Chương 14: Giáo Đoàn Tăng Và Giáo Đoàn Ni—monk And Nun Orders

29/05/201112:00 SA(Xem: 16598)
Chương 14: Giáo Đoàn Tăng Và Giáo Đoàn Ni—monk And Nun Orders

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I

CHƯƠNG MƯỜI BỐN 
CHPATER FOURTEEN 

Giáo Đoàn Tăng và Ni
Monk and Nun Orders

Phần Một—Part One
Tỳ Kheo-Tỳ Kheo Ni-Sa Di-Sa Di Ni—Bhiksus-Bhiksunis-Sramaneras
(A) Tỳ Kheo—Bhiksu
(A-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Tỳ Kheo—Overview and Menaings of Bhiksu
(I) Tổng quan về Tỳ Kheo—An overview of Bhiksu 
(II) Nghĩa của Tỳ Kheo—The meanings of Bhiksu
(A-2) Phân Loại Tỳ Kheo—Categories of Bhiksu
(I) Nhị Chủng Tỳ Kheo—Two classes of monks. 
(II) Ba vị sư chính trong tự viện—Three main monks in a monastery. 
(III) Bốn Loại Tỳ Kheo—Four kinds of Monks.
(IV)Ngũ Chủng A Xà Lê—Five categories of acarya: Năm loại giáo thọ.
(V) Thập Chủng Tỳ Kheo—Ten kinds of Bhiksus. 
(A-3) Tứ Chủng Tà Mệnh—Four Improper Ways of Earning a Living
(A-4) Oai Nghi của một vị Tỳ Kheo—Forms of behavior of a Monk
(A-4-1) Tứ Oai Nghi—Four Forms of behavior
(I) Tứ oai nghi—Four respect-inspiring forms of demeanour. 
(II) Đức Phật dạy về Tứ Oai Nghi trong Kinh Niệm Xứ—The Buddha taught about the Four Postures in the Satipatthanasutta.
(A-4-2) Uy Nghi Lúc Ăn—The Fine Manner of Eating
(A-4-3) Uy nghi ăn mặc—The fine manner of dressing
(A-5) Hòa Thượng—Most Venerable—Upadhyaya (skt)
(A-6) Những lời dạy của Đức Phật về Tỳ Kheo trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on Bhiksu in the Dharmapada Sutra—See Chapter 154 (A-11)
(B) Tỳ Kheo Ni—Bhiksuni (skt)
(B-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Tỳ Kheo Ni—Overview and Menaings of Bhiksuni 
(B-2) Bát Kính Giáo—Eight Commands of Respect for a Bhiksuni
(B-3) Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên—The First Nun
(C) Sa Di—A Novice Monk—Sramanera (s&p)
(C-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Sa Di—Overview and Menaings of Novice Monks
(C-2) Phân loại Sa Di—Categories of Sramanera
(I) Sa Di Đạo Hầu 
(II) Tam Chủng Sa Di—Three kinds of Sramanera 
(C-3) Mười giới Sa Di—Ten Precepts taken by a Sramanera
(D) Sa Di Ni—A Novice Nun—Sramanerika (s&p)
(D-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Sa Di Ni—Overview and Meanings of Sramanerika
Phần Hai—Part Two
Tăng Già—Sangha (skt) 
(A) Tổng quan và Ý nghĩa của “Tăng già”—Overview and Menaings of “Sangha”
(B) Những đặc tính của “Tăng già”—Characteristics of “Sangha”
(C) Cộng Đồng Tăng Già—Buddhist Community
(D) Những người thọ cụ túc giới đầu tiên—Early Ordinations
(E) Chư Tăng Ni lập gia đình—Married Monks and Nuns
(F) Tam Sư Thất Chứng—Three superior monks and a minimum of seven witnesses
(G) Những vị Sư khác trong tự viện—Other Monks in a monastery
Phần Ba—Part Three
Giáo Đoàn Tăng Ni—Monk and Nun Ordinations
(A) Giáo Đoàn Tăng—Monk Ordinations
(A-1) Tổng quan về Giáo Đoàn Tăng—An overview of Monk Ordinations
(A-2) Tăng vụ (công chuyệngiáo hội giao phó)—Sangha tasks
(A-3) Tài sản của Giáo Đoàn—Sangha property
(A-4) Phá hòa hợp Tăng—Sanghabheda(skt)
(A-5) Những Đòi Hỏi nơi một vị Tỳ Kheo—Requirements of a Monk
(A-5-1) Những Đòi Hỏi nơi một vị Tỳ Kheo—Requirements of a Monk
(A-5-2) Những Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách—Rasons to be Blamed for a Monk or Nun
(A-6) Đốt liều trên đầu Tăng hay Ni—Buning incense on the heads of monks and nuns
(A-7) Sa Môn Bất Kính Vương Giả—Odained Buddhists do not have to honor royalty
(A-8) Một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ Kheo—Twelve Hundred and Fifty Bhikshus
(A-9) Lời Phật Dạy về Tỳ Kheo—The Buddha’s Teachings on Bhiksus—See Chapter 154 (A-6).
(B) Giáo Đoàn Ni—Bhikshuni Orders—Nun Ordinations
(B-1) Tổng quan về Giáo Đoàn Ni—An overview of Bhikshuni Orders
(B-2) Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên—First Nun
(B-3) Giáo Đoàn Ni đầu tiên—First Order of Bhiksunis
(B-4) Thực trạng Giáo Đoàn Ni trên thế giới hiện nay—The present circumstance of the Nun Orders in the world
(I) Thực trạng Giáo Đoàn Ni trên thế giới hiện nay—The present circumstance of the Nun Orders in the world 
(II) Người Nữ Giữ Mười Giới tại Tích Lan—Dasa silmata in Sri Lanka 
(III)Người Nữ Xuất Gia tại Thái Lan—Mae chi in Thailand 
(IV)Tổ Chức mang tên “Thích Nữ”—An organization with the name “Sakyadhita” 
(B-5) Trưởng Lão Ni Kệ—Verses in the Therigatha

Phần Một
Part One

Tỳ Kheo-Tỳ Kheo Ni-Sa Di-Sa Di Ni
Bhiksus-Bhiksunis-Sramaneras

(A) Tỳ Kheo
Bhiksu

(A-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Tỳ Kheo
Overview and Menaings of Bhiksu
 
(I) Tổng quan về Tỳ Kheo—An overview of Bhiksu: Buddhist mendicant—Tăng (người tu sĩ đệ tử của Phật có lãnh thọ giới pháp theo luật của Phật qui định). Nhà sư từ bỏ tất cả những tư hữu thế gian và chỉ giữ lại một phần tối thiểu các vật dụng cá nhân như 1 bát khất thực, 3 bộ y, một dây thắt lưng, một dao cạo râu và một cây kim. Theo truyền thống Phật giáo buổi ban sơ, các vị Tăng phải sống đời du Tăng khất sĩ, chỉ an cư một nơi trong ba tháng mùa an cư kiết hạ. Chư Tăng dựa vào lòng từ thiện của đàn na tín thí tại gia, cúng dường thức ăn và những thứ cần thiết khác như quần áo, nơi ở, và thuốc men. Sự việc bị trục xuất ra khỏi giáo hội là những trường hợp rất hiếm hoi, trừ phi có những trường hợp quá đáng, mặc dù chư Tăng Ni luôn được phép rời khỏi giáo đoàn nếu họ muốn—Monks give up all worldly belongings and possess only a bare minimum of personal goods (an alm bowl, three robes, a belt, a razor and a needle). According to early Buddhist tradition, they live as wandering religious beggars, settling in one place only for the three months of the rainy season. The monks rely on the charity of the laity for food and other subsistence, such as clothing, shelter and medicine. Expulsion is rare and enforced only in an extreme case, although a monk or nun may leave the Sangha if he or she wishes.

(II) Nghĩa của Tỳ Kheo—The meanings of Bhiksu: Mendicant—Buddhist monk. 
1) Tỳ có nghĩa là phá, kheo nghĩa là phiền não. Tỳ kheo ám chỉ người đã phá trừ dục vọng phiền não—“Tỳ” (Bhi) means destroy and “Kheo” (ksu) means passions and delusions. Bhiksu means one who destroys the passions and delusions. 
2) Người thoát ly gia đình, từ bỏ của cải và sống tu theo Phật. Người đã được thọ giới đàn và trì giữ 250 giới cụ túc—A religious mendicant who has left home and renounced—Bhikkhu who left home and renounced all possessions in order to follow the way of Buddha and who has become a fully ordained monk. A male member of the Buddhist Sangha who has entered homeless and received full ordination. A Bhiksu’s life is governed by 250 precepts under the most monastic code. Bhiksu is one who destroys the passions and delusions.
3) Tất cả chư Tỳ Kheo đều phải tùy thuộc vào của đàn na tín thí để sống tu, không có ngoại lệ—All Bhiksus must depend on alms for living and cultivation, without any exception.
4) Tất cả chư Tỳ Kheo đều thuộc chủng tử Thích Ca, dòng họ của Phật—All Bhiksus are Sakya-seeds, offspring of Buddha.
5) Tỳ kheo còn có nghĩa là người đã xuất gia, đã được giữ cụ túc giới. Tỳ Kheo có ba nghĩa—Bhiksu still has three meanings:
a. Khất sĩ: Beggar for food or mendicant—Người chỉ giữ một bình bát để khất thực nuôi thân, không chất chứa tiền của thế gian—Someone who has just a single bowl to his name, accumulates nothing (no worldly money and properties), and relies exclusively on asking for alms to supply the necessities of life. 
b. Bố ma: Frightener of Mara (delusion)—Bố Ma là người đã phát tâm thọ giới, phép yết ma đã thành tựu, loài yêu ma phiền não phải sợ hãi—Someone who has accepted the full set of 250 disciplinary precepts. His karma has reached the level of development that he immediately fears delusion. 
c. Phá ác: Destroyer of Evil—Người dùng trí huệ chân chính để quán sát và phá trừ mọi tật ác phiền não; người chẳng còn sa đọa vào vòng ái kiến nữa—Someone who has broken through evil, someone who observes everything with correct wisdom, someone who has smashed the evil of sensory afflictions, and does not fall into perceptions molded by desires. 
6) Khất Sĩ—Mendicant monk: Thuật ngữ tiêu chuẩn dùng để chỉ một vị Tăng Phật giáo người đã thọ giới cụ túc. Điển hình là những vị có ước vọng muốn trở thành Tăng sĩ bằng cách trước tiên thọ giới Sa Di và sau đó thọ giới cụ túc. Thuật ngữ Tỳ Kheo có nghĩa là “khất sĩ,” chỉ những vị sư được cộng đồng Phật tử tại gia cúng dường vật thực. Những vị thọ cụ túc giới đã được định ra trong Luật Tạng (gồm 227 giới theo truyền thống Nguyên Thủy và 250 giới theo truyền thống Đại Thừa). Trong thời Đức Phật còn tại thế, Tăng sĩ điển hình phải du hành đó đây chứ không trụ lại một nơi cố định, trừ mùa mưa, nhưng trải qua một thời gian dài, các tự viện cố định được phát triển và ngày nay hầu hết các Tăng sĩ Phật giáo đều trụ lại tại các tự viện—The standard term for a Buddhist monk who has received full ordination. Typically men who aspire to become monks first take the “novice” (Sramanera) ordination and later receive the full ordination. The term Bhiksu literally means “beggar,” indicating that monks are expected to subsist on alms given to them by the lay community. Those who take full ordination are also expected to observe the rules regarding monastic behavior set out in the Vinaya-Pitaka (which number 227 in the Theravada tradition, and 250 in the Mahayana tradition). During the Buddha’s time, monks typically wandered from place to place and had no fixed abode, except during the rainy season, but over time fixed monastic establishments developed, and today most Buddhist monks reside in monasteries. 

(A-2) Phân Loại Tỳ Kheo
Categories of Bhiksu

(I) Nhị Chủng Tỳ Kheo—Two classes of monks: Hai loại Tỳ Kheo.
1) Đa văn tỳ kheo: Monks who hear and repeat many sutras, but are not devoted doers.
2) Quả thiển tỳ kheo: Those who read and repeat few sutras, but are devoted in their lives. 

(II) Ba vị sư chính trong tự viện—Three main monks in a monastery: 
1) Tự Chủ: Vị sư trong coi tổng quát trong tự viện—Head of a monastery: An abbot, or controller of all affairs in a monastery.
2) Thượng Tọa: Vị sư trông coi việc hoằng pháp—Venerable, or bhikkhu who is responsible for preaching the dharma.
3) Duy Na: Vị sư giám viện—Supervisors of monks in a monastery. 

(III) Bốn Loại Tỳ Kheo—Four kinds of Monks: Bốn loại ngựa để ví với bốn loại Tỳ Kheo—Four kinds of horses—Tứ Mã—Four kinds of horses, likened to four classes of monks:
1) Loại ngựa hay nhất: Loại cứ theo bóng soi mà dong ruổi, nhanh chậm tả hữu tùy theo ý chủ—The first ones are those that respond to the shadow of the whip.
2) Loại ngựa thứ nhì: Roi chạm lông đuôi, xét ý người cưỡi mà theo ý đó—The second ones are those that respond to the lightest touch of the whip.
3) Loại ngựa thứ ba: Roi vọt chạm vừa phải là làm theo ý chủ—The third ones are those that respond to the mild application of the whip.
4) Loại ngựa thứ tư: Phải lấy vùi sắt đâm vào thân thấu đến tận xương mới chịu làm theo ý chủ—The fourth ones are those that need the spur to bite the bone. 

(IV)Ngũ Chủng A Xà Lê—Five categories of acarya: Năm loại giáo thọ.
1) Xuất Gia A Xà Lê: Người sở y đắc xuất gia hay người phụ trách dạy dỗ những người mới xuất gia—One who has charged of novices.
2) Giáo Thọ A xà Lê: Giáo Thọ Tăng—A teacher of the discipline.
3) Yết Ma A Xà Lê: Thọ Giới Tăng hay vị Tăng làm phép thọ giới yết ma—A teacher of duties.
4) Thọ Kinh A Xà Lê: Vị Tăng dạy kinh cho người khác—A teacher of the scriptures.
5) Y Chỉ A Xà Lê: Thầy y chỉ (dù chỉ trong một thời gian rất ngắn)—A master of the community (though in a very short period of time). 

(V) Thập Chủng Tỳ Kheo—Ten kinds of Bhiksus: Natha-karana-dhanna (p)—Mười Hộ Trì Nhân Pháp—Ten things that give protection—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười hộ trì nhân pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourse of the Buddha, there are ten things that give protection:
1) Giới Bổn Tỳ Kheo: Patimokkha (p)—Moral—Ở đây, vị Tỳ kheogiới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnhtu học trong giới pháp—Here a monk is moral, he lives restrained according to the restraint of the discipline, persisting in right behavior, seeing danger in the slightest fault, he keeps to the rules of training.
2) Đa Văn Tỳ Kheo: Learned—Ở đây vị Tỳ kheo nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ tụng đọc nhiều lần, chuyên lý quan sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến—Here a monk who has learned much, and bears in mind, and retained what he has learned. In these teachings, beautiful in the beginning, the middle and the ending, which in spirit and in letter proclaim the absolutely perfected and purify holy life, he is deeply learned, he remembers them, recites them, reflects on them and penetrates them with vision.
3) Thiện Hữu Tỳ Kheo: A monk is a friend—Vị Tỳ Kheothiện hữu, thiện bạn lữ, thiện bạn đảng—A monk is a friend, associate and intimate of good people.
4) Thiện Ngôn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheothiện ngôn, đầy đủ sự nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính—A monk is affable, endowed with gentleness and patience, quick to grasp instruction.
5) Phục Vụ Tỳ Kheo: Khi nào có những trách nhiệm cần phải làm đối với các vị đồng phạm hạnhniên lạp cao hơn, vị ấy khéo léo, không biếng nhác, suy tư một cách đầy đủ để làm, vừa đủ để tổ chức—Whatever various jobs there are to be done for his fellow monks, he is skilful, not lax, using foresight in carrying them out, and is good at doing and planning.
6) Ái Thuyết Pháp Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng Pháp, Thắng Luật—Here a monk who loves the Dhamma and delights in hearing it, he is especially fond of the advanced doctrine (abhidhamma) and discipline (abhivinaye).
7) Tri Túc Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo tự mình bằng lòng với các vật dụng nhận được như y phục, ẩm thực, sàng tọa, bệnh dược—Here a monk who is content with any kind of requisites: robes, alms-food, lodging, medicine in case of illness.
8) Tinh Tấn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo sống tinh tấn siêng năng đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì tinh tấn, nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp—Here a monk who ever strives to arouse energy, to get rid of unwholesome states, to establish wholesome states, untiringly and energetically striving to keep such good states and never shaking off the burden. 
9) Chánh Niệm Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo chánh niệm, đầy đủ tối thượng niệm và tỉnh giác, nhớ đến và ghi nhớ những điều nói và làm từ lâu—Here a monk who is mindful, with a great capacity for clear recalling things done and said long ago.
10) Huệ Trí Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheohuệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ—Here a monk who is wise, with wise perception of arising and passing away, that Ariyan perception that leads to the complete destruction of suffering.

(A-3) Tứ Chủng Tà Mệnh
Four Improper Ways of Earning a Living

(I) Tổng quan về Tứ Chủng Tà Mệnh—An overview of Four improper ways of obtaining a living on the part of a monk: Có bốn thứ tà mệnh—Tỳ Kheo không khất thực để tự sống như giới luật đã quy định mà sinh sống bằng phương cách tà vạy, làm những nghề bị giới luật cấm. Một vị sư đi làm kiếm tiền, xem quẻ, dùng tài để sinh sống, nịnh bợ, làm ảo thuật, xin ăn hay cầu được bố thí cúng dường, vân vân—Heterodox or improper way to obtain a living on the part of a monk by doing work by his hands, by astrology, his wits, flattery, magic, etc.. 

(II) Chi tiết về Tứ Chủng Tà Mệnh—Details of Four improper ways of obtaining a living on the part of a monk:
1) Hạ Khẩu Thực
a) Tăng Ni làm việc bằng tay chân kiếm sống: To earn a livelihood by doing work with his hands.
b) Trồng trọt, nấu nướng, làm thương mại, chế tạo vật dụng hay may quần áo để kiếm tiền—Grow crops, cook, do business, manufacture things or to sew clothes to sell in order to make money: Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào trồng trọt, nấu nướng, làm thương mại, chế tạo vật dụng hay may quần áo để kiếm tiền gửi về cho gia đình, ngay cả để tạo ra lợi tức cho tự viện, cũng là phạm giới xả đọa (phải buông bỏphát lồ sám hối ngay). Tuy nhiên, nếu cha mẹ bị bệnh mà không còn ai khác lo lắng thì vị ấy có thể xin phép của vị lãnh đạo trong tự viện được làm những việc ấy để trả hiếu cho cha mẹ cho đến khi lành bệnh. Ngay khi cha mẹ lành bệnh là vị ấy phải ngưng làm việc ngay để tập trung vào việc tu tập—A Bhiksu or Bhiksuni who grows crops, cooks, does business, manufactures things or sews clothes in order to make money to send home to his or her family, even if it is to create the income for the monastery, commits an offence involves Release and Expression of Regret. However, if that Bhiksu’s or Bhiksuni’s parents are in ill health and have no other means of financial support, he or she can obtain permission from the Head of the monastery to do so to pay his or her filial responsibility to his or her parents until they get well. Right after they get well, he or she must stop working and focus on his or her cultivation. 
c) Bốc thuốc kiếm sống; tuy nhiên nếu bốc thuốc vì nhân đạo cứu người là đúng với lòng bi mẫn Phật dạy: Collect herbs for a living; however, collecting herbs to save human lives is in compliance with the Compassion which the Buddha had taught. 
2) Ngưỡng Khẩu Thực: Làm nghề chiêm tinh hay ngước lên trời xem tinh tú, mặt trời, mặt trăng, xem gió mưa sấm sét—To earn a livelihood by astrology (looking up in the sky to talk about stars).
3) Phương Khẩu Thực: Luồn cúi nịnh bợ (những nhà quyền thế giàu có để được họ ban cho ân huệ)—To earn a livelihod by flattery (rich people or powerful people).
4) Duy Khẩu Thực: Dùng chú thuật, bói toán lành dữ để kiếm cơm áo—To earn a livelihood by magic, spells, or by fortune-telling. 

(A-4) Oai Nghi của một vị Tỳ Kheo
Forms of behavior of a Monk

(A-4-1) Tứ Oai Nghi
Four Forms of behavior

(I) Tứ oai nghi—Four respect-inspiring forms of demeanour: Oai nghi có nghĩa là cốt cáchcử chỉ của người xuất gia, cần phải đoan chánh đàng hoàng, đúng theo phép tắc, khiến cho người chung quanh khi nhìn thấy phong cách của mình thì tự nhiên sanh lòng kính phục. Tứ oai nghi hay bốn phép tắc Bát Nhã phải được Tăng Ni thực hành mỗi ngày—Demeanors mean the conducts and expressions of a religious figure in Buddhism. They must be power and act appropriately according to the Dharma teachings, so when those around them see their demeanors these people will be respectful automatically. Four instances of prajna which a monk or nun should practise everyday. 
1) Oai Nghi Đi: Respect-inspiring of Walking.
2) Oai Nghi Đứng: Respect-inspiring of Standing.
3) Oai Nghi Nằm: Respect-inspiring of Lying down.
4) Oai nghi Ngồi: Respect-inspiring of Sitting.

(II) Đức Phật dạy về Tứ Oai Nghi trong Kinh Niệm Xứ—The Buddha taught about the Four Postures in the Satipatthanasutta:
1) Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đi, ý thức rằng: “Tôi đang đi.” Khi đứng, ý thức rằng: “Tôi đang đứng.” Khi ngồi, ý thức rằng: “Tôi đang ngồi.” Khi nằm, ý thức rằng: “Tôi đang nằm.”Thân thể được xử dụng như thế nào, vị ấy ý thức thân thể như thế ấy—Bhikkhus, when walking, a Bhikkhu understands: “I am walking;” when standing, he understands: “I am standing;” when sitting, he understands: “I am sitting;” when lying down, he understands: “I am lying down;” or he understands accordingly however his body is disposed. 
2) Lại nữa, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mặc áo Tăng Già Lê, mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ các việc mình đang làm—Again, Bhikkhus, a Bhikkhu is one who acts in full awareness when going forward and returning; who acts in full awareness when looking ahead and looking away; who acts in full awareness when flexing and extending his limbs; who acts in full awareness when wearing his robes and carrying his outer robe and bowl; who acts in full awareness when eating , drinking, consuming food, and tasting; who acts in full awareness when walking, standing, siting, falling asleep, waking up, talking, and keeping silent.

(A-4-2) Uy Nghi Lúc Ăn
The Fine Manner of Eating

1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên lựa thức ăn ngon: A Bhiksu or Bhiksuni should not choose only the best tasting food for himself or herself.
2) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, lúc ăn, không nên vừa nhai vừa nuốt một cách vội vã, nên nhai chậm rãi khoảng 30 lần trước khi nuốt: A Bhiksu or Bhiksuni, while eating, should not chew and swallow his or her food in a rush, but should chew each mouthful slowly about thirty times before swallowing.
3) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo ni không nên nói chuyện trong lúc ăn: A Bhiksu or Bhiksuni should not talk during a meal.
4) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên nhai hoặc húp lớn tiếng: A Bhiksu or Bhiksuni should not chew and drink soup loudly.
5) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên lấy lưỡi liếm đồ ăn trong dĩa and không nên hả miệng quá to khi đưa thức ăn vào miệng: A Bhiksu or Bhiksuni should not lick the food from his or her plate with his or her tongue and should not open his or her mouth wide-open when putting food into it.
6) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, trong buổi ăn với chúng, không nên đặt chén xuống khi những người cao lạp hạ (cao tuổi đạo) hơn vẫn còn đang ăn: A Bhiksu or Bhiksuni, in a formal meal, should not put down his or her empty bowl when those who have been ordained longer than him or her are still eating.
7) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên bỏ thừa thức ăn: A Bhiksu or Bhiksuni should not leave leftover food when he or she is finished eating.
8) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên đứng dậy giữa bữa ăn, hoặc ăn xong rồi đứng dậy trước khi có tiếng chuông: A Bhiksu or Bhiksuni should not stand up in the middle of a meal, nor stand up as soon as she has finished eating, before the sound of the bell.
9) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên ăn nhẹ vào buổi chiều cho thân thể nhẹ nhàng và không tốn thì giờ nấu nướng: A Bhiksu or Bhiksuni should eat lightly in the evening so that he or she feels light in body and avoids wasting time cooking.

(A-4-3) Uy nghi ăn mặc
The fine manner of dressing

1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên luôn ăn mặc y áo chỉnh tề khi đi ra khỏi chùa: A Bhiksu or Bhiksuni should always be neatly dressed wearing his or her long robe when he or she goes outside the monastery.
2) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên ăn mặc xốc xếch hay ăn mặc y áo dơ dáy: A Bhiksu or Bhiksuni should not dress untidily or wear dirty robes.
3) Vị Tỳ Kheo Ni không nên mặc đồ lót qua khỏi lưng quần: A Bhiksuni should not wear undershirt which goes below her waist.
4) Vị Tỳ Kheo Ni nên ăn mặc kín đáo không để thấy đồ lót bên trong: A Bhiksuni should be properly dressed so that it is not possible to see the undergarments she is wearing.
5) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên nói chuyện hay đùa cợt khi mặc y áo: A Bhiksu or Bhiksuni should not talk or joke as he or she is putting on his or her clothes.

(A-5) Hòa Thượng
Most Venerable
Upadhyaya (skt)

1) Hòa Thượng: Từ dùng để chỉ một vị Tăng cao tuổi hạ—A general term for a senior monk.
2) Lực Sinh: Một vị Tăng cao hạ trong tự viện, nhờ vị nầy mà đạo lực của các đệ tử được sinh ra—A senior monk who is strong in producing or begetting strength in his disciples. 
3) Pháp Sư: Vị Tăng cao tuổi hạ và cũng là vị Pháp Sư—Dharma master, a senior monk and teacher of doctrine. 
4) Tri Hữu Tội Tri Vô Tội: Một vị Tăng cao hạ, người có khả năng biện biệt tội không tội—A senior monk, a discerner of sin from not sin, or the sinful from the not-sinful. 
5) Người ta nói từ nầy xuất phát từ từ “Ô Xã” hay “Hòa Xã” được dùng ở Điền Quốc. Phạn Ngữ giảng giảiƯu Bà Đà Da, một vị thầy thấp hơn thấp A Xà Lê: Teacher or preceptor. It is said to be derived from Khotan in the form of Vandya. The Sanskrit term used in its interpretation is Upadhyaya, a sub-teacher of the Vedas, inferior to an acarya: Ưu Bà Đà Da.
6) Nguyên thủy Ưu Ba Đà Da có nghĩa là thân giáo sư, y chỉ sư, hay y học sư; về sau nầy tại các xứ Trung Á, từ nầy được dùng như là một vị Thầy trong Phật giáo nói chung, để phân biệt với luật sư hay thiền sư, nhưng từ nầy còn được dùng để gọi Hòa Thượngthân giáo sư hay vị thầy chỉ dạy trực tiếp trong tự viện: Originally a subsidiary teacher of the Vedangas; later through Central Asia, it became a term for a teacher of Buddhism, in distinction from disciplinists and intuitionalists, but as Ho-Shang it attained universal application to all masters. 
7) Đây là một trong năm Kính Điền thuộc tám ruộng phước điền: Preaching monks: Ô Ba Đà Da (Hòa Thượng)—This is one of the five reverence-fields which belong to the eight fields for cultivating blessedness.
8) Trong Phật giáo, Hòa Thượng có nghĩa là một vị Tăng cao tuổi hạ. Đây là tôn hiệu của một vị Tăng cao tuổi cao đức hay một vị trụ trì. Tuy nhiên, Hòa Thượng, chẳng phải vì bạc đầu. Nếu chỉ vì tuổi tác cao mà xưng Hòa Thượng, thì đó chỉ là xưng xuông. Đủ kiến giải chân thật, giữ trọn các pháp hành, không sát hại sinh linh, lo tiết chế điều phục, đó mới là có trí: trừ hết các cấu nhơ, mới đáng danh Hòa Thượng: In Buddhism, Most Venerable means a senior monk, a most venerable monk. This is a title for virtuous and aged monk or an abbot. However, a man is not called “Most Venerable” because his hair is gray. Ripe and wise is he in age (Dharmapada 260). A man in whom are truth, virtue, harmlessness, restraint and control, that wise man who is steadfast and free from impurity, is indeed called “Most Venerable” (Dharmapada 261).

(A-6) Những lời dạy của Đức Phật 
về Tỳ Kheo trong Kinh Pháp Cú
The Buddha’s teachings on Bhiksu 
in the Dharmapada Sutra
See Chapter 154 (A-11)

(B) Tỳ Kheo Ni
Bhiksuni (skt)

(B-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Tỳ Kheo Ni
Overview and Menaings of Bhiksuni 

(I) Tổng quan về Tỳ Kheo Ni—An overview of Bhiksuni: Nữ tu Phật giáo, người đã gia nhập giáo đoàn và nguyện trì giữ 348 hoặc 364 giới Tỳ kheo Ni. Ngoài ra, Tỳ Kheo Ni phải luôn vâng giữ Bát Kính Giáo—Bhiksuni—Nun—A female observer of all the commandments—A female mendicant who has entered into the order of the Buddha and observes the 348 or 364 precepts for nuns. In addition, a bhiksuni must always observe the eight commanding respect for the monks (Bát Kính Giáo)—See Tỳ Kheo in (A-4). 

