Chương 6: Hành Đạo, Độ Sinh -09

23/05/20235:56 SA(Xem: 1079)
Chương 6: Hành Đạo, Độ Sinh -09

HƯ VÂN NIÊN PHỔ
THƠM NGÁT HƯƠNG LAN
Kiến Châu – Như Thủy – Hạnh Đoan dịch

 

Chương 6
HÀNH ĐẠO, ĐỘ SINH

(TT)

CÁNH BÈ TRONG CƠN ĐẠI HỒNG THỦY
CỦA ĐẠI SƯ HƯ VÂN

Lưu Chiêm Minh

Hàng long tượng trong tông môn, sau khi hai vị thầy chúng taThiền sư là Thiên Ninh Dã Công và Dung Thông Ngọc Trụ nhập diệt rồi thì bậc Thiện tri thức thật sự vắng bóng như sao buổi sớm, chỉ riêng đạo phong của Đại sư Hư Vân là danh vang thiên hạ. Mùa thu năm Bính Tý, tôi đến Thượng Hải thăm cư sĩ Giang Vị Nông Tĩnh Tâm Liên Xã. Cư sĩ là một người thông Giáo lẫn Thiền, mới chú giải Kinh Kim Cang, hoằng dương Bát Nhã. Khi nhận xét về các bậc Kỳ lão tôn túc trong Thiền tông gần đây, đã nói:

– Các vị ẩn tu trong núi rừng chẳng cần ai biết đến, người cũng khó mà biết được. Điều này chẳng cần bàn làm gì. Nhưng việc các vị trong Tông môn tự truyền nhau, thấy biết tạp nhạp, thường rơi vào phe phái, bảo thủ, thiên kiến chấp không… Tuy có nhiều đồ chúng, danh đồn một thời, cũng chẳng đáng trọng. Theo tôi biết, người có khả năng chân tham thật ngộ, hạnh giải tương ưng, không hổ là con mắt của trời người… thì chỉ có Thiền sư Hư Vân là xứng đáng.

Vài ngày sau, tôi có việc đến Ngô Môn, thăm Thầy bổn sư Ấn Quang tại chùa Báo Quốc, Ngài cũng nhận xét: “Hòa thượng Hư Vân là một bậc cao tăng, tu hành chân chánh” Tôi nghe, càng thêm quí kính, rất muốn đi về Nam để bái kiến Ngài, nhưng chốn trần lao còn nhiều công việc bề bộn buộc trói, chưa có thì giờ rảnh.

Mùa hạ năm nay, cư sĩ Đường Huệ Tuấn nghe tin Đại sư từ Nhũ Nguyên bay sang Hán Cao, có gởi thư mời tôi đến thăm Ngài, tôi sắp sửa lên đường thì hay tin Đại sư đến Bắc Kinh. Duyên lành hội đủ, phật giáo đồ Thượng Hải mở Hội cầu nguyện thế giới hòa bình, khai Đạo Tràng Thủy Lục và tổ chức giảng thuyết tại chùa Ngọc Phật, rước Đại sư về chủ trì Pháp hội. Tôi cùng Huệ Tuấn nhờ vậy mới có dịp đến tham lễ Ngài.

Đại Sư vóc dáng thanh gầy, nhìn rất có thần, lời nói giản dị song lại thâm thúy khiến người nghe có cảm giác như được tiếp xúc với bậc cố đức mẫu mực. Sư đã 113 tuổi nhưng vẫn không nề mệt nhọc, xông pha sương tuyết, vượt mấy ngàn cây số đến đây làm chủ Pháp hội. Dùng bi nguyện sâu rộng hộ trì, nguyện cho tất cả chúng sinh đồng thoát khỏi tai chướng. Gió từ bủa đến tận những chốn xa xôi, xua tan ác khí nơi trần thế. Nhân lành quả tốt, gặp được Ngài là rất hi hữu nên dân Thượng Hải xôn xao báo tin cho nhau, rất là nhộn nhịp. Người tìm đến yết kiến, chiêm ngưỡng mỗi ngày có tới mấy ngàn. Được nghe một lời của Đại sư, chẳng ai mà không hoan hỷ vui mừng, cảm giác như được điều chưa từng có. Bạn tôi là Pháp sư Huệ Chương – Vị đệ tử đã vào cửa của Đại sư, từng nói với tôi rằng:

