- Chương 1: Lời Giới Thiệu
- Chương 2: Khái Lược Lịch Sử Phật Giáo
- Chương 3: Khái Lược Lịch Sử Phật Giáo (Tiếp Theo)
- Chương 4: Phật Pháp Buổi Đầu
- Chương 5: Những Bài Giảng Đầu Của Phật Giáo
- Chương 6: Tam Đế
- Chương 7: Những Phát Triển Ban Đầu Của Phật Giáo
- Chương 8: Những Phát Triển Ban Đầu Của Phật Giáo (Tiếp Theo)
- Chương 9: Văn Chương Bát Nhã Đáo Bỉ Ngạn (The Perfection Of Wisdom Literature)
- Chương 10: Trường Du Già Hoặc Duy Thức Tông (Yogācāra)
- Chương 11: Trường Du Già Hoặc Duy Thức Tông (Yogācāra) (Tiếp Theo)
- Chương 12: Những Bậc Thánh Thiện Của Đại Thừa (Mahāyāna) Con Đường Của Bồ Tát (Bodhisattva)
- Chương 13: Phật Học Đại Thừa
- Chương 14: Lịch Sử Sau Nầy Và Sự Truyền Bá Phật Giáo
- Chương 15: Lịch Sử Sau Nầy Và Sự Truyền Bá Phật Giáo (Tiếp Theo)
- Chương 16: Nhật Bản
- Chương 17: Thực Tập Của Người Phật Tử
- Chương 18: Thực Tập Của Người Phật Tử (Tiếp Theo)
- Chương 19: Những Thực Tập Của Người Phật Tử: Đạo Đức
- Chương 20: Những Thực Tập Của Người Phật Tử: Đạo Đức (Tiếp Theo)
- Chương 21: Những Thực Tập Của Người Phật Tử: Đạo Đức (Tiếp Theo)
- Chương 22: Thực Tập Của Phật Tử: Thiền Định Và Phát Triển Trí Tuệ
- Chương 23: Thực Tập Của Phật Tử: Thiền Định Và Phát Triển Trí Tuệ (Tiếp Theo)
- Chương 24: Lịch Sử Hiện Đại Của Phật Giáo Ở Á Châu
- Chương 25: Giành Lại Mảnh Đất Xưa
- Chương 26: Hội Đoàn Thần Trí: Cây Cầu Giữa Đông Và Tây
- Phụ Lục: Các Tác Phẩm Kinh Điển
Tăng đoàn buổi ban đầu
Chữ Tăng đoàn (Sangha) nguồn gốc xuất phát từ nhóm Sa-môn (Samanas) với ý nghĩa là một nhóm tu sĩ nam và nữ cùng với Đức Phật là vị Thầy lãnh đạo.
Những vị nầy an cư trong ba tháng của mùa mưa, và mùa an cư (Vassa) đối với các vị sa-môn Phật giáo là thời gian để thực tập nhiều về giáo pháp, và cũng trong thời gian nầy họ có cơ hội tiếp xúc với dân chúng. Họ thường hay trở về những nơi như công viên được cúng dường bởi những cư sĩ Phật tử giàu có, và chính những nơi nầy trở nên nền tảng cho cuộc sống chung của Tăng đoàn. Như vậy, người Phật tử đã phát minh ra cuộc sống tu viện, một Trung Đạo giữa cuộc sống của những người thoát tục Jain và của những người cư sĩ Bà-la-môn.
Sức mạnh của Tăng đoàn được thể hiện qua bao thời gian, mà không một hội đoàn nào của con người có thể hiện hữu với thời gian lâu như vậy, và được truyền bá, lan rộng như cộng đồng Tăng đoàn của Phật giáo. Đức Phật chủ trương những buổi hợp thường xuyên ở mỗi nơi có Tăng chúng với mục đích hóa giải và đồng ý với những việc xảy ra trong Tăng đoàn (D.II.76-7). Nếu cần thiết, cũng có những cuộc bỏ phiếu mà đa số thắng thiểu số (Vin.II.84).