(II) Nghĩa của Tỳ Kheo Ni—The meanings of Bhiksuni: Tỳ Kheo Ni là vị nữ tu sĩ đã thọ cụ túc giới. Theo những câu chuyện trong kinh tạng Ba Li, vị Tỳ Kheo Ni đầu tiên là bà kế mẫu của Đức Phật, bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề. Bà nầy đã thuyết phục thị giả A Nan can thiệp cho mình được gia nhập giáo đoàn. Cuối cùng Đức Phật cho thành lập Ni Đoàn, tuân thủ 227 giới, giống như Tỳ Kheo trong truyền thống Nguyên Thủy, nhưng Tỳ Kheo Ni phải tuân thủ 348 giới theo truyền thống Đại Thừa. Tỳ Kheo Ni cũng như phải tuân thủ Bát Kính giới. Điều nầy làm cho Ni Đoàn có thấp trong tự viện. Người ta nói Đức Phật đã nói rằng vì sự ra đời của Ni đoàn mà Phật pháp chỉ hưng thịnh khoảng 500 năm mà thôi, thay vì tới 1.000 năm. Trong hầu hết các xứ theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, Ni đoàn đã bị tàn lụi, và hầu hết chư Ni chỉ có thể thọ giới Sa Di Ni theo truyền thống Đại Thừa. Có lẽ Ni đoàn đã bị tàn lụi vào khoảng năm 456, và chưa bao giờ được truyền qua các xứ Đông Nam Á. Tuy nhiên, Ni đoàn vẫn được truyền qua các xứ Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam, và có một số đông phụ nữ đã được truyền giới từ các vị giáo thọ người Hoa như một phần của phong trào phục hưng Ni đoàn tại các xứ theo Phật giáo Nguyên Thủy—A Buddhist nun who has received the full ordination. According to stories in the Pali Canon, the first nun was Sakyamuni Buddha’s stepmother, Mahaprajapati, who convinced the Buddha’s personal attendant Ananda to intercede on her behalf to overcome the Buddha’s initial reluctance to allow women to join his order. The Buddha eventually created an order of nuns, who were bound by the 227 rules for monks outlined in the Vinaya-Pitaka in Theravada tradition, or 348 rules in the Mahayana tradition, as well as eight extra regulations known as “Weighty rules” (guru-dharma) that clearly relegate nun to an inferior position in the Buddhist monastic order. The Buddha also is reported to have said that because the order of nuns was established his teaching (Dharma) would flourish for only 500 years, instead of one thousand years. In most Theravada Buddhist countries today the full ordination lineage for women has died out, and most Buddhist nuns are thus only able to receive the novice (Sramaneri) ordination. The order of nuns probably died out in India around 456, and the full ordination was probably never transmitted to mainland Southeast Asia. There are, however, full ordination lineages today in Korea, Taiwan, and Hong Kong, and a number of women from other traditions have received ordination from Chinese preceptors as part of a movement to revive the order of nuns.

(B-2) Bát Kính Giáo 
Eight Commands of Respect for a Bhiksuni

(I) Tổng quan về Bát Kính Giáo—An overview of Eight commands for a Bhiksuni: Bát Kính Giới—Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, ngài A Nan đã đến gặp bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề để trao truyền lại tám giới kính trọngĐức Phật đã ban hành cho tỳ kheo ni trước khi gia nhập Ni đoàn—In the Anguttara Nikaya Sutta, Venerable Ananda told Maha Pajapati Gotami about the eight commands laid down by the Buddha, given to a nun before letting her entering the Bhiksuni Order. 

(II) Chi tiết về Bát Kính Giáo—Details of Eight commands for a Bhiksuni: 
1) Dầu trăm tuổi hạ, tỳ kheo ni lúc nào cũng phải tôn kính một vị Tăng dù trẻ và phải nhường chỗ ngồi cho vị ấy, phải đảnh lễthực hành bổn phận đối với vị Tỳ kheo, mặc dầu vị nầy chỉ mới xuất gia ngày hôm ấy: Even though a hundred years’ standing by the higher ordination , a nun must always pay respect to a monk, no matter how young he is, offer her seat to him, reverence him, and perform all proper duties towards him though he has just received the Higher Ordination on that very day. 
2) Không bao giờ nặng lời, mắng chửi hay mạ lỵ một vị Tăng trong bất cứ trường hợp nào: Never scold (revile, rebuke, or abuse) a monk on no account. 
3) Tỳ kheo không được sám hối với Tỳ Kheo Ni, nhưng Tỳ Kheo Ni phải sám hối với Tỳ Kheo (nghĩa là Tỳ Kheo Ni không được làm lễ sám hối cho Tỳ Kheo, nhưng Tỳ Kheo có thể làm lễ sám hối cho Tỳ Kheo Ni): Bhiksunis (she could never accuse or speak of a monk’s misdeeds) should not give admonition to Bhiksus, but Bhiksus should admonish Bhiksunis (he may speak of her misdeeds). 
4) Một vị Thức Xoa Ma Na phải được cả Tăng đoàn và Ni đoàn thừa nhận vào giáo đoàn thì mới gọi là hợp pháp: At Bhiksus’ hands obtain reception into the order—A female probationer (sikkhamana), who is trained in the six commandments for two years, should receive both the Higher Ordination from the Order of both Bhikkhus and Bhikkhunis.
5) Mỗi nửa tháng phải hỏi Tăng đoàn của các Tỳ Kheo chừng nào có lễ Phát Lồ (sám hối điều sái phạm) và giờ nào các Ngài đến họp: Every fortnight a Bhiksuni should ask from the Order of Bhiksus the time when the Bhiksus assemble to recite their fundamental rules (uposatha), and when a Bhiksu would come to admonish them.
6) Thỉnh Tỳ kheo thuyết pháp: Ask the fraternity for a monk as preceptor.
7) Không bao giờ an cư kiết hạ nơi nào không có các vị Tăng: A Bhikkhuni should never spend a retreat (vassa) in a place where there is no Bhikkhu. 
8) Sau kỳ an cư kiết hạ, mỗi Tỳ Kheo Ni phải hành lễ Tự Tứ (báo cáosám hối) và chánh thức xuất Hạ trước mặt chư Tăng. Tỳ Kheo Ni phải kiểm thảo xem trong ba điểm thấy, nghe, và hoài nghi, coi mình có phạm phải điều nào chăng: After the summer retreat, the ceremony of formal termination of the rainy season (pavarana) should be held by a Bhiksuni in the presence of Bhiksus. She must report and ask for a responsible confessor. A Bhikkhuni examine to see if she has ever committed any of the three ways, seeing, hearing, or suspicion.
** In some sutras, number 6 is replaced by: Một vị Tỳ Kheo Ni khi đã phạm tội, phải chịu hình phạt trước cả hai Giáo Hội Tỳ KheoTỳ Kheo Ni—A Bhikkhuni who committed a major offence should undergo punishment (manatta) in the presence og the Order of both Bhikkhus and Bhikkhunis.

(B-3) Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên
The First Nun

 Ngài A Nan đã khẩn khoản xin Phật cho mẹ là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, cũng là dì và nhũ mẫu của Đức Phật, được xuất gia làm Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Mười bốn năm sau ngày Đức Phật thành đạo, Ngài đã nhận dì của Ngài và các phụ nữ vào giáo đoàn đầu tiên, nhưng Ngài nói rằng việc nhận người nữ vào giáo đoàn sẽ làm cho Phật giáo giảm mất đi 500 năm—Ananda insisted the Buddha to accept his mother, Mahaprajapati, she was also the Buddha’s aunt and step-mother, to be the first nun to be ordained. In the fourteenth years after his enlightenment, the Buddha yielded to persuation and admitted his aunt and women to his order of religious mendicants, but said that the admission of women would shorten the period of Buddhism by 500 years. 

(C) Sa Di
A Novice Monk
 Sramanera (s&p)

(C-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Sa Di
Overview and Menaings of Novice Monks

(I) Tổng quan về Sa Di—An overview of Novice Monks: Người nam mới tu, còn đang tập giữ những giới khinh và mười giới sa Di. Còn gọi là Cần Sách Nam hay người nam cần cù chăm gắng tuân theo lời chỉ dạy của các bậc đại Tăng. Thường thì sa di là một thành viên mới hay người mới tu của Tăng già và phải thọ giới sa di. Trong hầu hết các trường phái, tuổi tối thiểu cho sa di là bảy tuổi, tuy nhiên vài tự viện nhận những đứa trẻ hơn miễn là có sự đồng ý của cha mẹ. Lễ thọ giới sa di bao gồm lễ tụng kinh cầu nguyện quy-y và thọ mười giới. Rồi lễ thí phát (cạo đầu), phát ba bộ y và một bát khất thực, sau đó người sa di được chỉ định cho một vị giáo thọy chỉ sư. Người sa di chỉ được thọ giới Tỳ Kheo sau 20 tuổi mà thôi—A male observer of the minor commandments (các giới khinh). Sramanera is the lowest rank of a person cultivating the way. He must keep properly ten precepts. Also called a Zealoues Man or a man who zealously listens to the instructions of great monks. Usually, a sramanera is a new member or novice of the monastic community who has taken the novice vows. In most traditions, the minimum age for this ordination is seven, however, some monasteries accept younger children to be ordained as long as the person obtains the permission from his parents. The novice ordination includes a formal ceremony of recitation of the refuge prayer and agreement to uphold the “Sramanera precepts” (ten precepts). The novice’s head is shaved, and he is given three robes and a begging-bowl, following which the novice is assigned an “acarya” (teacher) and a “upadhyaya” (preceptor). The novice can only receive the full ordination of a Bhiksu after he is twenty years of age.

(II) Nghĩa của Sa di—The meanings of Sramanera: 
1) Sa Di còn gọi là Thất La Ma Na Lạc Ca—Thất Ma Na Y Lạc Ca—Thất La Ma Ni La—Người nam mới tu, còn đang tập giữ những giới khinh và mười giới sa Di—A male observer of the minor commandments (các giới khinh)—Sramanera is the lowest rank of a person cultivating the way. He must keep properly ten precepts. 
2) Cần Sách Nam: Người nam cần cù chăm gắng tuân theo lời chỉ dạy của các bậc đại Tăng—A Zealoues Man who zealously listen to the instructions of great monks.
3) Thất La Ma Ni La
a) Người tu hành cầu tịch tịnh viên mãn—One who seek rest.
b) Cầu Niết Bàn Tịch Tịnh: One who seeks the peace of nirvana. 
4) Một vị Sa Di thọ nhận giáo pháp từ một vị thầy đã thành tựu, thường thì vị thầy này cũng đã được huấn đạo bởi một vị thầy khác, và như vậy, trên lý thuyết ít nhất hệ thống này kéo dài ra từ thời của Đức Phật. Sa Di tuy nhỏ, nhưng có thể thành bậc Thánh, nên không thể khinh thường—A novice receives the teaching from an accomplished instructor, who in turn has been trained by another master, and thus, in theory at least the chain extends to the Buddha himself. A novice though a beginner, but he may become an arhat, so not to treat him lightly

(C-2) Phân loại Sa Di
Categories of Sramanera

(I) Sa Di Đạo Hầu: Một người mới tu, chưa đủ tuổi để thọ giới đàn thì gọi là Sa Di Đạo Hầu—Besides, a novice monk who is not old enough to be ordained is called “Sa Di Đạo Hầu.”

(II) Tam Chủng Sa Di—Three kinds of Sramanera: Có ba loại Sa Di, dựa theo tuổi tác—Three kinds of Sramanera which are recognized according to age.
1) Khu Ô Sa Di: Sa Di đuổi quạ, tuổi từ 7 đến 13 (đủ khả năng đuổi quạ)—“Drive away crows” Sramanera, age from 7 to 13, old enough to drive away crows. 
2) Ứng Pháp Sa Di: Sa Di Ứng Pháp, tuổi từ 14 đến 19, đủ khả năng thực hành theo Phật pháp—One who is able to respond to or follow the doctrine, age from 14 to 19.
3) Sa Di: Tuổi từ 20 đến 70—Sramanera, age from 20 to 70.

(C-3) Mười giới Sa Di
Ten Precepts taken by a Sramanera

1) Không sát sanh: Not to kill living beings.
2) Không trộm đạo: Not to steal.
3) Không dâm dục: Not to have sexual intercourse.
4) Không láo xược: Not to lie or speak evil.
5) Không uống rượu: Not to drink wine.
6) Không ghim hoa trên đầu, không dồi phấn, không xức dầu: Not to decorate oneself with flowers, nor utilize cosmetologic powder, nor use perfumes.
7) Không ca hát, không khiêu vũ như kỷ nữ dâm nữ: Not to sing or dance.
8) Không ngồi ghế cao, không nằm giường rộng: Not to occupy high chairs high beds.
9) Không ăn quá ngọ: Not to eat out of regulation hours.
10) Không cất giữ tiền, vàng bạc, của cải: Not to possess money, gold, silver, and wealth. 

(D) Sa Di Ni
A Novice Nun
Sramanerika (s&p)

(D-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Sa Di Ni
Overview and Meanings of Sramanerika

(I) Ý nghĩa của Sa Di Ni—The meanings of Sramanerika: 
1) Thất La Ma Na Lí Ca: Nữ tu mới gia nhập giáo đoàn Phật giáo, nguời trì giữ mười giới khinh—A female observer of the minor commandments (các giới khinh)—A female religious novice who has taken a vow to obey the ten commandments.
2) Cần Sách Nữ: A zealous woman, devoted. 
3) “Nữ Tu” trong truyền thống Nguyên Thủy—“Sramanerika” in the Theravada Tradition: Sikkka-karaniya (skt)—Sekhiyadhamma (p)—“Sikkhamat” là thuật ngữ Thái Lan có nghĩa là “Nữ Tu,” người thọ giới tại gia nhưng chấp nhận những yếu tố đặc biệt cho cuộc sống tự viện, như sống đời độc thân. Vì dòng truyền cụ túc giới cho chư Ni tại các xứ theo Phật giáo Theravada đã bị tàn lụn từ lâu, nên những người nữ nào muốn theo đuổi cuộc sống tự viện có thể thọ giới Thức Xoa Ma Na, nhưng họ không được xem như hoàn toàn xuất gia như chư Tăng. Trong Phật giáo Đại Thừa, “Siksamana” là thuật ngữ Bắc Phạn gọi là Thức Xoa Ca La Ni (Thức xoa Ma na). Theo Luật Tạng, Thức Xoa Ca La Ni là một trăm giới cần học trong sinh hoạt hằng ngày. Người nữ tu tập sự bằng cách thực tập sáu giới. Một trong năm chúng xuất gia, tuổi từ 18 đến 20, học riêng lục pháp để chuẩn bị thọ cụ túc giới—A Thai term for “Studying mothers,” or “female renunciants,” who take lay precepts but adopt specific elements for monastic lifestyle, such as celibacy. Because the full ordination lineage for nuns died out long ago in Theravada countries, women who wish to pursue a monastic lifestyle may take sikkhamat vows, but they are not regarded as full monastics by most monks. In Mahayana Buddhism, “Siksamana” means a female novice who observes six commandments. According to the Vinaya Pitaka, Sikkka-karaniya includes one hundred rules of conduct which are connected with daily activities. A novice, observer of the six commandments. One of the five classess of ascetics, a female neophyte who is from 18 to 20 years of age, studying six rules (aldutery, stealing, killing, lying, alcoholic liquor, eating at unregulated hours) to prepare to receive a full ordaination.

(II) See Sa Di in (C-1) to (C-3).

Phần Hai
Part Two

Tăng Già
Sangha (skt) 

(A) Tổng quan và Ý nghĩa của “Tăng già” 
Overview and Menaings of “Sangha”

 “Sangha” là thuật ngữ Bắc Phạn dùng để chỉ cho “Cộng đồng Phật tử.” Theo nghĩa hẹp, từ này có thể được dùng cho chư Tăng Ni; tuy nhiên, theo nghĩa rộng, theo nghĩa rộng, Sangha ám chỉ cả tứ chúng (Tăng, Ni, Ưu Bà TắcƯu Bà Di). Phật tử tại gia gồm những Ưu Bà TắcƯu Bà Di, những người đã thọ ngũ giới. Tất cả tứ chúng này đều đòi hỏi phải chính thức thọ giới luật; giới luật tự viện giới hạn giữa 250 và 348 giới; tuy nhiên, con số giới luật thay đổi giữa luật lệ khác nhau của các truyền thống. Một điều bắt buộc tiên khởi cho cả tứ chúng là lễ quán đảnh hay quy-y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng—The community of Buddhists. In a narrow sense, the term can be used just to refer to monks (Bhiksu) and nuns (Bhiksuni); however, in a wider sense, Sangha means four classes of disciples (monks, nuns, upasaka and upasika). Lay men (Upasaka) and lay women (Upasika) who have taken the five vows of the Panca-sila (fivefold ethics). All four groups are required formally to adopt a set of rules and regulations. Monastics are bound to two hundred-fifty and three hundred forty-eight vows, however, the actual number varies between different Vinaya traditions. An important prerequisite for entry into any of the four catergories is an initial commitment to practice of the Dharma, which is generally expressed by “taking refuge” in the “three jewels”: Buddha, Dharma, Samgha. 

(B) Những đặc tính của “Tăng già”
Characteristics of “Sangha”

1) Tăng Ni là các vị đã rời bỏ nếp sống gia đình để tu tập Phật Pháp. Thường thường họ chỉ giữ lại vài món cần dùng như y áo, bát khất thực, và lưỡi lam cạo râu tóc. Họ hướng đến việc từ bỏ những nhu cầu tư hữu vật chất. Họ tập trung tư tưởng vào việc phát triển nội tâm để đạt đến sự thông hiểu bản chất của vạn hữu bằng cách sống thanh tịnhđơn giản: Buddhist monks and nuns have left the family life to practice the Buddha’s teachings. They usually own only a few things, such as robes, an alms bowl and a razor to shave their heads. They aim to give up the need for material possessions. They concentrate on their inner development and gain much understanding into the nature of things by leading a pure and simple life.
2) Cộng đồng Tăng NiPhật tử cùng nhau tu hành chánh đạo. Tăng già còn có nghĩa là một hội đồng, một tập hợp, hội chúng Tăng với ít nhất từ ba đến bốn vị Tăng, dưới một vị Tăng chủ: Community (congregation) of monks, nuns, and lay Buddhists who cultivate the Way—The Buddhist Brotherhood or an assembly of brotherhood of monks. Sangha also means an assembly, collection, company, or society. The corporate assembly of at least three or four monks under a chairperson. 
3) Sangha, nguyên là tiếng Phạn nghĩa là đoàn thể Tăng Ni Phật tử. Tuy nhiên, dịch ra chữ Hán cũng có nghĩa là hòa hợp chúng. Lý hòa là cùng chứng được lý vô vi giải thoát. Thân hòa cùng ở, khẩu hòa vô tranh, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân, và giới hòa đồng tu: Sangha is a Sanskrit term means the monastic community as a whole. However, in Chinese, Sangha also means a harmonious association. This harmony at the level of inner truth means sharing the understanding of the truth of transcendental liberation. At the phenomenal level, harmony means dwelling together in harmony; harmony in speech means no arguments; harmony in perceptions; harmony in wealth or sharing material goods equally, and harmony in precepts or sharing the same precepts. 
4) Tăng bảo, bao gồm các môn đệ đương thời tu tậpthể hiện chân lý cứu độ của Nhất Thể Tam Bảo đầu tiên được Phật Thích Ca Mâu Ni khai thị: The Sangha—The congregation of monks and nuns or genuine Dharma followers. Sangha consists of contemporary disciples who practice and realize the saving truth of the Unified Three Treasures that was first revealed by Sakyamuni Buddha. 

(C) Cộng Đồng Tăng Già
Buddhist Community

Tăng Già có nghĩa là cộng đồng của các vị Thánh Phật giáo, những người đã nhận thức được giáo pháp. Tăng Già cũng nhằm chỉ cộng đồng chư Tăng Ni sống theo giới luật tự viện; và theo nghĩa rộng hơn, Tăng Già kể luôn cả những vị tại gia hỗ trợ cho chư Tăng Ni qua lòng từ thiện và nhận được giáo pháp của họ truyền dạy. Sự sáng tạo của Tăng Già là một vấn đề rõ ràng, một trong những thành quả lớn lao nhất của Đức Phật. Nó đã tồn tại qua sự biến đổimở rộng cho đến ngày nay, đem lại cho, tạo cho mỗi người một cơ hội để theo đuổi khóa tu tập để dẫn đến sự giác ngộ, bằng cách dâng hiến đời mình cho cuộc sống phạm hạnh thiêng liêng. Một sự kiện theo đuổi như thế theo quan điểm Phật giáo không phải là hành động vị kỷ, bởi vì Tăng Già là một cơ cấu giữ gìn giáo pháp khi không có mặt của Đức Phật vì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Từ những ngày xa xưa nhất, Tăng Già đã không có một người có thẩm quyền tối cao, bởi vì Đức Phật từ chối thành lập một hệ thống thứ bậc hoặc chỉ định một người kế vị. Ảnh hưởng là chung của tập thể và địa vị cao hơn chỉ được bậc trưởng lão cho phép. Theo Đức Phật, sự trung thành triệt để với giáo pháp cần phải dựa vào lý trí cá nhân và sự cảm nhận, chứ không thuần túy dựa vào sự truyền dạy. Tăng Già đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đạo Phật như là người bảo vệgiữ gìn giáo pháp. Vào thế kỷ thứ 1 trước Tây lịch, giáo hội Tăng Già nguyên thủy đã có sự phân biệt giữa các nhà sư, một số vị cho rằng phải có số phận tu tập thiền và những vị khác cam kết giữ gìn kinh điển. Nền tảng của Phật giáo, ít nhất là trong truyền thống nguyên thủy, hầu như luôn quan tâm đến việc bảo tồn giáo pháp do bởi cội nguồn của cộng đồng Tăng Già có sự ủy thác hơn là nhờ những cơ cấu chánh trị mạnh mẽ. Thật vậy, đây là một trong những nét đặc trưng căn bản làm cho Phật giáo trở nên khác biệt trong khi các tôn giáo khác tham gia tích cựcchi phối cuộc sống hằng ngày bằng những nghi thứclễ nghi. Đó không phải là tiêu chuẩn dành cho Phật giáo được liên kết với một nơi hoặc một xã hội đặc biệt, chính vì vậy Phật giáo có thể sống hòa hợp với những đức tin bản xứ và các tập quán mà nó đã từng đối mặt khi mở rộng ưu thế, đặc biệt những đức tin và tập quán đó thường được kết hợp phong tục xã hội. Mối quan hệ giữa Tăng Già và giới tại gia hoàn toàn khác biệt trong các truyền thống. các nhà sư Theravada không nắm giữ tiền bạc hoặc kiếm sống bằng bất cứ nghề nghiệp nào, mà hoàn toàn nhờ vào những nhu cầu thế tục của những người tại gia. Trong khi đó tại nhiều nơi như ở Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Tây TạngViệt Nam, nơi mà truyền thống Phật giáo Đại Thừa chiếm ưu thế, một số tự viện tích lũy tài sản và trở nên có thế lực về chính trị—The Sangha means the noble community (ariya-sangha) of Buddhist saints who have realized the teachings. Sangha also designates the community of monks and nuns who live according to the monastic code (vinaya); and in its broadest sense it includes the lay people who sustain the monks and nuns through charity and receive their teaching. The creation of the Sangha is without question one of the Buddha’s most remarkable achievements. It has survived through diversification and expansion up to the present day, offering an individual the chance to pursue the course of training leading to enlightenment, by dedicating him or herself to the holy life. Such a pursuit would not be deemed a selfish act in Buddhist eyes, because the Sangha, as an institution, maintains the Dharma in the absence of the Buddha for the welfare of all. From its earliest days the Sangha has lacked a supreme authority, because the Buddha refused to established a functional hierachy or name of successor. Influence is collective and precedence is allowed only by seniority. According to the Buddha, adherence to the Dharma should be based on personal reasoning and experience, not purely on instruction. The Sangha plays an extremely important role in Buddhism as the protector and maintainer of the Dharma. As early as the first century B.C., the Theravadin Sangha distinguished between monks who assumed the duty of meditating and those who were committed to preserving the scriptures. The core of “institutional” Buddhism, at least in the Theravadin tradition, has almost always been preoccupied with preserving the Dharma through the lineage of a committed community rather than through political power structures. This is one of the essential features that distinguishes Buddhism from religions that actively participate in, and indeed, govern, the passage of life through rites and rituals. It is not the norm for Buddhism to be linked to a specific place or society, which is why it has generally been able to coexist harmoniously with the indigenous beliefs and practices it has encountered in its expansion, especially those that are traditionally associated with social customs. The relationship between the Sangha and the laity varies greatly among the different traditions. In general, monks do not handle money or make a living from any profession, but rather rely completely on the laity for worldly needs. In such places as China, Japan, Korea, Tibet and Vietnam, where Mahayana Buddhism is dominant, some monasteries have been known to accumulate great wealth and political power. 

(D) Những người thọ cụ túc giới đầu tiên
Early Ordinations

 Mục Kiền LiênXá Lợi Phất là những đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Trước kia họ là đệ tử của giáo phái Sanjaya, nhưng không đạt được giác ngộ tâm linh. Họ là những bậc Bà la môn thông thái. Trước tiên Xá lợi Phất nghe nói về Đức Phậtcon đường thánh thiện của Ngài từ các vị đệ tử Phật. Vì vậy, ông bèn tìm đến quy-y và thọ giới với Đức Phật. Ông vô cùng cảm phục trước những giáo phápsức mạnh siêu nhiên của Đức Phật. Đoạn Xá Lợi Phất tìm gặp Mục Kiền Liên và báo cho ông ta biết về sự quy y với Phật giáo của mình. Sau đó chẳng những họ trở thành đệ tử Phật mà họ còn mang theo với mình 200 đệ tử khác. Về sau này, Xá Lợi Phất rất được kính trọng trong Tăng đoàntrí tuệ của ngài, trong khi Mục Kiền Liên nổi tiếng với thần thông. Ngay sau khi thành đạo, Đức Phật đã đi đến thành Vương Xá, thủ đô của xứ Ma Kiệt Đà. Tại đây Ngài đã gặp lại vua Tần Bà Sa La. Vua và một số quần thần, một số nhà thông thái cũng như những công dân ưu tú của xứ Ma Kiệt Đà đã đến gặp Phật. Đức Phật dạy họ về Bát Thánh Đạo và sau đó họ đã quy-y và trở thành đệ tử của Ngài. Vua Tần Bà Sa La rất hài lòng về giáo pháp của Đức Phật và ông đã phục vụ Đức Phậtchư Tăng trong suốt buổi thọ trai. Để tỏ lòng biết ơn đến Đức Phật, giáo Pháp của Ngài và Tăng đoàn, nhà vua đã cúng dường cho Tăng đoàn ngôi tịnh xá Trúc Lâm, nằm ở ngoại thành Vương Xá. Một người thương gia giàu có trong thành sau đó đã xây dựng lên tại khu Trúc Lâm ngôi tịnh xá đầu tiên cho giáo đoàn. Trong suốt 45 năm còn lại trong cuộc đời Đức Phật, Ngài đã chu du bằng đôi chân của chính mình khắp miền Đông Bắc Ấn Độ. Mỗi ngày Ngài đi bộ từ 20 đến 30 cây số. Trong khi chu du hoằng hóa như vậy, Ngài gặp nhiều hạng người, từ vua quan, người cao thượng, thương nhân giàu có, đến nông dân, những nhà ẩn tu, Bà La Môn, những người thuộc giai cấp thấp, học sinh và nhiều hạng người khác, và Ngài đã dạy cho họ về Chân Lý Tối Thượng. Giáo pháp của Ngài đơn giản và thực tiển về cả hai mặt lý luận và tình cảm. Ngài không tin nơi sự siêu việt của giai cấp trong xã hội và Ngài giảng dạy về sự bình đẳng của mọi người. Rất nhiều đại đệ tử của Ngài là những người thuộc giai cấp thấp. Ưu Ba Li là một người thợ hớt tóc, Sumita là một phu quét đường, Svapaka là một kẻ ăn thịt chó, Svati là một ngư phủ, và Nan Đà là một người chăn bò. Kỳ thật, chư Tăngđệ tử tại gia của Đức Phật thuộc tất cả mọi giai tầng trong xã hội. Ngài kịch liệt bác bỏ giai cấpchống lại giai cấp Bà La Môn, những kẻ kiêu ngạongu si và lừa phỉnh quần chúng dưới danh nghĩa tôn giáo. Ngài lên án họ đã đem nghi lễ cúng tế bằng cách hy sinh súc vật vì Ngài biết và ngài thuyết giảng rằng: “Sanh ra không ai là Phạm Thiên hay Thủ đà la. Chỉ có lời nói và cách hành xử quyết định người ấy là quân nhân, thợ thủ công hay giáo sĩ mà thôi—Moggallana and Sariputta were two very important early converts who became Buddha’s chief disciples. Formerly they were the disciples of another religious guru Sanjaya, but had not attained much spiritually under their teacher. They both were very wise and learned Brahmans. Sariputta was the first to learn of the Buddha and his noble path from one of the disciples of the Buddha. Therefore, he went to the Buddha seeking the refuge and was duly ordained. He was deeply impressed by the teachings and supernatural powers of the Buddha. Sariputta then went to Moggallana and told him of his conversion to Buddhism. They not only became the Buddha’s disciples but also brought with them over 200 followers. Later, Sariputta came to be highly respected in the Order for his wisdom, while Moggallana became famous for his supernatural powers. Right after His Enlightenment, the Buddha went to Rajagriha, the capital of Magadha. There Bimbisara was the king. Bimbisara came to receive the Blessed One, accompanied by a number of courtiers, wise men, brahmans and a large number of eminent citizens. The Buddha taught them the Noble Eightfold Path, and they all became his lay followers. Bimbisara was highly pleased with the teachings of the Sakyamuni and waited in person on the Buddha and his monks at alms meal. As a token of his gratitude to the Buddha, His Dharma and Sangha, he donated the famous Venuvana or the Bamboo Grove, lying on the outskirts of the city, to the community of monks. A rich merchant then erected dwelling units there and thus the first proper Buddhist monastery came into existence. The Buddha was a great walker and a wanderer. During the last forty-five years of his life, he traveled covering the whole of the north-eastern India on foot. He covered 20 to 30 kilometers of distance a day. In his wandering, he came across all sorts of people, from kings, noblemen, rich merchants to farmers, ascetics, Brahmans, low caste people, students and others and taught them the Ultimate Truth. His teachings were simple and practical which appealed both to reason and emotions. He did not believe in the superiority based on caste and social status and preached equality. Many of his chief disciples were low caste people. Upali was a barber, Sumita a scavenger, Svapaka a dog-eater, Svati a fisherman, and Nanda a cowherd. Actually, his monks and lay followers belonged to all castes in the society. He vehemently refuted the claims of caste and opposed the brahmans, who were arrogant and ignorant and befooled the masses in the name of religion. He condemned them for their rituals and animal sacrifices for he knew and preached that “by birth one is neither Brahman nor Sudra. Only one’s words and behavior determine whether one is solder or a craftsman or a priest.

