là thấy sanh tửchúng sanhnhư huyễn, như mộng. Ở đoạn kinh trên nói, “Bệnh của chúng sanh cũng không thật, không có”, bệnh của chúng sanh không thật, không có, nghĩa là hình tướng gọi là chúng sanh cũng không thật, không có. Sống đồng thời cả hai mặt như thế mới khỏi bị phiền não nhiễm ô. Sống đồng thời cả hai mặt phương tiệntrí huệ như thế gọi là Trung đạo của Bồ tát. Trung đạo là đi giữa sanh tử khổ đau và Niết bàn tịch diệt.  

Phẩm Quán Chúng sanh thứ Bảy nói:

“Bấy giờ, ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi trưởng giả Duy Ma Cật rằng: Bồ tát nhìn chúng sanh như thế nào?

Duy Ma Cật đáp: Ví như nhà huyễn thuật thấy người huyễn do mình biến hóa ra, Bồ tát thấy chúng sanh cũng như vậy.

Như người trí thấy mặt trăng trong nước. Như trong gương thấy mặt mình. Như ảo ảnh nơi hơi nóng bốc lên. Như vang của tiếng. Như sự dừng lâu của tia chớp. Như đại thứ năm. Như uẩn thứ sáu. Như căn thứ bảy… Như dấu chim bay trong không. Như đứa con của người đàn bà vô sanh. Như phiền não của người do huyễn thuật hóa ra. Như cảnh mộng khi đã thức…”. 

Tóm lại, động cơ của cuộc đời Bồ tátĐại Bichúng sanh, nhưng đại bi ấy không sa vào lòng bi ái kiến đưa đến sự mệt mỏi chán ngán với sanh tửchúng sanh là nhờ song hành cùng với Trí Huệ thấy sanh tửchúng sanh như mộng, như huyễn. Và cũng nhờ tánh Không mà lòng bi có thể xuyên suốt qua những cõi sanh tửchúng sanh một cách vô ngại để trở thành Đại Bi





.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 109894)
10/10/2010(Xem: 106083)
10/10/2010(Xem: 108495)
10/08/2010(Xem: 111399)
08/08/2010(Xem: 116979)
21/03/2015(Xem: 21767)
27/10/2012(Xem: 64997)
09/09/2017(Xem: 10791)
02/09/2019(Xem: 7675)
09/04/2016(Xem: 13753)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.