Sau khi Đức Phật nhập diệt (vào khoảng 400 trước Thiên Chúa). Một “cuộc hội thảo giữa Tăng chúng” gồm các vị A-la-hán được tổ chức ở Rājagaha (Vin.II.284-7) để tham khảo và đồng ý về những nội dung của Giáo Lý (Dhamma) và Luật (Vinaya) do Đức Phật truyền lại.
Ānanda, vị thị giả trung thành của Đức Phật đã đọc lại những bài kinh (Suttas), được bắt đầu như sau: “Tôi nghe như vầy… ”. Vị tu sĩ Upāli đọc những bộ luật (Vinaya). Có một kết luận là những kinh và luật hiện giờ dù được rao truyền lại cũng có thể đã bị phóng đại.
Có thể là bảy mươi năm sau cuộc “hội thảo của Tăng Đoàn”, một cuộc hội thảo thứ hai được tổ chức tại Vesāli (Vin.II.294-307), lần nầy là để lọc bỏ những vị tu sĩ mà đức hạnh kiếm khuyết, không hội đủ mười điểm được nêu ra vì họ đã nhận tiền bạc. Nếu những điểm nầy chưa có trong Luật (Vinaya) buổi ban đầu, thì bây giờ là một trong những điều cấm kỵ . Mười sáu năm sau đó hoặc xa hơn có thể đã có một cuộc hội thảo khác ở Pāṭaliputta, và phái ly giáo đầu tiên tách rời Tăng Đoàn và có những phái ly giáo khác tiếp theo sau đó. Lý do là vì có sự bất đồng ý kiến về điều luật trong tăng chúng, dù những điểm trong bộ luật (Vinaya) có vẻ như chia rẽ tình anh em trong Tăng Đoàn, nhưng thật ra là vì sự phát triển địa lý của mỗi địa phương khác nhau và vì đó những cộng đồng bị phân tán chứ không phải thật sự vì sự bất đồng ý kiến. Sự bàn luận về những điều trong giáo lý cũng đã đưa đến sự phát triển nhiều trường phái với những ngôn luận (Vāda’s) bất đồng.
Nguồn gốc của sự chia rẽ không nhất thiết là vì các phái ly giáo, có ý kiến là một vị tu sĩ có thể bị lên án vì kết luận rằng không có gì sai trái với những ham muốn dục lạc (Vin.IV.134-5). Trước đó, cho thấy rằng những hội viên của một trường phái đặc biệt nào đó có thể chung sống trong những cộng đồng tăng chúng khác, nhưng có lẽ vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa, cộng đồng tu sĩ bắt đầu được biết đến bởi những giải thích đặc biệt về giáo điều. Vào khoảng ít nhất năm 100 trước Công nguyên, những phái ly giáo đã có những điểm bất đồng và sự phân biệt dần phai nhạt giữa “hội đoàn huynh đệ” và “trường phái”. Trong khi những hội viên của những “hội đoàn huynh đệ” khác nhau không thể chính thức tham gia việc trong Tăng đoàn, họ vẫn ở cùng một tu viện, và học hỏi lẫn nhau về giáo lý. Những vị cư sĩ thời đó có lẽ không mấy quan tâm đến những khác biệt giữa các trường phái.
Lý lẽ của phái ly giáo thứ nhất không được chấp nhận. Theo truyền thống Phật giáo Nam tông cho rằng phái nầy tách rời Tăng đoàn vì họ đã bị thua trong cuộc hội thảo ở Vesāli – không thể là nguyên do vì phải thực hành mười điều được nêu ra cho tăng sĩ, nhưng cả hai “hội đoàn huynh đệ” đều lên án phái ly giáo.
Những truyền thống khác cho rằng nguyên do là vì những giáo điều, vì năm điểm được đề ra bởi vị tu sĩ Mahādeva. Nhưng cuộc bất đồng ý kiến nầy có lẽ xảy ra sau đó, và được nhắc đến như là một lý do cho việc tách rời ở phái thứ nhất. Một số học giả sau nầy cho rằng lý do chính đáng có lẽ là vì họ muốn làm ra thêm những điều luật trong tăng chúng.