(E) Chư Tăng Ni lập gia đình
Married Monks and Nuns

Thời Minh Trị Phục Hưng của Nhật vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19, giới luật của Tỳ KheoTỳ Kheo Ni đã bị thay đổi, vì chính phủ muốn các vị tu sĩ lập gia đình. Vì thế mà cho đến ngày nay vẫn còn hai dạng tu sĩ (Tăng Ni) tại các các hệ thống chùa lập gia đình và các chùa không lập gia đình, và giới luật của họ cũng khác biệt lớn giữa các dòng truyền thừa với nhau. Chỉ trừ Bát Quan Trai giớilãnh thọ trong một ngày, còn tất cả những giới khác phải lãnh thọ suốt đời. Có những trường hợp không đoán trước được, chư Tăng Ni không thể giữ giới được nữa, hoặc giả không còn muốn thọ lãnh giới luật nữa. Trong trường hợp đó, chư Tăng Ni có thể thưa với một vị thầy, hay chỉ cần nói với một người có thể nghe và hiểu để xin hoàn trả lại những giới luật mà mình đã thọ lãnh là được—In Japan, the monks’ and nuns’ precepts were altered during Meiji Restoration in the mid-19th century, because the government wanted the ordained ones to marry. Thus in Japan, there are now both married and unmarried temple monks and nuns, and the precepts they keep enumerated differently from those of other Buddhist traditions. Except for the eight precepts that are taken for one day, all other precepts are taken for the duration of the life. It may happen that due to unforeseen circumstances, a monk or a nun may not be able to keep the ordination any longer or may not wish to have it. In that case, he or she can go before a spiritual master, or even tell another person who can hear and understand, and return the precepts.

(F) Tam Sư Thất Chứng
Three superior monks and
a minimum of seven witnesses

(I) Tổng quan về Tam Sư Thất Chứng—An overview of Three superior monks and a minimum of seven witnesses: Trong nghi thức truyền giới đầy đủ hay đại giới đàn phải có sự chứng minh của ba vị Tăng cao tuổi Hạ và bảy người chứng—For a full ordination or triple platform ordination, it is required three superior monks and a minimum of seven witnesses, except in outlandish places, two witnesses are valid. Witnesses are usually monks.

(II) Chi Tiết về Tam Sư Thất Chứng—Details of Three superior monks and a minimum of seven witnesses: 
(A) Tam sư gồm A xà lê, Giáo thọHòa thượng trụ trì—Three superior monks include the Dharma master, the teaching spiritual advisor, and the most venerable (head of the ceremony).
1) A Xà Lê—AaryaThầy giáo thọ của các Tỳ Kheo vừa mới được thọ giới để dạy dỗ và nhắc nhở trong việc tu hành. Bất cứ vị Tăng hay Ni nào cũng đều phải có một vị Y chỉ sư. Vị Thầy này cực kỳ quan trọng trong tiến trình tu tập của chúng ta vì một người hiền lành có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi một vị thầy xấu và đi theo con đường không có đạo đức một cách dễ dàng. Vị Y chỉ sư này là vị thầy tinh thần trong đời tu tập của chúng ta. Thật là quan trọng cho chúng ta là bậc A Xà Lê phải có chính hạnh hay phẩm hạnh tốt đẹp, phải có những hiểu biết sâu sắc về giáo pháp để có khả năng dạy người khác. Trước khi chọn một vị thầy chúng ta phải biết vị thầy này có đạo đức và những kiến thức tâm linh. Một trong hai loại thầy tinh thần được biết đến trong Phật giáo; người chẳng những thông hiểu giáo lý mà còn thực chứng những chân lý chứa đựng trong đó: Master of a new or junior monk. Any monks or nuns must have an Acarya. This master is extremely important in our cultivation process for a gentle person can easily become influenced by a duious master and to follow a less moral path. Acarya is a spiritual teacher for our cultivation life. It is crucial that the person we learn from be qualified and deeply learned in the dharmas. Before choosing a master, we should know that that master possesses excelent virtues (correct conduct) and spiritual knowledge so he is able to teach others. Aarya is a spiritual guide or teacher, one who knows or teaches the acara or rules of good conduct. He ia also a master or Teacher of the dharma. One of the two kinds of spiritual masters (known in Buddhism) who not only has mastered the dharmas also has realized the truths they contain. 
2) Pháp sư—Dharma master: Pháp sư là danh xưng tôn kính được dùng để gọi một vị Tăng hay Ni. Ám chỉ rằng vị ấy đã quán triệt Phật Pháp và đủ phẩm chất để giảng dạy Phật pháp—An honorific title for a monk of maturity and high standing. Dharma master is a title of respect used to address a Buddhist Bhiksu (monk) or Bhiksuni (nun). It implies that the person so addressed has mastered the Dharma and is qualified to teach it.
3) Hòa Thượng—Teacher or preceptor: Hòa Thượngmột vị Tăng cao hạ, người có khả năng biện biệt tội không tội. Người ta nói từ nầy xuất phát từ từ “Ô Xã” hay “Hòa Xã” được dùng ở Điền Quốc. Phạn Ngữ giảng giảiƯu Bà Đà Da, một vị thầy thấp hơn thấp A Xà Lê. Nguyên thủy Ưu Ba Đà Da có nghĩa là thân giáo sư, y chỉ sư, hay y học sư; về sau nầy tại các xứ Trung Á, từ nầy được dùng như là một vị Thầy trong Phật giáo nói chung, để phân biệt với luật sư hay thiền sư, nhưng từ nầy còn được dùng để gọi Hòa Thượngthân giáo sư hay vị thầy chỉ dạy trực tiếp trong tự viện—A senior monk, a discerner of sin from not sin, or the sinful from the not-sinful. Teacher or preceptor. It is said to be derived from Khotan in the form of Vandya. The Sanskrit term used in its interpretation is Upadhyaya, a sub-teacher of the Vedas, inferior to an acarya. Originally a subsidiary teacher of the Vedangas; later through Central Asia, it became a term for a teacher of Buddhism, in distinction from disciplinists and intuitionalists, but as Ho-Shang it attained universal application to all masters. 
(B) Thất chứng gồm bảy vị sư—Seven witnesses include seven venerables: Bảy vị sư khác trong hội đồng chứng minh—See Thất Tăng in Chapter 14 (G) (I) (A). 

(G) Những vị Sư khác trong tự viện
Other Monks in a monastery

(I) Thất Tăng—Seven monks: Pháp hội tự viện gồm bảy vị Tăng—An assembly of a monastery fraternity, usually composed of seven monks.
(A)
1) Trú nguyện Sư: Invoker.
2) Đạo Sư: Leader.
3) Phạm Âm Sư: Master of sacred words.
4) Chủ tế Sư: Intoner or leader of the chanting.
5) Tán hoa Sư: Flower-scatterer.
6) Đường Đạt Sư: Distributor of Missals.
7) Tích Trượng Sư: Shaker of the rings on the metal staff. 
(B)
1) Giảng Sư: Expounder.
2) Độc Sư: Reader.
3) Trú nguyện Sư: Invoker.
4) Tam Lễ Sư: Director of the three ceremonies.
5) Chủ Tế Sư: Intoner or leader of the chanting.
6) Tán Hoa Sư: Flower Scattered.
7) Đường Đạt Sư: Distributor of missals. 

(II) Những vị Sư khác trong tự viện—Other Monks in a monastery: 
1) Thủ tọa—Chief monk: Chief monk of affairs—Chief of the managing board—Đầu Thủ—Lập Tăng Thủ Tọa—Trưởng ban tri sự—Vị Tăng với kiến thức uyên thâm, thường có vị thế quan trọng trong tự viện trong việc dẫn giáo Tăng thân. Nhà chùa chia các dịch Tăng ra làm hai ban, “Đầu Thủ” là vị sư trông coi công việc trong chùa, văn phòng nằm về phía tây của tự viện, ngang hàng với “Tri Sự” (tri sự là vị Tăng trông coi Đông Ban), chỉ dưới quyền trụ trì (các vị Tiền Đường Thủ Tọa, và Hậu Đường Thủ Tọa đều là Đầu Thủ)—The learned monk who usually occupies the chief seat to edify the body of monks. The chief monk or director of affairs in a monastery, next below the abbot, whose office locates on the west side or western band of the monastery.
2) Tăng Chính—Director of monks: Đại Tăng Chánh—Đầu Thủ—Tăng Quan—Nhà chùa chia các dịch Tăng ra làm hai ban, “Đầu Thủ” là vị sư trông coi công việc trong chùa, văn phòng nằm về phía tây của tự viện, ngang hàng với “Tri Sự” (tri sự là vị Tăng trông coi Đông Ban), chỉ dưới quyền trụ trì (các vị Tiền Đường Thủ Tọa, và Hậu Đường Thủ Tọa đều là Đầu Thủ). Đây còn là chức Tăng Thống, tên một chức vị đầu tiên được triều đình Trung Quốc bổ nhiệm vào thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch, về sau dùng để gọi những vị có chức vị cao nhất trong Tăng đoàn—The chief monk or director of affairs in a monastery, next below the abbot, whose office locates on the west side or western band of the monastery. This is also an official first appointed by Chinese government in the fourth century A.D.; later the term is used to call a monk who has the most seniority in the Order. 
3) Tri sự—Director of affairs: Karma-dana (skt)—Vị sư chăm sóc hết mọi sự trong tự viện, chỉ dưới quyền vị sư trụ trì—The director (manager) of affairs in a monastery, next below the abbot (whose office locates on the east side of the monastery).
4) Tri khách—Director of guests: Vị Tăng trông coi việc tiếp tân trong chùa. 
5) Tam Lễ Sư: Director of the three ceremonies.

(III)Hội đồng Tăng Chúng—An Assembly of Monks: 
1) Hòa Hợp Chúng—Assembly of four monks: Một chúng hội gồm bốn vị Tăng trở lên, cùng ở một nơi, cùng giữ giới thanh tịnh thì gọi là một Hòa Hợp Tăng—An assembly of four monks or more live in the same place and observe pure precepts together. 
2) Bạch Tứ Yết (Kiết) Ma—Assembly of four monks: Hội đồng tứ Tăng về những vấn đề nghiêm trọng (trong Tăng chúng khởi hành sự vụ hay thọ giới, trước hết báo cáo với Tăng chúng về sự việc ấy gọi là bạch; sau đó dò hỏi ba lần xem sự việc ấy nên chăng rồi mới làm gọi là tam yết ma)—To consult with an assembly of four monks on matters of grave moment and obtain their complete assent. 

Phần Ba
Part Three

Giáo Đoàn Tăng Ni
Monk and Nun Ordinations

(A) Giáo Đoàn Tăng
Monk Ordinations

(A-1) Tổng quan về Giáo Đoàn Tăng
An overview of Monk Ordinations

 Tăng (người tu sĩ đệ tử của Phật có lãnh thọ giới pháp theo luật của Phật qui định)—Buddhist mendicant—Nhà sư từ bỏ tất cả những tư hữu thế gian và chỉ giữ lại một phần tối thiểu các vật dụng cá nhân như 1 bát khất thực, 3 bộ y, một dây thắt lưng, một dao cạo râu và một cây kim. Theo truyền thống Phật giáo buổi ban sơ, các vị Tăng phải sống đời du Tăng khất sĩ, chỉ an cư một nơi trong ba tháng mùa an cư kiết hạ. Chư Tăng dựa vào lòng từ thiện của đàn na tín thí tại gia, cúng dường thức ăn và những thứ cần thiết khác như quần áo, nơi ở, và thuốc men. Sự việc bị trục xuất ra khỏi giáo hội là những trường hợp rất hiếm hoi, trừ phi có những trường hợp quá đáng, mặc dù chư Tăng Ni luôn được phép rời khỏi giáo đoàn nếu họ muốn—Monks give up all worldly belongings and possess only a bare minimum of personal goods (an alm bowl, three robes, a belt, a razor and a needle). According to early Buddhist tradition, they live as wandering religious beggars, settling in one place only for the three months of the rainy season. The monks rely on the charity of the laity for food and other subsistence, such as clothing, shelter and medicine. Expulsion is rare and enforced only in an extreme case, although a monk or nun may leave the Sangha if he or she wishes.

(A-2) Tăng Vụ
(công chuyệngiáo hội giao phó)
Sangha Tasks

1) Với vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, là người đã chối bỏ cuộc đời thế tục, vì vậy ngoại trừ một vài công việc cá nhân hằng ngày, không có việc gì quan trọng hơn là việc mà giáo hội đã giao cho mình: To a Bhiksu or Bhiksuni, whose own worldly life has been renounced except some daily personal tasks, there are no tasks more important than Sangha tasks.
2) Nếu vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào đặt những công việc hằng ngày của mình ưu tiên hơn công việc của giáo hội, vị ấy phạm giới chúng học trong tự viện: If a Bhiksu or a Bhiksuni, who gives his or her own daily personal tasks more priority than those of the Sangha tasks, he or she violates the fine manner offense in the temple.
3) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào đã được giáo hội giao phó một công việc, dù đặc biệt, vị ấy nên làm thong thả từ từ, chứ không được nhân đó mà xin miễn thứ cho những sinh hoạt hằng ngày khác trong tự viện: A Bhiksu or Bhiksuni, who is given a special task in the Sangha, he or she should do it with ease and freedom, and should not take advantage of it to unnecessarily excuse himself or herself from daily activities of the temple. 
4) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, không nên vì tự hào cá nhân hay sợ người khác phiền lòng mà nhận việc quá khả năng của mình: A Bhiksu or Bhiksuni, should not, out of the self-pride or being afraid of the inconvenience of others, accept Sangha tasks that are beyond his or her capabilities.

(A-3) Tài sản của Giáo Đoàn
Sangha property

Tài sản của Tăng già bao gồm tiền bạc cúng dường, đất đai, chùa chiền, nhà cửa cho chư Tăng Ni, dụng cụ và những vật dụng khác được giáo hội xử dụng—Properties of the Sangha include money, land, pagoda, homes for monks and nuns, tools, and other items used by the whole Sangha.
1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào cất giữ tài sản của Tăng Già để làm của riêng cho mình, hoặc cho người khác mà không có sự đồng thuận của Tăng Già, là phạm giới xả đọa (phải buông bỏphát lồ sám hối ngay): A Bhiksu or Bhiksuni, who keeps items which belong to the whole Sangha for his or her personal use or gives them to someone else without asking the permission of the Sangha, commits an offense that involves Release and Expression of Regret.
2) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào sử dụng tài sản của Tăng Già ngược lại với ý nguyện của giáo hội, làm cho mất hòa hợp Tăng, là phạm giới xả đọa (phải buông bỏphát lồ sám hối ngay): A Bhiksu or Bhiksuni, who uses what belongs to the Sangha in a way that is contrary to the Sangha’s wishes, causing discontent or disharmony in the Sangha, commits an offense that involves Release and Expression of Regret.
3) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào sử dụng tài nguyên của Tăng Già một cách phung phí, kể cả tiền bạc, dụng cụ và những đồ vật khác, là phạm giới xả đọa (phải buông bỏphát lồ sám hối ngay): A Bhiksu or Bhiksuni, who uses Sangha resources in a wasteful manner, including money, tools, and other items commits an offense that involves Release and Expression of Regret. 

(A-4) Phá hòa hợp Tăng
Sanghabheda(skt)

 Một vị Tăng nên luôn luôn tránh việc “Phá hòa hợp Tăng”—A Monk should always avoid “To disrupt the harmony of the community of monks”: Sanghabheda(skt)—Phá Yết Ma Tăng—Phá hòa hợp Tăng, cùng trong một giới mà đưa ra ý kiến ngoại đạo hay lập ra loại yết ma khác để phá vở sự hòa hợp của yết ma Tăng. Theo Đức Phật, tạo sự phá hòa hợp trong Tăng già là một trong sáu trọng tội. Điều này nói lên mối quan tâm rất lớn cuả Đức Phật đối với Tăng già và tương lai Phật giáo về sau này. Tuy nhiên, không nhất thiết các cuộc ly khai trong Tăng già đều là cố ý phát sinh từ sự thù nghịch, và có vẻ như sự xa cách về địa lý do các hoạt động truyền giáo, có lẽ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát sinh các khác biệt về giới luật trong những cuộc hội họp tụng giới cuả Tăng già. Sau năm bảy lần kết tập kinh điển, những khác biệt xuất hiện và các tông phái khác nhau cũng xuất hiện. Những khác biệt thường xoay quanh những vấn đề không mấy quan trọng, nhưng chúng chính là nguồn gốc phát sinh ra các trường phái khác nhau. Nếu chúng ta nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy rằng những khác biệt chỉ liên hệ đến vấn đề giới luật của chư Tăng Ni chứ không liên quan gì tới những Phật tử tại gia—To disrupt the harmony of the community of monks and cause schism by heretical opinions, e.g. by heretical opinions. According to the Buddha, causing a split in the Sangha was one of the six heinous crimes. This demonstrates the Buddha’s concerns of the Sangha and the future of Buddhism. However, it is not necessarily the case that all such splits were intentional or adversarial in origin, and it seems likely that geographical isolation, possibly resulting from the missionary activities may have played its part in generating differences in the moralities recited by various gatherings. After several Buddhist Councils, differences appeared and different sects also appeared. The differences were usually insignificant, but they were the main causes that gave rise to the origination of different sects. If we take a close look on these differences, we will see that they are only differences in Vinaya concerning the Bhiksus and Bhiksunis and had no relevance for the laity. 

(A-5) Những Đòi Hỏi nơi một vị Tỳ Kheo
Requirements of a Monk

(A-5-1) Những Đòi Hỏi nơi một vị Tỳ Kheo
Requirements of a Monk

I. Tam Tụ Tịnh Giới—Three accumulations of pure precepts: Ba tụ giới của chư Bồ Tát. Ba tụ tịnh giới nầy hàng Thanh Văn Duyên Giác Tiểu Thừa không có, mà chỉ có nơi các bậc Bồ Tát Đại Thừa. Ba tụ tịnh giới nầy nhiếp hết thảy Tứ Hoằng Thệ Nguyện—See Forty-eight Secondary Precepts which the Buddha taught all bodhisattvas in the Brahma-Net Sutra—Three collections of pure precepts, or three accumulations of pure precepts of the Bodhisattvas. Those cultivating Hinayana’s Sravaka Way do not have these three accumulations of purity precepts. Only Mahayana Bodhisattvas practice them. These three accumulations of pure precepts encompass the “Four Propagation Vows.” 
1) Tịnh giới bao gồm nhiếp luật nghi giới. Một vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên luôn luôn tránh làm việc ác bằng cách trì giới hay thâu nhiếp hết tất cả các giới chẳng hạn như 5 giới, 8 giới, 10 giới Sa Di, 250 giới Tỳ Kheo, 348 giới Tỳ Kheo Ni, 10 giới trọng và 48 giới khinh của Bồ Tát, giữ kỹ không cho sai phạm một giới nào—The pure precepts which include all rules and observances. A Bhiksu or Bhiksuni should always avoid evil by keeping the discipline. Which means to gather all precepts such as five precepts, eight precepts, ten precepts of Sramanera, 250 precepts of Bhiksus, 348 precepts of Bhiksunis, 10 major and 48 minor precepts of Bodhisattvas, and maintain them purely without violating a single precept. 
2) Nhiếp thiện pháp giới: Tịnh giới bao gồm tất cả các pháp lành. Là bậc Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni phải học hết tất cả pháp lành của Phật dạy trong các kinh điển, để biết rõ đường lối và phương cách “độ tận chúng sanh,” không được bỏ sót bất cứ pháp môn nào cả. Đây gọi là pháp môn vô lượng thệ nguyện học—The pure precepts which include all wholesome dharmas. Accumulating wholesome precepts means Bhiksus or Bhiksunis who must learn all the wholesome dharmas that the Buddha taught in various sutras, so they will know all the clear paths and means necessary to “lead and guide sentient beings” to liberation and enlightenment. Thus, no matter how insignificant a dharma teaching may seem, they are not to abandon any dharma door. This vow is made by all Mahayana practicing Buddhists that “Innumerable Dharma Door, I vow to master.” 
3) Nhiếp chúng sanh giới hay nhiêu ích hữu tình giới, nghĩa là phải phát lòng từ bi làm lợi íchcứu độ tất cả chúng sanh. Đây gọi là “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.”: The pure precepts which include all living beings. This means to develop the compassionate nature to want to benefit and aid all sentient beings, and this is the vow “Infinite sentient beings, I vow to take across.” 

II. Tam Vị Tiệm Thứ—Three gradual stage of cultivation: Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Tám, Đức Phật đã nhắc ngài A Nan về ba vị tiệm thứ như sau: “Nay ông muốn tu chứng pháp tam ma đề của Phật, cũng phải do cái bản nhân điên đảo loạn tưởng ấy mà lập ra ba tiệm thứ, mới có thể diệt trừ được. Ví dụ muốn đựng nước cam lộ trong một đồ sạch, phải lấy nước nóng, tro, và nước thơm súc rửa, trừ bỏ các căn độc. Thế nào gọi là ba tiệm thứ? Một là tu tập để trừ trợ nhân; hai là thật tu hành để bỏ cho hết chánh tính; ba là tinh tấn lên, trái với hiện nghiệp.”—According to the Surangama Sutra, book Eight, the Buddha reminded Ananda about the three gradual stages as follows: “Ananda! As you cultivate towards certification to the samadhi of the Buddha, you will go through three gradual stages in order to get rid of the basic cause of these random thoughts. They work in just the way that poisonous honey is removed from a pure vessel that is washed with hot water mixed with the ashes of incense. Afterwards it can be used to store sweet dew. What are the three gradual stages? The first is to correct one’s habits by getting rid of the aiding causes; the second is to truly cultivate to cut out the very essence of karmic offenses; the third is to increase one’s vigor to prevent the manifestation of karma. 
1) Thế nào là trợ nhân?—What are aiding causes?: 
a) Ông A Nan! Cả 12 loại sinh trong thế giới không thể tự toàn, phải nương vào bốn cách ăn mà sống còn. Đó là ăn bằng cách chia xé, ăn bằng ngửi hơi, ăn bằng suy nghĩ, ăn bằng thức. Vậy nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nương nơi sự ăn mà sống còn: Ananda! The twelve categories of living beings in this world are not complete in themselves, but depend on four kinds of eating ; that is, eating by portions, eating by contact, eating by thought, and eating by consciousness. Therefore, the Buddha said that all living beings must eat to live. 
b) Ông A Nan! Tất cả chúng sanh ăn món ngon lành được sống, ăn món độc bị chết. Cho nên chúng sanh cầu tam ma địa phải dứt năm món tân thái trong đời: Ananda! All living beings can live if they eat what is sweet, and they will die if they take poison. Beings who seek samadhi should refrain from eating five pungent plants of this world.
c) Phật dạy tại sao phải đoạn năm món tân thái—The Buddha explained in depth the ill-effects of eating pungent plants:
* Năm món tân thái ấy, nấu chín mà ăn, hay phát tính dâm. Ăn sống thêm giận dữ. Những người ăn các món ấy, dù có thể giảng 12 bộ kinh, mười phương Thiên Tiên cũng chê hơi hôi, đều tránh xa: If these five are eaten cooked, they increase one’s sexual desire; if they are eaten raw, they increase one’s anger. Therefore, even if people in this world who eat pungent plants can expound the twelve divisions of the sutra canon, the gods and immortals of the ten directions will stay far away from them because they smell so bad. 
* Tuy nhiên, lúc người đó ăn các món ấy, các loài quỷ đói thường đến liếm mép. Thường ở chung với quỷ, nên phúc đức ngày một tiêu mòn, hằng không lợi ích gì: However, after they eat these things, the hungry ghosts will hover around and kiss their lips. Being always in the presence of ghosts, their blessings and virtue dissolve as the day go by, and they experience no lasting benefit. 
* Người ăn món đó mà tu tam ma địa, các vị Bồ Tát, Thiên Tiên mười phương thiện thần chẳng đến thủ hộ. Đại lực ma vương tìm được phương tiện, hiện làm thân Phật mà đến thuyết pháp. Chê bỏ cấm giới, khen làm việc dâm, giận dữ, ngu si. Sau khi chết, tự làm quyến thuộc cho ma vương, hưởng hết phúc của ma, bị đọa vào ngục vô gián: People who eat pungent plants and also cultivate samadhi will not be protected by the Bodhisattvas, gods, immortals, or good spirits of the ten directions; therefore, the tremendously powerful demon kings, able to do as they please, will appear in the body of a Buddha and speak Dharma for them, denouncing the prohibitive precepts and praising lust, rage, and delusion. When their lives end, these people will join the retinue of demon kings. When they use up their blessings as demons, they will fall into the Unintermittent Hell.
* Ông A Nan! Người tu Bồ Đề, phải hoàn toàn dứt năm món tân thái. Đây gọi là đệ nhất tinh tấn tu hành tiệm thứ: Ananda! Those who cultivate for Bodhi should never eat the five pungent plants. This is the first of the gradual stages of cultivation.
2) Chính tính—Proper nature:
a) Thế nào là chính tính?—What is the essence of karmic offenses?: 
* A Nan! Chúng sanh vào tam ma địa, trước phải giữ giới luật tinh nghiêm và thanh tịnh, phải hoàn toàn dứt tâm dâm, chẳng ăn thịt uống rượu, ăn đồ nấu chín và sạch, chớ ăn món còn hơi sống. Ông A Nan! Người tu hành mà chẳng đoạn dâmsát sinh, không thể ra khỏi ba cõi: Ananda! Beings who want to enter samadhi must first firmly uphold the pure precepts. They must sever thoughts of lust, not partake of wine or meat, and eat cooked rather than raw foods. Ananda! If cultivators do not sever lust and killing, it will be impossible for them to transcend the triple realm. 
* A Nan! Nên coi sự dâm dục như rắn độc, như giặc thù mình. Trước hết, phải giữ giới Thanh Văn, bốn khí, tám khí, giữ gìn thân không động. Sau lại tu luật nghi thanh tịnh của Bồ Tát, giữ gìn tâm chẳng khởi: Ananda! You should look upon lustful desire as upon a poisonous snake or a resentful bandit. First hold to the sound-hearer’s four or eight parajikas in order to control your physical activity; then cultivate the Bodhisattva’s pure regulations in order to control your mental activity.
b) Cấm giới được thành tựu, thì đối với thế gian, hoàn toàn không còn nghiệp sinh nhau, giết nhau, không làm việc trộm cướp thì không bị mắc nợ cùng nhau, không phải trả nợ trước ở thế gian: When the prohibitive precepts are successfully upheld, one will not create karma that leads to trading places in rebirth and to killing one another in this world. If one does not steal, one will not be indebted, and one will not have to pay back past debts in this world. 
c) Người thanh tịnh đó tu tam ma địa, ngay ở xác thân cha mẹ sinh, chẳng dùng phép Thiên nhãn, tự nhiên xem thấy mười phương thế giới, thấy Phật, nghe pháp của Phật, phụng trì ý chỉ của Phật, được đại thần thông, dạo đi mười phương, túc mệnh, thanh tịnh, không bị gian hiểm. Đó là đệ nhị tinh tiến tu hành tiệm thứ: If people who are pure in this way cultivate samadhi, they will naturally be able to contemplate the extent of the worlds of the ten directions with the physical body given them by their parents; without need of the heavenly eye, they will see the Buddhas speaking Dharma and receive in person the sagely instruction. Obtaining spiritual penetrations, they will roam through the ten directions, gain clarity regarding past lives, and will not encounter difficulties and dangers. This is the second of the gradual stages of cultivation. 
3) Trái với hiện nghiệp—They should counter the manifestations of their karma:
a) Thế nào là hiện nghiệp?—What is the manifestation of karma?: Ông A Nan! Người giữ cấm giới thanh tịnh đó, lòng không tham dâm, đối với lục trần bề ngoài, chẳng hay lưu dật. Nếu chẳng lưu dật, trở về chỗ bản nguyên. Đã chẳng duyên theo trần, căn không phối ngẫu. Ngược dòng trở về chân tính, sáu căn thọ dụng không hiện hành—Ananda! Such people as these , who are pure and who uphold the prohibitive precepts, do not have thoughts of greed and lust, and so they do not become dissipated in the pursuit of the six external defiling sense-objects. Because they do not pursuit them, they turn around to their own source. Without the conditions of the defiling objects, there is nothing for the sense-organs to match themselves with, and so they reverse their flow, become one unit, and no longer function in six ways. 
b) Mười phương quốc độ trong sạch, sáng suốt, ví như trăng sáng chiếu qua ngọc lưu ly. Thân tâm khoan khoái, diệu viên bình đẳng, được rất an lành. Tất cả các đức ‘mật, viên, tịnh, diệu’ của Như Lai đều hiện trong lòng người tu. Người đó liền được vô sanh pháp nhẫn. Từ đó lần lượt tiến tu, tùy theo hạnh mà an lập Thánh vị. Đây gọi là đệ tam tinh tiến tu hành tiệm thứ: All the lands of the ten directions are as brilliantly clear and pure as moonlight reflected in crystal. Their bodies and minds are blissful as they experience the equality of wonderful perfection, and they attain great peace. The secret perfection and pure wonder of all the Thus Come Ones appear before them. These people then obtain patience with the non-production of dharmas. They thereupon gradually cultivate according to their practices, until they reside securely in the sagely positions. This is the third of the gradual stages of cultivation. 

