Chương 2: Cầu Đạo

23/05/20235:48 SA(Xem: 1146)
Chương 2: Cầu Đạo
HƯ VÂN NIÊN PHỔ
THƠM NGÁT HƯƠNG LAN
Kiến Châu – Như Thủy – Hạnh Đoan dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương 2: CẦU ĐẠO

Năm 1858 tôi 19 tuổi, quyết chí lìa tục, Phú Quốc cũng đồng chí hướng. Chúng tôi bí mật thăm dò lộ trình cổ Sơn, Phúc Châu, tôi làm bài thơ Bì Đại Ca (bài ca Túi da) từ biệt hai cô Đàm, Điền.

Tôi và Phú Quốc trôốn đến chùa Dũng Tuyền núi Cổ Sơn, đảnh lễ ngài Thường Khai xin xuống tóc.

Năm này liên quân Anh Pháp vây Đại Cô, ký kết điều ước Thiên Tân.

NĂM 1859 KỶ MÙI – 20 TUỔI

Tôi theo Hòa thượng Diệu Liên, Cổ Sơn thọ giới cụ túc có tên là cổ Nham, hiệu Điển Triệt, tự Đức Thanh.

Bấy giờ cha tôi  Tuyền Châu sai người đi khắp nơi tìm con. Phú Quốc thọ giới xong thì đi du phương và biệt tích luôn.

Phần tôi thì trốn ở động đá phía sau lo lạy sám hối Vạn Phật, không dám ló mặt ra ngoài. Thỉnh thoảng gặp cọp, sói cũng không biết sợ.

Năm tôi 21 tuổi, Liên quân Anh Pháp tấn công Bắc Kinh. Vua đến Nhiệt Hà, ký điều ước Bắc Kinh cho 9 nước thông thương.

NĂM ĐỒNG TRỊ 1 (1863) NHÂM TUẤT

Tôi 23 tuổi, trốn trong sơn động lễ bái vừa tròn ba năm. Ngày nọ có vị chức sự ở cổ Sơn đến báo tin:

– Ông Tiêu, thân phụ thầy đã cáo lão từ quan về cố hương (Tuyền Châu) rồi, thầy không cần phải trốn nữa, Hòa thượng Diệu Liên khen thầy có chí kiên quyết khổ tu, nhưng mà tu huệ không chưa đủ, cần phải tu phước nữa… Ngài bảo thầy hãy về chùa nhậm chức, làm việc phụng sự đại chúng.

Tôi trở về sơn môn nhận việc.

NĂM ĐỒNG TRỊ THỨ 2 (1864) GIÁP TÝ

Tôi 25 tuổi, đang làm chức sự tại chùa cổ Sơn, đến mùa đông tháng chạp thì nghe tin cha tôi bệnh, mất tại đất Tương, từ đây tôi dứt bặt gia duyên, cắt đứt thư từ.

Năm này Hồng Tú Toàn uống thuốc độc chết, Thái Bình Thiên Quốc tan rã.

Năm tôi 27 tuổi có người đến báo tin: “Sau khi thân phụ Thầy qua đời, Vương Thứ mẫu dẫn hai cô dâu đi xuất gia hết. Thứ mẫu pháp danh Diệu Tịnh, cô Điền là Chơn Khiết, cô Đàm là Thanh Tiết”…

Tôi làm chức sự ở Cổ Sơn được bốn năm, tập tu khổ hạnh, tình nguyện làm các việc nặng nhọc… Trong chúng có chia phần cúng dường gì tôi đều không nhận, hằng ngày chỉ dùng một bát cháo mà khí lực vẫn sung mãn, mạnh mẽ.

Trong sơn môn lúc ấyThiền sư cổ Nguyệtkhổ hạnh đệ nhất, tôi thường trò chuyện với ông rồi nghĩ thầm: “Mình làm chức sự đã nhiều năm, nhưng việc tu vẫn chưa vừa ý. Ngày xưa thầy Huyền Trang vì muốn đi Ấn Độ thỉnh kinh nôn suốt mười năm đã học tập ngoại ngữ, hằng ngày luyện đi trăm dặm, còn tập tuyệt thựcBan đầu nhịn một ngày sau tăng lên nhiều ngày để phòng khi đi qua sa. mạc mênh mông không nước uống… người xưa chiu khó vậy đó, lẽ nào mình không noi theo?”..

Sống cảnh màn trời chiếu đất

Thế là tôi từ chức Tri sự, cho hết đồ, chỉ giừ lại một manh áo chắp, một đôi dép, một quần, một áo, một bồ đoàn, rồi đi vào núi tìm hang đá mà ở.

Từ 28, 29, 30 tuổi, suốt ba năm này, tới ở trong hang núi, chỉ ăn trái thông, rau cỏ… khát thì uống nước suối. Lâu ngày, quần áo giầy dép đều mục nát, chỉ còn manh áo chắp che thân, tóc ra dài phải bó thành búi, râu thòng cả thước, đôi mắt sáng rực. Người ta vừa nhìn thấy tôi từ xa thì cho là quỉ, hoảng hốt bỏ chạy, tôi cũng chẳng nói chuyện với họ.

