Chương 3: Khái Lược Lịch Sử Phật Giáo (Tiếp Theo)

23/05/201112:00 SA(Xem: 9783)
Chương 3: Khái Lược Lịch Sử Phật Giáo (Tiếp Theo)

Đoạn nầy diễn tả một cách rõ ràng sự tranh đấu nội tâm cuối cùng của Đức Phật Gotama, và những chi tiết sống động khác được thêm vào trong những bài văn sau nầy, lúc mà binh lính của Māra làm chứng cho các hạnh từ bi của Đức Phật đã từng làm trong các kiếp trước. Thách thức Đức Phật Gotama là không có ai làm chứng cho những hạnh lành của Ngài, Māra dùng quyền lực phước báu hiện có của mình để đẩy Đức Phật Gotama ra khỏi chỗ ngồi của Ngài. Đức Phật Gotama không nhúc nhích, Ngài thiền định nơi sự hoàn hảo tâm linh mà Ngài đã phát triển trong những kiếp đã qua, biết chắc rằng Ngài có quyền ngồi chỗ đang ngồi. Lúc nầy, Ngài dùng tay chạm mặt đất và xin đất làm chứng cho hạnh nguyện của Ngài. Mặt đất rúng động và nữ thần mặt đất hiện ra, nàng vắt mái tóc và từ mái tóc một dòng nước tuôn ra. Dòng nước nầy được thu nhặt từ những hạnh lành của Đức Phật Gotama trong quá khứ được thể hiện bằng nghi lễ đổ nước. Lúc mà mặt đất chuyển động và có lụt, Māra và binh lính của nó chạy trốn. “Cuộc chiến thắng Māra” được kỷ niệm như chiến thắng cái ác, được mô tả bằng nhiều hình tượng và tranh vẽ. Trong hình I, Đức Phật Gotama ngồi xếp bằng trong trạng thái thiền định với tay phải chạm đất: cử chỉ “đất làm chứng”.

Sự giác ngộ và sau đó

Được giải thoát khỏi những chướng ngại tâm linh, Đức Phật Gotama bèn phát huy sự thiền định sâu sắc như bước đầu để đạt đến sự tỉnh thức, ngồi dưới một gốc cây (cây Assattha hoặc Pipala) sau nầy được biết đến như là cây Bồ đề (Bodhi) hoặc cây “Giác ngộ” (Enlightenment tree). 

Kinh (Suttas) (M.I.247-9) kể lại sự việc Đức Phật đạt đến “nhất thiền”(first jhāna), và rồi sau đó tiếp tục trong trạng thái tỉnh lặng của thiền định, Đức Phật đạt đến “tứ thiền”(fourth jhāna), một trạng thái rất an lạc, với sự trong sạchsáng suốt của tinh thần. Dựa vào trạng thái nầy, Đức Phật tiếp tục phát huy khả năng thiền định và khoảng vào canh ba dưới ánh trăng đêm, Đức Phật đạt được “Tam minh” (threefold knowledge): nhớ lại những kiếp đã qua của mình, thấy được sự tái sinh của mọi người dựa vào nghiệp của từng cá nhân, và tiêu hủy được những phiền trược tinh thần đã ung độc tư tưởng và kềm hãm chúng ta khỏi sự tỉnh thức

Sự hiểu biết thứ ba được thành hình vào lúc rạng đông, đem đến sự tỉnh thức hoàn toànĐức Phật tìm kiếm, và bây giờ vào lúc Ngài được ba mươi lăm tuổi, Ngài trở thành Phật. Kinh (Dhammapada) trong câu 153-4 đã nói lên sự vui mừng của Đức Phật khi những ham muốn, si mê được dẹp bỏ và Niết-bàn hiện hữu, xa lìa hẳn già, bệnh, chết. 

Kinh (Cannonical)(Vin.I.I ff., M. I. 167 ff.) nói rằng vị Phật mới đã ở dưới cội cây khoảng bốn tuần hơn, nơi mà bây giờ gọi là Bodh-Gayā. Sau khi suy ngẫm về sự tỉnh thức của chính mình, Đức Phật nghĩ đến cơ hội có thể dạy những người khác, nhưng lại nghĩ rằng Pháp(Dhamma) mà Ngài kinh nghiệm qua rất là sâu sắc, tế nhị, và “xa vời hẳn những hiểu biết thông thường”, và những người có sự bám víu quá nặng sẽ không thể nào hiểu được pháp nầy. Ngay lúc nầy, một vị trời từ bi Brahmā Sahampati thấy vậy và nghĩ rằng, một người tỉnh thức đang xuất hiệnthế giới nhưng có thể sẽ không chia xẻ sự hiểu biết hiếm có nầy cho người khác. Vì thế vị trời bèn hiện ra trước Đức Phậtcung kính xin Đức Phật hãy chỉ dạy, vì “có những người chỉ có chút bụi ở mắt họ, không nghe được Pháp(Dhamma), đang suy tàn...”. Đức Phật bèn dùng huyền lực đọc tư tưởng để quan sát thế giớiquả quyết rằng có những người tâm linh rất trưởng thành có thể hiểu được thông điệp của Đức Phật. Khi quyết định thuyết pháp, Đức Phật tuyên bố rằng: “cánh cửa bất tử sẽ mở ra cho những ai muốn được giải thoát”. Sự yêu cầu khẩn thiết của vị Brahmā từ bi được Phật tử xem như là một tác nhân kích thích (stimulus) để Đức Phật ban trải lòng từ của Ngài, một bổ sung cho sự hiểu biết tỉnh thức trong vai trò của một vị Phật toàn giác, một “vị thầy của trời và người”. 