III. Bốn thứ cần thiết cho Tăng sĩ—The four necessaries of a monk: Tứ y
(A) Tứ Sự: Saindhava (skt)—Tiên Đà Bà—Bốn điều cần thiết cho Tăng sĩ.
1) Ăn—Food: Thức ăn.
2) Mặc—Clothing: Quần áo.
3) Ở—Bedding: Dwelling—Mat—Couch—Bed—Sleeping garments—Ngọa cụ.
4) Bịnh—Medicine: Herbs—Thuốc men.
(B) Hành Tứ Y: The four of ascetic practictioners—Tứ Thánh Chủng—Bốn thứ mà người tu khổ hạnh phải tuân theo:
1) Mặc quần áo bá nạp: Patched or rag clothing.
2) Khất thực: Begging for food.
3) Ngồi nơi gốc cây: Sitting under trees.
4) Luôn thanh lọc thân tâm bằng giới luật: Always purify the body and mind with precepts and spiritual means.

IV. Bốn Điều Tham Chiếu Lớn—Four great citations: Mahapadesa (p)—Những điều tham chiếu lớn lao—Theo Đức PhậtPhật Pháp của Hòa Thượng Narada, trong khi đi lang thang từ làng nầy qua làng khác, một ngày nọ Đức Phật đến Bhoganagara và tại đây Ngài đã dạy Bốn Đại Giáo Pháp hay bốn điều tham chiếu lớn, mà y cứ theo đó chúng ta có thể trắc nghiệm và làm sáng tỏ những lời giáo huấn của Đức Phật—Great citations or references by means of which the word of the Buddha could be tested and clarified. On His way to preach, the Buddha passed from village to village. One day he arrived at Bhoganagara and there he taught the four great citations or references by means of which the word of the Buddha could be tested and clarified.
1) Một vị Tỳ Kheo có thể nói rằng tôi nghe chính Đức Phật đã thốt ra như vầy: “Đây là Giáo Lý, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Những lời ấy không nên được chấp nhận, cũng không nên bị loại bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không gạt bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đối chiếuso sánh với kinh điểngiới luật. Nếu khi so sánh kỹ càng mà thấy rằng nó không phù hợp với Kinh Luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây không phải là Phật ngôn, cần nên loại bỏ. Khi so sánhđối chiếu, thấy những lời ấy phù hợp với kinh điểngiới luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn—A monk may say thus, from the mouth of the Buddha himself have I heard, have I received thus: "This is the doctrine, this is the discipline, his is the teaching of the Master.” The monk’s words should never be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, one should study throroughly every word and syllable, then compare and contrast them with the Buddhist sutras (discourses) and vinaya (disciplinary rules). If when so compared, they do not harmonise with the discourses and do not agree with the disciplinary rules, then you may come to the conclusion that this is not the word of the Exalted One, this has wrongly grasped by the monk, now you should reject it. If when compared and contrasted, the harmonise with the discourses and agree with the disciplinary rules, you may come to a conclusion that this is the word of the Exalted One, this has correctly been grasped by the monk. 
2) Lại nữa, một vị Tỳ Kheo có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có chúng Tăng sống chung và có những vị sư lãnh đạo. Tôi nghe chính các sư ấy nói như thế nầy: “Đây là Giáo Lý, đây là Giới Luật, đây là lời Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Khi nghe như vậy, không nên chấp nhận ngay, mà cũng không nên chối bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu, so sánh với kinh luật, nếu thấy không phù hợp, thì có thể kết luận đây không phải là Phật ngôn, cần phải loại bỏ. Nếu sau khi đối chiếu, so sánh, mà thấy những lời ấy phù hợp với kinh luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn—Again a monk may say thus, in such a monastery lives the Sangha together with leading Theras. From the mouth of that Sangha have I heard, have I received thus: "“his is the doctrine, this is the discipline, this is the Master’s teaching.” His words should neither be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study thoroughly every word and syllable, them compare and contrast them with the sutras and disciplinary rules. If, when so compared and contrasted, they do not harmonize with the discourses and do not agree with the disciplinary rules, then you may come to the certain conclusion that this is not the word of the Exalted One, thia has been wrongly grasped by the monk, you should reject them. If, when compared and contrasted, they harmonize with the discourses and agree with the disciplinary rules, you may come to a certain conclusion that this is the word of the Exalted One. 
3) Lại nữa, một vị Tỳ Kheo có thể nói rằng trong cảnh chùa kia có nhiều vị sư và những vị cao Tăng học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh Luật và Pháp Yếu và chính tôi nghe các vị ấy nói như vầy: “Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Khi nghe như vậy, không nên chấp nhận, cũng không nên chối bỏ, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếuso sánh với kinh luật. Nếu thấy những lời ấy không phù hợp với kinh luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây không phải là Phật ngôn, nên loại bỏ. Nếu sau khi đối chiếu so sánh, thấy những lời ấy phù hợp, có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn—Again a monk may say thus, in such a monastery dwell many Theras and Bhikkhus of great learning, versed in the teachings, proficient in the Dharma, Vinaya, and Matrices. From the mouth of those Theras have I heard, have I received thus: “This is the Dharma, this is the Vinaya, this is the teaching of the Master.” His words should never be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, you should study thoroughly every word and syllable, then compare and contrast them with the sutras and disciplinary rules. If, when so compared and contrasted, they do not harmonise with the discourses and do not agree with the vinaya, you may come to a certain conclusion that this is not the word of the Exalted One, then you should reject them. If, when compared and contrasted, they harmonize with the sutras and agee with the Vinaya, you then may come to a certain conclusion that this is the word of the Exalted One. 
4) Lại nữa, một vị Tỳ Kheo có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có vị Tăng cao hạ, học rộngthông suốt giáo lý, hiểu rộng kinh luật và các pháp yếu. Tôi có nghe vị Tăng cao hạ ấy nói như vầy: “Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Nghe xong những lời nầy, không nên chấp nhận hay chối bỏ, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếuso sánh với kinh luật, nếu thấy những lời ấy không phù hợp với kinh luật, thì có thể kết luận rằng đây không phải là Phật ngôn, phải loại bỏ. Ví bằng sau khi đối chiếu so sánh với kinh luật mà thấy chúng phù hợp, thì có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn—Again a monk may say this, in such a monastery lives an elderly monk of great learning, versed in the teachings, proficient in the Dharma, Vinaya, and Matrices. From the mouth of that Thera have I hard, have I received thus: “This is the Dharma, this is the Vinaya, this is the Master’s teaching.” His words should neither accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study throughly every word and syllable, then compare and contrast them with the discourses and the disciplinary rules. If, when compared and contrasted, they do not harmonise with sutra and vinaya, you may come to a certain conclusion that this is not the word of the Exalted one. If, it should be rejected. If, when compared and contrast, they harmonise with the Sutra and agreed with the Vinaya, you may come to a certain conclusion that this is the Master’s teachings. 

V. Bốn điều tiên quyết—Four requisites: 
(A) Theo Kinh Trung Bộ, có bốn nhu cầu: y phục, thực phẩm, sàng tọa và thuốc men cho người bệnh—According to the Majjhima Nikaya, there are four requisites of robes, almsfood, lodging and medicines for the sick:
1) Một vị Tỳ Kheo khéo quán sát quần áo chỉ để ngăn lạnh, ngăn nóng, chỉ để che thân cho tề chỉnh mà thôi—A Bhiksus, wisely reflective, uses his robes only to keep off the cold, the heat, and simply to cover his body decently.
2) Một vị Tỳ Kheo, khéo quán sát, vị ấy dùng món khất thực không cho mục đích thể thao, phải để vui thích, không để tham đắm, không để làm đẹp, không để trang trí, nhưng chỉ để hỗ trợ, duy trì sự sống cho thân này khỏi bị tổn hại, để bảo dưỡng đời sống phạm hạnh mà thôi—A Bhiksus, wisely reflective, uses his almsfood not for sport or pleasure, not for indulgence, nọ for beauty, not for adornment, but only to support and sustain this body, to keep it unharmed, to foster the body life.
 3) Một vị Tỳ Kheo, khéo quán sát, dùng sàng tọa vì mục đích sống độc cư—A Bhiksus, wisely reflective, uses his lodgings for the purpose of enjoying seclusion. He uses lodgings to live a secluded life, live in seclusion.
4) Một vị Tỳ Kheo, khéo quán sát, vị ấy dùng dược phẩm trị bệnh để giữ gìn sức khoẻ mà thôi—A Bhiksus, wisely reflective, uses his medicines for the sick only to maintain his health. 
(B) Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy có bốn điều tiên quyết để thủ đắc kinh Pháp Hoa sau khi Ngài nhập diệt—In the Lotus Sutra, the Buddha taught about four requisites for anyone to obtain the Lotus Sutra after his extinction.
1) Điều tiên quyết thứ nhất—First requisite: Đặt mình dưới sự hộ trì của chư Phật. Điều này có nghĩa là có một niềm tin tuyệt đối không lay chuyển rằng mình được chư Phật hộ trì. Nói cách khác, đó là sự thiết lập niềm tin của chính mình. Tuy một người có thể thông suốt kinh Pháp Hoa từ quan điểm của một học thuyết nào đó, người ấy cũng không thể áp dụng kinh này vào cuộc sống thực tiễn của mình nếu không thiết lập niềm tin trong tâm mình—To be under the guardianship of the Buddhas. This means having an absolutely unshakeable faith in being under the protection of the Buddhas. In other words, it means one’s establishment of faith. However, thoroughly a person may understand the Lotus Sutra from a doctrinal point of view, he cannot apply it to his practical life if he does not establish faith in his mind.
2) Điều tiên quyết thứ hai—Second requisite: Vun trồng thiện căn. Điều này có nghĩa là không ngừng làm việc thiện trong đời sống hằng ngày, để vun bồi thiện căn và phát triển một cái tâm tốt lành căn bản cho sự đạt ngộ của một hành giả. Vun trồng một cái tâm tốt lành như thế không chỉ gieo các mầm thiện mà còn nuôi dưỡng chúng bằng cách tưới nước bón phân. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng con người làm việc thiệndo bởi cái tâm thiện của mình, và đồng thời làm việc thiện trở lại trưởng dưỡng cái tâm thiện ấy. Như vậy làm việc thiện và cái tâm thiện tăng cường lẫn nhau để thăng tiến, chúng ta không thể nói bên nào quan trọng hơn bên nào. Cả hai không rời nhau, và cả hai phụ thuộc lẫn nhau. Thật vậy, khi chúng ta làm một điều thiện dù chỉ vì hình thức, ta cảm thấy một cách nào đó, vui vẻhăng hái. Thiện tâm của ta đang lớn dần bên trong ta. Như vậy, nếu hằng ngày chúng ta đều làm việc thiện, tức là chúng ta đang trồng những gốc rễ của đức hạnh trong tâm—To plant the roots of virtue. This means continually doing good deeds in one’s daily life, to develop good mind.. which are foundation of one’s attaining enlightenment. To plant such a good mind means not only to sow seeds of goodness but also nurture them by watering and fertilizing them. Devout Buddhists should always remember that a man’s practice of good deeds is caused by his good mind, and at the same time his practice of good deeds fosters his good mind. Good deeds and good mind reinforce one another for constant improvement. We cannot say which one is more important than the other. The two are inseprarable, each contingent on the other. In fact, when we practice anything good even for mere form’s sake, we feel somehow pleased and refreshed. Our good mind is growing withn us. Thus to practice good deeds daily is to plant the roots of virtue in one’s mind. 
3) Điều tiên quyết thứ ba—Third requisite: Nhập vào trạng thái chánh định. Điều này có nghĩa là nhập vào nhóm những người đã làm thiện. Trong Phật giáo, những nhóm người được chia làm ba loại: a) người có chánh định, b) người có tà định, c) người có bất định. Nhóm thứ nhất là nhóm chánh định, gồm những người đã quyết tâm hành thiện, nhóm thứ hai là nhóm tà định, gồm những người quyết tâm làm ác, nhóm thứ ba là nhóm bất định, gồm những người đang hành trình một cách bất định giữa thiện và ác. Đa phần phàm phu đều thuộc nhóm thứ ba, trong đó họ có khuynh hướng làm thiện nhưng không ổn định nên họ có thể chuyển sang làm ác bất cứ lúc nào. Phật tử thuần thành phải nhập vào nhóm có chánh định. Không cần phải bàn luận nhiều, nếu chúng ta thuộc nhóm những người có cùng một niềm tin thì sẽ dễ dàng và tốt hơnchúng ta cầu pháp một cách riêng lẻ. Khi chúng ta ở trong nhóm những người có chánh định, chúng ta có thể khích lệ nhau tránh sự thối chuyển tâm thứcchúng ta đang nỗ lực đạt tới—To enter the stage of correct concentration. This means entering the group of those who have decided to do good. In Buddhism, groups of people are divided into three types: a) those having correct concentration, b) those having incorrect concentration and, c) those having unsettled concentration. The first group with correct concentration, is that those who have decided to do good. The second group, with incorrect concentration, is that those who have decided to do evil. The third group, with unsettled concentration, is that of those who vacillate between good and evil. Most ordinary people belong to the third group, in which they are inclined toward good but are so unstable that they may turn to evil at any moment. Devout Buddhists must join the group having correct concentration. Needless to further discuss, if we belong to a group of people who believe in the same faith, it should be easier for us than if we seek the Law in isolation. When we are in a group with correct concentration, we can encourage each other not to retrogress from a mental state that we have tried to attain with great effort.
4) Điều tiên quyết thứ tư—Fourth requisite: Mong mỏi cứu độ tất cả chúng sanh. Sự chứng ngộ Phật tánh một cách chân chính không có nghĩa là thể chứng cho riêng mình hay giải thoát cho riêng mình khỏi đau khổ. Phật tử thuần thành sẽ không bao giờ muốn thủ đắc hay giải thoát cho riêng mình. Tinh thần nền tảng của Phật giáo Đại Thừa là khi giải thoát cho người khác cũng như giải thoát cho chính mình—To aspire the salvation for other living beings. The true attainment of buddhahood does not mean realization for one’s own sake alone or being saved only from one’s own suffering. Devout Buddhists should never plan to attain buddhahood for themselves. The fundamental spirit of Mahayan Buddhism lies in the salvation of others as well as oneself.

VI. Bốn Pháp Cần Phải Chứng Ngộ—Four things to be realized: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn pháp cần phải chứng ngộ—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are four things to be realised. 
1) Túc mạng cần phải chứng ngộ bởi niệm: Former lives to be realised by recollection.
2) Sanh tử cần phải chứng ngộ bởi thiên nhãn: Passing-away and re-arising to be realised by divine eye. 
3) Tám giác ngộ cần phải chứng ngộ bởi thân: Eight deliverances, to be realised with the mental body.
4) Lậu tận cần phải chứng ngộ bởi tuệ: The destruction of the corruptions, to be realised by wisdom. 

VII.Tứ Như Ý Túc—Four Sufficiences: Rddhipada (skt)—Iddhipada (p)—Tứ Thần Túc—See Chapter 21. 

VIII.Tứ Thánh Hành—Four holy ways: Ariya-vamsa (skt)—Tứ Thánh Chủng—Tứ Y—Tứ Lương Dược—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn Thánh chủng—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are the four holy ways.
1) Bằng lòng mặc đồ bá nạp từ vải rách—Wearing rags from dust-heaps: Ở đây vị Tỳ Kheo tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ loại y nào, không cố ý tìm cầu y một cách không xứng đáng, không buồn áo não nếu không được y; nhưng khi được y vị nầy không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội, vị nầy dùng y, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ loại y nào nên vị ấy không khen mình chê người. Ở đây vị nầy khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm. Vị Tỳ Kheo nầy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng theo truyền thống nguyên thủy quá khứ—Here a monk is content with any old robe, praises such contentment, and does not try to obtain robes improperly or unsuitably. He does not worry if he does not get a robe, and if he does, he is not full of greedy, blind desire, but makes use of it, aware of such dangers and wisely aware of its true purpose. Nor is he conceited about being thus content with any old robe, and he does not disparage others. And one who is thus skilful, not lax, clearly aware and mindful, is known as a monk who is true to the ancient, original Ariyan lineage. 
2) Bằng lòng với đồ khất thực nhận được: A monk is content with any alms-food he may get (similar as in 1).
3) Bằng lòng ngồi dưới gốc cây hay một phòng xá cũ kỹ: A monk is content with any old lodging-place or sitting under trees (similar as in 1).
4) Hoàn toàn buông bỏ thế sự: Entire withdrawal from the world or fond of abandoning (similar as in 1). 

IX.Xuất GiaTứ Thánh Ngôn—Renunciation and the Four Ariyan modes of speech: Theo Kinh Phúng Tụng trong trường Bộ Kinh, có bốn Thánh ngôn mà người xuất gia luôn ghi nhớ—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are four Ariyan modes of speech that an ordained person should always remember:
A.
1) Ly vọng ngữ: Retraining from lying.
2) Ly lưỡng thiệt: Refraining from slandering.
3) Ly ác khẩu: Refraining from abusing or using rude words.
4) Ly ỷ ngữ: Refraining from iddle gossip.
B. Bốn Thánh Ngôn Khác—There are four more Ariyan modes of speech:
1) Không thấy nói không thấy: Stating that one has not seen, known what one has not seen.
2) Không nghe nói không nghe: Stating that one has not heard, known what one has not heard.
3) Không nghĩ nói không nghĩ: Stating that one has not sensed, known what one has not sensed.
4) Không biết nói không biết: Stating that one has not known, known what one has not known.
C. Bốn Thánh Ngôn Khác—Four more Ariyan modes of speech:
1) Thấy nói thấy: Stating that one has seen, known what one has seen.
2) Nghe nói nghe: Stating that one has heard, known what one has heard.
3) Nghĩ nói nghĩ: Stating that one has sensed, known what one has sensed.
4) Biết nói biết: Stating that one has known, known what one has known. 

X. Tứ Y Chỉ—Four supports: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn y chỉ—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are four supports:
1) Thọ Dụng: Ở đây vị Tỳ Kheo sau khi suy nghĩ phán xét mới thọ dụng—Here a monk judges that one thing is to be pursued.
2) Nhẫn Thọ: Ở đây vị Tỳ Kheo suy nghĩ nhẫn thọ—Here a monk judges that one thing is to be endured.
3) Viễn Ly: Ở đây vị Tỳ Kheo suy nghĩ viễn ly—Here a monk judges that one thing is to be avoided.
4) Khiển trừ: Ở đây vị Tỳ Kheo suy nghĩ khiển trừ—Here a monk judges that one thing is to be suppressed.

XI. Năm Pháp Nội Tâm Một Vị Tỳ Kheo Cần Phải Có Nếu Muốn Chỉ Trích Một Vị Khác—Five points a monk who wishes to rebuke another should bear in mind: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm pháp nội tâm một vị Tỳ Kheo cần phải có nếu muốn chỉ trích một vị khác—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five points to be borne in mind by a monk wishing to rebuke another. 
1) Tôi nói đúng thời, không phải phi thời: I will speak at the right time, not at the wrong time.
2) Tôi nói đúng sự thật, không sai sự thật: I will speak (state) the truth, not what is false.
3) Tôi nói một cách từ tốn, không nói lời ác khẩu: I will speak gently, not roughly.
4) Tôi nói lời có lợi ích, không nói lời không lợi ích: I will speak for his good, not for his harm.
5) Tôi nói lời có lòng từ, không phải lời sân hận: I will speak with love in my heart, not with enmity. 

XII.Năm pháp tu tập tăng thượng tâm để loại trừ tư tưởng bất thiện—Five things that keep cultivators from distracting thoughts: Theo Kinh số 20 trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật nhắc nhở các Tỳ Kheo về năm pháp tu tập tăng thượng tâm để loại trừ tư tưởng bất thiện—According to the Twentieth discourse of the Majjhima Nikaya, the Buddha reminded the Bhiksus on five things that help them to keep away from distracting thoughts:
1) Nếu do tác ý đến một đối tượng nào, những tư duy bất thiện liên hệ đến tham, sân, si khởi lên trong một vị Tỳ Kheo, vị ấy nên để ý đến một đối tượng khác liên hệ đến thiện. Khi ấy các tư duy bất thiện sẽ bị loại trừ, chúng sẽ tiêu diệt. Nhờ loại trừ các tư duy bất thiệnnội tâm được an trú, trở nên an tịnh, nhất tâm và định tĩnh. Ví như một người thợ mộc khéo tay hay đệ tử của người thợ mộc khéo tay làm văng ra và loại bỏ đi một cái nêm thô với cái nêm nhỏ hơn. Cũng vậy, vị Tỳ Kheo sẽ loại trừ đối tượng bất thiện đó bằng cách để ý đến một đối tượng khác được coi là thiện lành hơn. Khi những tư duy bất thiện kết hợp với tham, sân, si được loại trừ, chúng sẽ tiêu diệt. Nhờ loại trừ những tư duy bất thiện nầy mà nội tâm được an trú, trở nên an tịnh, nhất tâm và định tĩnh—If through reflection on an object, unwholesome thoughts associated with desire, hate, and delusion arise in a Monk, in order to get rid of them, he should reflect on another object which is wholesome. Then the unwholesome thoughts are removed; they disappear. By their removal the mind stands firm and becomes calm, unified and concentrated within his subject of meditation. As a skilled carpenter or his apprentice knocks out and removes a coarse peg with a fine one, so should the Monk get rid of that unwholesome object by reflecting on another object which is wholesome. The unwholesome thoughts associated with desire, hate and delusion are removed, they disappear. By their removal the mind stands firm within the object of meditation.
2) Nếu những tư duy bất thiện vẫn khởi lên trong vị Tỳ Kheo đã để ý đến một đối tượng khác được xem là thiện, vị ấy cần phải suy xét đến những bất lợi của những tư duy bất thiện như vầy: “Quả thật những tư duy của mình là bất thiện, đáng chê trách, và đem lại những hậu quả khổ đau.” Nhờ suy xét những bất lợi của tư duy bất thiện như vậy mà những tư duy bất thiện ấy sẽ bị loại trừ—If the unwholesome thoughts still arise in a Monk who reflects on another object which is wholesome, he should consider the disadvantages of evil thoughts thus : “Indeed, these thoughts of mine are unwholesome, blameworthy, and bring painful consequences.” Then his evil thoughts are removed, they disappear.
3) Nếu vị Tỳ Kheo, khi đã suy xét đến những bất lợi của những tư duy bất thiện, mà chúng vẫn khởi lên, vị ấy nên không chú ý đến những tư duy bất thiện đó nữa, không để ý đến những tư duy bất thiện đó nữa. Khi ấy các tư duy bất thiện sẽ bị loại trừ, chúng sẽ tiêu diệt—If the unwholesome thoughts still arise in a Monk who thinks over their disadvantages, he should pay no attention to, and not reflect on those evil thoughts. Then the evil thoughts are removed, they disappear.
4) Nếu vị Tỳ Kheo sau khi đã để ý đến những tư duy thiện, suy xét những bất lợi của những tư duy bất thiện, và không để ý đến chúng nữa, mà những tư duy bất thiện vẫn khởi lên, lúc ấy vị Tỳ Kheo cần phải từ bỏ hành tướng (gốc) của những tư duy bất thiện đó. Khi ấy các tư duy bất thiện sẽ được loaị trừ, chúng sẽ tiêu diệt—If the unwholesome thoughts still arise in a Monk who pays no attention and does not reflect on evil thoughts, he should reflect on removing the root of those thoughts. Then the evil thoughts are removed, they disappear.
5) Nếu những tư duy bất thiện vẫn khởi sanh trong một vị Tỳ Kheo sau khi đã để ý đến sự từ bỏ hành tướng của chúng, vị ấy nên cắn chặt răng, ép lưỡi lên đốc họng, dùng thiện tâm chế ngự, khắc phục và kiểm soát ác tâm. Khi ấy tư duy bất thiện sẽ được loaị trừ, chúng sẽ tiêu diệt—If the unwholesome thoughts still arise in a Monk who reflects on the removal of their root, he should with clenched teeth, and tongue pressed against his palate, restrain, overcome, and control the evil mind with the good mind. Then the evil thoughts are removed, they disappear. 

XIII.Ngũ Cần Chi—Five factors of endeavor: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm cần chi—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five factors of endeavour:
1) Ở đây vị Tỳ Kheolòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai: “Đây là Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác (Chánh Đẳng Chánh Giác), Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.”—Here a monk has faith, trusting in the enlightenment of the Tathagata: “Thus this Blessed Lord is an Arahant, a fully-enlightened Buddha, perfected in knowledge and conduct, a Well-Farer, Knower of the world, unequalled Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, a Buddha, a Blessed Lord.” 
2) Vị ấy thiểu bệnh, thiểu não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình hợp với sự tinh tấn—He is in good health, suffers little distress sickness, having a good digestion that is neither too cold nor too hot, but of a middling temperature suitable for exertion.
3) Vị ấy không lường đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình một cách chơn thật đối với bậc Đạo Sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng phạm hạnh—He is not fraudulent or deceitful, showing himself as he really is to his teacher or to the wise among his companion in the holy life.
4) Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bỏ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì nỗ lực, không tránh né đối với các thiện pháp—He keeps his energy constantly stirred up for abandoning unwholesome states and arousing wholesome states, and is steadfast, firm in advancing and persisting in wholesome states.
5) Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sự sanh diệt của các pháp, thành tựu Thánh quyết trạch, đưa đến sự đoạn diệt chơn chánh các khổ đau—He is a man of wisdom, endowed with wisdom concerning rising and cessation, wuth the Ariyan penetration that leads to the complete destruction of suffering.

XIV.Ngũ Xuất Ly Giới: Nissaraniya-dhatuyo (p)—Five elements making for deliverance—Theo Kinh Phúng Tụng trong trường Bộ Kinh, có năm xuất ly giới—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five elements making for deliverance:
1) Giải Thoát Đối Với Dục Vọng—The deliverance from SENSE-DESIRES: Ở đây vị Tỳ Kheotác ý đối với dục vọng, tâm không hướng nhập dục vọng, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi dục vọng. Khi vị nầy có tác ý đối với ly dục, tâm hướng nhập ly dục, tín lạc, an trú và bị chi phối bởi ly dục, tâm của vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các dục lạc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên các dục lạc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy—Here when a monk considers sense-desires, his mind does not leap forward and take satisfaction in them, fix on them or make free with them, but when he considers renunciation it does leap forward, take satisfaction in it, fix on it, and make free with it. And he gets this thought well-set, well-developed, well-raised up, well freed and disconnected from sense-desires. And thus he is freed from the corruptions (asava), the vexations and fevers that arise from sense-desires, and he does not feel that sensual feeling. 
2) Giải Thoát Đối Với Sân Hận—The deliverance from ILL-WILL: (same as in 1. Replace “sense-desires” with “ill-will”).
3) Giải Thoát Đối Với Hại Tâm—The deliverance from CRUELTY: (same as in 1. Replace “sense-desires” with “cruelty”).
4) Giải Thoát Đối Với SẮC—The deliverance from FORMS (rupa): (same as in 1. Replace “sense-desires” with “forms”).
5) Giải Thoát Đối Với TỰ THÂN—The deliverance from PERSONALITY: (same as in 1. Replace “sense-desires” with “personality”). 

XV. Sáu Cung Kính Pháp—Six kinds of respect: Garava (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu pháp cung kính—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six kinds of respect. 
1) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy thuận bậc ĐẠO SƯ: Here a monk behaves respectfully and courteously towards the TEACHER.
2) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy thuận PHÁP: Here a monk behaves respectfully and courteously towards the DHAMMA.
3) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy thuận TĂNG: Here a monk behaves respectfully and courteously towards the SANGHA.
4) Ở đây vị Tỳ Kheo cung kính, tùy thuận HỌC PHÁP: Here a monk behaves respectfully and courteously towards the TRAINING.
5) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, không tùy thuận BẤT PHÓNG DẬT: Here a monk behaves respectfully and in respect with EARNESTNESS.
6) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy thuận LỄ PHÉP XÃ GIAO: Here a monk behaves respectfully and in respect of HOSPITALITY. 

XVI.Sáu điều kiện sinh hoạt của một vị Sa Môn (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)—Six conditions of living activities for a Sramanera (Sutra in Forty-Two Sections): 
1) Cạo bỏ râu tóc: Shaving their heads and beards.
2) Lãnh thọ giới pháp: Accepting the Buddha’s Dharmas.
3) Xả bỏ của cải thế gian: Renouncing worldly wealth and riches.
4) Nhu cầu vừa đủ: Moderating in acquiring things.
5) Khất thực, ăn vừa đủ, và chỉ ăn ngày một ngọ: Begging for food, eating only enough to satisfy the hunger, and taking only one meal a day at noon.
6) Ngủ dưới gốc cây: Passing the night beneath trees.

XVII.Sáu Suy Tư Đến Ưu—Six unpleasurable investigations: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu suy tư đến ưu—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six unpleasurable investigations. 
1) Khi mắt thấy sắc, ưu khởi lên, sắc ấy được suy tư: When, on seeing a sight-object with the eye, one investigates a corresponding object productive of displeasure.
2) Khi tai nghe tiếng, ưu khởi lên, âm thanh ấy được suy tư: When, on hearing a sound-object with the ear, one investigates a corresponding object productive of displeasure.
3) Khi mũi ngửi hương, ưu khởi lên, mùi hương ấy được suy tư: When, on smelling a smell-object with the nose, one investigates a corresponding object productive of displeasure.
4) Khi lưỡi nếm vị, ưu khởi lên, vị ấy được suy tư: When, on tasting a flavour with the tongue, one investigates a corresponding object productive of displeasure.
5) Khi thân xúc chạm, ưu khởi lên, sự xúc chạm ấy được suy tư: When, on touching a touch-object with the body, one investigates a corresponding object productive of displeasure.
6) Khi ý nhận pháp, ưu khởi lên, pháp ấy được suy tư: When, on knowing a mind-object with the mind, one investigates a corresponding object productive of displeasure. 