Vì muốn có sự đồng nhất và trang nghiêm trong đoàn thể mà một phần Tăng đoàn đã thêm vào một số luật lệ trong bộ Luật (Vinaya) về hạnh kiểm, trang phục, và đức hạnh của một tu sĩ nơi công cộng. Đây có lẽ là luật lệ phải “tuân theo”, những luật lệ được “tuân hành” cho dù không được ghi trong sách, để dễ huấn luyện những người mới gia nhập vào Tăng đoàn.
Những người cải cách dựa nhiều vào truyền thống Miền Tây Ấn, nơi mà Phật giáo đã lan rộng, và vì vậy những luật lệ rất quan trọng đối với họ. Những người cải cách không thắng nổi số đông bảo thủ, vì thế họ đã bất đồng ý kiến và đây là phái ly giáo đầu tiên. Những người cải cách gọi nhau là Thượng Tọa Bộ (Sthavira-vāda), hội đoàn huynh đệ “Giáo pháp xưa/ giáo pháp căn bản). Số đông gọi nhau là Đại Chúng Bộ (Mahāsānghika), hoặc “thuộc về Tăng đoàn hoàn cầu”.
Hoàng Đế Asoka và Phật giáo
Trong triều đại Hoàng đế Asoka (vào khoảng 268-238 trước Thiên Chúa), Phật giáo lan rộng và bành trướng ở miền nam Ấn Độ và xa hơn trở thành “Tôn giáo hoàn cầu”. Hoàng đế Asoka thừa hưởng triều đại Magadha và cai trị phần lớn lục địa nhỏ Ấn Độ hiện đại cho đến khi người Anh xâm lăng, trừ miền nam xa tít. Vua Asoka tiếp nhận phần đạo đức về mặt xã hội từ nơi Phật giáo như một kim chỉ nam và vua Asoka được xem là vị vua Phật tử đầy lòng bi mẫn, đáng làm gương cho mọi người. Chúng ta biết rõ về vua Asoka nhờ vào những tài liệu và di tích lịch sử được tìm thấy, như cột và bia đá được phổ biến với nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đức Phật dường như rất thích chế độ phân nửa dân chủ cộng hòa trong thời đó, nhưng Đức Phật cũng biết đến quyền lực đang lên của các đất nước. Lý tưởng của Đức Phật về một vị hoàng đế bắt đầu từ (i) một vị vua được dân bầu lên để giữ trật tự trong xã hội (tr.37), và (ii) ý kiến của Đức Phật về lòng từ bi của một vị Chuyển Luân Thánh Vương (Cakkhavatti) trong quá khứ, những vị vua quan tâm rất nhiều đến Pháp (Dhamma), với ý nghĩa đạo đức và lẽ phải xã hội (thí dụ D.III.58-9). Khi mới làm vua, hoàng đế Asoka rất thích đi chinh phục các nước khác, với chủ trương “mạnh là đúng”. Khi hoàng đế Asoka trở thành Phật tử vào khoảng năm 260 trước Thiên Chúa, sự hiểu biết về niềm tin Phật giáo không tác dụng mấy cho đến khi vua Asoka chinh phục xứ Kalinga trong năm kế tiếp. Sau cuộc chinh phạt lần đó, hoàng đế Asoka rất hối hận về các cuộc chiến do chính mình gây ra, và tỏ lòng muốn lãnh đạo, làm vui lòng và bảo vệ dân chúng theo giáo pháp (Dhamma). Đức vua cảm thấy rằng ông nên cải tiến phẩm chất nếp sống của người dân, và để thành lập một khuôn mẫu thích hợp cho người dân để họ sống một đời sống đạo đức, người Phật tử cũng như người các tôn giáo khác. Vua cho thi hành những công việc như đào giếng, dựng nhà nghỉ bên đường cho du khách, giúp đỡ thuốc men cho người và vật, và còn giúp luôn những vùng xa hơn vương quốc của ngài. Những vị quan hiểu biết về giáo pháp được cử đi khuyến khích việc làm lành, lo lắng cho người già và trẻ em mồ côi, bảo đảm những luật lệ căn bản trong nước. Dù hoàng đế Asoka giữ những hình phạt như đánh đòn, vua đã hủy bỏ việc tra tấn và án tử hình. Tù nhân thả ra được giúp đỡ tiền bạc và được khuyến khích làm “lành” cho cuộc sống ở tương lai.