Đầu tiên Đức Phật Gotama mong muốn giảng dạy cho hai vị thầy du-già của mình ngày xưa, nhưng những vị thần báo cho Đức Phật biết là hai vị thầy nầy đã chết, điều nầy được Đức Phật công nhận qua sự kiểm chứng bằng thiền định của chính mình. Vì vậy Đức Phật quyết định dạy cho những người bạn đồng tu khổ hạnh với mình lúc trước. Biết rằng các vị nầy đang ở vườn thú tại Isipatama (giờ gọi là Sārnath) gần Benares, Đức Phật bèn đi bộ đến đó, một hành trình khoảng một trăm dặm.

Bài giảng đầu tiên 
và sự lan rộng của giáo pháp

Kinh (Cannon) kể rằng (Vin. I. 8 ff.) lúc đến vườn thú, năm người bạn đồng tu ngày trước thấy Đức Phật từ đàng xa, và định bụng không tiếp đón Đức Phật vì cho rằng Đức Phật đã bỏ cuộc. Nhưng khi Đức Phật đến gần, họ nhận ra một thay đổi lớn nơi Đức Phật và họ đồng đứng lên tiếp đón một cách kính trọng và rửa chân cho Đức Phật. Lúc ban đầu, họ xưng hô với Đức Phật như bạn, nhưng Đức Phật bảo rằng hãy gọi Đức PhậtNhư Lai (Tathāgata) hay “người giác ngộ sự thật”, đã tìm thấy sự bất tử và có thể làm thầy của họ. Sau đó để họ khỏi phân vân, Đức Phật lặp lại hai lần và các vị nầy biết rằng Đức Phật đã tìm được một nơi nương tựa mới và sẵn sàng truyền dạy điều nầy cho họ. Đức Phật Gotama thường được gọi là “Thế Tôn” (Lord-Blessed) hoặc “Đức Thế Tôn”(Bhagavat) và như vậy Đức Phật đã giảng bài pháp đầu tiên cho năm người bạn đồng tu ngày trước. Bắt đầu với ý nghĩ rằng có một con đường gọi “Trung đạo”(Middle Way) cho những người xuất gia, một con đường tránh cả hai thái cực thụ hưởngkhổ hạnh. Đức Phật đã kinh nghiệm được cả hai mặt và cho rằng hai thái cực nầy là những ngõ cụt. 

Con đường Trung ĐạoĐức Phật đã tìm thấy đưa đến sự tỉnh thức gọi là Ariya hay “thánh thiện”, với Bát Chánh Đạo (Eightfold Path-Magga),và tiếp tục với cốt tủy của thông điệpTứ Diệu Đế

Tóm lại, Tứ Diệu Đế nói rằng đời là khổ, sự đau khổ với những đời sống lặp đi lặp lại bởi vì ham muốn, ham muốnđau khổ có thể bị tiêu diệtBát Chánh Đạocon đường đưa đến giải thoát. Và Đức Phật nhấn mạnh đến tác động của sự giải thoát nơi Ngài và sự thấu hiểu sâu sắc về chân lý và bây giờ với sự tỉnh thức Ngài thành Phật

Kết quả của bài pháp là một trong những khán thính giả của Đức Phật Gotama, ngài Koṇḍañña liền đạt được kinh nghiệm sâu sắc về những chân lý vừa học, và Đức Phật Gotama vui mừng công nhận sự hiểu biết của Koṇḍañña. Sự thấu hiểu sâu sắc nầy được diễn tả bằng sự đạt được “pháp nhãn” (Dhamma-eye), không cấu bợn, với nhãn thức nầy Koṇḍañña “thấy”, “đạt” và “trầm mình” trong Pháp(Dhamma), xa lìa mọi nghi ngờ về giáo pháp của Đức Phật

Kinh nghiệm nầy được gọi là “nhập lưu”(stream-entry), một thay đổi tâm linh thiết yếu với cái nhìn thoáng qua về Niết-bàn(Nibbāna). Việc Koṇḍañña đạt được “pháp nhãn ”(Dhamma-eye) được nhận diện rõ ràng vào thời điểm quan trọng nhất của bài giảng đầu tiên. Lúc ấy thông điệp vui mừng được nhanh chóng truyền đi khắp các từng trời về việc “đức Thế Tôn”(Lord) đang chuyển “Bánh xe pháp cao nhất” (the Supreme Dhamma-wheel), và điều nầy không thể bị đình trệ bởi một quyền lực nào khác. 