XVIII.Sáu Suy Tư Đến Xả—Six indifferent investigations: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu suy tư đến xả—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six indifferent investigations.
1) Khi mắt thấy sắc, xả khởi lên, sắc ấy được suy tư: When, on seeing a sight-object with the eye, one investigates a corresponding object productive of indiffernce.
2) Khi tai nghe tiếng, xả khởi lên, âm thanh ấy được suy tư: When, on hearing a sound-object with the ear, one investigates a corresponding object productive of indifference.
3) Khi mũi ngửi hương, xả khởi lên, mùi hương ấy được suy tư: When, on smelling a smell-object with the nose, one investigates a corresponding object productive of indifference.
4) Khi lưỡi nếm vị, xả khởi lên, vị ấy được suy tư: When, on tasting a flavour with the tongue, one investigates a corresponding object productive of indifference.
5) Khi thân xúc chạm, xả khởi lên, sự xúc chạm ấy được suy tư: When, on touching a touch-object with the body, one investigates a corresponding object productive of indifference.
6) Khi ý nhận pháp, xả khởi lên, pháp ấy được suy tư: When, on knowing a mind-object with the mind, one investigates a corresponding object productive of indifference. 

XIX.Sáu thứ mà một vị Tỳ Kheo nên tránh—Six roots of contention that a monk should avoid: Vivada-mulani (p)—Lục Tránh Căn—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu tránh căn—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six roots of contention:
1) Ở đây vị Tỳ Kheo PHẪN NỘUẤT HẬN, sống không cung kính, không tùy thuận vị Đạo Sư; không cung kính, không tùy thuận Pháp; không cung kính, không tùy thuận Tăng; không thành tựu đầy đủ các Học Pháp, nên vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến chúng sanh không hạnh phúc, không an lạc; khiến chư Thiênloài người không hạnh phúc, mà đau khổ. Nếu các vị thấy được tránh căn nơi các vị hay nơi người khác, các vị phải cố gắng đoạn trừ. Nếu các vị không thấy tránh căn, hãy gìn giữ đừng cho các tránh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai: Here a monk who is angry and bears ill-will, he is disrespectful and discourteous to the Teacher, the Dhamma, and the Sangha, and does not finish his Training. He stirs up contention within the Sangha, which brings woe and sorrow to many, with evil consequences, misfortune and sorrow for devas and humans. Should you discover such a root of contention among yourselves or among others, you should strive to get rid of just that root of contention. If you find no such root of contention, then you should work to prevent its overcoming you in the future.
2) Ở đây vị Tăng CHE DẤU và GIẢ DỐI—Here a monk is full DECEITFUL and MALICIOUS (the rest remains the same as in Lục Tránh Căn 1).
3) Ở đây vị Tỳ Kheo TẬT ĐỐ và XAN THAM—Here a monk is ENVIOUS and MEAN (the rest remains the same as in Lục Tránh Căn 1). 
4) Ở đây vị Tỳ Kheo LỪA ĐẢO và LƯỜNG GẠT—Here a monk is CUNNING and DECEITFUL (the rest remains the same as in Lục Tránh Căn 1). 
5) Ở đây vị Tỳ Kheo ÁC DỤC và TÀ KIẾN—Here a monk is full of evil desires and WRONG VIEWS (the rest remains the same as in Lục Tránh Căn 1).
6) Ở đây vị Tỳ Kheo CHẤP TRƯỚC SỞ KIẾN, kiên trì gìn giữ rất khó rời bỏ—Here a monk is opinionated, obstinate and tenacious (the rest remains the same as in Lục Tránh căn 1). 

XX.Sáu thứ mà một vị Tỳ Kheo luôn trụ vào—Six stable states: Satata-vihara (p)—Lục Hằng Trúù—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu hằng trú—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six stable states:
1) Ở đây vị Tỳ Kheo, mắt thấy sắc, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, giác tỉnh: Here a monk , on seeing an object with the eye, is neither pleased (sumano) nor displeased (dummano), but remains equable (upekhako), mindful and clearly aware.
2) Ở đây vị Tỳ Kheo, tai nghe tiếng, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on hearing a sound with the ear, is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.
3) Ở đây vị Tỳ Kheo, mũi ngửi hương, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on smelling a smell with the nose, is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.
4) Ở đây vị Tỳ Kheo, lưỡi nếm vị, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on tasting a flavour with the tongue, is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.
5) Ở đây vị Tỳ Kheo, thân xúc chạm, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on touching a tangible object with the body, is neither pleased not displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.
6) Ở đây vị Tỳ Kheo, ý nhận thức pháp, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on cognising a mental object with the mind, is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware. 

XXI.Sáu thứ Vô Thượng—Six unsurpassed things: Anuttariyani (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong trường Bộ Kinh, có sáu vô thượng—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six unsurpassed things:
1) Kiến Vô Thượng: Unsurpassed sights.
2) Văn Vô Thượng: Unsurpased things heard.
3) Lợi Đắc Vô Thượng: Unsurpassed gains.
4) Học Giới Vô Thượng: Unsurpassed trainings.
5) Hành Vô Thượng: Pari-cariyanuttariyam (p)—Unsurpassed forms of service.
6) Ức Niệm Vô Thượng: Unsurpassed objects of recollection. 

XXII.Lục Chủng Quyết Định—Six kinds of certainty: Theo Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, đây là sáu loại quyết định hay tăng thượng lực của Bồ Tát tu Lục Độ—The six kinds of certainty resulting from observance of the six paramitas:
1) Tài thành quyết định: Do lực bố thí mà được đại tài hay của cải lớn—The certainty of wealth.
2) Sinh thắng quyết định: Do lực trì giới nhất định thường được sanh vào nhà quý thắng (Sát Đế Lợi, Bà La Môn, trưởng giả…)—The certainty of rebirth in honourable families.
3) Bất thối quyết định: Do lực nhẫn nhục các thiện pháp đã tu nhất định chẳng bao giờ bị lùi mất—The certainty of no retrogression to lower conditions.
4) Tu tập quyết định: Nhờ luôn tu tập thiện pháp nhất định sẽ không bao giờ gián đoạn—The certainty of progress in practice.
5) Định nghiệp quyết định: Do định lực thiền địnhthành tựu chính định nghiệp vĩnh viễn chẳng bị mất—The certainty of unfailingly good karma.
6) Vô công dụng quyết định: Do trí huệ lực, chẳng thêm công hành vẫn trụ được nơi chân lý và trí tuệ—The certainty of effortless abode in truth and wisdom. 

XXIII.Lục hòa kính pháp—Six points of reverent harmony or unity in a monastery: See Chapter 24. 

XXIV.Lục Xuất Ly Giới: Nissaraniya-dhatuyo (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu xuất ly giới—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six elements making for deliverance:
1) Tu Tập Từ Tâm Giải Thoát—Having developed the emancipation of the heart through LOVING-KINDNESS: Ở đây vị Tỳ Kheo nói như sau: “Ta đã tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm cho thành cỗ xe, làm thành căn cứ an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy sân tâm vẫn ngự trị tâm ta.” Vị ấy cần phải được bảo như sau: “Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Đại Đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy.” Những lời nói của vị nầy là vô căn cứ và không thể nào như vậy được. Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, sân tâm không thể nào ngự trị và an trú nơi kẻ ấy được—Here a monk might say “I have developed the emancipation of the heart by LOVING-KINDNESS (metta), expanded it, made it a vehicle and a base, established, worked well on it, set it well in train. And yet ill-will still grips my heart. He should be told :No! Do not say that!Do not misrepresent the Blessed Lord, it is not right to slander him thus, for he would not have said such a thing! Your words are unfounded and impossible. If you develop the emanicipation of the heart through loving-kindness, ill-will has no chance to envelop your heart. This emancipation through loving kindness is a cure for ill-will. 
2) Tu Tập Bi Tâm Giải Thoát—Emancipation of heart through compassion: Ở đây vị Tỳ Kheo nói như sau: “Ta đã tu tập tâm bi giải thoát, tuy vậy hại tâm vẫn ngự trị tâm ta.”—Here a monk might say: “I have developed the emanicipation of the heart through compassion (karuna), and yet cruelty still grips my heart.” (the rest remains the same as in Lục Xuất Ly Giới 1). 
3) Tu Tập Hỷ Tâm Giải Thoát—Emancipation of the heart through sympathetic joy (mudita): Ở đây vị Tỳ Kheo nói như sau: “Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát, tuy vậy bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta.”—Here a monk might say: “I have developed the emancipation of the heart through sympathetic joy,… and yet aversion (prati) still grips my heart.” (threst remains the same sa in Lục Xuất Ly Giới 1).
4) Tu Tập Xả Tâm Giải Thoát—Emancipation of the heart through equanimity: Ở đây vị Tỳ Kheo nói: “Ta đã tu tập xẻ tâm giải thoát, tuy vậy tham tâm vẫn ngự trị tâm ta.”—Here a monk might say: “I have developed the emancipation of the heart through equanimity (upeka,…, and yet lust (rago) grips my heart.”
5) Tu Tập Vô Tướng Tâm Giải Thoát—The signless emancipation of the heart: Ở đây vị Tỳ Kheo nói: “Ta đã tu tập vô tướng tâm giải thoát, tuy vậy tâm ta vẫn chạy theo các tướng.”—Here a monk might say: “I have developed the signless emancipation of the heart, and yet my heart still hankers after signs (nimittanusari-hoti).” (the rest remains the same as in Lục Xuất Ly Tướng 1).


6) Tu Tập Khước Từ Sự Ngạo Mạn “tôi có mặt,” mà mũi tên do dự nghi ngờ được giải thoát—The emancipation of the heed to the idea: ‘I am this,’ means the emancipation of doubts, uncertainties, and problems: Ở đây vị Tỳ Kheo nói: “Quan điểm ‘tôi có mặt,’ ‘tôi bị từ khước,’ ‘tôi là cái nầy,’ không được tôi chấp nhận, tuy vậy mũi tên nghi ngờ do dự vẫn ám ảnh an trú trong tôi.”—Here a monk might say: “The idea ‘I am is repellent to me, I pay no heed to the idea: I am this.” Yet doubts, uncertainties and problems still grip my heart.” (the rest remains the same as in Lục Xuất Ly Giới 1). 

XXV.Một Tỳ Kheo cần phải thành tựu “Bảy Diệu Pháp”—A Monk should always fulfill “Seven good qualities”: Saddhamma (p).
(A-1)Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bảy diệu pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are seven right practices:
1) Ở đây vị Tỳ Kheo có lòng tín: Here a monk who has faith.
2) Ở đây vị Tỳ Kheo có tàm: Here a monk who has moral shame.
3) Ở đây vị Tỳ Kheo có quý: Here a monk who has moral dread.
4) Ở đây vị Tỳ Kheo đa văn: Here a monk who has much learning.
5) Ở đây vị Tỳ Kheotinh tấn: Araddha-viriyo (p)—Here a monk who has aroused vigour. 
6) Ở đây vị Tỳ Kheo có niệm an trú: Upatthita-sati hoti (p)—Here a monk who has established mindfulness.
7) Ở đây vị Tỳ Kheotrí tuệ: Here a monk who possesses wisdom.
(A-2) Bảy sự thù diệu: Middasa-vatthuni (p)—Seven grounds for commendations—Thất Thù Diệu Sự—Theo Kinh Phúng Tụng trong trường Bộ Kinh, có bảy sự thù diệu—According to the Sangiti Sutta, there are seven grounds for commendations.
1) Ở đây vị Tỳ Kheo tha thiết hành trì học pháp, và khát vọng hành trì học pháp trong tương lai: Here a monk who is keenly anxious to undertake the training, and wants to persist in this.
2) Ở đây vị Tỳ Kheo tha thiết quán pháp và khát vọng quán pháp trong tương lai: Here a monk who is keenly anxious to make a close study of the Dhamma, and wants to persist in this.
3) Ở đây vị Tỳ Kheo tha thiết điều phục các dục vọng và khát vọng điều phục các dục vọng trong tương lai: Here a monk who is keenly anxious to get rid of desires, and wants to persist in this.
4) Ở đây vị Tỳ Kheo tha thiết sống an tịnh và khát vọng sống an tịnh trong tương lai: Here a monk who tries to find solitude, and wants to persist in this.
5) Ở đây vị Tỳ Kheo tha thiết sống tinh tấn và khát vọng sống tinh tấn trong tương lai: Here a monk who arouses energy, and wants to persist in this.
6) Ở đây vị Tỳ Kheo tha thiết quán sát tự niệm và khát vọng quán sát tự niệm và khát vọng quán sát tự niệm trong tương lai: Sati-nepakke (p)—Here a monk who develops mindfulness and discrimination, and wants to persist in this.
7) Ở đây vị Tỳ Kheo tha thiết với kiến giải và khát vọng hiểu biết sở kiến trong tương lai: Here a monk who develops penetrative insight, and wants to persist in this. 
(B) Theo Kinh Hữu Học trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã chỉ dạy về sự thành tựu bảy diệu pháp—According to the Sekha Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, the Buddha mentioned about seven good qualities:
1) Vị Thánh đệ tửlòng tin và đặt lòng tin nơi sự giác ngộ của Như Lai: “Ngài là Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.”: Here a noble disciple has faith and he places his faith in the Tathagata’s enlightenment thus: “The Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of words, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened blessed” 
2) Vị nầy có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh; tự xấu hổthành tựu ác, bất thiện pháp: He has shame; he is ashamed of misconduct in body, speech, and mind, ashamed of engaging in evil unwholesome deeds.
3) Vị nầy có lòng quý, tự sợ hãi vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh; tự sợ hãithành tựu ác, bất thiện pháp: He has fear of wrong doing; he is afraid of misconduct in body, speech, and mind, afraid of engaging in evil unwholesome deeds.
4) Vị nầy là vị đa văn, nhớ nghĩ những điều đã nghe, tích tụ những điều đã nghe. Nghe những pháp nào, sơ thiện, trung thiện, có nghĩa, có văn, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đọc tụng bằng lời, được ý suy tư, được chánh kiến thể nhập: He has learned much, remembers what he learned, and consolidates what he has learned. Such teachings as are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, and affirm a holy life that is utterly perfect and pure–such teachings as these he has learned much of, remembered, recited verbally, investigated with the mind and penetrated well by view.
5) Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, trừ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp: He is energetic in abandoning unwholesome states and in undertaking wholesome states; he is steadfast, firm in striving, not remiss in developing wholesome states.
6) Vị ấy có niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, nhớ lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu: He has mindfulness; he possesses the highest mindfulness and skill; he recalls and recollects what was done long ago and spoken long ago.
7) Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập đưa đến chân chánh đoạn tận khổ đau: He is wise; he possesses wisdom regarding rise and disappearance that is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. 

XXVI.Bảy pháp bất thối của chúng Tỳ Kheo—Seven factors of non-decline of the Bhiksus: Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn, có bảy pháp bất thối cho Tăng chúng—According to the Maha-Parinirvana Sutra, there are seven factors of non-decline of the Bhiksus:
1) Thường tham dự hội họp của Tăng chúng trong hòa hợp: Frequenting the meetings of the Order in concord and harmony. 
2) Thực hành các bổn phận trong giáo đoàn trong sự hòa hợp: Carrying out the duties of the Order in concord. 
3) Không thiết lập những gì trước đó không được ban hành và làm đúng theo giới luật đã được đề ra: Establishing nothing that has not been already prescribed and acting in accordance with the rules as laid down.
4) Tôn kính, quý trọng, kính lễ và hỗ trợ các vị trưởng lão giàu kinh nghiệm, các vị cha già, các vị lãnh đạo trong giáo đoàn và lắng nghe lời dạy của các vị ấy: Honoring, esteeming, revering and supporting the well-experienced elders, the fathers and leaders of the Order and listening to their words. 
5) Không rơi vào tác động của tham ái để dẫn đến tái sinh: Not falling under the influence of craving leading to rebirth. 
6) Thích sống an tịnh độc cư: Delighting in a secluded life.
7) Tu tập chánh niệm tỉnh giác: Training their mind in self-possession. 

XXVII.Bảy sự thù diệu mà một vị Tỳ Kheo phải luôn tâm niệm—Seven grounds for commendations a Monk must always think of: Middasa-vatthuni (p)—See Chapter 154 (A-10). 

XXVIII. Bảy Thánh Tài của một vị Chơn Tỳ Kheo—Seven treasures of Enlightened Beings of a true Bhiksu: Ariya-dhanani (p)—Bảy tài sản của một vị Tỳ Kheo chơn chánh. 
(A) Bảy tài sản của bậc Tỳ Kheo giác ngộ—Seven Treasures of Enlightened Bhiksus:
1) Tín Thánh Tài—Faithfulness: Đức tin.
2) Tấn Thánh Tài—Vigor: Tinh tấn
3) Tàm quý Thánh Tài—Shamefulness: Hổ với bên ngoài và thẹn với bên trong.
4) Đa văn Thánh Tài—Broad knowledge: Học nhiều hiểu rộng.
5) Xả Thánh Tài—Forgiveness or Abandonment: Không chấp giữ trong tâm.
6) Định Thánh Tài—Concentration or Samadhi: Tâm không dao động.
7) Huệ Thánh Tài—Wisdom: Trí huệ
(B) Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có thất thánh tài—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are seven Ariyan treasures:
1) Tín Tài: The treasure of Faith.
2) Giới Tài: The treasure of morality.
3) Tàm Tài: Hiri (p)—The treasure of moral dread. The treasure of moral shame. 
4) Quý Tài: Ottappa (p).
5) Văn Tài: Suta (p)—The treasure of learning.
6) Thí Tài: Caga (p)—The treasure of renunciation. 
7) Tuệ Tài: Wisdom.

XXIX.Bảy thứ tối thắng—Seven perfections: Thất Tối Thắng.
1) An trụ tối thắng: Perfect rest in the Bodhisattva nature.
2) Y chỉ tối thắng: Perfect reliance on or holding fast to the great bodhi (awaken mind).
3) Ý quả tối thắng: Perfect resultant aim in pity for all.
4) Sự nghiệp tối thắng: Perfect in constant performance. 
5) Xảo tiện tối thắng: Perfect in able device (for spiritual presentation).
6) Hồi hướng tối thắng (hồi hướng vô thượng Bồ Đề): Perfect direction towards the highest bodhi.
7) Thanh tịnh tối thắng: Perfect purity and peace.

XXX.Thất Tri—Seven knowings: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bảy điều mà một vị Tỳ Kheo nên luôn biết—According to the Sangiti Sutta, there are seven things that a Monk should always be aware of. 
1) Tri Pháp (biết pháp): Knower of the Dhamma—To know the Law.
2) Tri Nghĩa (biết nghĩa): Atthannu (p)—To know its meaning—Knower of the meaning.
3) Tri thời (biết thời biết việc): To know the times and all duties.
4) Tri Lượng (biết điều tiết): Mattannu (p)—To know moderation—Knower of moderation.
1) Tự tri (biết mình): Attannu (p)—To know oneself—Knower of self.
6) Tri chúng: Parisannu (p)—Biết nhiều hạng người khác nhau—To know the different classes of people—Knower of groups.
7) Tri Nhân (biết người như những cá nhân): To know people as individuals.

XXXI.Bát Pháp Thành Tựu—Eight perfections:
(A) Tổng quan về Bát Pháp Thành Tựu—An overview of Eight perfections: Theo Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Mười. Các Bồ Tát nước Chúng Hương hỏi Ngài Duy Ma Cật: “Bồ Tát phải thành tựu mấy pháp ở nơi cõi nầy làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh Độ?” Duy Ma Cật đáp: “Bồ Tát thành tựu tám pháp thời ở cõi nầy làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh Độ—According to the Vimalakirti, Chapter Tenth—The visiting Bodhisattvas (from Fragrant Land) asked: “How many Dharmas should a Bodhisattva achieve in this world to stop its morbid growth (defilements) in order to be reborn in the Buddha’s pure land?” Vimalakirti replied: “A Bodhisattva should bring to perfection eight Dharmas to stop morbid growth in this world in order to be reborn in the Pure Land.”.
(B) Chi tiết về Bát Pháp Thành Tựu—Details of Eight perfections: 
1) Một là lợi ích chúng sanh không mong báo đáp: Benevolence towards all living beings with no expectation of reward. 
2) Hai là thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não: Endurance of sufferings for all living beings dedicating all merits to them. 
3) Ba là bao nhiêu công đức đều ban cho tất cả chúng sanh: Impartiality towards them with all humility free from pride and arrogance. 
4) Bốn là lòng bình đẳng đối với chúng sanh khiêm nhường không ngại, đối với Bồ Tát xem như Phật: Reverence to all Bodhisattvas with the same devotion as to all Buddhas (i.e. without discrimination between Bodhisattvas and Buddhas. 
5) Năm là những kinh chưa nghe, nghe không nghi: Absence of doubt and suspicion when hearing (the expounding of) sutras which he has not heard before. 
6) Sáu là không chống trái với hàng Thanh Văn: Abstention from opposition to the Sravaka Dharma. 
7) Bảy là thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình, ở nơi đó mà điều phục tâm mình: Abstention from discrimination in regard to donations and offerings received with no thought of self-profit in order to subdue his mind. 
8) Tám là thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi người, hằng nhứt tâm cầu các công đức: Self-examination without contending with others. Thus, he should achieve singleness of mind bent on achieving all merits; these are the eight Dharmas.

XXXII.Bát Thắng Xứ—Eight victorious stages: Tám giai đoạn chiến thắng trong thiền định nhằm giúp hành giả vượt thắng dục vọng và luyến chấp của thế giới giác quan. Theo Kinh Phúng TụngKinh Đại Bát Niết Bàn trong Trường Bộ Kinh, có tám thắng xứ—The eight victorious stages or degrees in meditation for overcoming desire, or attchment to the world of sense. According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, and the Mahaparinibbana Sutta, there are eight stages of mastery:
1) Thắng Xứ Thứ Nhứt—The first stage of mastery: Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Perceiving forms internally, one sees external forms, limited and beautiful or ugly, and in mastering these, one is aware that one knows and sees them
2) Thắng Xứ Thứ Nhì—The second stage of mastery: Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Perceiving forms internally, one sees external forms, unlimited and beautiful or ugly, and in mastering these, one is aware that one knows and sees them
3) Thắng Xứ Thứ Ba—The third stage of mastery: Một vị quán tưởng vô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Not perceiving forms internally, one sees external forms, limited and beautiful or ugly, and in mastering these, one is aware that one knows and sees them
4) Thắng Xứ Thứ Tư—The fourth stage of mastery: Một vị quán tưởng vô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Not perceiving forms internally, one sees external forms, unlimited and beautiful or ugly, and in mastering them, one is aware that one knows and sees them
5) Thắng Xứ Thứ Năm—The fifth stage of mastery: Một vị quán tưởng vô sắcnội tâm thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh; như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh; như lụa Ba La Nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh. Như vậy vị nầy quán tưởng vô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Not perceiving forms internally, one sees external forms that are blue colour, of blue lustre. Just as a flax flower which is blue, of blue colour, of blue lustre, or a Benares cloth smoothed on both sides that is blue colour, of blue lustre, so one perceives external forms that are blue colour, of blue lustre; and in mastering these, one is aware that one knows and sees them
6) Thắng Xứ Thứ Sáu—The sixth stage of mastery: Same as in fifth stage of mastery, replace “blue” with “yellow,” and “Flax flower” with “Kannikara Flower.” 
7) Thắng Xứ Thứ Bảy—The seventh stage of mastery: Same as in fifth stage of mastery, replace “blue” with “red,” and “Flax flower” with “Hibiscus flower.”
8) Thắng Xứ Thứ Tám—The eighth stage of mastery: Same as in fifth stage of mastery, replace “bule” with “white,” and “Flax flower” with “Flax flower” with “morning-star Osadhi.”

XXXIII.Tám Pháp Đưa Đến Sự Đoạn Tận—Eight things that lead to the cutting off of affairs: Theo Kinh Potaliya trong Trung Bộ Kinh, có tám pháp đưa đến sự đoạn tận—According to the Potaliya Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, there are eight things in the Noble One’s Discipline that lead to the cutting off of affairs:
1) “Y cứ không sát sanh, sát sanh cần phải từ bỏ”—“With the support of the non-killing of living beings, the killing of living beings is to be abandoned.”: Do duyên gì, lời nói như vậy được nói lên? Ở đây, nầy gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Do nhơn những kiết sử nào ta có thể sát sanh, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta sát sanh, không những ta tự trách mắng ta vì duyên sát sanh, mà các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên sát sanh, và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên sát sanh. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự sát sanh nầy. Những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não nào có thể khởi lên, do duyên sát sanh, đối với vị đã từ bỏ sát sanh, những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa.” Y cứ không sát sanh, sát sanh cần phải từ bỏ,” do duyên như vậy, lời nói như vậy được nói lên—So it was said. And with reference to what was this said? Here a noble disciple considers thus: ‘I am practicing the way to abandoning and cutting off of those fetters because of which I might kill living beings. If I were to kill living beings, I would blame myself for doing so; the wise, having investigated, would censure me for doing so; and on the dissolution of the body, after death, because of killing living beings an unhappy destination would be expected. But this killing of living beings is itself a fetter and a hindrance. And while taints, vexation, and fever might arise through the killing of living beings, there are no taints, vexation, and fever in one who abstains from killing living beings.’ So it is with reference to this that it was said: “With the support of the non-killing of living beings, the killing of living beings is to be abandoned."
2) “Y cứ không lấy của không cho, lấy của không cho cần phải từ bỏ.”: “With the support of taking only what is given, the taking of what is not given is to be abandoned.” (the rest remains the same as in 1)
3) “Y cứ nói lời chân thật, nói láo cần phải từ bỏ.”: “With the support of truthful speech, false speech is to be abandoned.” (the rest remains the same as in 1)
4) “Y cứ không nói hai lưỡi, nói hai lưỡi cần phải từ bỏ.”: “With the support unmalicious speech, malicious speech is to be abandoned.” (the rest remains the same as in 1)
5) “Y cứ không tham dục, tham dục cần phải từ bỏ.”: “With the support of refraining from rapacious greed, rapacious greed is to be abandoned.” (the rest remains the same as in 1)
6) “Y cứ không hủy báng sân hận, hủy báng sân hận cần phải từ bỏ.”: “With the support of refraining from spiteful scolding, spiteful scolding is to be abandoned.” (the rest remains the same as in 1)
7) “Y cứ không phẫn não, phẫn não cần phải từ bỏ.”: “With the support of refraining from angry despair, angry despair is to be abandoned.” (the rest remains the same as in 1)
8) “Y cứ không quá mạn, quá mạn cần phải từ bỏ.”: “With the support of non-arrogance, arrogance is to be abandoned.” (the rest remains the same as in 1)

XXXIV.Bát Tinh Tấn Sự—Eight occasions for making an effort: Arabbha-vatthuni (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám sự tinh tấn—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight occasions for making an effort.
1) Cơ hội tinh tấn thứ nhất—The first occasion for making an effort: Ở đây có việc vị Tỳ Kheo phải làm, vị ấy nghĩ: “Có công việc ta sẽ phải làm, nếu ta làm việc thì không dễ gì ta suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Ta hãy tinh tấn.” Và vị ấy tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has a job to do. He thinks: “I’ve got this job to do, but in doing it I won’t find easy to pay attention to the teaching of the Buddhas. I’ll have to stir up my energy.” And he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.
2) Cơ hội tinh tấn thứ nhì—The second occasion for making an effort: Ở đây có vị Tỳ Kheo đã làm xong công việc, vị ấy suy nghĩ: “Ta đã làm xong công việc. Khi ta làm xong công việc, ta không thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Ta hãy tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has done some work, and thinks: “Well, I did the job, but because of it I wasn’t able to pay sufficient attention to the teaching of the Buddhas. So I will stir up sufficient energy.” And he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.
3) Cơ hội tinh tấn thứ ba—The third occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheocon đường phải đi. Vị ấy nghĩ : “Đây là con đường mà ta sẽ phải đi. Khi ta đi con đường ấy, không dễ gì ta có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn đạt được những gì chưa đạt được, để thành tựu những gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has to go on a journey, and thinks: “I have to go on this journey, but in doing it I won’t find easy to pay attention to the teaching of the Buddhas. I’ll have to stir up energy.” And he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.
4) Cơ hội tinh tấn thứ tư—The fourth occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo đã đi con đường. Vị nầy nghĩ: “Ta đã đi con đường ấy. Khi ta đi con đường, ta không có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh cần.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has been on a journey, and he thinks: “I have been on a journey, but because of it I wasn’t able to pay sufficient attention to the teaching of the Buddhas. I’ll have to stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. 
5) Cơ hội tinh tấn thứ năm—The fifth occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn cứng hay đồ ăn mềm đầy đủ như ý muốn. Vị nầy nghĩ: “Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn mềm hay cứng đầy đủ như ý muốn. Thân ta như vậy nhẹ nhàng có thể làm việc. Vậy ta hãy cố gắng tinh cần.” Và vị ấy cố gắng tinh cần đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ—Here a monk who goes for alms-round in a village or town and does not get his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’ve gone for alms-round without getting my fill of food. So my body is light and fit. I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.
6) Cơ hội tinh tấn thứ sáu—The sixth occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn cứng hay mềm đầy đủ như ý muốn. Vị nầy nghĩ: “Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn cứng hay mềm, đầy đủ như ý muốn. Như vậy thân ta mạnh, có thể làm việc. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who goes for alms-round in a village or town and gets his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’e gone for alms-round and get my fill of food. So my body is strong anf fit. I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. 
7) Cơ hội tinh tấn thứ bảy—The seventh occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo bị đau bệnh nhẹ. Vị ấy nghĩ: “Ta nay đau bệnh nhẹ, sự kiện nầy có thể xãy ra, bệnh nầy có thể trầm trọng hơn. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has some slight indisposition, and he thinks: “I get some slight indisposition, and this indisposition might get worse, so I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.
8) Cơ hội tinh tấn thứ tám—The eighth occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: “Ta mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Sự kiện nầy có thể xãy ra, bệnh của ta có thể trở lại. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who is recuperating from an illness, and he thinks: “I am just recuperating from an illness. It might be that the illness will recur. So I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

XXXV.Chín Bất Thời Bất Tiết Dẫn Đến Đời Sống Phạm Hạnh—Nine unfortunate inappropriate times for leading the holy life: Akkhana-asamaya-brahmacariya-vasaya (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có chín thứ bất thời bất tiết dẫn đến đời sống phạm hạnh—Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết Bàn, tiến tới giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị, mà người ấy lại sanh vào những cõi sau đây—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are nine unfortunate, inappropriate times for leading the holy life. A Tathagata has been born in the world, Arahant, fully-enlightened Buddha, and the Dhamma is taught which leads to calm and perfect nirvana, which leads to enlightenment as taught by the Well-farer, and this person is born in the following realms.
1) Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ nhất là người ấy sanh vào địa ngục: The first unfortunate, inappropriate time is that that person is born in a hell-state.
2) Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ nhì là người ấy bị sanh vào cõi bàng sanh: The second unfortunate, inappropriate time is that that person is born among the animals.
3) Phạm hạnh trú thứ ba bất thời bất tiết là người ấy bị sanh vào cõi ngạ quỷ: The third unfortunate, inappropriate time is that that person is born among the petas.
4) Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ tư là người ấy bị sanh vào cõi A-Tu-La: The fourth unfortunate, inappropriate time is that that person is born among the asuras.
5) Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ năm là người ấy được sanh vào cõi trời trường thọ: The fifth unfortunate, inappropriate time is that that person is born in a long-lived group of devas.
6) Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ sáu là người ấy bị sanh vào chỗ biên địa, giữa các loài mọi rợ vô trí, những chỗ mà các hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ không có đất đứng: The sixth unfortunate, inappropriate time is that that person is born in the border regions among foolish barbarians where there is no access for monks and nuns, or male or female followers.
7) Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ bảy là người ấy sanh vào cõi trung tâm, nhưng lại theo tà kiến điên đảo: “Không có bố thí, không có cúng dường, không có cúng tế, không có quả báo các hành vi thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loài hóa sanh, không có các vị Sa Môn, Bà La Môn đã chứng đạt chơn chánh, đã tự mình chứng tri, chứng ngộ thế giới nầy với thế giới sau và tuyên thuyết: The seventh unfortunate, inappropriate time is that that person is born in the middle country, but he has wrong views and distorted vision, thinking: “There is no giving, offering, or sacrificing, there is no fruit or result of good or bad deeds; there is not this world and the next world; there are no parents and there is no spontaneous rebirth; there are no ascetics and Brahmins in the world who, having attained to the highest and realised for themselves the highest knowledge about this world and the next.” 
8) Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ tám là người ấy được sanh vào nước trung tâm, nhưng ác huệ, ngu si, điếc, ngọng, không biết nghĩa lý được khéo nói hay vụng nói: The eighth unfortunate, inappropriate time is that that person is born in the middle country but lacks wisdom and is stupid, or is deaf and dumb and cannot tell whether something has been well said or ill-said.
9) Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ chín là người ấy được sanh vào nước trung tâm, có trí tuệ, không ngu si, không điếc, không ngọng, biết nghĩa lý được khéo nói hay vụng nói, nhưng lại không có Như Lai xuất hiện: The ninth unfortunate, inappropriate time is that that person is born in the middle country and is intelligent, not stupid, and not deaf and dumb and well able to tell whether something has been well said or ill said, but no Tathagata has arisen. 