Một, hai năm đầu khi ngồi thiền, dù có thấy cảnh tượng thù thắng hiện ra, tôi cũng không cho là lạ lùng đặc biệt gì, chẳng thèm để ý đến, cứ chuyên tâm thiền quán, niệm Phật. Trong chôn núi sâu thăm thẳm, cọp sói không làm hại, rắn độc không xâm phạm, tôi chẳng tiếp láng giềng, không ăn đồ nấu nướng nhân gian, sống cảnh màn trời chiếu đất, thấy muôn vật đều đầy đủ nơi mình, trong lòng tự vui như cõi Tứ thiền. Những mối lo của thế nhân thảy đều xuất phát từ tai và miệng. Người xưa nói: “Dĩ nhất bát khinh vạn chung” (Được một bát xem nhẹ muôn chung); tôi bây giờ ngay cả một bát cũng không có, vẫn sống vô ngại tự tại, thư thái an nhiên, thể lực ngày một cường tráng, tai mắt sáng tỏ, cất bước nhe nhàng nhanh lẹ như bay. Cũng khống biết vì sao mà được như vậy. Tâm tự do tự tại, có núi để ở, có cỏ để ăn, đi đi lại lại, quên hết tháng ngày.

NĂM CANH NGỌ (1870) 31 TUỔI

Một hôm, tôi đi đến một ngon núi ở Ôn Châu, đang ngồi nghỉ tạm thì có một Thiền nhân đến lễ bái, thưa:

-Từ lâu được nghe cao hạnh của Ngài, xin hãy khai thị cho.

Nghe ông ta nói, tôi hổ thẹn đáp:

-Tôi kiến thức còn ngu muội, tham học ít, xin Thượng tọa từ bi chỉ cho.

Ông ta hỏi:

– Thầy tu thế này bao lâu rồi?

Tôi bèn thuật lại những gì đã trải qua. Ông nói:

– Tôi cũng tham học ít nên chẳng thể bày cho Thầy. Thầy hãy đến am Long Tuyền ớ Hoa Đỉnh, núi Thiên Thai, thỉnh giáo Lão Pháp sư Dung Kính, Ngài là bậc đạo cao đức trọng bậc nhất nơi đây, chắc sẽ giúp ích nhiều cho Thầy

Tu kiểu này chẳng khác chỉ ngoại đạo

Tôi đi thẳng lên Hoa Đỉnh, gặp một vị Tăng ngoài thảo am, liền hỏi:

-Lão Pháp sư có ở đây không ạ?

Vị Tăng đáp:

-Ngài đang ngồi vá áo kia kìa!

Tôi tiến đến trước Ngài thi lễ Pháp sư không thèm dòm. Tôi thưa;

-Con đến xin thọ giáo, cúi mong Ngài rủ lòng từ bi.

Ngài nhìn tôi hồi lâu rồi hỏi:

-Ông là Tăng? Đạo sĩ hay người đời? ..

-Con là Tăng.

-Thọ giới chưa?

-Thưa, đã thọ giới đầy đủ!

-Tu mửng này được bao lâu rồi?

Tôi thuật lại mọi chuyện, Pháp sư hỏi:

-Ai bày ông làm như vậy?

-Thưa, do con thấy cổ nhân tu đạo hay hành khổ hạnh nên con bắt chước…

-Ông chỉ biết cái đạo gìn thân của cổ nhân, vậy chứ có hiểu cái thuật giữ tâm của cổ nhân chăng? Ta thấy ông tu kiểu này chẳng khác chi ngoại đạo, vừa không đúng pháp, lại uổng mất mười năm công phu! Ví dù ông có ở trong núi, uống nước suối, ăn cỏ mà sống tới vạn năm, chẳng qua cũng thuộc vào một trong mười loại Tiên mà Kinh Lăng Nghiêm tả, còn cách đạo rất xa. Mà dẫu ông có tiến thêm một bước, chứng được Sơ quả đi nữa… thì bất quá cũng chỉ là anh chàng tự liễu trong các quả Thanh văn, La-hán. Nếu thật là Bồ-tát phát tâm, thì phải “Trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh, tự độ, độ người, nghĩa là tuy xuất thế gian mà chẳng lìa pháp thế gian”!

-Nay ông ép mình nhịn ăn, đến quần cũng không mặc, chẳng tránh được kiểu phô trương kỳ ôn dị hợm, ông chẳng thấy lạ là công phu mình không thăng tiến hay sao?

Tôi bị Hòa thượng giáng cho một đòn đau thấu xương, chỉ biết lễ vùi, cầu khai thị.

Ngài bảo:

-Giờ ta dạy, nếu chịu nghe thì ở lại, bằng không, muốn đi đâu tùy ý…

-Con đã đến xin học, nào dám không nghe.