Đại sư đã phát minh tâm địa, ẩn tu tại Chung Nam, mỗi lần nhập định cả tháng mới xuất. Trong lúc tĩnh tọa, áo rách cỏ phủ, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, mấy chục năm cũng như một ngày. Khi gặp các danh lam trong nước bị hoang phế thì đứng ra lo việc trùng tu, đích thân làm mọi việc lao dịch, xây dựng xong thì giao lại cho chư Tăng làm chủ, điềm nhiên ra đi. Cứ thế, không biết Ngài đã trùng tu bao nhiêu ngôi Đạo tràng rồi. Ngài dìu dắt tiếp dẫn người sau, một mình đề xướng, chấn chỉnh… chẳng nhờ cậy ai. Ngài tuỳ căn cơ, tuỳ hoàn cảnh mỗi người mà quyền biến khai thị nhằm giúp ích và thức tỉnh họ. Khi thầy Huệ Chương ở Vân Môn, ngày nọ trong lúc cùng thọ trai và hầu cơm Ngài, Đai sư cầm đũa lên hỏi:

– Phân biệt ngon dở là phàm phu, chẳng biết thơm thúi là cây đá, lìa hai thiên chấp đó, nói một câu xem!

Mọi người đều lặng thinh.

Hôm khác, Sư sắp xuống núi, có vị Xà-lê nhắc nhở:

– Đường xấu mà trời lại không có trăng, tuổi đã khá cao, xin Thầy hãy cầm đèn đi cho khỏi té!

Đai sư cười nói:

Sáng tỏ rỗng rang, trùm khắp pháp giới hà sa. Ông bảo chỗ nào tối tăm?

Rồi Ngài phất áo ra đi, ai cũng le lưỡi. Những việc như thế không thể kể hết được. Sư thuyết pháp mấy chục năm, dung thông tánh tướng, vào cửa bất nhị, không còn mảy may thiên chấp.

Nếu có người đến tham học, Sư thử dạy Thiền trước, thấy không khế hội thì dạy niệm Phật Tam muội. Ở chùa Nam Hoa, ngoài Thiền Đường ra, Sư còn lập Niệm Phật Đường cho những người chuyên tu Tịnh Độ. Đặc biệt, chung quanh tờ Phái Qui Y của Sư đều có in những vòng tròn nhỏ, ghi chú rõ ràng: “Nếu niệm Phật được một ngàn câu thì điểm vào vòng một chấm đen. Niệm được một trăm ngàn câu thì ghi chấm đỏ”. Ngài thường nói:

Thiền tông tuy “nhất siêu trực nhập” (vào thẳng siêu xuất) song không phải bậc thượng căn lợi trí thì khó mà thực hành. Chúng sinh thời mạt pháp, chướng nhiều huê ít, chỉ cần nương vào pháp môn niệm Phật cũng có thể liễu sinh tử, vãng sanh về cõi Cực Lạc. Người sơ cơ thì thấy Tịnh với Thiền là hai, nhưng khi tu thành rồi thì hai mà chẳng phải hai. Vì niệm Phật bắt buộc phải nhiếp tâm: từng câu chân thật, niệm niệm tương ưng, lâu ngày thành một phiến. Do sự nhất tâm nên  cũng nhất tâm, năng sở đều quên, mình người chẳng hai thì cùng với tham Thiền đâu có gì sai biệt? Bởi vậy Kinh nói: “Nếu người chỉ niệm A Di Đà, chính là Thiền vi diệu vô thượng”. Đại sư Trung Phong nói: “Thiền tức là Thiền của Tịnh Độ. Tịnh Độquốc độ của Thiền. Những kẻ niệm Phật đầu môi, tham Thiền nơi chót lưỡi thảy đều là kẻ tự dối mình. Gặp cửa ải sinh tử làm sao thoát đây?”

Mọi người nghe nói đều giật mình.