XXXVI.Mười Hộ Trì Nhân Pháp—Ten things that give protection: Natha-karana-dhanna (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười hộ trì nhân pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourse of the Buddha, there are ten things that give protection:
1) Giới Bổn Tỳ Kheo—Moral: Patimokkha (p)—Ở đây, vị Tỳ kheogiới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnhtu học trong giới pháp—Here a monk is moral, he lives restrained according to the restraint of the discipline, persisting in right behavior, seeing danger in the slightest fault, he keeps to the rules of training.
2) Đa Văn Tỳ Kheo—Learned: Ở đây vị Tỳ kheo nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ tụng đọc nhiều lần, chuyên lý quan sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến—Here a monk who has learned much, and bears in mind, and retained what he has learned. In these teachings, beautiful in the beginning, the middle and the ending, which in spirit and in letter proclaim the absolutely perfected and purify holy life, he is deeply learned, he remembers them, recites them, reflects on them and penetrates them with vision.
3) Thiện Hữu Tỳ Kheo—A monk is a friend: Vị Tỳ Kheothiện hữu, thiện bạn lữ, thiện bạn đảng—A monk is a friend, associate and intimate of good people.
4) Thiện Ngôn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheothiện ngôn, đầy đủ sự nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính—A monk is affable, endowed with gentleness and patience, quick to grasp instruction.
5) Phục Vụ Tỳ Kheo: Khi nào có những trách nhiệm cần phải làm đối với các vị đồng phạm hạnhniên lạp cao hơn, vị ấy khéo léo, không biếng nhác, suy tư một cách đầy đủ để làm, vừa đủ để tổ chức—Whatever various jobs there are to be done for his fellow monks, he is skilful, not lax, using foresight in carrying them out, and is good at doing and planning.
6) Ái Thuyết Pháp Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng Pháp, Thắng Luật—Here a monk who loves the Dhamma and delights in hearing it, he is especially fond of the advanced doctrine (abhidhamma) and discipline (abhivinaye).
7) Tri Túc Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo tự mình bằng lòng với các vật dụng nhận được như y phục, ẩm thực, sàng tọa, bệnh dược—Here a monk who is content with any kind of requisites: robes, alms-food, lodging, medicine in case of illness.
8) Tinh Tấn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo sống tinh tấn siêng năng đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì tinh tấn, nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp—Here a monk who ever strives to arouse energy, to get rid of unwholesome states, to establish wholesome states, untiringly and energetically striving to keep such good states and never shaking off the burden. 
9) Chánh Niệm Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo chánh niệm, đầy đủ tối thượng niệm và tỉnh giác, nhớ đến và ghi nhớ những điều nói và làm từ lâu—Here a monk who is mindful, with a great capacity for clear recalling things done and said long ago.
10) Huệ Trí Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheohuệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ—Here a monk who is wise, with wise perception of arising and passing away, that Ariyan perception that leads to the complete destruction of suffering. 

XXXVIII.Mười Thánh Cư của một vị Tỳ Kheo—Ten Ariyan dispositions: 
1) Vị Tỳ Kheo đã đoạn trừ năm chi—A monk who has got rid of five factors:
i) Đã đoạn trừ tham dục: Got rid of sensuality.
ii) Đã đoạn trừ sân hận: Got rid of ill-will.
iii) Đã đoạn trừ hôn trầm thụy miên: Got rid of sloth and torpor.
iv) Đã đoạn trừ trạo hối: Got rid of worry and flurry.
v) Đã đoạn trừ nghi hoặc: Got rid of doubt.
2) Vị Tỳ Kheo đầy đủ sáu chi—A monk who possesses six factors:
i) Vị Tỳ kheo mắt thấy sắc, không có ý thích hay không thích, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: A monk, on seeing object with the eye, he is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.
ii) Vị Tỳ Kheo tai nghe thanh, không khởi ý thích hay không thích, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: A monk, on hearing a sound with the ear, he is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.
iii) Vị Tỳ Kheo mũi ngửi hương, không khởi ý thích hay không thích, trú xả, chánh niệm và tỉnh giác: A monk, on smelling a smell with the nose, he is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.
iv) Vị Tỳ Kheo lưỡi nếm vị, không khởi ý thích hay không thích, trú xả, chánh niệm và tỉnh giác: A monk, on tasting a flavour with the tongue, he is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.
v) Vị Tỳ Kheo thân xúc chạm, không khởi ý thích hay không thích, trú xả, chánh niệm và tỉnh giác: A monk, on touching a tangible object, he is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.
vi) Vị Tỳ Kheo ý nhận thức pháp, không khởi ý thích hay không thích, trú xả, chánh niệm và tỉnh giác: A monk, on cognizing a mental object with the mind, he is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware. 
3) Vị Tỳ Kheo hộ trì tức là thành tựu sự hộ trì về niệm: A monk who has established the guard by guarding his mind with mindfulness. 
4) Vị Tỳ Kheothực hiện Tứ Y Pháp—A monk who practices the Four Supports:
i) Vị Tỳ Kheo sau khi suy tư, thọ dụng một pháp: He judges that one thing is to be pursued.
ii) Vị Tỳ Kheo sau khi suy tư nhẫn thọ một pháp: He judges that one thing is to be endured.
iii) Vị Tỳ Kheo sau khi suy tư đoạn trừ một pháp: A monk judges that one thing is to be suppressed.
iv) Vị Tỳ Kheo sau khi suy tư tránh xa một pháp: A monk judges that one thing is to be avoided. 
5) Vị Tỳ Kheo loại bỏ các giáo điều: Panunna-pacceka-sacco (p)—Bất cứ các giáo điều mà các đầu đà khổ hạnhBà La Môn thường chủ trương, thì đều bị vị Tỳ Kheo loại bỏ, bỏ qua một bên, không chấp nhận, và phóng xả—A monk who has got rid of individual beliefs—Whatever individual beliefs are held by the majority of ascetics and Brahmins, a monk has dismissed, abandoned, rejected, let go.
6) Vị Tỳ Kheo đoạn trừ các mong cầu—A monk who has quite abandoned quests:
i) Đoạn trừ các mong cầu về dục vọng: A monk has abandoned the quests for sense-desires.
ii) Đoạn trừ các mong cầu về hiện hữu: A monk has abandoned the quests for rebirth.
iii) Làm an tịnh các mong cầu về phạm hạnh: A monk has abandoned the quests for the holy life. 
7) Tỳ Kheo với tâm tư không trệâ phược—A monk who is pure of motive.
i) Tỳ Kheo đoạn trừ các tâm tư dục vọng: A monk who has abandoned thoughts. 
ii) Đoạn trừ các tâm tư dục vọng: A monk who has abandoned thoughts of sensuality.
iii) Đoạn trừ các tâm tư sân hận: A monk who has abandoned ill-will.
iv) Đoạn trừ các tâm tư não hại: A monk who has abandoned cruelty.
8) Vị Tỳ kheo thân hành được khinh an: Passaddha-kaya-sankaro (p)—Vị Tỳ Kheo đoạn trừ khổ lạc, diệt các hỷ ưu từ trước, chứng và an trú trong Tứ Thiền—A monk who has tranquillized his emotions once he has given up pleasure and pain with the disappearance of former gladness and sadness, he enters into a state beyond pleasure and pain which is purified by equanimity, and this is the fourth jhana. 
9) Vị Tỳ Kheo tâm thiện giải thoát: Vị Tỳ Kheo tâm thiện giải thoát khỏi tham, sân, si—A monk who is well emancipated in heart. He is liberated from the thought of greed, hatred and delusion.
10) Vị Tỳ Kheo tuệ thiện giải thoát: Vị Tỳ Kheo tuệ thiện giải thoát biết rằng nơi mình tham, sân, si đã được đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta la bị chặt, đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sinh khởi trong tương lai: A monk who is well liberated by wisdom. He understands that for him greed, hatred and delusion are abandoned, cut off at the root, like a sala-tree stump, destroyed and incapable of growing again. 

XXXIX.Mười sáu Tâm của một vị Tỳ Kheo—Sixteen Minds of a Bhiksu: Trong Thanh Tịnh Đạo, một vị Tỳ Kheo nên luôn có những tâm bất động còn được hiểu theo 16 kiểu gọi là 16 căn đế—According to the Path of Purification, a Bhiksu should always have the unpertubed minds.
1) Tâm không chán chường thì không bị lay động bởi giải đãi biếng nhác nên nó bất động: Undejected consciousness is not perturbed by indolence, thus it is unperturbed. 
2) Tâm không mừng rỡ thì không lay động bởi trạo cử, vậy nó bất động: Unelated consciousness is not perturbed by agitation, thus it is unperturbed. 
3) Tâm không bị lôi cuốn thì không lay động bởi tham dục, do vậy nó bất động: Unattracted consciousness is not perturbed by greed, thus it is unperturbed. 
4) Tâm không chán ghét thì không bị lay động bởi ác ý, do vậy nó bất động: Unrepelled consciousness is not perturbed by ill-will, thus it is unperturbed. 
5) Tâm độc lập thì không bị lay động bởi tà kiến, do vậy nó bất động: Independent consciousness is not perturbed by false views, thus it is unperturbed. 
6) Tâm không vướng mắc thì không bị lay động bởi tham dục, do vậy nó bất động: Untrammelled consciousness is not perturbed by greed accompanied by zeal, thus it is unperturbed. 
7) Tâm giải thoát thì không lay động vì ngũ dục, do vậy nó bất động: Liberated consciousness is not perturbed by greed for five sense desires, thus it is unperturbed. 
8) Tâm không liên hệ đến cấu uế thì không lay động vì cấu uế, do vậy nó bất động: Unassociated consciousness is not perturbed by defilement, thus it is unperturbed. 
9) Tâm không còn rào ngăn thì không bị lay động bởi rào ngăn cấu uế, do vậy nó bất động: Consciousness rid of barriers is not perturbed by the barrier of defilement, thus it is unperturbed. 
10) Tâm chuyên nhất thì không bị lay động bởi cấu uế của sai biệt, do vậy nó bất động: Unified consciousness is not perturbed by the defilement of variety, thus it is unperturbed. 
11) Tâm tăng cường với tín thì không bị lay động bởi bất tín, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by faith is not perturbed by faithlessness. 
12) Tâm tăng cường bởi tấn thì không bị lay động vì giải đãi, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by energy is not perturbed by indolence, thus it is unperturbed. 
13) Tâm tăng cường bởi niệm thì không bị lay động bởi thất niệm hay lơ đễnh, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by mindfulness is not perturbed by negligence, thus it is unperturbed. 
14) Tâm tăng cường với định thì không bị lay động bởi trạo cử, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by concentration is not perturbed by agitation, thus it is unperturbed. 
15) Tâm tăng cường bởi tuệ thì không bị lay động bởi ngu si, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by understanding is not perturbed by ignorance, thus it is unperturbed. 
16) Tâm được chiếu sáng thì không bị lay động bởi bóng tối vô minh, do vậy nó bất động: Illuminated consciousness is not perturbed by the darkness of ignorance, thus it is unperturbed. 

XL. Tám Muôn Tế Hạnh—Eighty thousand minute conducts: Tám muôn tế hạnh là 80.000 cái hạnh vi tế của người xuất gia. Tám muôn tế hạnh phát xuất từ 250 giới cụ túc của chúng Tỳ Kheo mà thành—Eighty thousand minute conducts are the extremely small conducts of a religious figure. The eighty thousand tiny conducts originate from the 250 Bhiksu Precepts: 
1) Lấy ba ngàn oai nghi nhơn cho Thân Tam và Khẩu Tứ thành 21.000 tế hạnh: Taking three thousand demeanors to multiply with the three commandments dealing with the body plus the four commandments dealing with speech to make 21,000 tiny conducts—See Chapter 28. 
2) Lấy 21.000 tế hạnh nhơn cho Ý TamMạt Na Thức thành ra 84.000: Taking 21,000 tiny conducts to multiply with three commandments dealing with the mind plus one dealing with the Manas to make 84,000 tiny conducts—See Chapter 28. 

XLI.Mười Giới Trọng—Ten Major Precepts: See Chapter 36. 

XLII.Bốn Mươi Tám Giới Khinh: Forty Eight Secondary or Lighter Precepts which the Buddha taught all Bodhisattvas in the Brahma-Net Sutra—See Bốn Mươi Tám Giới Khinh in Chapter 36.

XLIII.Tỳ Kheo giới: See Chapter 36.

(A-5-2) Những Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách
Reasons to be Blamed for a Monk or Nun

I. Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Thượng Tọa Tỳ Kheo—Three reasons are to be blamed for a venerable monk: Này chư hiền giả, các Thượng Tọa Tỳ Kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Tôn giả Xá Lợi Phất thuyết giảng về “Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Thượng Tọa Tỳ Kheo” (Ngài Xá Lợi Phất giảng và được Thế Tôn chấp thuận) trong kinh Thừa Tự Pháp trong Trung Bộ Kinh—“The Elder Bhikkhus are to be blamed for three reasons” expounded by Venerable Sariputta in the Dhammadayada Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha:
1) Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử lại không tùy học viễn ly: The first reason to be blamed for: As disciples of a Teacher who lives secluded, they do not train in seclusion.
2) Những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ: They do not abandon what the Teacher tells them to abandon.
3) Những vị nầy sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly: They are luxurious and careless, leaders in backsliding, neglectful of seclusion.

II. Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Trung Tọa Tỳ Kheo—Three reasons are to be blamed for a monk: Này chư hiền giả, các Trung Tọa Tỳ Kheo (các vị mới thọ Tỳ Kheo) có ba trường hợp đáng bị quở trách. Tôn giả Xá Lợi Phất đã giảng về “Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Trung Tọa Tỳ Kheo” (các vị mới thọ Tỳ Kheo) trong Kinh Thừa Tự Pháp trong Trung Bộ Kinh—“Three reasons middle bhikkhus are to be blamed” expounded by Venerable Sariputta in the Dhammadayada Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha: 
1) Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử lại không tùy học viễn ly: The first reason to be blamed for: Trường hợp đáng bị quở trách thứ nhất—As disciples of the Teacher who lives secluded they do not train in seclusion.
2) Những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ: The second reason to be blamed for: Trường hợp đáng bị quở trách thứ hai—They do not abandon what the Teacher tells them to abandon.
3) Họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly: The third reason to be blamed for: Trường hợp đáng bị quở trách thứ ba—They are luxurious and careless, leaders in backsliding. Neglectful of seclusion. 

III. Tứ Tà Mạng—Four improper ways of obtaining a living: Một vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên tránh bốn thứ Tà Mệnh sau đây—A monk or nun should avoid four improper ways of obtaining a living. 
1) Hạ Khẩu Thực: Trồng trọt, làm vườn, chế thuốc hay làm việc bằng tay chân để kiếm sống—To earn a livelihood by doing work with his hands.
2) Ngưỡng Khẩu Thực: Làm nghề chiêm tinh hay ngước lên trời xem tinh tú, mặt trời, mặt trăng, xem gió mưa sấm sét—To earn a livelihood by astrology (looking up in the sky to talk about stars).
3) Phương Khẩu Thực: Luồn cúi nịnh bợ (những nhà quyền thế giàu có để được họ ban cho ân huệ)—To earn a livelihod by flattery (rich people or powerful people).
4) Duy Khẩu Thực: Dùng chú thuật, bói toán lành dữ để kiếm cơm áo—To earn a livelihood by magic, spells, or by fortune-telling.

IV. Tứ Hỗ Dụng Tội—Four Faults of wrongly transfering object of worship: Tội lạm dụng dùng lẫn lộn các vật của Tam Bảo. Theo Kinh Phạm Võng thì có bốn loại Hỗ Dụng Tội—The fault of transferring from one object of worship over to another a gift or duty. According to the Brahma Net Sutra, there are four kinds:
1) Tam Bảo Hỗ Dụng: Dùng tiền cúng dường đúc tượng Phật xài cho in kinh hay cho chư Tăng Ni—The fault of transferring gift given for an image of a Buddha to spend for publishing scriptures or expenditures of monks and nuns. 
2) Đương Phần Hỗ Dụng: Dùng tiền của cúng để đúc tượng Thích Ca vào việc đúc tượng Di Lặc, hoặc dùng tiền cúng dường của chùa A đem cho chùa B—The fault of transferring gift given for an image of Sakyamuni to make one for Maitreya, or transferring gift given to Temple A to Temple B.
3) Tượng Bảo Hỗ Dụng: Dùng tiền cúng dường in kinh điển vào việc tạc tượng Phật hay Bồ Tát—The fault of transferring gift given for publishing scriptures to make image of Buddhas or Bodhisattvas. 
4) Nhất Nhất Hỗ Dụng: Dùng lẫn lộn bừa bãi hay lạm dụng tài sản của nhà chùa—Misuse the property of the temple.

V. Ngũ Bất Năng Xứ—Five impossible things: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm bất năng xứ (năm điều mà một vị Tỳ Kheo không thể làm được)—According to the Sangiti Sutta, there are five impossible things:
1) Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý sát hại đời sống loài hữu tình: An Arahant is incapable of deliberately taking the life of a living being.
2) Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý lấy của không cho để tạo tội trộm cắp: An Arahant is incapable of taking what is not given so as to constitute theft.
3) Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý hành dâm: An Arahant is incapable of committing sexual intercourse.
4) Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể tự mình biết mà nói láo: An Arahant is incapable of telling a deliberate lie.
5) Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể tiêu dùng các vật chứa cất vào các thú vui dục lạc như khi còn là cư sĩ: An Arahant is incapable of storing up goods for sensual indulgence as he did formerly in the household life. 

VI. Ngũ Tà Kiến—Five kinds of wrong views: Five types of false views—See Chapter 44.
1) Thân Kiến: Body view.
2) Biên Kiến: One-sided standpoint.
3) Tà Kiến: Improper view—Wrong views.
4) Kiến Thủ: Kiến Thủ Kiến—Obstinate view.
5) Giới Kiến Thủ: Precept Fixation view—Wrong views in understanding the precepts. 

VII.Ngũ Thiên Tụ: Năm tội của người xuất gia—The five kinds of wrong-doing:
1) Ba La Di Tội: Parajika (skt)—Tội nặng nhất nên bị trục xuất ra khỏi giáo đoàn (Tỳ Kheo có bốn giới, Tỳ Kheo Ni có tám giới)—Sins demanding expulsion from the order, four for monks and eight for nuns—See Tứ Đọa in Chapter 36.
2) Tăng Tàn Tội: Sanghavasesa (skt)—Tăng Giá Bà Thi sa—Phạm tội nặng đáng lý bị trục xuất khỏi Tăng Đoàn, nhưng vì tỳ kheo biết sám hối với Tăng chúng, nên vẫn được ở lại giáo đoàn (Tỳ Kheo có 13 giới và Tỳ Kheo Ni có 17 giới)—Sins verging on expulsion, which demand confession before and absolution by the assembly, 13 for monks and 17 for nuns. 
3) Ba Dật Đề Tội: Prayascitta (skt)—Tội đáng đọa địa ngục (Tỳ Kheo có 120 giới và Tỳ Kheo Ni có 208 giới)—Sins deserving hell which may be forgiven, 120 for monks and 208 for nuns.
4) Đề Xá Ni Tội: Pratidesaniya (skt)—Ba La Đề Xá Ni—Những tội nhẹ nên chỉ cần sám hối với chư Tăng (Tỳ Kheo có 4 giới và Tỳ Kheo Ni có 8 giới)—Sins which must be confessed, four for monks and 8 for nuns. 
5) Đột Cát La Tội: Duskrta (skt)—Ác Tác hay những sai phạm, lỗi lầm hay tội nhẹ hơn nơi thân (gồm 109 giới cho cả Tỳ Kheo lẫn Tỳ Kheo Ni)—Light sins, errors, or faults in body, 109 for both monks and nuns—See Thất Diệt Tranh Pháp and Cụ Túc Giới Tỳ Kheo in Chapter 36.

VIII.Sáu cách thành tội—Six ways of completing a sin: 
(A) Sáu cách phạm tội giết dẫn tới trọng tội Ba La Di (trọng tội của một vị Tỳ Kheo)—Six ways of killing which lead to a Parajika offense (major offense for a Bhiksu): 
1) Tự mình giết: To kill by oneself.
2) Bảo người khác giết: To encourage others to kill.
3) Phương tiện giết: To kill by expedient means.
4) Khen tặng sự giết: Praising killing.
5) Thấy giết mà tùy hỷ: Rejoice at witnessing killing.
6) Dùng bùa chú để giết: Kill through incantation or deviant mantras. 
(B) Sáu cách phạm tội nói dối dẫn đến trọng tội Ba-La-Di (trọng tội của một vị Tỳ Kheo)—Six ways of lying which lead to a Parajika offense (major offense for a Bhiksu): 
1) Tự mình nói dối: To use false words and speech by oneself.
2) Khuyến khích người nói dối: To encourage others to lie.
3) Phương tiện nói láo: To lie by expedient means.
4) Tán thán người nói láo: To praise those who lie.
5) Nghe thấy người nói láo mà hoan hỷ: To rejoice at witnessing lying.
6) Dùng bùa chú để nói láo gạt người: To lie through incantation or deviant mantras. 
(C) Sáu cách phạm tội buôn bán rượu và những chất cay độc khác dẫn đến trọng tội Ba-La-Di (trọng tội của một vị Tỳ Kheo)—Six ways of selling alcoholic beverages and other intoxicants which lead to a Parajika offense (major offense for a Bhiksu): 
1) Tự mình buôn bán: To trade in alcoholic beverages and other intoxicants by oneself.
2) Bảo người buôn bán rượu và những chất cay độc: To encourage others to do so.
3) Phương tiện buôn bán những chất ấy: To trade such intoxicants by expedient means.
4) Thấy người buôn bán mà tán thán: To praise others for doing such trade.
5) Hoan hỷ khi thấy người buôn bán những chất ấy: To rejoice at witnessing others people to trade such intoxicants.
6) Dùng bùa chú để buôn bán những chất cay độc ấy: To trade such intoxicants through incantation or deviant mantras.
(D) Sáu cách phạm tội dâm dục dẫn đến trọng tội Ba-La-Di (trọng tội của một vị Tỳ Kheo)—Six ways of sexual misconduct which lead to a Parajika offense (major offense for a Bhiksu): 
1) Tự mình phạm tội dâm: To engage in sexual intercourses by oneself.
2) Bảo người dâm dục: To encourage others to commit sexual misconduct.
3) Tán thán người tà dâm: To praise one who commits sexual misconduct.
4) Phương tiện tà dâm: To commit sexual misconduct by expedient means.
5) Thấy người tà dâmhoan hỷ: To rejoice at witnessing committing sexual misconduct.
6) Dùng bùa chú để phạm tội tà dâm: To commit sexual misconduct through incantation or deviant mantras.
(E) Sáu cách phạm tội trộm cắp dẫn đến trọng tội Ba-La-Di (trọng tội của một vị Tỳ Kheo)—Six ways of stealing which lead to a Parajaka offense (major offense for a Bhiksu): 
1) Tự mình trộm cắp: Stealing committed by oneself.
2) Bảo người trộm: To encourage others to steal.
3) Phương tiện trộm cắp: Steal by expedient means.
4) Tán thán sự trộm cắp: To praise stealing.
5) Thấy trộm cướp mà tùy hỷ: To rejoice at witnessing stealing.
6) Dùng bùa chú trộm cướp: Steal through incantation or deviant mantras. 

IX. Sáu Không Cung Kính Pháp—Six kinds of disrespect: Agarava (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu không cung kính pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six kinds of disrespect. 
1) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận bậc ĐẠO SƯ: Here a monk behaves disrepectfully and discourteously towards the TEACHER.
2) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận PHÁP: Here a monk behaves disrespectfully and discourteously towards the DHAMMA.
3) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận TĂNG: Here a monk behaves disrespectfully and discourteously towards the SANGHA.
4) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận HỌC PHÁP: Here a monk behaves disrespectfuly and discourteously towards the TRAINING.
5) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, BẤT PHÓNG DẬT: Appamade (p)—Here a monk behaves disrespectfully and in not respect of EARNESTNESS.
6) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận sự LỄ PHÉP: Patisanthare (p)—Here a monk behaves disrespectfully and not in respect of HOSPITALITY. 

X. Thất Phi Diệu Pháp: Asaddhamma (p)—Seven wrong practices—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bảy phi diệu pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are seven wrong practices.
1) Ở đây vị Tỳ Kheo bất tín: Here a monk who lacks faith.
2) Ở đây vị Tỳ Kheo vô tàm: Here a monk who lacks moral shame.
3) Ở đây vị Tỳ Kheo vô quý: Here a monk who lacks moral dread.
4) Ở đây vị Tỳ Kheo thiểu văn: Here a monk who has little learning.
5) Ở đây vị Tỳ Kheo giải đãi: Kusito (p)—Here a monk who is slack. 
6) Ở đây vị Tỳ Kheo thất niệm: Mutthassati (p)—Here a monk who is unmindful.
7) Ở đây vị Tỳ Kheo liệt tuệ: Here a monk who lacks wisdom.