Hoàng đế Asoka lo lắng về phương diện đạo đức của dân chúng và trong pháp chế đã nói lên điều nầy, nhưng thường thì khuyên nhủ dân chúng hãy sống một đời sống tốt đẹp hơn. Việc đầu tiên được đề cao là không sát hại (ahimsa), hoặc “không gây tổn thương”: điều được xem là quan trọng nhất trong Phật giáo cũng như trong những truyền thống Ấn Độ.
Mặc dù hoàng đế Asoka vẫn còn giữ quân đội, nhưng chỉ để phòng ngừa sự xâm lăng, vua Asoka đã ngừng chinh chiến, những cuộc săn bắn, thú vui thể thao của các vị vua, được thay thế bằng những cuộc hành hương đến những di tích có liên hệ tới Đức Phật. Và không bao lâu trong hoàng cung rộng lớn, mọi người hoàn toàn đều ăn rau quả. Nơi kinh thành, việc tế lễ súc vật của Bà-la-môn giáo bị cấm tuyệt, và với đại đa số không ăn thịt thú vật, chim và cá được bảo vệ. Vua Asoka khuyến khích sự rộng lượng đối với các vị sa-môn (Samanas), tu sĩ Bà-la-môn và những người già.
Lễ phép, kính trọng các vị nầy và cha mẹ, đức hạnh tốt đối với bạn bè và người thân thuộc, tử tế với người làm công trong nhà thì được khen ngợi. Lòng thương hại, sự thành thật, trong sạch, dịu dàng, và hài hòa là những đức tính được khuyến khích. Những người cư sĩ dưới triều đại vua Asoka rất là đức hạnh, kết quả là một xã hội thanh bình, an lạc được nhắc đến trên bia đá, và mục đích của người dân thời đó là một cuộc sống đạo đức tốt tuân theo giáo pháp, sẽ đưa đến sự tái sinh nơi cõi trời, và không nhắc gì đến Niết Bàn.
Vua Asoka dành cho Phật giáo một vị trí quan trọng dưới triều đại của ngài, cũng như dưới triều đại La Mã, vua Constantine ưu tiên cho Thiên Chúa giáo. Nhưng vua Asoka, không phải chỉ ủng hộ nam và nữ tu sĩ Phật giáo, vua cũng nâng đỡ các tu sĩ Bà-la-môn, những du sĩ Jain, và những vị sư khổ hạnh Ājīvaka, sau nầy các vị vua Phật tử và Ấn Độ giáo đều thực hành theo khuôn mẫu nầy.
Vào lúc mà những tôn giáo khác nhau đang tranh dành để có thêm tín đồ, đức vua khuyến khích sự khoan dung và kính trọng lẫn nhau. Đức vua thấy rằng tất cả truyền thống tôn giáo đều ít nhiều giúp cho phần tâm linh được phát triển, và mười hai cột đá do vua dựng lên đã nói đến một căn bản chung cho các tôn giáo, là không nên khen tôn giáo của mình mà chỉ trích đến tôn giáo khác: vì tranh cãi dữ dội về tôn giáo chỉ đưa đến tai hại cho cả hai bên, trong khi sự kính trọng lẫn nhau làm cho hai bên đều lợi lạc. Cho dù cả hai trường phái Phật giáo Nam tông (Theravāda) và Nhất thiết Hữu bộ (Sarvāstivāda) đều lên tiếng là có sự hỗ trợ đặc biệt của họ với vua Asoka, đức vua có lẽ không thiên vị một trường Phật giáo nào, và vua đã bác bỏ việc chia bè phái. Ngược lại, vua rất thích Tăng đoàn của buổi ban đầu, và có lẽ vua cũng có tham dự sự thanh lọc các tu sĩ giải đãi.