Cư sĩ Đường Huệ Tuấn cùng với Đại sư đồng có duyên thờ phụng, đây chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên. Nguyên trước kia, ông Quân Tàng ở Thượng Hải có một bản Kinh Lăng Già Chú do chính tay ngài Hám Sơn Đức Thanh chép (phỏng theo bản đời Tống). Đây là bản Kinh độc nhất trong nước, ông ta muốn nhượng lại cho người khác. Huệ Tuấn hay tin, sợ Kinh bị rơi vào tay bọn con buôn sẽ bị thất lạc nên bỏ tiền mua lại. Vì Kinh này là (Pháp ấn truyền tâm của Sơ Tổ), một kiệt tác của ngài Hám Sơn lúc đương thời, nếu không gặp bạn tri âm (không gặp đúng người biết đến) thì làm sao mà hoằng dương? Do vậy mà Huệ Tuấn mới gởi tặng bản kinh này cho Đại sư (lúc đó đang ở Vân Môn) để làm báu vật trân sơn ở Nam Hoa. Vào thời điểm Đại sư lâm nạn rồi bị bệnh nặng, trong cảnh khổn ách đó Ngài đã đem kinh này ra nghiên cứu thật kỹ, vô biên phiền não liền được thanh lương, Ngài cúi đầu xúc cảm, tán thán hồi lâu.

Lúc ngài Hám Sơn chú giải Kinh này là năm Vạn Lịch thứ 28 (1590). Khi Trung Quí bắt giam Ngài vì tội mở rộng chùa viện, cấm mặc áo tu và đày Ngài đến Lôi Châu. Đến đây, Ngài dựng Thiền Đường trong Bích Lũy, đội khăn thuyết pháp, phát nguyện chú giải kinh thoát ngoài chương cú, chỉ thẳng nguồn tâm. Tới năm sau mới chép xong và được vua cho phép khoác Tăng phục trở lại. Đến Nam Thiều, Ông Đạo Chúc mời Ngài đến ở Tổ đình Tào Khê. Ngài bèn gánh Kinh sang đó, cho in và lưu hành. Tính đến nay đã hơn 380 năm. Duyên xưa gặp lại, hai vị đồng ở vào thời chúng sanh khổ, khi liễu khổ thì không còn khổ. Một người chú giải, một người đọc. Lạc bang là cõi kham nhẫn. Hai cụ già nhìn nhau mà cười. Không trái bản tâm, pháp duyên thầm khế hội, thật là bất khả tư nghi. Ngày khác hoằng dương Kinh này, chẳng là Ngài thì còn ai vào đây nữa?

TÔI BỊ ĂN GẬY CỦA HÒA THƯỢNG HƯ VÂN

Khai Nhãn

Lần này giới Phật giáo Thương Hải mở Đại hội cầu nguyện nhân dân thế giới hòa bình. Đàn tràng được cử hành trọng thể tại chùa Ngọc Phật kéo dài suốt 49 ngày. Đây là một Pháp hội có tầm cỡ, long trọng nhất tại Thượng Hải trong những năm gần đây. Đặc biệt lần này, Pháp hội cung thỉnh vị cao tăng đệ nhất của Trung QuốcHòa thượng Hư Vân – Ngài đã được 113 tuổi, từ Bắc Kinh đến Thượng Hải chủ trì Pháp hội. Sau khi Tân Văn Nhật Báo và Đại Công Báo đăng tin này rồi, không những kêu gọi toàn thể Phật giáo đồ Thượng Hải đến tham dự Pháp hội mà còn ca ngợi đạo đức của Hòa thượng Hư Vân, vì tứ chúng Phật giáo dốc hết lòng thành ủng hộ. Ngoại trừ Pháp Hội Tiêu Tai năm Bính Tý do Đại sư Ấn Quang đến đất Hổ chủ trì, đây là lần thứ hai, để tiếp kiến quần chúng Hòa thượng Hư Vân đặc biệt ấn định vào 9 giờ sáng các ngày chủ nhật, thứ ba, thứ năm, là sẽ ra trước Đại điện cho quần chúng thấy mặt một lần. Vào những ngày này, ngay từ 8 giờ sáng thì ở trước Đại điện đã có mấy ngàn người đứng đợi, chực sẵn, đủ các giới: Sĩ, nông, công, thương: già, trẻ, lớn bé – phụ nữ, thanh niên, nhi đồng – ai cũng tha thiết chân thành, khát khao được chiêm ngưỡng Hòa thượng Hư Vân. Khi Hòa thượng từ Đại điện bước ra thì tiếng vỗ tay vang lên như sấm, thể hiện niềm ái kính và thịnh tình quần chúng dành cho Ngài rất nồng hậu.