Sự “chuyển động bánh xe pháp” (Dhamma-cakka-pavattana) sau đó trở thành tựa đề của kinh Sutta bài giảng đầu tiên(S.V.420-4). Hình ảnh bánh xe di động tượng trưng cho sự khai giảng một kỷ nguyên với ảnh hưởng của Pháp (Dhamma) về mặt tâm linh. Sau khi Koṇḍañña được thụ phong, và trở thành hội viên đầu tiên trong Tăng đoàn (Sangha). Đức Phật giải thích đầy đủ về giáo pháp của Ngài cho bốn vị khổ hạnhlần lượt họ đều đạt được “pháp nhãn”(Dhamma-eye) và trở thành đệ tử. Sau đó, Đức Phật giảng bài pháp thứ “hai” (xem tr.51), và lúc nầy tất cả các đệ tử của Phật đều chiêm nghiệmđạt được Niết-bàn(Nibbāna) - cũng như Phật đã trải qua lúc Phật đạt giác ngộ - và tất cả đều trở thành các vị “A-la-hán”(Arahat), cấp bực cao nhất trong các bậc thánh của Phật giáo
Những đệ tử khác, tu sĩ hay cư sĩ theo tu học và chẳng bao lâu đã có sáu mươi mốt vị “A-la-hán”(Arahats), trong đó có Đức Phật. Có được một nhóm đệ tử tu sĩ giác ngộ rồi, Đức Phật gửi họ đi truyền bá giáo Pháp (Dhamma): “Hãy đi, nầy các tu sĩ, vì lợi ích của chúng sanh, vì hạnh phúc của bao người, vì lòng từ bi đối với thế giới, vì lợi ích, vì an vui, vì hạnh phúc của trời và người” (Vin.I.21). Khi lời dạy được rao truyền, Đức Phật Gotama trong thời gian nầy được hai vị đệ tử lớn, Sāriputta, nổi tiếng với trí tuệ và khả năng giảng dạy của mình, và Moggallāna, nổi tiếng với những thần thông đạt được nhờ vào thiền định. Năm năm sau khi làm lễ thọ giới cho những vị tu sĩ đầu tiên, Đức Phật Gotama làm lễ thọ giới cho những vị nữ tu sĩ, sau nhiều lần khẩn cầu của người mẹ nuôi là bà Mahāpajāpati, và lời khuyên của người thị giả trung thành là tăng sĩ Ānanda.

Quyển Canon chỉ nhắc đến những sự kiện xảy ra trong thời gian gửi sáu mươi vị A-la-hán (Arahat) đi thuyết pháp và năm cuối của cuộc đời Đức Phật. Một hình ảnh chung cho thấy là Đức Phật đem giáo pháp của Ngài đi giảng dạy mọi nơi bằng đường bộ, với một ít sở hữu, dọc theo những vùng gần sông Hằng (Ganges). Dù rằng với bản chất trầm lặng, yêu mến thiên nhiên, thích độc cư, Đức Phật luôn có các vị đệ tử đi cùng và có một thời gian dài sống gần những tỉnh hoặc thành phố mới, đặc biệt là ở Sāvatthi, Rājagaha và Vesālī. Nơi đây, có bao người với bản chất nhiều nghi ngờ đang tìm kiếm một đổi mới về tâm linh. Lời bình luận về Trưởng lão tăng kệ (Thera-gāthā) và Trưởng lão ni kệ (Theri-gāthā) nói rằng có tất cả là 328 vị tu sĩ nam và nữ và chỉ có khoảng hai phần ba là đến từ những vùng ngoại ô. Về giai cấp xã hội có 41 phần trăm là giai cấp Bà-la-môn, 23 phần trăm giai cấp chiến sĩ (Kṣatriya), 30 phần trăm giai cấp thương gia (Vaiśya), 3 phần trăm giai cấp nô bộc (Sūdra), và 3 phần trăm giai cấp ‘bị ruồng bỏ’ (thấp hơn giới Sūdra trong hệ thống giai cấp của Bà-la-môn giáo). 