XI. Tám Điều Bất Tịnh—Eight Impure Things: 
(A) Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia—Eight things which are unclean to a monk or a nun:
(A-1)Tám thứ bất tịnh—Eight impure things:
1) Mua đất cho mình thay vì cho Tam bảo: To buy land for self, not for the monastery.
2) Tà kiến tu hành: Wrong views in cultivating.
3) Tích trử tài vật: Storing up wealth.
4) Nuôi người làm hay nô lệ: Keep servants or slaves.
5) Nuôi thú với mục đích sát sinh: Keep animals for slaughter.
6) Tích trử vàng bạc ngọc ngà: Treasuring up gold, silver and ivory.
7) Dùng đồ trang sức: Utilize ornaments.
8) Dùng vật dụng cá nhân khác hơn tám món cần thiết (bát sự tùy thân): Utensils for private use except for the eight appurtenances of a monk (three garments: tam y, bowl: bát, stool: ghế đẩu, filter: đồ lọc nước, needle and thread: kim và chỉ, chopper: dao). 
(A-2)Tám thứ không thể sở hữu—Eight things that monks or nuns are not allowed to possessed:
1) Vàng: Gold.
2) Bạc: Silver.
3) Tiền: Money. 
4) Đầy tớ nam: Manservant.
5) Đầy tớ nữ: Maidservant.
6) Gia súc: Domestic animals.
7) Thương nghiệp: Business.
8) Chà lúa: Grain seeds. 
(B) Tám thứ uế hạnh—Eight things which are unclean to a monk or a nun: Bát Uế
1) Mua đất mua nhà cho bản thân hay gia đình, chứ không phải cho Tăng đoàn để hoằng dương chánh pháp: To buy land and homes for self or family, not for the Sangha to develop Buddhism.
2) Trồng trọt: Cultivating.
3) Tích trữ thóc lúa: Storing up cereals.
4) Nuôi nấng nô tì: Keeping servants.
5) Chăn nuôi gia súc để bán thịt: Keeping animals for slaughter.
6) Cất giữ tiền bạc, vàng và châu báu: Treasuring up money, gold and jewels.
7) Cất giữ những thứ đồ khắc chạm trang sức: Treasuring up ivory and ornaments.
8) Cất giữ nồi nêu làm của riêng: Storing up utensils for private use. 
(C) Tám lý do không ăn thịt—Eight reasons for not eating animal food: See Chapter 130. 

XII.Ngủ qua đêm trong nhà cư sĩ—To sleep overnight in a layperson’s house: 
1) Vị Tỳ Kheo nào ngủ qua đêm tại nhà cư sĩ mà không có ít nhất một Tỳ Kheo khác đồng hành, dù là làm việc cho giáo hội, trừ trường hợp bất khả kháng mà có phép của giáo hội, nếu khôngphạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối: A Bhiksu who sleeps overnight in a layperson’s house, without at least the accompanying of another Bhiksu, even for Sangha services, except in special circumstances with the permission of the Sangha, commits an Expression of Regret Offence. 
2) Vị Tỳ Kheo Ni nào ngủ qua đêm tại nhà cư sĩ mà không có ít nhất một Tỳ Kheo Ni khác đồng hành, dù là làm việc cho giáo hội, trừ trường hợp bất khả kháng mà có phép của giáo hội, nếu khôngphạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối: A Bhiksuni who sleeps overnight in a layperson’s house, without at least the accompanying of another Bhiksuni, even for Sangha services, except in special circumstances with the permission of the Sangha, commits an Expression of Regret Offence. 

XIII.Nói lời thô tục để mắng nhiếc người khác—Speak vulgar words to insult others: Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào nói lời thô tục để mắng nhiếc người khác, nói không đúng sự thật, nói thêm nói bớt, hay nói những lời gây hận thù chia rẽ, là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối)—A Bhiksu or Bhiksuni who speaks vulgar words to insult others, or speak what is not true, adds or omits important details, or speaks words that cause hatred and division, commits an Expression of Regret Offense. 

XIV.Nói sao cho thí chủ nghe động lòng thương xót—Speak in way that arouses pity in a donor: 
1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào cố tình nói sao cho thí chủ động lòng thương xót để cúng dường, là phạm giới xả đọa (phải buông bỏphát lồ sám hối ngay): A Bhiksu or Bhiksuni who intentionally speaks in such a way so that arouses pity in a donor, so that the donor will make an offering, commits an offence involves release and Expression of Regret. 
2) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào nói để cho thí chủ đổi ý định thay vì cúng dường cho giáo đoàn hay cho Tăng Ni khác quay sang cúng dường cho mình, vị ấy phạm giới xả đọa (cần phải buông bỏphát lồ sám hối ngay): A Bhiksu or Bhiksuni who speaks in such a way so that someone who wants to make offering to another monk or nun or the the Sangha changes his or her mind and makes the donation to him or her instead, commits an offence involves Release and Expression of Regret. 

XV. Nói xa nói gần gián tiếp nhắc lại lỗi lầm của một vị Tăng hay Ni khác—Speak in a way that indirectly refers to the wrongdoing done by another monk or nun: Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào làm như vậy là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (cần phải phát lồ sám hối)—A Bhiksu or Bhiksuni who do this, commits an Expression of Regret Offence.

XVI.Nói chuyện với cư sĩ—Talk with laypeople: Khi nói chuyện với cư sĩ, Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên làm những chuyện sau đây—When talking with laypeople in the monastery, a Bhiksu or Bhiksuni should not do the followings:
1) Tham dự vào những cuộc nói chuyện về các vấn đề thế tục: Take part in the conversations about worldly matters.
2) Lắng nghe nói về những khuyết điểm của các tự viện khác hay chư Tăng Ni ở các tự viện khác: Listen to tales about shortcomings of other temples, or monks or nuns from other temples.
3) Tham gia vào các cuộc đàm luận về trách móc, chỉ tríchphân biệt: Join discussions of blame, criticism or discrimination.
4) Tốt hơn, là vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni đó nên lắng nghe những khổ đau của người cư sĩ, rồi dùng kinh nghiệm tu tập của mình mà đề nghị những phương thức cụ thể giúp người cư sĩ ấy chuyển hóa: Rather, he or she should listen deeply to the laypeople’s suffering and using his or her own personal experience and recommend concrete methods which will help the laypeople to transform. 

XVII.Nói về những khuyết điểm và yếu kém của tự viện mà mình đã ở trước đây—Talk about the shortcomings and weaknesses of the former monastery: Vì lý do gì đó mà Tăng Ni phải rởi tự viện mình đang ở để đi đến nơi khác. Họ không nên nói những khuyết điểm và yếu kém của tự viện trước đó. Nếu làm như vậy, họ phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối)—For some reasons, Bhiksus or Bhiksunis have to leave their monastery and go to another one. They should not talk about the shortcomings and weaknesses of their former monastery in a complaining and reproachful way. If they do, they commit an Expression of Regret Offense. 

XVIII.Học môn học của thế tục—Study a worldly subject: 
1) Một vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni có thể học một môn học của thế tục để làm giàu kiến thức của mình khi giảng Phật pháp. Tuy nhiên, vị ấy không được mời thầy hay cô đến chỗ mình ở để dạy thêm cho riêng mình. Nếu làm như vậy là vị ấy phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối)—A Bhiksu or Bhiksuni can study a worldly subject to upgrade his or her worldly knowledge so he or she can enrich his or her knowledge for preaching in Buddhism. However, he or she cannot invite female or male teacher to come to his or her place to receive private tutoring. If he or she does that, he or she commits an Expression of Regret Offense. 
2) Học môn học của thế tục và lãng quên tu tập—Study worldly subjects and neglect to cultivate: Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào chỉ lo học môn thế tục mà lãng quên việc tu tập phần tâm linh, là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối—A Bhiksu or Bhiksuni who spends all her time studying worldly subjects and neglects to cultivate his or her spiritual teachings and practices, commits an Expression of Regret Offense. 

XIX.Đọc sách báo thế tục—Read worldly books and magazines: Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào đọc sách báo thế tục, kể cả băng phim, đĩa hình, hay chương trình truyền hình và vi tính, cũng như những cuộc điện đàm và hình ảnh hay âm thanh khác có tác dụng độc hại, tưới tẩm hạt giống tham dục, sợ hãi, bạo động và ủy mị đau sầu, là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối. Tuy nhiên, ngoài giáo lý Phật giáo, vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni có thể đọc thêm những sách về lịch sử các nền văn minh trên thế giới, về đại cương giáo lý về niềm tin của các tôn giáo, những áp dụng của tâm lý học, và những khám phá mới của khoa học, vì những kiến thức này có thể giúp cho Tăng Ni hiểu và nói giáo lý cho đời một cách tương hợp hơn với hoàn cảnh (khế cơ)—A Bhiksu or Bhiksuni who reads worldly books and magazines, including videos, video discs, television and internet programs, as well as conversations on telephone and other images or sounds that have toxic effect, watering the seeds of sexual desire, fear, violence, sentimental weakness, and depression, commits an Expression of Regret Offence. However, in addition to reading books on Buddhism, he or she can read books on the history of civilizations of the world, general history and teachings of other religious faiths, applied psychology, and most recent scientific discoveries because these areas of knowledge can help him or her to understand and share the teachings to people in a way that is appropriate to their situation. 

XX. Điện thoại: Telephone—Ngày nay điện thoại được trang bị hầu hết khắp nơi. Chùa chiềng cũng không khác, vì vậy, theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chư Tăng Ni nên sử dụng điện thoại một cách thích đáng. Nghĩa là sử dụng điện thoại đúng như lời Phật dạy về phương cách đàm thoại với người đối diện—Nowadays, telephone is equiped at almost everywhere. Temples are not different, so, according to Zen Master Thich Nhat Hanh, monks and nuns have to utilize telephone without any exception; however, they should use it appropriately. That is to say to utilize telephone within the Buddha’s teachings on conversations with people:
1) Trước khi nhấc ống điện thoại đang reo lên, Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên khởi lên chánh niệm, trở về theo dõi hơi thở ít nhất ba lần: A Bhiksu or Bhiksuni, before picking up the ringing telephone, should give rise to mindfulness and returning to his or her breathing for at least three breaths.
2) Khi nói điện thoại, Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni phải ngồi thẳng hay đứng thẳng, không nói quá lớn mà cũng không quá nhỏ, không chọc ghẹo hay đùa giỡn qua điện thoại: While talking on the phone, a Bhiksu or Bhiksuni should sit or stand in an upright manner, not speak too loud or too soft, not tease or joke.
3) Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni chỉ nên sử dụng điện thoại cho những cuộc nói chuyện cần thiết mà thôi: A Bhiksu or Bhiksuni should only utilize telephone for necessary conversations.
4) Khi nghe người bên đầu dây bên kia nói chuyện không cần thiết, thì vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên tìm cách xin lỗi trước khi gác ống điện thoại: Once hearing the person on the other end making unnecessary conversation, a Bhiksu or Bhiksuni should find a way to excuse himself or herself before hanging up the phone.
5) Tất cả những điện thoại di động nên được tắt trước khi bắt đầu những sinh hoạt trong tự viện để không phiền hà người khác: All mobile phones (cellular phones) should be turned off before starting activities in the temple, so there is no annoyance for other people.

XXI.Lái xe—Driving: Vào thời của Đức Phật, không ai được phép đánh xe (thường là xe ngựa). Tuy nhiên, thời cuộc đã thay đổi, thời nay nếu chúng ta không lái xe được, quả là cực kỳ khó khăn là cho chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác được. Theo Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh trong giới luật cho Tỳ KheoTỳ Kheo Ni, khi lái xe, một vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên làm những điều sau đây—At the time of the Buddha, no disciples are allow to conduct a chariot; however, time has changed, in most of nowadays society, if we don’t know how to drive, it’s extremely difficult for us to move from place to place. According to Most Venerable Thich Nhat Hanh in Bhiksus’ and Bhiksunis’ Precepts, when driving, a Bhiksu or Bhiksuni should follow the followings:
1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên lái xe với cái tâm chánh niệm (lái xe thì biết mình lái xe): A Bhiksu or Bhiksuni should drive a car with a mindful mind.
2) Khi lái xe, vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên có cuộc đàm thoại không cần thiết, chọc ghẹo, đùa cợt, nói chuyện điện thoại hay coi bản đồ: When driving, a Bhiksu or Bhiksuni should not make unnecessary conversation, tease, joke, talk on the phone, read the map.
4) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên luôn mang theo bên mình bằng lái xe, và những giấy tờ xe mà mình đang lái: A Bhiksu or Bhiksuni should always bring with him or her his or her driver’s license and the official papers of the car he or she is driving.
5) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni phải nên nịt dây an toàn: A Bhiksu or Bhiksuni should always wear seat belt.
6) Không nên chạy quá vận tốc giới hạn: Should not drive faster than the official speed limit.
7) Không được bóp kèn vì bực tức chiếc xe khác: Should not horn the horn of the car in irritation at another vehicle.

XXII.Việc làm dâm dục—Sensual acts or Sexual intercourse: Theo Phật giáo sự xúc chạm thân thể, hay cách nhìn ham muốn, hoặc sự suy nghĩ ham muốn xác thịt, vân vân, đều được xem như là những việc làm dâm dục. Phạm tội thông dâm, một trong bốn trọng tội trong Phật giáo. Đây là giới thứ ba trong ngũ giới cho hàng tại gia, cấm ham muốn nhiều về sắc dục hay tà hạnh với người không phải là vợ chồng của mình. Giới thứ ba trong mười giới trọng cho hàng xuất gia trong Kinh Phạm Võng, cắt đứt mọi ham muốn về sắc dục. Người xuất gia phạm giới dâm dục tức là phạm một trong tứ đọa, phải bị trục xuất khỏi giáo đoàn vĩnh viễn. Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào làm việc dâm dục, dù với người nữ hay người nam, dù có hay không có sự đồng ý của người này, vị ấy phạm vào giới thứ nhất của bốn giới Rơi Rụng. Vị này không còn xứng đáng làm một Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni trong Tăng đoàn hay Ni đoàn nữa—According to Buddhism, body touching, looking with sensual desires, or thinking about sensual desires, ect., are considered sensual acts. Adultery or sexual immorality or bestiality, one of the four grave prohibitions or sins in Buddhism. The third commandment of the five basic commandments for lay people, and the third precept of the ten major precepts for Monks and Nuns in the Brahma Net Sutra. Monks or Nuns who commit this offence will be expelled from the Order forever. A Bhiksu or Bhiksuni who has sexual intercourse with another person, whether a female or male, and whether that person has given consent or not, breaks the first of the Four Degradation Offences. He or she is no longer worthy to remain a Bhiksu or Bhiksuni and cannot participate in the activities of the Bhiksu or Bhiksuni Sangha. 
1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào chủ ý dâm dục mà nói với người nữ hoặc người nam nên có quan hệ tình dục với mình, vị ấy phạm giới Tăng thân giải cứu: A Bhiksu or Bhisuni who, when motivated by sexual desire, tells a woman or a man that it would be a good thing for her or him to have sexual relations with him, commits a Sangha Restoration Offence.
2) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào có chủ ý dâm dục, với người nam hay người nữ, là phạm một trong tám giới Rơi Rụng. Vị ấy không còn xứng đáng làm Tỳ Kheo Ni và không thể tham dự vào những sinh hoạt của giáo đoàn nữa—A Bhiksuni or Bhisuni who is intent upon having sexual relations with someone, whether male or female, breaks one of the eight Degradation Offences. She is no longer worthy to remain a Bhiksuni and cannot participate in the actiivities of the Order of Bhiksunis. 
a) Dùng lời nói hay cử chỉtác dụng kích động dâm tính, là phạm giới Rơi Rụng thứ bảy: Through word or gesture arouses sexual desire in that person, breaks the seventh of the Eight Degradation Offences. 
b) Bảo rằng mình sẵn sàng trao hiến tình dục cho người kia, là phạm giới Rơi Rụng thứ tám: Says to that person that she is willing to offer him or her sexual relations, breaks the eightth of the Eight Degradation Offences. 

XXIII.Mua sắm—Shopping: Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni có thể đi mua sắm nếu cần; tuy nhiên, vị ấy phải giữ đúng uy nghi của Tăng Ni—A Bhiksu or Bhiksuni can go shopping if needed; however, he or she should keep the fine manners of monks and nuns:
1) Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên chê bai hàng hóa bằng lời nói hay thái độ: Bhiksu or Bhiksuni should not express criticism of the merchandise through words or physical gesture.
2) Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên đi vào tiệm hay khu vực bán sách báo hay tranh ảnh độc hại: A Bhiksu or Bhiksuni should not go into a shop or area where toxic books, magazines and posters are displayed or sold.
3) Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên đùa giỡn bỡn cợt với người bán hàng: A Bhiksu or Bhiksuni should never tease or joke with a vendor.
4) Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên phê bình giá cả của bất cứ tiệm buôn nào: A Bhiksu or Bhiksuni should not criticize the price of any stores.
5) Sau khi đã mua hàng, nếu không sử dụng món hàng ấy, vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni có thể trả hàng lại đúng theo quy định của tiệm; tuy nhiên vị ấy không nên trả hàng lại vì khám phá giá tiền của nó cao hơn giá tiền của tiệm khác: After buying a merchandise, if not being used, a Bhiksu or Bhiksuni can return it in accordance with the store return policy; however, he or she should not return the merchandise because he or she discovered the price is higher than that of somewhere else. 

XXIV.Ngồi nơi thanh vắng với người thế tục—Sit in a solitary place with a layperson: 
1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào ngồi một mình nơi khuất vắng với người thế tục, hay ngay nã với một vị Tăng hay vị Ni khác, là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối ngay): A Bhiksu or Bhiksuni who sits alone in a hidden solitary place with a layperson or even with another monk or nun, commits an Expression of Regret Offence.
2) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào ngồi một mình trên tàu thuyền hay phương tiện di chuyển khác với người thế tục hay ngay cả với một vị Tăng hay Ni khác, trừ trường hợp khẩn cấp hay có phép của giáo hội, là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối ngay): A Bhiksu or Bhiksuni who sit alone in a boat or other means of transportation with a layperson or even another monk or nun, except in case of emergency or with the permission of the Order, commits an Expression of Regret Offence. 

XXV.Rời bỏ Thầy và Tổ Đình: Leave one’s teacher and Patriarchal Temple. 
1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào tự ý rời bỏ Thầy Tổ để đi ra xây dựng am cố, tự viện hay đi đến ở một tự viện khác mà không được phép của Giáo Hộiphạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối: A Bhiksu or Bhiksuni who leaves his or her teacher and Patriarchal Temple to set up his or her own hermitage, temple, or to go to another temple without the permission from the Order of Sangha, commits an Expression of Regret Offence. 
2) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào xúi bảo vị khác bỏ Thầy Tổ để tự đi cất am cốc, tự viện, hay đến ở một tự viện khác, vị ấy phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối: A Bhiksu or Bhiksuni who encourages another Bhiksu or Bhiksuni to leave his or her teacher and Patriarchal Temple to set up his or her own hermitage, temple, or go to another temple, commits an Expression of Regret Offence.

XXVI.Rời Tăng Già: Leave the Sangha.
1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni chỉ nên xin rời giáo đoàn để đi nơi khác khi thấy điều kiện hiện tại không đủ cho sự tiến bộ của chính mình. Vị ấy có thể xin phép vị viện chủ để đi đến tự viện hay ni viện nơi có sự hòa hợphạnh phúc trong chúng: A Bhiksu or Bhiksuni should only ask to leave the Sangha and practice elsewhere when he or she sees that there are not enough conditions for his or her progress in the present situation. He or she may ask the Abbot permission to go to another monastery or nunnery where there is harmony and happiness in the Assembly. 
2) Rời bỏ giáo hội vì hiềm hận với bạn đồng tu—Leave the Sangha out of resentment of fellow practitioners: Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào vì hiềm hận với các bạn đồng tu nhưng không chịu nhờ Tăng già hòa giải mà lại rời bỏ giáo đoàn hay bỏ về nhà một lúc rồi quay trở lại, là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối)—A Bhiksu or Bhiksuni who because of resentment with his or her fellow practitioners does not seek help from the Sangha to find ways of reconciliation and instead leaves the Order to go somewhere else or goes back to his or her family for a while then come back to the Order again, commits an Expression of Regret Offence. 

XXVII.Thủ dâm—Masturbation: Tốt nhất là nên tránh việc thủ dâm. Mặc dù Phật giáo khuyên không nên thủ dâm, nhưng Phật giáo cũng không làm cho người thủ dâm cảm thấy tội lỗi. Đối với thanh thiếu niên đang tuổi cường tráng về mặt thể xác thì chúng ta cần phải suy nghĩ sâu sắc và tìm cách giảng giải cho các em biết phương cách để sử dụng nguồn năng lượng này. Làm cho các em cảm thấy xấu hổ hay mặc cảm tội lỗi về việc này sẽ không có lợi gì cả. Với Tăng già, vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào thủ dâm (ngoại trừ trong giấc mơ) hay cất chứa những dụng cụ dùng để thủ dâmphạm tội xả đọa (buông bỏphát lộ)—If masturbation can be avoided, that’s better. But, while masturbation isn’t encouraged, it’s important that a person is not made to feel guilty because of doing it. We need to think deeply and find a way to explain to young people, who have strong physical urges for sex, how to handle this energy. Making them feel bad about themselves for having physical desire doesn’t benefit them at all. With the Sangha, a Bhiksu or Bhiksuni who masturbates (except in a dream) or keeps in his or her possession tools which can be used for masturbation, commits an offence of Release and Expression of Regret. 

XXVII.Tự mình đứng tên quản lý tài sản tự viện hay tổ chức từ thiện: Make oneself the sole manager of the properties of the monastery or a charitable organization—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào không phải do giáo hội chỉ định mà tự ý đứng tên quản lý tài sản của một tự viện hay một tổ chức từ thiện, là phạm giới xả đọa (phải buông bỏphát lộ sám hối)—A Bhiksu or Bhiksuni who makes the sole manager of the properties of the monastery or a charitable organization without being designated by the Order, commits an offence of Release and Expression of Regret. 

XXIX.Khinh khi thầy tổ: Look down on one’s master—Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni đừng bao giờ khinh dể thầy mình vì thầy quê mùa. Chắc chắn thầy phải lớn hơn trò nên không thể nào có nếp sống văn minh tiến bộ được như trò. Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào khi dễ thầy mình là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối)—Bhiksus and Bhiksunis should never look down on their master for being outdated and out of touch with the modern life. For sure, their teacher is older than they and sometimes the teacher cannot be up-to-date with modern life. If Bhiksus and Bhiksunis despite their master, they commit an Expression of Regret Offence.

XXX.Rời bỏ y chỉ sư trước mùa an cư kiết hạ thứ 5: Leave one’s mentor before the fifth Rain Retreat—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào rời bỏ thầy y chỉ sư trước mùa an cư kiết hạ thứ năm, dầu rời sau mùa thứ năm mà đạo lực còn yếu, vẫn phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối—A Bhiksu or Bhiksuni who leaves his or her mentor before he or she has completed the fifth Rain Retreat, or even after the fifth Rain Retreat but his or her practice is still weak, commits an Expression of Regret Offence. 

XXXI.Vấn nạn hay la rầy vị Tăng hay Ni khác: Interrogate or reprimand other monk or nun—Trong bất cứ trường hợp nào, một vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, dù là lạp hạ có thâm hậu đến đâu, cũng không thể vấn nạn hay rầy mắng chư Tăng Ni trong tự viện mà không qua phép yết Ma. Nếu làm như vậy, đặc biệt là khi có mặt của người thế tục, hay giữa bữa ăn, hay cố làm cho vị ấy khó xử, là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối)—Under no circumstance, a Bhiksu or Bhiksuni, regardless of his or her seniority, can interrogate or reprimand other monks or nuns in the monastery or in the nunnery without a Sanghakarman Procedure. If he or she does so, especially in the presence of laypeople or during a meal, or putting them in a difficult situation, commits an Expression of Regret Offence. 

XXXII.Cất giữ quá nhiều sách vở: Keep in one’s possession too many books—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào cất giữ cho mình quá nhiều sách vở, dù là kinh điển Phật giáo, sợ cho người khác mượn, cũng không chịu ký thác vào thư viện của tự viện để dùng chung, vị ấy phạm giới xả đọa (buông bỏphát lồ sám hối)—A Bhiksu or Bhiksuni who keeps his or her possession too many books, even if those books are sutras connected to Buddhist studies, who is afraid to lend them to others and who refuses to entrust them to the Sangha library for communal use, commitsan offence involves Release and Expression of regret. 

XXXIII.Cất giữ nhiều vải vóc: Keep a large amount of cloth—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào cất giữ một số lớn vải mà không đem ra cho Tăng Ni chúng sử dụng hay san sẻ cho các vị thiếu thốn, là phạm giới xả đọa (buông bỏphát lồ sám hối)—A Bhiksu or Bhiksuni who keeps a large amount of cloth and does not hand it over to the community or share it with someone who needs it, commits an offence involves Release and Expression of Regret. 

(A-6) Đốt liều trên đầu Tăng hay Ni
Burning incense on the heads of monks and nuns

 Truyền thống Trung Hoa và Việt Nam có tục lệ đốt liều nhang trên đầu chư Tăng Ni hay trên cánh tay của cư sĩ tại gia vào buổi tối trước khi thọ giới Bồ Tát. Tục lệ này là một tập tục độc đáo của Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt tại Trung Hoa và Việt Nam, chứ không có tại các truyền thống Phật giáo khác. Người ta đốt ba miếng nhang trên đầu hay trên cánh tay rồi để cho chúng cháy vào da. Có người chỉ đốt 3 đốm. Không có sự khác biệt nào giữa số liều đốt nhiều hay ít. Mặc dù tập tục này có vẻ khủng khiếp đối với một số người, nhưng trên thực tế nó không đau đớn như mình tưởng. Có lẽ nhờ cả chùa lúc ấy tụng kinh niệm Phật vang dội nên người ta không tập trung vào sự đau đớn của chính mình. Nghi lễ này có 3 ý nghĩa. Thứ nhất, vì Bồ Tát nguyện hướng đến việc chứng thành đạo quả để làm lợi lạc cho người khác, nên chúng ta phải tu tập sự dũng cảm nhằm có thể chịu đựng được khổ đau trong tiến trình làm lợi ích chúng sanh. Ở đây không chủ trương hành xác, không phải chúng ta tìm kiếm sự đau đớn, mà đúng hơn là chúng ta thực tập để đối mặt với nghịch cảnh trong tiến trình giúp ích cho người khác, chúng ta phải có khả năng chịu đựng được khổ đau phiền não. Chịu đựng được đau đớn do nhang cháy trên da đầu biểu hiện sự dũng cảmquyết tâm của chúng ta trong việc giúp đỡ người khác bất kể cái giá mà chúng ta phải trả như thế nào. Lý do thứ nhì là việc chúng ta cúng dường thân này lên Phật. Chắn hẳn là Đức Phật không bao giờ yêu cầu chúng ta hay không cần chúng ta làm việc này để chứng tỏ lòng thành, nhưng chúng ta muốn làm vậy để chứng tỏ chúng ta sẵn sàng theo sự chỉ giáo của Đức Phật. Thông thường chúng ta rất luyến chấp và bảo vệ thân này. Việc đốt liều tượng trưng cho việc đoạn trừ luyến chấp bằng cách cúng dường thân này lên Đức Phật. Lý do thứ ba là lý do thực tiễn. Vào thời cổ Trung Hoa và Việt Nam, chư Tăng Ni ít bị ràng buộc theo luật phápthế gian mà bị ràng buộc vào giới luật của tự viện. Tuy nhiên, chính quyền cũng như tự viện đều không muốn những phạm nhân giả dạng Tăng Ni để trốn tránh hình phạt của pháp luật. Vì vậytruyền thống đốt đầu đã được thiết lập để phân biệt người xuất gia chân chính và kẻ giả dạng—Chinese and Vietnamese traditions have the custom of burning incense on the heads of the monks and nuns or on the arms of the lay followers the evening before they take the Bodhisattva precepts. This custom is unique to the Mahayana Buddhism, especially in China and Vietnam, and not done by other Buddhist traditions. It’s done by placing three small pieces of incense on the head or on the arm, lighting them and allowing them to burn into the skin. Some people may choose to have more than three pieces of incense. There’s no difference in status between those with more or less. Although this custom may sound gruesome to some people, but in reality, it isn’t that painful. Perhaps this is because the temple is resonating with the chanting of the Buddha’s name so people aren’t concentrating on their own pain. The significance of this ritual is threefold. First, since the Bodhisattva vows are taken with the motivation to attain enlightenment to benefit others, we must cultivate the courage to undergo sufferings and afflictions in the course of helping others. This isn’t masochism, for we don’t look for suffering. Rather, if we encounter bad circumstances in the process of working for others, we must be able to endure them. Enduring the pain of the incense burning into the skin signifies our courage and determination to help others no matter the cost to ourselves. The second reason is to offer our bodies to the Buddha. Certainly, the Buddha doesn’t ask us or need us to do this ritual to prove our devotion. However, we want to do it to entrust ourselves to the guidance of the Buddha. Generally, we’re very attached and protective of our bodies. Here that attachment is symbolically terminated by offering our bodies to the Buddha. The third reason is a practical one. In ancient China and Vietnam, the monks and nuns weren’t subjected to civil law as they were governed by the precepts and other monastic rules. However, neither the government nor the monasteries wanted the criminals to don the robes of ordained ones to escape punishment by civil law. Thus, this custom of burning incense on the monks and nuns’ heads was instituted to demarcate the ordained from the unordained. 

(A-7) Sa Môn Bất Kính Vương Giả
Ordained Buddhists do not have to honor royalty

 Thời vua An Đế nhà Tấn, vua xa giá từ Giang Lăng đến Giang Tây, quan Trấn Nam là Hà Vô Kỵ yêu cầu Đại Sư Huệ Viễn đích thân xuống núi nghinh tiếp đức vua. Đại sư lấy cớ đau yếu, khước từ không bái yết. Đến năm Nguyên Hưng thứ hai, quan Phụ Chánh Hoàn Huyền lại gởi cho Đại sư Huệ Viễn một văn thơ, trong đó có nhiều lý luận bắt buộc hàng Sa Môn phải lễ bái quốc vương. Đại sư soạn văn thư phúc đáp và quyển “Sa Môn Bất Kinh Vương Giả Luận” gồm 5 thiên được thành hình để hồi âm. Triều đình xem xong rất lấy làm nể trọng và phải chấp nhận quan điểm của ngài—During the time of Emperor An Đế, the emperor traveled from the Giang Lăng region to Jiang-Tsi; the Great General of the North named Hà-Vô-Kỵ requested the Great Master to descend the mountain to welcome the Emperor. The Great Master used the excuse he was ill and weak to decline this request. Then the second year of Nguyên Hưng reign period, Magistrate Hoàn Huyền once again sent the Greta Master another document. In it this magistrate gave many reasons why Buddhist Monks must bow and prostrate to the emperor. In response, the Great Master wrote a letter and the book with five volumes titled “Ordained Buddhists Do Not Have To Honor Royalty.” After the imperial court reviewed his writing, they highly repsected him and had no choice but to honor his views. 