Lời khai thị của Hòa thượng đơn giản mà thiết yếu, Ngài nói với mọi người:

–  Các điều ác chớ làm, các điều thiện vâng làm, dốc lòng niệm Phật, bảo vệ Hòa bình.

Mọi người nghe xong, đều cảm thấy hân hoan, vinh hạnh vô hạn. Mỗi ngày, số người sắp hàng ghi danh xin quy y có đến cả vạn. Đạo đức của Hòa thượng Hư Vân cảm hoá lòng người thật sâu, chẳng những Phật giáo gieo ảnh hưởng tốt lànhPháp hội còn kêu gọi mọi người hãy góp sức gìn giữ Hòa bình. Đây là điều không thể nghĩ lường.

Lúc 2 giờ chiều, ngày 12 tháng 12, tôi đến nghe Hòa thượng Hư Vân khai thi. Ngài nói tiếng Hồ Nam, Quảng Đông, giọng trầm trầm nhỏ nhẹ, âm thanh vang vọng trong pháp đường rộng mênh mông. Tôi như chìm trong biển người đến dự pháp hội, lặng lẽ lắng nghe và chiêm ngưỡng phong thái từ hòa, tao nhã của Hòa thượng. Tất cả trần niệm trong lòng tôi như được quét sạch. Tâm tư mở sáng rỗng rang. Nhờ vậy mà tôi dễ dàng thể hội, thấm thìa sâu sắc thời pháp Ngài khai thị. Nghe đến đoạn Ngài giảng về Tịnh độ, chẳng phải chỉ riêng mình tôi các mối lo trong lòng đều tan biến mà các pháp hữu quanh đây cũng được mở sáng, càng có thêm nhận thức đúng đắn về đường lối tu – vì tất cả đã được Ngài chỉ bảo, giải thích cặn kẽ rõ ràng. Hòa thượng dạy:

– Ngày nay, người tham thiền đa số đều không biết rằng Thiền, Tịnh chẳng phải là hai pháp môn. Mỗi khi chê Tịnh độTiểu thừa tức là đã có nhận thức sai lầm rồi. Công phu tu vào cửa Thiền, Tịnh tuy chẳng đồng, nhưng đích đến lại là một – Có người chỉ biết thiền Sư Triệu Châu nói câu: “Niệm Phật một tiếng phải súc miệng ba ngày”… hay: “Một chữ Phật tôi không muốn nghe!”… họ liền chấp chặt vào đó mà hoàn toàn không hiểu câu nói này thuộc về dạng đối cơ (tùy cơ tùy duyên mà thuyết), rồi cứ vin vào đây mà phản đối niệm Phật. Như vậy là hiểu lầm quá mức. Chư vị cần biết, ngoài các câu nói này, ngài Triệu Châu còn các câu đối cơ khác. Chẳng hạn như có người hỏi Triệu Châu:

– Thầy của Hòa thượng là ai?

– Mười phương chư Phật.

– Thầy của mười phương chư Phật là ai?

– Phật A Di Đà.

Đủ thấy Phật A Di Đà chính là Thầy của mười phương chư Phật. Ngày nay, người tham Thiền không hiểu rõ câu nói đối cơ trước của Thiền sư Triệu Châu, đồng thời cũng không hiểu câu đối cơ sau của Ngài. Người tham Thiền cứ dùng câu nói trước của ngài Triệu Châu mà chê pháp môn niệm Phật, thật oan uổng cho ngài Triệu Châu! Giả Sử người đó bây giờ mà gặp Triệu Châu, thế nào cũng bị Ngài cho ăn gậy.

– Chư Phật tử! Muốn thỉnh được Thầy của mười phương chư Phật thì hãy chí thành khẩn thiết niệm Phật A Di Đà đi!