Những người giai cấp Bà-la-môn nói trên là những người ở thành thị, có thể là công chức chính phủ, nhưng không một người nào trong những giai cấp kể trên có một chân đứng vững chắc trong hệ thống varṇa (dù rằng giới thương gia sau nầy được liệt kê trong giai cấp Vaiśyas). Thông điệp của Đức Phật đặc biệt hấp dẫn những thành phần nầy, vì thông điệp nầy xem con người như một cá thểđủ khả năng làm chủ định mệnh dựa vào giá trị đạo đức cũng như tâm linh của từng cá nhân, không như hệ thống varṇa và những thành viên trong hệ thống đó. 
Sự kính trọng thừa hưởng được phải dựa trên giá trị đạo đứctâm linh hơn là nguồn gốc gia tộc (Sn.136). Quả thật, trong xã hội thị thành, thành công của một người dựa trên nổ lực cá nhân, hơn là giai cấp xã hội được gán cho theo truyền thống. Người Phật tử nhấn mạnh về kết quả của nghiệp dựa trên luật vũ trụ, không phải vì sự trói buộc của giai cấp (varṇa), hoặc vì những chuẩn định về đạo đức do bẩm sinh. Đức Phật dạy tất cả mọi người tìm đến với Ngài, không phân biệt: đàn ông, đàn bà, thương gia, nô bộc, Bà-la-môn, thợ thủ công, tu sĩ khổ hạnh, vua , kỹ nữ, và nhấn mạnh rằng lai lịch của mỗi người không có liên quan gì đến những cá nhân trong Tăng đoàn (Sangha) (A.IV.202).

Đức Phật thôi thúc các đệ tử giảng dạy bằng ngôn ngữ địa phương hoặc ngôn ngữ của những người đến nghe pháp (Vin.II.139). Ngược lại, các thầy Bà-la-môn giảng dạy bằng tiếng Sanskrit, mà bây giờ không còn bao người hiểu được nếu khônghọc thức, và như vậy những lời dạy trong kinh Veda chỉ dành riêng cho phái nam trong ba giai cấp cao nhất của hệ thống varṇa. 

Sức lôi cuốn quần chúng 
năng lực của Đức Phật

Những bài văn xưa miêu tả Đức Phật là một người thầy nhân đạo, có sức lôi cuốn đã truyền cảm hứng cho bao người. Đức Phật còn thu phục được cả thú vật; kinh kể lại rằng có một con voi thường đem nước đến cho Đức Phật khi Đức Phậtmột mình trong rừng (Vin. I.352). Nhưng một người hay ganh ghét Đức Phật là người em họ Devadatta, một trong các tăng sĩ. Ganh tỵ với ảnh hưởng của Đức Phật, Devadatta một lần đã lên tiếng bảo Đức Phật lúc ấy đã lớn tuổi hãy nhường chỗ cho ông ta lãnh đạo tăng đoàn (Sangha) và còn âm mưu để giết Phật khi mà lời đề nghị của ông bị từ chối (Vin. II.191-5). Một lần, Devadatta nhờ một người bạn của mình là hoàng tử Ajātasattu, gửi lính đến để vây bắt và ám sát Đức Phật. Mười sáu người lính lần lượt ra đi làm việc nầy, nhưng tất cả đều không dám ra tay và sau đó họ đều trở thành đệ tử của Đức PhậtMột lần khác, một con voi dữ nổi tiếng giết người Nalagiri được thả lỏng trên đường mà Đức Phật đang đi. Khi voi xông tới, Đức Phật từ tốn đứng lại và thuần phục voi với năng lực từ bi của mình, và voi liền dừng lại và cúi xuống để cho Đức Phật vỗ vào đầu.

Đức Phật không phải chỉ luôn luôn dùng sức thu hút, sự nổi tiếng hay năng lực khuyên lơn để có nhiều người đến nghe thông điệp của mình. Đôi lúc, Đức Phật cũng dùng thần thông, dù rằng Đức Phật khuyên các đệ tử không nên phô trương thần thông (Vin.II.112). Kết quả của những năng lực nầy không được xem là phép lạ mà là những năng lực thiên nhiên có được nhờ vào sự thiền định sâu xa. Một đoạn trong kinh Canon (Pati.I.125) thuật lại về thần thông phi thường của Đức Phật, và sau nầy những tài liệu huyền thoại đều tin việc nầy xảy ra lúc Đức Phật ở Sāvatthī (Dhp. A. III. 204-16). Chuyện kể rằng có một vụ thử thách trước công chúngĐức Phật buộc phải thi triển thần thông dù không muốn - nếu không thì công chúng sẽ cho rằng Đức Phật không có thần thông. Vì thế, Đức Phật chấp nhận sự thử thách nầy vào một ngày sau đó, Đức Phật hiện giữa hư không và khắp cơ thể phát ra lửa và nước. Cũng có lúc Đức Phật dùng thần thông của mình để trị bệnh cho một người Phật tửchấm dứt sự đau đớn lâu dài của một sản phụ (Ud. 15-16), hoặc làm lành vết thương mà không để lại một vết thẹo nào (Vin. I.216-18). Đức Phật luôn xem thần thông là nguy hiểm, bởi vì, thần thông có thể khuyến khích sự bám víu vào niềm tự hào, tự ca tụng. Một cám dỗ lạ lùng tương đương với sự cám dỗ của Chúa Jesus ở sa mạc, chuyện kể là Đức Phật từ chối Māra khi Māra muốn Đức Phật biến núi Hy-mã-lạp sơn (Himālayas) thành vàng (S.I.116). Một lần khác, khi gặp một tu sĩ khổ hạnh đã thiền định lâu năm để có thể đi trên mặt nước (đây là một trong những thần thôngĐức Phật có), Đức Phật nói ta chỉ cần bỏ vài xu là có thể lên thuyền sang bên kia sông.