Ngài liền tặng cho quần áo, giày dép, bảo tôi cạo tóc, tắm rửa, đi làm công tác và dạy tham câu thoại đầu“Người kéo thây chết này là ai?”

Tôi bắt đầu ăn cháo, ăn cơm và học pháp quán Thiên Thai, siêng năng chấp tác, Lão Pháp sư có vẻ rất hài lòng.

NĂM ĐỔNG TRỊ THỨ 10 – TÂN MÙI – (1871)

Tôi 32 tuổi, ở Am Long Tuyền hầu Sư có chút khai sáng. Sư Dung Kính tuổi đã hơn 80, giới luật tinh nghiêm; Thiền, Giáo đều thông. Sau đó Ngài khuyên tôi nên đi du phương tham học.

Năm 33 tuổi, tôi vâng lời Pháp sư, đi đến chùa Quốc Thanh học Thiền, đến chùa Phương Quảng học Pháp Hoa.

Từ 34 – 35 tuổi, suốt hai năm này, tôi học Kinh giáo ở chùa Quốc Thanh, thỉnh thoảng về thảo am thân cận với Pháp sư Dung Kính.

QUANG TỰ THỨ NHẤT – ẤT HƠI (1875)

Tôi 36 tuổi, đến chùa Cao Minh nghe Pháp sư Mẫn Huy giảng Pháp Hoa rồi về giã biệt Pháp sư Dung Kính, do còn lưu luyến quá nên tôi đàm đạo với Ngài thêm vài hôm nữa rồi cung kính tạ từ.

Tôi xuống núi, qua Tuyết Đậu, đến chùa Nhạc Lâm nghe giảng Kinh Di Đà rồi qua sông lên núi Phổ Đà lại đây cho đến hết năm. Lúc ở Phổ Đà, tôi đi tham học hết các chùa quanh đấy.

Tháng 10 năm này, sóng biển đẩy vào một con cá mắc cạn. dài mấy mươi trượng, mắt to như cái chậu. Dân chài làm thịt, mổ bụng cá thấy trong có hai chiếc thuyền, có tóc, vòng vàng cùng nhiều vật khác. Họ lấy xương sống cá làm cột nhà, các xương lớn làm xiên, trinh. Rồi khi nước triều dâng, tôi thấy ở động Triều Dương có một con rồng bơi tới, vảy nó óng ánh như vàng, toàn thân và bốn chân đều hiện đủ, chỉ cái đầu là không thấy, đuôi nó giống như đuôi cá, giây lâu mới bỏ đi.

Năm 37 tuổi, từ Phổ Đà tôi trở về Ninh Ba ở chùa A Dục, tôi đóng tiền ăn mỗi tháng ba đồng, nguyện lạy hai tạng xá-lợi để báo ân cha mẹ, rồi đến chùa Thiên Đồng nghe giảng Lăng Nghiêm.

Thiếu tỉnh giác, thế nào cũng thất bại

Năm 38 tuổi, Lúc tôi đi từ Ninh Ba đến Hàng Châu, lễ viếng các thắng cảnh. Gặp tiết Tam Phục (khí trời nóng nực), thuyền nhỏ mà người đông, thanh niên nam nữ nằm chen chúc bừa bãi. Nửa khuya đang ngủ ngon, bỗng nghe có người chạm vào thân thể, tôi giật mình tĩnh giấc. Thấy cô gái kế bên cởi áo ngoài ra, tôi chẳng dám lên tiếng, vội bật dậy ngồi kiết-già, trì chú. Cô gái không dám nhúc nhích. Lúc ấy, nếu tôi thiếu tĩnh giác, thế nào cũng thất bại. Các bậc tu hành không thể không cẩn thận về việc này.

Tôi đến Bàn Sơn lễ Hòa thượng Thiên Lãng…

Ở lại Tây Thiên Mục đến hết mùa đông.

39 tuổi, tôi đến chùa Thiên Minh lễ Hòa thượng Thanh Quang, trú tại đây hết mùa đông.

40 tuổi, tôi đến Tiều Sơn, lễ Hòa thượng Đại Thủy. Tại đây thường đàm luận Phật pháp với viên Sĩ quan Hải quân Bành Ngọc Lâm. Ông đốì với tôi rất ư là tin kính.

41 tuổi, tôi đến chùa Kim Sơn, thân cận Hòa thượng Quán Tâm, qua chùa Tân Lâm hầu Hòa thượng Đại Địnhtọa thiền hết mùa đông.

42 tuổi, tôi đến chùa Cao Mân ở Dương Châu lễ Hòa thượng Lãng Huy. Ở lại đây hết mùa đông, công phu hành thiền ngày một tăng tiến.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 109891)
10/10/2010(Xem: 106078)
10/10/2010(Xem: 108486)
10/08/2010(Xem: 111394)
08/08/2010(Xem: 116977)
21/03/2015(Xem: 21763)
27/10/2012(Xem: 64995)
09/09/2017(Xem: 10789)
02/09/2019(Xem: 7673)
09/04/2016(Xem: 13749)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.