Tôi nghe đến câu này, cảm giác như mình vừa bị ăn gậy, các tạp niệm lăng xăng sáng ba chiều bốn của tôi ngay đây liền được thống nhất. Tuân theo lời khai thị từ bi của của Hòa thượng, tôi quyết định chọn pháp môn Tịnh độ thực hành chuyên chú và nguyện dùng pháp này làm pháp, duy nhất để độ mình và độ người.

HÒA THƯỢNG HƯ VÂN VÀ THƠ CỦA NGÀI

Duy Ma

Trong lịch sử thơ văn của Trung Quốc, các thi nhân có thể sống lâu đến tám, chín mươi tuổi nhưng sống trên 110 tuổi mà vẫn khang kiện thì thật hy hữu. Ngài Hư Vân từ trẻ tới già, sống khéo buông xả, trong khổ hạnh vẫn hỷ lạc, suốt đời lấy việc thờ Phật làm vinh, sống trăm năm như một ngày, tính ra trong lịch sử cao tăng Trung Quốc quả là hiếm có.

Ngài dạo thăm khắp danh sơn Trung Quốc, xuống miền Tây thì vào Khương, Tạng, lên núi Hy Mã, triều lễ năm nước Ân Độ, qua quần đảo Nam Dương… chuyến lữ hành cả đời sư, tính ra tương đương với đoạn đường du hành của ba vị: Pháp Hiển (đời Tấn), Huyền Trang (đời Đường), Từ Hà Khách (đời Minh).

Nguyện lực của Hòa thượng cao tột, học lực của Ngài cũng vô bờ. Căn cứ vào Pháp ngữ và thi kệ của Ngài do Sầm Học Lữ biên tập, tổng cộng số thi, kệ có khoảng 390 bài. Trong đây, nhiều nhất là thơ Thất Ngôn, kế đến là Ngũ Ngôn. Kệ tán Ngài thường làm theo lối Tam Ngôn hoặc Tứ Ngôn. Bài tụng cổ “Thủy Điểu Thọ Lâm Thường Thuyết Pháp” được làm theo thể Thất luật, gieo vận dùng chữ Vô, nhiều đến 23 bài.

Đời Tấn, chúng ta có Huệ Viễn, Trầm Đức Tiềm là những vị sáng tác thơ thanh nhãsâu xa. Đời Tống, chúng ta có Thanh Huệ Hưu là người thuộc cửa Thiền nhưng lời thơ lại tình cảm, uyển chuyển nhẹ nhàng, thâm diệu – chính từ những tứ thơ này đã sản sinh ra những dòng thơ như Mạn Thù. Còn thể thơ Kiểu Nhiên, Tề Kỷ… đời Đường đều cách cổ chưa xa, gộp thành một nhóm, xuất ngữ siêu thoát, hoàn toàn không có hơi hướng tập Thiền. Đây là những điều rất đáng quí. Nếu dựa vào cơ sở trên mà nhận xét thì thơ của Hòa thượng Hư Vân thuộc hạng Thượng phẩm, thơ Ngài rất nhiều, khó mà biên lục hết. Để giúp bạn đọc thưởng thức và hiểu được công phu chân thật của Hòa thượng, tôi không ngại đưa ra vài bài tiêu biểu như:

Tạp tải tha hương khách
Nhất trúc1 cố quốc xuân
Hàn yên lung tế vũ
Sơ trúc bạn u nhân
Sạ kiến nghi vi mộng
Thâm đàm giác bội thân
Khả kham lương dạ nguyệt
Nhứ nhứ thoại tiển nhân.

Tạm dịch:

Ba mươi năm tha hương
Đã thành xuân cố quốc
Khói lạnh lòng mưa sương
U nhân bạn trúc thường
Gặp nhau ngỡ lá mộng
Trò chuyện càng thêm thân
Thâu đêm trăng thanh mát
Nhắc mãi chuyện tiên nhân

Bài này Hòa thượng sáng tác khi trở về Cổ Sơn gặp Sư Cổ Nguyệt, trong đây tình người thật nồng hậu. Có vẻ như từ thời Tống trước và từ thời Đường trở về sau hình như chưa ai vượt qua tứ thơ này.