Sự nhập diệt của Đức Phật

Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahā-parinibbāna Sutta) (D.II.72-167) nói về năm cuối cuộc đời của Đức PhậtTrong khoảng thời gian nầy, Đức Phật bị bệnh, và Ngài Ānanda đã hỏi về số mệnh của Tăng đoàn (Sangha) sau khi Đức Phật nhập diệt, vì không biết ai sẽ là người lãnh đạo Tăng đoàn(Sangha). Để trả lời, Đức Phật đáp rằng Ngài đã dạy Pháp (Dhamma) không chút giấu diếm, và Tăng đoàn (Sangha) nên dựa vào Pháp (Dhamma) mà không nên dựa vào người lãnh đạo, dù người đó là Đức Phật. Những hội viên trong Tăng đoàn (Sangha) nên tinh tấn với sự thực tập của chính mình, và nên xem Pháp (Dhamma) như là cẩm nang dẫn đường: tự mình hãy là một ‘hòn đảo’ và nên ‘trú’ trong Pháp (Dhamma) (D.III.100). Sau đó, Đức Phật chỉ định rằng sau khi Đức Phật nhập diệt, Tăng đoàn (Sangha) nên nương tựa vào Pháp(Dhamma) và giới luật (Vinaya) như là một ‘người thầy’ (D.II.154).

Trong ba tháng cuối của cuộc đời mình, dù không được khỏe Đức Phật cũng tiếp tục đi bộ. Cuối cùng, khi Đức Phật chỉ có thể tiếp tục đi và thắng được cái đau nhức bằng vào năng lực của thiền định. Cuộc hành trình của Đức Phật chấm dứt ở một làng nhỏ của tỉnh Kusinārā, nơi đây Đức Phật nằm giữa hai cây đang nở hoa trái mùa. Sách kể rằng các vị Trời từ mười phương của vũ trụ họp lại làm chứng cho sự nhập Niết Bàn (Nibbāna) của Đức Phật, sự diệt độ (parinibbāna) (D.II.138-9).

Đại chúng hỏi sau khi Phật nhập diệt, họ phải làm gì với ‘thân tứ đại của Đức Phật’. 

Đức Phật bảo là đó là việc của người cư sĩ, không phải của Tăng đoàn (Sangha), nhưng nghi lễ an táng phải là tang lễ của một vị Chuyển Luân Thánh Vương (Cakkavatti). Vải quấn thân thể, để trong quan tài và hỏa thiêu. Tro cốt còn lại thì để trong tháp (Stūpa- P. Thūpa) hoặc an táng trên đồi (Burial mound), chỗ ngã tư đường. Kế đó Đức Phật nói, “ai đem hoa và nước thơm để lên đó, và thật lòng hâm mộ thì sẽ được an vui hạnh phúc (D.II.142). Sau lễ hỏa táng, xá lợi của Đức Phật được để trong tám cái tháp (Stūpa), với chén đựng xá lợi và tro trong hai tháp khác. Những tháp (Stūpa) chứa đựng xá lợi của các vị A-la-hán (Arahats) sau đó trở thành trọng điểm của việc tôn thờ.

Ngay cả lúc gần nhập diệt, Đức Phật vẫn tiếp tục chỉ dạy. Một du sĩ hỏi rằng những vị Sa-môn (Samanas) lãnh đạo khác có đạt đến chân lý hay chưa. Thay vì trả lời rằng hệ thống tôn giáo của họ là sai và của mình là đúng, Đức Phật chỉ nói con đường đưa đến chân lý chỉ có Bát Chánh Đạo (Holy Eightfold Path): con đường nầy đưa đến quả vị A-la-hán (Arahatship). Và Đức Phật nhận thấy trong các giáo phápĐức Phật đã biết qua đã thiếu sót con đường nầy.

Sau đó Đức Phật hỏi tăng chúng nếu có câu hỏi sau cùng nào thì hãy hỏi trước khi Đức Phật nhập diệt. Khi mọi người im lặng, Đức Phật liền nói, nếu vì kính trọng Đức Phật mà không dám hỏi thì hãy nhờ bạn mình hỏi dùm. Họ vẫn lặng thinh. Khi thấy mọi người đã hiểu rõ giáo pháp mình dạy, Đức Phật liền nói những lời sau cùng: “Mọi vật do duyên hợp đều phải tan rã. Hãy tinh tấn để được giác ngộ!” (D.II.156). Sau đó, Đức Phật rời khỏi thế giới trong trạng thái thiền định, không sợ hãi, thanh thảnhoàn toàn tự chủĐức Phật vào ‘nhất thiền’(first jhāna) và theo thứ tự qua đến ‘tứ thiền’, bốn trạng thái ‘không hình thể’ và rồi đến ‘sự chấm dứt nhận biết và cảm giác’ (cessation of cognition and feeling- xem tr. 250 ff.). Sau đó, Đức Phật từ từ xuống lại ‘nhất thiền’, di chuyển đến ‘tứ thiền’ và đến Vô dư Niết Bàn (parinibbāna) (D.II.156). Các Phật tử không thấy dự kiện nầy như ‘cái chết’ mà là một ngõ để vào Niết Bàn (Nibbāna) bất tử.
Vai tròbản tính của Đức Phật