Trong cuộc hành hương đến những Phật tích, vua Asoka đã xây lên những ngôi đền và cột đá kỷ niệm. Theo sách sau nầy kể lại, vua cho dựng lên mười cái tháp (Stūpas) và phân phát xá lợi cho những tháp mới toàn cõi Ấn Độ, như vậy giúp cho sự sùng bái tháp được lan rộng trong quần chúng. Dưới triều đại của vua Asoka, những hoạt động truyền bá Phật Pháp thật là nhiều vô kể.
Truyền thống Phật giáo Nam tông ghi lại là có vị tu sĩ Tissa Maggaliputta gửi nhiều nhóm tu sĩ truyền bá Phật Pháp đến những nơi “biên giới”. Bia đá cũng kể rõ là vua Asoka gửi sứ giả đi đến những nước xa lạ; vì nhà vua muốn truyền bá những lý tưởng mà vua đang thực hành: một “cuộc xâm lăng bằng giáo pháp” hơn là bằng quân sự. Miền Tây Bắc, sứ giả được gửi sang dến tận Syria, Ai Cập và Macedonia, dù không có sử liệu nào nói rằng họ đã đến những nơi nầy. Về phía đông, sứ giả đến “Suvaṇṇa-bhūmi”, có lẽ là một nước Mon thuộc về phía dưới Miến Điện hoặc trung tâm của Thái Lan. Miền Nam, sứ giả đến những vương quốc Nam Ấn và cả đảo Ceylon ( mà giờ là nước Tích Lan). Sự liên hệ giữa các sứ mệnh và sứ giả không được rõ ràng, nhưng các tu sĩ đi theo các sứ giả và trong trường hợp của Tích Lan, liên hệ nầy rất là rõ rệt và có kết quả.
Nơi đây vào khoảng 250 trước Thiên Chúa, con trai của vua Asoka là một vị A-la-hán Mahinda đã dẫn đầu phái đoàn và sứ mệnh nầy đã hoàn toàn thành công với sự có mặt của Phật giáo Nam tông tại Tích Lan.
Sự sùng bái và chủ nghĩa tượng trưng trong Phật giáo buổi ban đầu
Sự phối hợp của Phật giáo dưới triều vua Asoka đã làm cho Phật giáo trở thành một tôn giáo của dân chúng, có lẽ trước cả khi sự sùng bái tháp được lan truyền. Nơi gốc cây mà Đức Phật ngồi nhập định và giác ngộ là điểm sùng bái chánh, và sau đó những cây khác được chiết cành và nuôi dưỡng. Những cây nầy trở thành “Bồ đề” (Bodhi) hoặc cây “Giác Ngộ” (Englightenment), và được lễ kính như nhắc nhở về sự giác ngộ của Đức Phật cũng như những thần thông diệu dụng của Đức Phật.
Trước Phật giáo đã có sự sùng bái cây, bằng cách đem lễ vật và hoa để nơi bàn thờ gốc cây, bằng cách cột những lá cờ chung quanh cây và tưới nước. Đi nhiễu vòng quanh cây cũng được thực hành, hành động biểu thị những gì xảy ra một cách lý tưởng chung quanh đời sống của một người.
Tháp của Phật giáo được thành hình có lẽ bắt nguồn từ thời gian trước Phật giáo, lúc mà những ngọn đồi nhỏ được thành lập lúc chôn các vị vua chúa, anh hùng và các vị thánh mà chúng ta có thể tìm thấy trong những nền văn hóa cổ xưa khác. Những ngọn tháp trở nên quan trọng trong Phật giáo vì chúng chứa dựng những xá lợi, tượng trưng cho Đức Phật và sự nhập Niết Bàn (parinibbāna), và trong vài trường hợp những xá lợi được tôn thờ ở những địa điểm quan trọng. Những xá lợi được để trong tháp (stūpas) là của Đức Phật Gotama, các vị A-la-hán, và luôn cả những xá lợi của những vị Phật quá khứ. Vì xá lợi được tìm thấy nơi thân thể của một bậc giác ngộ, cho nên xá lợi được xem là có năng lực tốt lành và đem lại phước lành cho những ai sùng kính lễ bái gần đó. Khi mà không tìm thấy những xá lợi sau khi hỏa táng, thì tóc hay vật sở hữu, hoặc những bài văn Phật giáo liền được sử dụng trong lúc nầy.