Thơ Ngũ Ngôn xưa nay rất khó viết, trong tập thơ của Ngài, rốt ráo có hơn 80 bài cũng gần như là thơ của Lâm Bổ và Tương Bá Trọng. Chẳng hạn như bài thơ Ngũ ngôn “Sơn cư’, phong thái điềm đạm chẳng khác Đào Uyên Minh tái thế; cách sinh hoạt tuy khác, nhưng tài xuất khẩu thành thơ lại đồng nhất:

Sơn cư ý hà viên
Phóng khoáng liễu vô nhai
Tùng căn tự tác chẩm
Thụy khởi tự phanh trà

Ở núi ý đâu xa
Phóng khoáng thật bao la
Gốc thông ta làm gối
Ngủ dậy tự châm trà.

Trừ bài này ra, những bài thơ Sư làm. Phần nhiều là Thất luật cùng Thất tuyệt. Trong số Thất tuyệt có bài “Nga Mi Sơn quái thạch Thê Vân” như sau:

Thạch hác vân đào cao tế thiên
Hồn luân hoàn thị thái sơ tiên
Pha tiền độc tử mê quy lộ
Dân nhập hương phong xúc bạch liên.

Hang đá tuôn mây giáp với trời
Hoang sơ như thuở mới khai thiên
Sườn non mục tử quên đường cũ
Theo gió hương về vờn bạch liên.

Tuyệt nhất là câu: “Theo gió hương về vờn bạch liên”, lời lẽ tụ nhiên song ý tứ rất sâu xa. Thơ Vương Ngư Dương: “Ngoài kia gió lộng hoa sen nở” (Môn ngoại dã phong khai bạch liên) cũng thế. Hòa thượng chỉ cần thay da đổi thịt cũng thành diệu đế. Chẳng những thơ Ngũ ngôn, Thất tuyệt đã khéo mà thơ Thất luật tả cũng hay. Chẳng hạn như bài Quá Không Đồng Sơn:

Tạc phá vân căn nhất kính thông
Thiền lâu viễn tại bích hà trung
Nham xuyên tuyết khiếu thiên phong lĩnh
Nguyệt đáo thiền tâm ngũ uẩn không
Ngoan thạch phong yên hoàn thái cổ
Tà dương nhập vũ lệ không đồng.
Sơn tăng bất ký nhân gian sự
Văn thuyết Quảng Thành hữu đạo phong.

Tạm dịch:

Qua Núi Không Đồng

Đục phá chân mây mở lối thông
Thiền lâu thấp thoáng giữa ráng hồng
Đá xuyên hang tuyết nghìn non lạnh
Trăng gội tâm thiền ngũ uẩn không
Đá phủ rêu phong từ vạn cổ
Trời chiều mưa nhỏ lệ Không Đồng
Sơn tăng chẳng nhớ nhân gian sự
Nghe nói Quảng Thành có đạo phong.

Ngài còn có bài “Bì Đại Ca” làm năm 19 tuổi, (Bài ca túi da) Tam ngôn Thất ngôn đan xen, câu tuy thường nhưng ý rất hay. Được giới Tăng lữ ưa tụng đọc vì giản dị không rườm.

Thơ của Hòa thượng mới xuất bản nên lời phê bình rất ít, nhưng tinh thần tôn chỉ của Ngài không  trong thơ, bởi thơ chỉ là thú tiêu khiển giải khuây, giống như một hơi thở ra sau những lúc tu trì mà Ngài ngẫu hứng phóng bút thành thơ, hoàn toàn không cố ý. Tuy không cầu mà đạt, chẳng mong công phu mà tự có công phu. Đây là khúc quanh khả ái của thơ.

NÁM QUÍ TỴ (1953) 114 TUỔI!