Trong khi người phái Nguyên Thủy (Theravādins) đôi lúc nói rằng Đức Phật ‘chỉ là một con người’, những lời bình phẩm như thế nầy thường được lấy ra từ trong sách. Thường thì những lời bình nầy cốt ý so sánh sự khác biệt giữa Đức Phật và chúa Jesus được xem như là ‘Con của Thượng đế’, và Kinh Đại thừa (Mahāyāna) thì xem Đức Phật như là một siêu nhân. Những lời bình phẩm nầy cũng có thể là để làm giảm tính chất thần bí khi kể về Đức Phật

Trong Bộ kinh Pali (Pali Canon), Đức Phật Gotama được sanh ra như một con người, cho dù có những khả năng phi thường nhờ vào những hạnh Bố Tát (Bodhisatta). Một khi Đức Phật đạt giác ngộ, thì Đức Phật không thể bị xem là ‘con người’ vì Ngài đã hoàn hảochuyển hóa hết tất cả những gì nhân tính nhất của con người - ý nầy được phản ảnh nơi một đoạn kinh (Sutta) khi Đức Phật được hỏi Đức Phật là một vị Trời (deva) hay là một con người (A.II.37-9). Đức Phật đã trả lời rằng Đức Phật đã vượt xa hơn cái vô thức để làm Trời hoặc người, và vì như vậy Ngài được xem là một vị Phật (Buddha), một sinh vật sống và lớn lên trong thế giới nầy nhưng bây giờ đã vượt xa hơn thế giới đó, như hoa sen mọc từ nước nhưng nở hoa trên mặt nước không bợn nhơ. Bản chất tự nhiên thần bí của Đức Phật được diễn tả khi Đức Phật quở một vị tăng vì quá trung thànhquá tin tưởng nơi Đức Phật, nên vị nầy luôn luôn đi theo sau Đức Phật: “Nầy Vakkali! ai thấy Pháp (Dhamma) là thấy ta; ai mà thấy ta là thấy Pháp (Dhamma) (S.III.120). Sự liên kết gần gũi giữa Đức Phật và Pháp (Dhamma) được củng cố thêm bởi một đoạn kinh (Sutta ) khác, nói rằng một vị Như Lai (Tathāgata) có ‘Pháp (Dhamma) là thân’ (Pháp thân-Dhamma-kāyā) và ‘trở thành Pháp’(Dhamma-become), (Dhamma-bhūta) (D.III.84). Những từ nầy chứng tỏ rằng Đức Phật là một thí dụ đầy đủ nhất về Pháp (Dhamma), và theo ý nghĩa của đạo Đức Phật và Pháp (Dhamma) không khác. Hơn nữa, Đức Phật đã thấy rõ Pháp (Dhamma) cùng ý nghĩa cao siêu của nó khi Đức Phật đạt Niết Bàn (Nibbāna), tương đương với Pháp (Dhamma) cao tột (A.I.156 và 158). Với những chi tiết nầy, một vị A-la-hán (Arahat) không khác chi hết, bởi vì vị nầy được xem là người ‘trở thành cao siêu’(‘become the supreme’) (brahma-bhūta) (S.III.83), một từ được dùng tương đương với ‘trở thành Pháp’ (‘Dhamma-become’ ) của đoạn văn trên. 

Bất cứ người nào được giác ngộ đều trở nên ‘sâu sắc, không thể đo lường, và khó hiểu như một đại dương’ (M.I.487). Một khi trở thành một với Pháp (Dhamma-become), bản chất tỉnh thức của người giác ngộ chỉ có thể hiểu được bởi một người ‘đã thấy’ Pháp (Dhamma) với ‘Pháp nhãn’(Dhamma-eye) của người nhập lưu (steam entry). Trong khi Thiên Chúa giáo xem Jesus như vị Trời trở thành người, thì người Phật tử xem Đức Phật (và các vị A-la-hán) là người trở thành Pháp(Dhamma).