Tháp Phật giáo xưa nhất được bảo vệ gìn giữ như buổi đầu được dựng lên vào thế kỷ thứ I trước Công Nguyên, tìm thấy ở Sāñcī trung tâm Ấn Độ. Tháp được xây trên một tháp khác vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Thiên Chúa, có thể đã được xây, tu bổ và làm đẹp thêm dưới triều vua Asoka. Bốn cánh cổng, hoặc toraṇa, tháp được đặt nơi ngã tư đường như lời Đức Phật chỉ dẫn, có lẽ là để chỉ cho sự cởi mở và tính phổ biến của giáo pháp (Dhamma). Những hình chạm khắc trên các cánh cổng kể lại chuyện trong Kinh Tiền thân Đức Phật Gotama, cùng với những hình ảnh tượng trưng của các vị Phật trong quá khứ và cuộc đời Đức Phật Gotama trong kiếp sống sau cùng. Vòng tròn Vedikā, hoặc rào chắn phân biệt chỗ dành cho tháp, và thêm hai đường đầu dành để đi nhiễu vòng (prakakṣiṇā-patha’s). Tháp hình mái vòm, được nhắc đến trong các sách vở xưa là Kumbha hoặc “bình”, là nơi chứa đựng nhiều xá lợi nhất. Nó liên hệ đến hình ảnh tượng trưng của Ấn Độ được biết đến như “bình đầy”, tượng trưng như nhắc nhở, một người giác ngộ thì thừa khả năng để nâng cao giáo pháp (Dhamma).
Trên tháp Sāñcī(Kiến Trí) có cột và những dĩa, tượng trưng cho những lọng che lúc lễ hội. Những lọng che được dùng như một dấu hiệu của hoàng tộc Ấn Độ, những dĩa trên tháp (Stūpa) tượng trưng cho chủ quyền về tâm linh của Đức Phật.
Sự liên hệ vua chúa có lẽ bắt nguồn từ truyền thống xưa khi các vị vua ngồi dưới một cây thiêng liêng giữa cộng đồng để mà phân xử, sau nầy được thay thế bằng lọng che. Những lọng che trên tháp dường như cũng tượng trưng cho cây giác ngộ nơi người Phật tử. Điều nầy được gợi ý bởi một hình chạm trổ các cây với lá như những lọng che, vào thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa. Kiến trúc ở dưới cột và dĩa được tìm thấy trên những tháp khác, và hình dáng giống như cây Bồ đề.
Những tháp sau nầy phần trên cùng hợp nhất lại thành chóp nhọn và những nền thường được dựng thêm dưới những mái vòm để nâng tháp lên như là sự ngưỡng mộ. Mỗi một nền được tượng trưng cho một phần phẩm chất về tâm linh, chẳng hạn như “bốn sự tinh tấn” (xem tr. 69ff.) với chóp nhọn tượng trưng cho thần thông và sự hiểu biết của Đức Phật. Các tháp bây giờ thường được gọi với danh từ là “chùa tháp” (pagoda), có lẽ là một từ sửa đổi sai lạc từ chữ Dagaba (hộp chứa xá lợi), một danh từ được sử dụng ở Tích Lan. Đây là một đặc điểm về sự giới thiệu Đức Phật Gotama, kể cả trước khi Ngài giác ngộ, Đức Phật luôn được mô tả bằng các hình ảnh tượng trưng. Đây có lẽ là cảm nghĩ về bản chất sâu thẳm của một người gần thành hoặc đã thành Phật không thể nào được trình bày đúng dưới dạng một con người. Kể cả Bà-la-môn giáo đương thời cũng chỉ vẽ các vị trời nhỏ bằng những hình ảnh có tính cách tượng trưng mà thôi. Trong hình 2, Đức Phật được thấy bằng những dấu chân và trên ngai với hình một bánh xe pháp chạm trổ xinh đẹp (xem tr.23). Khoảng trống hẹp ở giữa của bức tranh gợi ý đến sự yên tịnh và không dao động của tinh thần Đức Phật, và thực chất của Niết Bàn, được diễn tả như là một khoảng trống không.