Mùa đông năm trước, sau khi Đạo Tràng Thủy Lục đã viên mãn, Sư định rời đất Hổ, Tăng Ni Phật tử cảm thấy Pháp hội thù thắng này khó gặp nên đã nài nỉ xin Sư ở lại mở Thiền thất. Nhân chùa Ngọc Phật đã có Thiền Đường sẵn, đủ điều kiện thích hợp để phục hưng Thiền. Hòa thượng Vi Phang, Giản Ngọc Giai, Lý Tư Hạo, Triệu Phác Sơ, Lý Ất Tôn, Phương Tử Phan, Hồ Hậu Phủ, Trương Tử Liêm, Chung Huệ Thành, Lý Kinh Vĩ, Chúc Hoa Bình… môt lòng thỉnh Sư cử hành Thiền thất, từ bi thí pháp cho đại chúng được thỏa nguyện. Sư ưng thuận, quyết định ngày mồng 9 tháng giêng (22/2/1953) Chủ Nhật sẽ bắt đầu khai Thất, đến rằm thì hoàn mãn. Đại chúng thấy vẫn chưa nếm đủ pháp vị, khẩn khoản xin Sư mở tiếp một Thiền thất nữa. Thế là ngày 16 tháng giêng, Chủ Nhật, năm Quý Tị (1/3/1953 D.L), Sư khai tiếp Thiền thất đợt Hai, ấn định tới ngày 23 thì giải thất, viên mãn. Trong thời gian này, Sư đã ban pháp ngữ khai thị.

NGÀY ĐẨU TIÊN, THẤT THỨ NHẤT

(Chủ nhật mồng 9 tháng giêng năm Quí Tỵ. 22/2/1953 tại chùa Ngọc Phật Thượng Hải)

Đại Hòa thượng (Vi Khang) nơi đây rất mực từ bi, chư sư Thủ lĩnh tâm đạo rất là tha thiết, thêm vào đó, các vị Đại cư sĩ mộ đạo tinh cần, ai nấy đều phát tâm đả Tịnh thất, mời Hư Vân này đến đây chủ trì, có thể nói đây là một nhân duyên thù thắng. Chỉ hiềm mấy năm gần đây tôi bị bệnh không thể giảng nhiều.

Đức Thế Tôn nói pháp hơn 40 năm, thuyết Hiển, Mật… ngôn giáo nhiều đến Ba tạng, Mười hai bộ Kinh. Giờ tôi thuyết, chẳng qua là thâu thập những câu nói dư thừa của Phật tổ. Phật lúc thăng tòa cuối cùng, đã cầm đóa hoa Kim Đàn Mộc vua trời Đại Phạm dâng cúng, đưa lên cho đại chúng xem. Lúc này cả hội chúng trời người đều không ai hiểu, chỉ Tôn giả Ma-ha-ca-diếp là mỉm cười. Thế Tôn liền bảo: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, nay phó chúc cho ông”. Đây là “giáo ngoại biệt truyền” (truyền riêng ngoài giáo), chẳng lập văn tự, ngay đó nhận lấy pháp môn vô thượng. Người sau gọi chung chung đây là Thiền. Phải biết rằng trong Kinh Đại Bát Nhã, khi bàn tới Thiền, đã nêu lên hơn 20 loại, đều chẳng phải cứu cánh. Riêng Thiền trong Tông môn thì không lập giai cấp, ngay đó nhận hiểu (trực hạ liễu đương), kiến tánh thành Phật, là Thiền vô thượng, thì có gì là đả thất hay chẳng đả thất?

Chỉ do chúng sinh căn khí ngày một cùn lụt, vọng niệm quá nhiều nên mới thỉnh chư Tổ đặc biệt lập ra một pháp phương tiện nhiếp thọ. Tông này truyền tương tục từ ngài Ma-ha-ca diếp đến nay đã trải qua sáu-bảy mươi đời. Vào thời Đường, Tống, Thiền tông phổ biến khắp thiên hạ, không Tông nào thịnh bằng. Hiện nay đã suy vi đến cùng cực, chỉ có các nơi như Kim Sơn, Cao Mân, Bảo Quang… là còn duy trì được mà thôi. Vì vậynhân tài trong Tông môn rất ít. Ngay đến việc đả thất đa sô chỉ có trên danh từ chứ không có thực chất.

Đời nay, chúng ta căn khí yếu hèn nên chư vị Đại tổ sư tạm lập phương tiện, dạy tham một câu thoại đầuTham có nghĩa là Tham khán, cho nên trong các Thiền đường đều có treo bốn chữ “Chiếu Cố Thoại Đầu”. Chiếu: tức là phản chiếucố là quay nhìn lại, tức là nhìn lại tự tánh, dạy bọn chúng ta đem cái tâm chỉ một bề hướng ngoại tìm cầu, xoay lại phản chiếu thì mới đúng là khán thoại đầu.