Trong những bài văn Phật giáo lúc đầu, Đức Phật được xem như là một vị A-la-hán (Arahat) với tất cả những đặc điểm như các vị A-la-hán (Arahats) khác. Bất cứ một kinh nghiệm nào về Niết Bàn (Nibbāna) của vị A-la-hán (Arahats) nào cũng đều giống nhau. Thí dụ, Đức Phật có thể nhớ lại bất kỳ tiền kiếp nào của mình, trong khi các vị A-la-hán (Arahats) thì có giới hạn, hoặc không được phát triển về mặt nầy. Một vị Phật toàn giác nếu muốn có thể biết được về quá khứ, hiện tại và có thể tiên đoán tương lai, chẳng hạn khi thấy được hành động của một người liền biết được người đó sẽ tái sinh như thế nào. Những gì Đức Phật chỉ dạy chỉ là một phần nhỏ của những gì Đức Phật biết (S.V.438), bởi vì Đức Phật chỉ dạy những gì cần thiếtchân thật cho vấn đề tâm linh (M.I.395).

Điểm then chốt khác biệt thứ hai giữa Đức Phật và một A-la-hán (Arahats) là Đức Phật tự cố gắng với nỗ lực của chính mình đi tìm lại được Con Đường đã bị đánh mất bởi xã hội loài người. Khi tự mình đã tìm được Con Đường, Đức Phật đã dùng những phương tiện khéo léo để giúp những người khác thực hành và để họ trở thành những bậc A-la-hán (Arahats) (M.III.8). Đức Phật là người phát hiện lại Con Đường, và là một người thầy của sự thật vĩnh hằng (A.I.286-7). Là người thành lập Tăng đoàn (Sangha), và là người thành lập về giới luật của Tăng đoàn (Sangha), một vị Phật hoàn thành luôn vai trò của một người ‘lập ra giáo pháp’.

Phong cách và bản chất về giáo pháp của Đức Phật 

Phong cách của Đức Phật thường là áp dụng một cách khéo léo những lo âu cũng như trạng thái tâm linh của người nghe pháp thoại, và để trả lời cho những câu hỏi được đặt ra hoặc những câu hỏi chưa được nói ra nhưng đã nhen nhúm trong tư tưởng các khán thính giả và dựa theo những tín hiệu xảy ra trong mọi hoàn cảnh. Bằng cách chuyện trò với những người chất vấn, Đức Phật từ tốn đưa họ đến sự hiểu biết về chân lýĐức Phật đã tìm thấy. Khi những thầy Bà-la-môn hỏi Đức Phật làm thế nào để kết hợp với Thượng đế (Brahmā) sau khi chết, Đức Phật không trả lời là không thể được, mà chỉ nói rằng có thể làm được bằng cách phát triển về thiền định với lòng tử tế và từ bi, chứ không phải bằng những cuộc tế lễ đầy sắc máu theo kiểu Vệ đà (Vedic). Đức Phật thường cho những từ ngữ cũ những ý nghĩa mới, chẳng hạn gọi A-la-hán (Arahats) là ‘thầy Bà-la-môn chân chính’ (true Brahmins) và dùng từ Ariya – tương đương với từ Sanskrit về ý nghĩa của người Aryan là ‘cao sang’(noble) trong một ý nghĩa cao sang và thánh thiện về mặt tâm linh.

Đức Phật xem xét những câu hỏi một cách kỹ lưỡng với sự phân tách cẩn thận. Có những câu hỏi được Đức Phật trả lời liền, những câu khác Đức Phật trả lời sau khi đã phân tách chúng kỹ lưỡng để chắc chắn là câu hỏi đó rõ nghĩa và không mơ hồ. Có vài câu hỏi được Đức Phật trả lời bằng một câu hỏi ngược lại để phơi bày những ý nghĩ, sự phỏng đoán được bao che trong câu hỏi; với những câu hỏi chỉ để có hỏi và những câu hỏi với một nhận thức sai lầm đều bị Đức Phật gạt sang một bên (A.II.46). Đức Phật không ngại những kẻ khác không đồng ý với mình, nhưng Đức Phật chỉ trích những lời giải thích sai lầm về những gì Đức Phật giảng dạy. Đức Phật rất điềm đạm, và bình thản khi thâu nhận học trò. Một vị tướng là Sīha, một người hỗ trợ đắc lực của nhóm tu sĩ Jain, một lần đã quyết định trở thành cư sĩ, nhưng Đức Phật khuyên ông nên suy nghĩ cho kỹ vì với địa vị của ông không dễ gì đổi đạo (Vin.I.236). Đã bị chinh phục bởi những bài giảng của Đức Phật, Sīha lại càng thêm kính phục khi biết rằng Đức Phật không chụp lấy cơ hội để mà thu nhận đệ tử có sức ảnh hưởng lớn như ông. Và khi biết được Sīha không thay đổi ý định trở thành đệ tử của Phật, Đức Phật khuyên ông không nên bỏ rơi nhóm tu sĩ Jain mà ông từng giúp đỡ, mà nên giúp đỡ các vị ấy cũng như đang trợ giúp các tăng sĩ của Đức Phật.
Đức Phật nhấn mạnh về sự nỗ lựckinh nghiệm cá nhân về việc thử qua các giáo pháp khác, kể cả giáo pháp của chính Đức Phật. Đức Phật biết rất rõ về những giáo lý phản nghịch nhau trong thời đó, một thời lên men của trí thức. Gạt bỏ những lời dạy có tính chất giáo điều, hoặc chỉ là sự phỏng đoán dựa trên lý trí, Đức Phật nhấn mạnh về việc phân táchkiểm tra về kinh nghiệm chứng thực. 