Nói về thoại đầu, thì “Niệm Phật là ai?r‘ chỉ là câu thoại. Câu thoại đó khi chưa nói ra mới là thoại đầu (đầu của lời nói), đã nói rồi thì trở thành thoại vĩ. Chúng ta tham thoại đầu thì điều quan trọng là phải tham đến chữ AI, khi nó chưa khởi lên thì rốt ráo như thế nào? Ví dụ như tôi đây đang niệm Phật, chợt có người đến hỏi: “Này ông! Người niệm Phật đó là ai vậy?”. Tôi liền đáp: “Người niệm Phật đó là tôi”. Hỏi tiếp: “Người niệm Phật đó là ông, vậy thì ông niệm Phật bằng miệng hay bằng tâm? Nếu là miệng niệm thì khi ông ngủ, vì sao miệng không niệm? Nếu mà tâm niệm thì lúc ông chết rồi làm sao tâm niệm?” Chúng ta do câu hỏi này bèn khởi nghi, cần phải truy cứu đến tận cùng cái nghi này, quán sát kỹ xem cái câu niệm Phật đó từ chỗ nào mà tới? Ra làm sao? Phải xem xét cho tĩ mỉ, phản chiếu lại thật kỹ lưỡng. Đây chính là “phản văn tự tánh”.

Trong lúc hành hương (kinh hành vòng quanh trong Thiền đường), cổ tựa vào cổ áo, bước từng bước theo sát chân người đi trước, trong lòng bình tĩnh chẳng cần phải ngó Đông, liếc Tây, chỉ một niệm chiếu cố thoại đầu.

Trong khi Tọa hương (ngồi thiền trong khoảng một thời gian ấn định), ngực chẳng được quá ưỡn, hơi thở chẳng nên đưa quá cao hay hạ quá thấp, cứ để tự nhiên. Chỉ cần thâu nhiếp cửa lục căn lại, muôn niệm buông hết, Nếu thoại đầu tham được đúng thì công phu tự nhiên thuần thục, các tập khí (thói quen) tự dưng dứt hết.

Người mới dụng công đối với câu thoại đầu chẳng dễ gì tham đúng được. Các ông chỉ cần đừng sợ, cũng đừng tơ tưởng tới sự khai ngộ, hoặc khởi niệm cầu trí huệ… cần biết đả thất chính là để khai ngộ, tức là cầu trí huệ, các ông nếu cứ khởi tâm mong cầu thì chẳng khác nào trên đầu lại đặt thêm một cái đầu nữa.

Các ông ngày hôm nay là người mới tập dụng công, thoại đầu đề khởi chẳng được thì ngàn muôn lần cũng không nên nôn nóng, chỉ cần muôn niệm rỗng rang, chiếu cố thoại đầu cho miên mật. Vọng tưởng có đến thì cứ cho nó đến, ta không lý tới nó thì vọng tưởng tự nhiên hết. Cho nên có câu: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Vọng tưởng có đến, ta chỉ cần dùng sức giác chiếu, nắm chặt một câu thoại đầu, thoại đầu nếu biến mất thì ta lập tức đề khởi lại. Lúc đầu, khi mới ngồi thiền thì dương như là vật lộn với vọng tưởng, những lâu ngày ta mới đủ sức để khởi câu thoại đầu lên, chẳng cho nó chạy mất. Bấy giờ các ông đã tìm ra chỗ để nắm rồi vậy. Những gì tôi nói ra chỉ là lời nói suông, tốt nhất là các ông hãy dụng công đi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 110009)
10/10/2010(Xem: 106215)
10/10/2010(Xem: 108625)
10/08/2010(Xem: 111499)
08/08/2010(Xem: 117101)
21/03/2015(Xem: 21907)
27/10/2012(Xem: 65160)
09/09/2017(Xem: 10910)
02/09/2019(Xem: 7775)
09/04/2016(Xem: 13898)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.