Kinh Sutta có đoạn nói về việc nầy khi Đức Phật nói chuyện với dân Kālāma. Dân Kālāma có một chuỗi thầy đến viếng và vị nào cũng khen giáo pháp của mình và chê bai các giáo pháp khác (A.I.189). Để trả lời cho sự bối rối nầy đúng hay là sai, Đức Phật bảo họ phân vân là phải. 

Họ không nên chấp nhận bất cứ điều gì được rao truyền lại qua truyền thống hoặc lịch sử, hay vì đó là sản phẩm của lý trí, hoặc về một phương diện nào đó mà điều nầy là đúng, hoặc vì điều đó hợp với ý của mình, hay vì đó là những bằng chứng được góp nhặt một cách hời hợt, hoặc vì đó là luật lệ hay vì nể nang vị thầy của mình. Họ nên xem lại những giáo pháp theo kinh nghiệm của họ, rồi ghi nhận những ý kiến của những người thông thái, nên bác bỏ những giáo điều không hay chỉ mang lại sự có hại và đau khổ, chỉ nên chấp nhận những điều gì mang lại lợi íchhạnh phúc. Đôi khi Đức Phật cũng phải dùng đến quyền uy của mình, thí dụ như trước bài pháp đầu tiên, đây không phải là ép buộc người ta đồng ý với mình, nhưng để làm cho họ lắng nghe và như vậy họ mới có thể hiểu được. Đức Phật khuyên các vị đệ tử của mình đừng nên phản ứng theo cảm tính khi nghe người ta khen ngợi hay chê bai Đức Phật, nhưng phải giữ bình thản để biết được đâu là những gì đúng và đâu là những gì sai (D.I.3).

Đức Phật nhấn mạnh giáo pháp của Đức Phật có một mục đích thực tế, và chúng ta không nên bám vào đấy một cách mù quáng. Đức Phậtgiáo Pháp (Dhamma) giống như một chiếc bè đưa con người sang bên kia sông để tránh nguy hiểm nguy, tượng trưng cho thế giới nhân duyên nầy, và bờ bên kia an lạc tượng trưng cho Niết Bàn (Nibbāna) (M.I.34-5). Sau đó, Đức Phật hỏi có người nào sau khi sang bờ bên kia rồi lại giở chiếc bè lên và khiêng nó đi theo không. Kế đó, Đức Phật nói “Pháp (Dhamma) là để sang bên kia bờ, không phải để cất giữ”.

Nghĩa là, một người đệ tử không nên nắm giữ những ý tưởng, những sự thực tập của Phật giáo, nhưng dùng nó để đạt đến mục đích, xong rồi thì phải bỏ nó đi. Có nhiều người Phật tử tầm thường, hay bám vào những gì gọi là Phật giáo. Trong khi Đức Phật hay phê bình sự tin tưởng mù quáng, Đức Phật không phủ nhận cái gọi là niềm tin chân chính hoặc “tin một cách trung thành” (Saddhā); vì phải thử qua những lời dạy của Đức Phật thì một người mới có được một niềm tin nơi những lời dạy nầy. Những bài văn trước đó nhắm vào diễn tiến của sự lắng nghe, để đánh thức lòng tin (Saddhā), đưa đến việc thực hành, và rồi một phần tin tưởng về giáo pháp, kế đó lòng tin (Saddhā) thêm sâu sắc và tinh tấn thực hành cho đến khi chứng nghiệm được giáo pháp qua tiến trình tu tập của cá nhân. Một người lúc đó trở thành một vị A-la-hán (Arahats), một người thay thế niềm tin của mình bằng sự hiểu biết sâu sắc. Kể cả trong Phật giáo Nguyên Thủy (Theravāda Buddhism), thường hay dựa trên lý luận, không xúc cảm, một sự tin tưởng tuyệt đối nơi Đức Phật, Pháp (Dhamma) và Tăng đoàn (Sangha) là việc thông thường. Theo lý tưởng, đây là dựa trên một số tài liệu mà vài điều trong Con ĐườngĐức Phật đã vạch ra được xem là gây hứng khởi và là nâng cao sự tin tưởng cho số còn lại.

Nhiều người, mặc dầu chỉ được một niềm tin an lạchân hoan (joyful faith ) (pasāda) cũng đã là một thí dụ gây cảm hứng cho những người đang trên bước đường đạo.

Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81470)
17/08/2010(Xem: 121829)
16/10/2012(Xem: 68664)
23/10/2011(Xem: 70283)
01/08/2011(Xem: 512557)
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.