(A-8) Một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ Kheo
Twelve Hundred and Fifty Bhikshus

(I) Đại cương về 1.250 Tỳ Kheo luôn theo Phật sau khi Ngài chuyển Pháp Luân—An overview of the twelve hundred and fifty Bhikshus who always accompanied the Buddha after He turned the Wheel of Dharma: Trong Kinh A Di Đà, có 1.250 vị Tỳ Kheo vân tập về nghe Phật tự thuyết về kinh này. Trong số 1.250 vị này có ba anh em ông Ca Diếp với học trò của ba ông cộng lại là 1.000 vị. Ông Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên với học trò của hai ông là 200 vị. Ông Gia Sá Tử có 50 vị. đều là những người được Đức Phật độ thoát khi Ngài vừa đắc đạo. Vì cảm thâm ân của Phật nên các vị này thường hay theo Phật đi khắp nơi nơi—In the Amitabha Sutra, there were twelve hundred and fifty Bhikshus gathered around the Buddha to listen to his preaching. The twelve hundred and fifty Bhikshus composed of the three brothers Kashyapa together with their disciples with the total of one thousand, Sariputra and Maudgalyayana together with their disciples with the total of two hundred, and Yasha with fifty. These were all people who had become the Buddha’s disciples shortly after his enlightenment. They felt deep gratitude for the Buddha’s benevolence and followed Him everywhere. 

(II) Tên của vài vị Đại Sĩ trong nhóm 1.250 vị Tỳ Kheo này—Names of some Great Beings of these twelve hundred fifty bhiksus: 
1) Trưởng Lão Xá Lợi Phất: Elder Sariputra—Trưởng lão Xá Lợi Phất là bậc Đại Đứctrí tuệ đệ nhất—Venerable Sariputra was the foremost in wisdom. 
2) Đại Đức Mục Kiền Liên: Venerable Mahamaudgalyayana—Đại Đức Mục Kiền Liên là bậc có phép thần thông đệ nhất—Venerable Mahamaudgalyayana was foremost in supernatural powers.
3) Đại Đức Đại Ca Diếp: Venerable Mahakashyapa—Thân của Ngài Đại Đức Đại Ca Diếp có ánh sáng vàng, được Phật truyền tâm ấn cho làm đệ nhất tổ Thiền tông Ấn Độ. Trong số các đệ tử của Đức Phật, Ngài là bậc khổ hạnh đệ nhất—Venerable Mahakashyapa’s body shone with a golden light: he transmitted the Buddha’s Mind Seal and became the first patriarch of the Zen tradition in India. He was foremost among the Buddha’s monastic disciples in ascetic practices.
4) Đại Đức Ma Ha Ca Chiên Diên: Venerable Mahakatyayana—Đại Đức Ma Ha Ca Chiên Diên thuộc dòng giỏi Bà La Môn, là bậc có tài nghị luận đệ nhất—Venerable Mahakatyayana was of a Brahmanical lineage, and was foremost in debate.
5) Đại Đức Ma Ha Câu Hi La: Venerable Mahakausthila—Đại Đức Ma Ha Câu Hi La là bậc có tài đệ nhất trong việc trả lời các câu hỏi về Phật Pháp—Venerable Mahakausthila was foremost in question-and-answer dialogue.
6) Đại Đức Ly Bà Đa: Venerable Revata—Đại Đức Ly Bà Đa, là bậc đệ nhất không điên đảo và rối loạn—Venerable Revata was the foremost in remaining free of error and confusion. 
7) Đại Đức Châu Lợi Bàn Đà Già: Venerable Suddhipanthaka—Đại Đức Châu Lợi Bàn Đà Già, là người bản chất đần độn đến nỗi không nhớ được hai chữ “chổi” và “tảo”, nhưng thờ quán thấy được sự đổi màu trên chiếc lá mà trở thành người có tài đệ nhất về biện luận và bậc nhớ nghĩa đệ nhất—Venerable Suddhipanthaka had been dull by nature that he could not remember two words “broom” and “sweep”, but through contemplating the changing color on a leaf, his eloquence became limitless and he was the foremost in upholding the truth of Real Mark. 
8) Đại Đức Nan Đà: Venerable Nanda—Đại Đức Nan Đà, em một cha khác mẹ của Phật. Ngài là bậc có uy nghi dung mạo đệ nhất—Venerable Nanda, was the Buddha’s own younger half-brother (same father but different mother). He was foremost in formal comportment.
9) Đại Đức A Nan: Venerable Ananda—Đại Đức A Nan, em con chú của Phật, làm thị giả cho Phật. Ngài là bậc đệ nhất đa văn (nghe nhiều nhớ dai)—Venerable Ananda was the Buddha’s cousin, and served as the Buddha’s personal attendant. He was the most learned and always committed the Buddha’s spoken teaching to memory.
10) Đại Đức La Hầu La: Venerable Rahula—Đại Đức La Hầu La, là con của Phật. Ngài có đạo hạnh bí mật đệ nhất—Venerable Rahula was the Buddha’s son and heir from the time when the Buddha was a royal prince, and he was the foremost in tantric cultivation.
11) Đại Đức Kiều Phạm Ba Đề: Venerable Gavampati—Đại Đức Kiều Phạm Ba Đề, vì có tội ác khẩu từ nhiều kiếp trước nên phải chịu quả báo, có giọng nói khịt khịt như bò thở. Ngài là bậc đệ nhất cúng dường cho chư Thiên—Venerable Gavampati had evil speech in past lives, and was effected by the karmic retribution for this by having a voice like a snorting ox. He was foremost in receiving the offerings of the gods.
12) Đại Đức Tân Đầu Lô Phả La Đọa: Venerable Pindola-bharadvaja—Đại Đức Tân Đầu Lô Phả La Đọa, vì phá luật phô diễn thần thông nên người ta nói là ông sẽ bị đọa tại trần thế này một thời gian rất dài. Ông là đệ nhất ruộng phước cho loài người—Venerable Pindola-bharadvaja broke the rule against displaying spiritual powers and was told to remain in this world for a long time. He was foremost as a field of blessings for sentient beings.
13) Đại Đức Ca Lưu Đà Di: Venerable Kalodayin—Đại Đức Ca Lưu Đà Di, là sứ giả của Phật. Ngài là bậc đệ nhất giáo hóa được nhiều người—Venerable was the Buddha’s emissary and he was foremost in spreading the teaching.
14) Đại Đức Ma Ha Kiếp Tân Na: Venerable Mahakapphina—Đại Đức Ma Ha Kiếp Tân Na, là bậc đệ nhứt về chiêm tinh (xem tinh tú)—Venerable Mahakapphina was the foremost in knowledge and astromony.
15) Đại Đức Bạc Câu La: Venerable Vakula—Đại Đức Bạc Câu La là bậc đệ nhất thọ mệnh (sống lâu) trong hàng đệ tử của Phật—Venerable Vakula was the longest lived of Buddha’s monastic disciples.
16) Đại Đức A Nậu Lâu Đà: Venerable Aniruddha—Đại Đức A Nậu Lâu Đà, cũng là em con chú của Phật. Ngài là bậc đệ nhất thiên nhãn thông—Venerable Aniruddha was another of Buddha’s cousin and he was foremost in the magical ability of his celestial eyes.

(A-9) Lời Phật Dạy về Tỳ Kheo
The Buddha’s Teachings on Bhiksus
See Chapter 154 (A-6).

(B) Giáo Đoàn Ni
Bhikshuni Orders
Nun Ordinations

(B-1) Tổng quan về Giáo Đoàn Ni
An overview of Bhikshuni Orders

 Theo truyền thống, sau khi thọ giới Sa Di Ni và trước khi thọ giới Tỳ Kheo Ni, người nữ phải thọ một giới phẩm trung gian được gọi là “Thức Xoa Ma Na,” gồm những giới luật của Sa Di Ni cộng thêm 12 giới nữa. Sau khi thọ giới Thức Xoa Ma Na hai năm thì người nữ tu có thể thọ giới cụ túc. Dòng truyền thừa của tất cả những giới phẩm trên phải được trao truyền từ thầy xuống trò, không hề bị gián đoạn kể từ thời Đức Phật cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, tại các quốc gia theo Phật giáo Nguyên Thủy ở vùng Đông Nam Á thì dòng truyền thừa Ni Bộ đã bị mai một trong nhiều thế kỷ qua. Ngày nay có những phụ nữ thọ 10 giới được gọi là “Dasasilmatas.” Tại Thái Lan, người nữ thọ 8 giới được gọi là “Maejis.” Trong cả hai trường hợp trên, những giới luật mà người nữ thọ được xem là giới luật của người tại gia, và họ không được chính thức công nhận là những người nữ xuất gia. Tuy nhiên, nữ giới tại các quốc gia này đang xem xét việc có thể mang dòng truyền thừa “Sa Di Ni,” “Thức Xoa Ma Na,” và “Tỳ Kheo Ni” từ truyền thống Phật giáo Trung Hoa du nhập vào truyền thống Nguyên Thủy. Tại Tây Tạng, Phật giáo đã bắt đầu truyền giới Sa Di Ni cho phụ nữ, nhưng giới đàn truyền giới cho Tỳ Kheo Ni vẫn chưa có. Trong khi giới đàn truyền giới cho Sa Di Ni chỉ cần 4 vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni là có thể thực hiện được, giới đàn cho Tỳ Kheo Ni đòi hỏi phải có 10 vị Tỳ Kheo và 10 vị Tỳ Kheo Ni mới thực hiện được. Hơn nữa, vào thời đó thật là khó khăn cho các vị Tỳ Kheo Ni từ Ấn Độ du hành vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn, nên đại giới đàn truyền giới cho Tỳ Kheo Ni đã không đến được Tây Tạng. Phật giáo Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì hai dòng truyền thừa Tỳ KheoTỳ Kheo Ni. Trong những năm gần đây, một số phụ nữ tại các quốc gia theo truyền thống Nguyên ThủyTây Tạng đã du hành đến Trung QuốcĐài Loan để thọ giới Tỳ Kheo Ni với các vị thầy người Hoa. Người ta đang nghĩ đến việc tái lập giới đàn Tỳ Kheo Ni bằng cách đưa các dòng truyền thừa từ Trung quốc hay Đài Loan sang hệ thống Phật giáo Nguyên Thủy và Tây Tạng—Traditionally, after taking the novice precepts and before taking the Bhikshuni precepts, women take the intermediate ordination called “Siksamana” that add 12 more precepts onto those taken as a novice. Having held this ordination for two years, women may then take the full ordination. The lineages of all these ordinations have been passed down from teacher to student, without interruption from the time of the Buddha until today. In the Theravada countries of Southeast Asia, however, the nun’s ordination died out several centuries ago. Today there are women in Sri Lanka with ten precepts called “Dasasilmatas.” In Thailand there are women entitled “Maejis” with eight precepts. In both cases, their precepts are considered to be lay precepts, and they aren’t officially regarded as ordained nuns. However, many women are looking into the possibility of bringing the “Sramanerika,” “Siksammana,” and “Bhikshuni” lineages from the Chinese tradition back into the Theravada tradition. In Tibet, the novice ordination for women took root, but the Bhikshuni ordination didn’t. While the Sramanerika ordination can be given by four Bhikshus or Bhikshunis, ten Bhikshus and Bhikshunis are required to give the Bhikshuni ordination. Moreover, it was difficult for Bhikshunis from India in those time to travel over the Himalaya Mountains, and thus the Bhikshuni ordination didn’t come to Tibet. The Chinese Buddhists still continue the lineages for both the Bhikshu and Bhikshuni ordinations. Some women from the Theravada and Tibetan traditions have traveled to China and Taiwan to take Bhikshuni ordination from Chinese masters in recent years. People are now considering the possibility of reintroducing the Bhikshuni ordination from Chinese Buddhism, either from China mainland or Taiwan, into the Theravada and Tibetan traditions.

(B-2) Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên
First Nun

 Ngài A Nan đã khẩn khoản xin Phật cho mẹ là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, cũng là dì và nhũ mẫu của Đức Phật, được xuất gia làm Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Mười bốn năm sau ngày Đức Phật thành đạo, Ngài đã nhận dì của Ngài và các phụ nữ vào giáo đoàn đầu tiên, nhưng Ngài nói rằng việc nhận người nữ vào giáo đoàn sẽ làm cho Phật giáo giảm mất đi 500 năm—Ananda insisted the Buddha to accept his mother, Mahaprajapati, she was also the Buddha’s aunt and step-mother, to be the first nun to be ordained. In the fourteenth years after his enlightenment, the Buddha yielded to persuation and admitted his aunt and women to his order of religious mendicants, but said that the admission of women would shorten the period of Buddhism by 500 years—See Mahaprajapati in Chapter 11. 

(B-3) Giáo Đoàn Ni đầu tiên
First Order of Bhiksunis

 Sau khi tang lễ của vua Tịnh Phạn, Đức Phật còn lưu lại tịnh xá Na Ma Đề Kiện Ni trong thành Ca Tỳ La Vệ. Bà di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề dẫn theo 500 phụ nữ yêu cầu được làm lễ xuất gia, đức Phật không ưng thuận, nhưng lòng họ đã quyết, tự cạo mái tóc dài, đổi cà sa, đến chỗ Phật ở. A Nan Đà nhìn thấy năm trăm phụ nữ cạo trọc đầu tóc, hết sức kinh ngạc, hỏi rõ nguyên nhân, rất đỗi đồng tình. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề khẩn cầu A Nan Đà hãy vì họ mà cầu xin với Phật. A Nan Đà dẫn họ đến chỗ Phật. Đức Phật từ bi đáp thuận thỉnh cầu của A Nan Đà và bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề. Chính nhờ lời thỉnh cầu của tôn giả A Nan và Hoàng Hậu Ma Ha Ba Xà Ba ĐềĐức Phật đã cho thành lập Ni Đoàn. Đức Phật đã chọn bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề đứng đầu Ni Đoàn, hai nữ tôn giả An Hòa và Liên Hoa Sắc làm hai nữ đại đệ tử trong Ni chúng làm phụ tá cho Hoàng Hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề. Sau đó Phật nói cho họ về giới luật đối với Tỳ kheo NiBát Kính Pháp. Từ đó Tăng đoàn Phật giáophụ nữ xuất gia, đó là những Tỳ Kheo NiSa Di Ni đầu tiên—After King Suddhodana’s funeral, the Buddha still stayed at Namatighani in Kapilavastu. One day, Prajapati requested the Buddha to accept the 500 odd women for ordination, but the Buddha did not consent. However, since they were already determined to do so, they shaved away their long hair themselves, put on the kasaya, and rushed to where the Buddha was staying. Ananda was very surprised when he saw the 500 women all with their hair shaven, he inquired as to the cause, and he was sympathetic. Prajapati begged Ananda to plead for them. Ananda led them to see the Buddha and they prostrated before him. The Buddha compassionately agreed to the sincere request of Ananda and Prajapati. It was the request of Elder Ananda and Queen Mahaprajapati, that the Buddha founded the Order of Nuns. The Buddha also appointed Nun Gotami, used to be Queen Mahaprajapati, Chief of the Order of Nuns, and Venerable Nuns Khema and Uppalavanna, two chief to be deputy for Venerable Nun Gotami. He then spoke to them of Precepts for a Bhiksuni as well as the Eight Rules of Respect. Henceforth, there were Bhiksunis and Sramanerika, femal members of the Order among the Buddhist Sangha. They are first Bhiksunis and Sramanerikas in Buddhist Sangha. 

(B-4) Thực trạng Giáo Đoàn Ni trên thế giới hiện nay
The present circumstance of the Nun Orders in the world

(I) Thực trạng Giáo Đoàn Ni trên thế giới hiện nay—The present circumstance of the Nun Orders in the world: Trong các nước theo truyền thống Đại Thừa, như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Mông Cổ, Đài LoanViệt Nam việc thọ giới Tỳ Kheo Ni vẫn tiếp tục không trở ngại; tuy nhiên, tại các nước theo truyền thống Nguyên Thủy ở Đông Nam Á và Phật giáo Tây Tạng, việc thọ giới Tỳ Kheo Ni đã bị mai một trong nhiều thế kỷ qua. Ngày nay, phụ nữTích Lan thọ mười giới được gọi là “Dasasilmatas.” Ở Thái Lan những người nữ giữ tám giới được gọi là “Maejis.” Nhưng trong cả hai trường hợp này, họ chỉ được xem là Phật tử tại gia chứ không được chính thức công nhận là những Tỳ Kheo Ni có đầy đủ giới phẩm. Ở Tây Tạng, việc truyền giới Sa Di Ni đã bắt rễ, nhưng việc truyền giới cho Tỳ Kheo Ni vẫn chưa có. Trong những năm gần đây, nhiều phụ nữ từ các xứ theo Phật giáo Nguyên ThủyTây Tạng đã đi đến Trung QuốcĐài Loan để thọ giới Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, hay Tỳ Kheo Ni với những vị đạo sư người Hoa. Ngày nay người ta đang nghĩ đến việc mang dòng truyền thừa Sa Di, Thức Xoa Ma NaTỳ Kheo Ni từ Trung QuốcĐài Loan sang nhập vào hệ thống Phật giáo Nguyên Thủy—In the Mahayana countries, i.e. China, Japan, Korea, Mongolia, Taiwan, and Vietnam, nun ordination continues without any problems; however, in the Theravada countries of Southeast Asia and Tibetan Buddhism, nun ordination died out several centuries ago. Today, there are women in Sri Lanka with ten precepts called “Dasasimatas.” In Thailand there are women entitled “Maejis” with eight prepcets. But in both cases, their precepts are considered to be lay precepts, and they aren’t officially regarded as ordained nuns. In Tibet, the novice ordination for women took root, but Bhikshuni ordination didn’t. In recent years, many women from Theravada and Tibetan traditions have to travel to either China or Taiwan to take Sramanerika, Siksamana, or Bhikshuni ordinations from Chinese masters. Nowadays, many women in these countries are looking into the possibility of bringing the Sramanerika, Siksamana, and Bhikshuni lineages from the Chinese tradition back into the Theravada tradition. 

(II) Người Nữ Giữ Mười Giới tại Tích Lan—Dasa silmata in Sri Lanka: “Dasa silmata” là thuật ngữ Sri Lanka chỉ người phụ nữ đã thọ 10 giới theo Luật nghi cho Sa Di Ni. Có 2 nhóm chính: tại giaxuất gia. Giới luật lại giống cho cả hai nhóm này, nhưng nhóm xuất gia chấp nhận 10 giới như một tổng thể, nên hễ sai phạm một giới tức là đã phạm giới trong tổng thể 10 giới này. Nhóm xuất gia Pavidi thường được xem như tương đương với thọ giới Sa Di. Giống như chư Tăng, những người nữ thọ 10 giới phải cạo tóc và mặc áo cà sa, nhưng vì truyền thống Giáo đoàn Ni đã bị tàn lụn tại các quốc gia theo Phật giáo nguyên thủy hàng mấy thế kỷ qua, nên cho đến gần đây chuyện thọ giới cụ túc cho phụ nữ tại các xứ vẫn chưa có thể thực hiện được—“Dasa silmata” (Ten precept mothers) is a term that refers to women in Sri Lanka who have adopted ten precepts outlined in the Vinaya for novice nuns. There are two main divisions: lay (gihi) and monastic (pavidi). The precepts are the same for both, but the latter group adopts all ten as a single body, and so transgressing on one rule is equivalent to breaking all ten precepts. The pavidi is generally considered to be equivalent to a novice ordination (samaneri-p—sramaneri-skt). Like monks, dasa salmatas generally shave their heads and wear saffron robes, but because the bhikkhuni lineage died out in Theravada countries centuries ago, until recently it has not been possible for women to receive the full ordination.

(III)Người Nữ Xuất Gia tại Thái Lan—Mae chi in Thailand: Tại Thái Lan cũng như tại các nước theo truyền thống Nguyên Thủy, một “người nữ xuất gia,” có thể thọ tám hay mười giới dành cho Phật tử tại gia, nhưng cũng trì giữ rất nhiều giới của sa di Ni được đặt ra trong Luật Tạng. Từ ngữ “Mae chi” được lấy từ chữ Pali cho chữ “Pabbajita,” một người rời bỏ đời sống gia đình để sống cuộc sống không nhà. Vị trí của những vị nữ tu này trong xã hội Thái Lan không rõ rệt, vì họ không được Tăng đoàn và phần lớn Phật tử tại gia công nhận như là những vị Ni, và họ không thể thọ giới Tỳ Kheo Ni bởi vì truyền thống Tỳ Kheo Ni đã biến mất trong các xứ theo Phật giáo Theravada mấy thế kỷ qua. Họ cũng mặc đồ trắng và cạo tóc và chân mày, và cũng như chư Tăng họ cũng không ăn sau giờ ngọ và không dùng nước hoa hay đồ trang sức—In Thailand and other countries with Theravadan tradition, a “female renunciants” can take the eight or ten precepts for lay Buddhists but also observe many of the rules for novice nuns outlined in the Vinaya. The term is derived from the Pali word “Pabbajita,” one who has gone forth from the home life into homelessness. Their position in Thai society is ambiguous, as they are not recognized as nun either by the Samgha or by most of the laity and are not able to take full monastic ordination because the Bhiksuni lineage disappeared in Theravada countries centuries ago. They generally wear white robes and shave their heads and eyebrows, and like monks they avoid eating after noon and do not wear perfume or jewelry. 

(IV)Tổ Chức mang tên “Thích Nữ”—An organization with the name “Sakyadhita”: “Sakyadhita” là thuật ngữ Bắc Phạn để chỉ “Những Thích Nữ của Đức Phật.” Đây là một tổ chức quốc tế được sáng lập năm 1987, mà những nỗ lực hàng đầu nhằm cải thiện số phận của người nữ Phật tử. Tổ chức này bảo trợ cho cuộc họp hàng năm bàn luận về những vấn đề liên quan đến vai trò của phụ nữ. Tổ chức này tuyên bố rằng đây là tổ chức nữ Phật tử tích cực trên bình diện quốc tế duy nhất trên thế giới. Tổ chức này cũng cho rằng các cuộc hội thảo của họ chỉ là một chuỗi những cuộc gặp gỡ của những người nữ đã thọ giới cũng như những người nữ Phật tử tại gia trên khắp thế giới trong suốt lịch sử 2.500 Phật giáo. Những buổi hội thảo hay những hội nghị chuyên đề Phật giáo của tổ chức này đem những nữ Phật tử trên khắp thế giới từ các truyền thống khác nhau lại gần nhau để thảo luận những vấn đề quan ngại chung. Đây là những nỗ lực hàng đầu nhằm giới thiệu và đưa đến thành lập Giới Đàn Ni cho phụ nữ tại các quốc giatruyền thống ấy đã tàn lụi hay chưa bao giờ có—Sakyadhita is a Sanskrit term for “Daughters of the Buddha.” This is an international organization founded in 1987, which has been at the forefront of efforts to improve the lot of Buddhist women. It sponsors a bi-annual conference in which issues relating to women’s roles in Buddhism are discussed. It proclaims itself to be “the world’s only internationally active Buddhist women’s organization.” It also claims that its conferences are “the only series of international gatherings for Buddhist ordained and lay women in the 2,500 year history of Buddhism.” Its conferences and seminars bring together Buddhist women from all over the world and from all Buddhist traditions to discuss matters of common concern. It has been at the forefront of efforts to introduce and form the full monastic ordination for women to countries in which it has died out or never existed.

(B-5) Trưởng Lão Ni Kệ
Verses in the Therigatha

 Theo Phật Giáo Nhìn Toàn Diện của Tỳ Khưu Bồ Đề: “Ngày kia Tỳ Khưu Ni Subha vào vườn xoài của Jivaka để nghỉ ngơi vào buổi trưa. Cùng lúc ấy có tên du đãng ở thành Vương Xá đang trong lức tuổi thanh xuân đầy tham dục, thấy ni cô vào rừng thì đâm ra say đắm sắc đẹp diễm kiều của ni cô. Tên du đãng đứng chặn ngang đường không cho ni cô đi tới. Ni cô Subha cố làm cho anh ta hiểu rằng cô là người xuất gia, đã từ khước thế gian, và cảnh cáo anh về những tai hại cũng như nguy cơ của dục lạc, nhưng vô hiệu quả. Lời khuyên của ni cô đã lọt vào tai của người điếc và được ghi lại thành Trưởng Lão Ni Kệ.”—According to The Spectrum of Buddhism written by Bhikkhu Bodhi: “One day Subha, the bhikkhuni, was entering Jivaka’s mango grove to relax during moon-time. At that time a certain libertine of Rajagaha, in the lustful prime of youth, seeing her entering the forest, was infatuated by her. He barred the way making it impossible for her to go any further. Subha sought to make him understand that she was one who had renounced and warned him of the bane and curse of sense pleasures, but it was of no avail. Her counsel fell on deaf ears and the dialogue is recorded as Verses in the Therigatha.”
1) Tỳ Khưu Ni Subha đang vào khu vườn xoài xinh đẹp. Một tên du đãng chận ngang giữa đường. Sư Cô nói với hắn như sau—Subha the bhikkhuni was entering the delightful mango grove. A rake barred her way. To him thus spoke Subha:
a) Lỗi gì, tội gì, bần ni đã xúc phạm đến ông mà ông chận đường? Này ông bạn, tôi là một ni cô, đã xuất gia mà chạm đến người nam là phạm giới: What offence, what crime, have I done to you that you bar my way? O friend, it ill beseems an ordained nun to touch a man.
b) Phật Giáo đối với tôi thật vô cùng quý báu và tôi rất mến chuộng. Giới tu tập nào mà Đức Bổn Sư đã ban hành cho Tỳ Kheo Ni, tôi nghiêm túc thọ trì. Không mảy may ô nhiễm, tôi hoàn toàn trong sạch. Tại sao ông lại chận đường tôi?: “The Dispensation of the Buddha is dear and precious to me. What training precepts the Master has ordained for nuns, that I have strictly followed. Free from defilements, purified am I. Why do you stand blocking my way?
c) Tâm của ông đầy những tư tưởng tham dục; tôi thì tâm thanh ý tịnh. Quả tim của ông bị những khát vọng đê hèn khuấy động, tôi không còn dục vọng và dầu đi đâu cũng không ham muốn gì cho cái xác thân phàm tục này. Tại sao ông mãi đứng đó chận đường tôi?: Your mind is all upset with thoughts of lust; I am of pure heart. Your heart all discomposed with vile passions, I passionless and free everywhere from lustful yearnings for this carnal body. Why do you stand thus obstructing my way?
2) Tên du đãng trả lời—The libertine thereupon answered:
a) Sư cô đang còn son trẻ, sắc đẹp của sư cô trong trẻo, thân hình đẹp đẽ diễm kiều. Gia nhập Giáo Hội (sống đời thánh thiện) thì có lợi ích gì; hãy lột bỏ đi bộ y vàng. Đến đây, chúng ta hãy thọ hưởng lạc thú trong khu rừng đầy bông hoa đang đua nở, hãy tìm thú vui của nhục dục: You are so young, so spotless in beauty, in physique and form so pretty. What profits you to be in the Order (in the Holy Life); doff that saffron-hued robe. Come, let us take delight in the blossoming woodland, seeking our sensual pleasures. 
b) Xem kìa, hương thơm ngào ngạt của ngàn hoa đang phảng phất trong gió. Hãy thưởng ngoạn mùa xuân đang tung nở, hớn hở trong niềm vui. Hãy đến đây thọ hưởng lạc thú trong khu rừng đầy bông hoa đang đua nở, hãy tìm thú vui trong nhục dục: Look, the fragrance of the flowers is being wafted through the air. Behold the spring (Vasanta tide) is in full bloom, blossoming with joy. Come, let us take delight in flowering woodland, seeking our carnal pleasures.
c) Những ngọn cây đầy bông hoa nghiêng ngả, lả lơi uốn mình trước gió, hình như đang ca hát để đón mừng chúng ta. Nhưng sư cô thì thui thủi vào rừng một mình, làm sao tìm được hạnh phúc trong đó?: The blossoming crests of the trees swayed by the wind are as if they were chanting welcome song. But you who enter the forest alone, how will you find happiness there? 
d) Vào trong khu rừng hoang dại, nơi mà thú dữ hằng lui tới, nơi bị khuấy động và luôn luôn phải run sợ trước những thớt voi đi tìm mồi, bốc lên mùi rừng rú dã man, hôi thúi nồng nặc, nơi vắng bóng người và đầy kinh sợ hãi hùng, sư cô muốn vào trong ấy một mình, không ai tháp tùng hay sao?: Into this wild forest, the haunt of ferocious animals, agitated and trembling with marauding elephants reeking with fierce savagery, devoid of all human beings, and emanating terror and fear, do you wish to go there all unaccompanied and alone?
e) Ôi nầy người thiếu nữ đẹp đẽ tuyệt trần! Như pho tượng đúc bằng vàng ròng lộng lẫy sáng chói, như tiên nữ nhảy múa hát ca trong một hoa viên trên cảnh trời, trong bộ y phục làm bằng tơ lụa của thành Ba La Nại cô sẽ đẹp đẽ xinh tươi: Oh, you chanting maiden of matchless beauty! Like a statue wroughtout of shining gold, like a rapturous nymph that frisks and dances about in the celestial garden you would shine radiant draped in elegant clothes of Benares silk.
f) Ôi, thiếu nữ với cặp mắt mơ mộng đẹp như tiên! Tôi sẽ hàng phục dưới quyền uy của cô nếu chúng ta có thể chung sống và cùng nhau trải qua cuộc đời trong khu rừng hoang dại nầy và thọ hưởng dục lạc. Cùng khắp thế gian không có ai dịu hiền và dễ mến như cô (đối với tôi cô còn quí hơn là mạng sống của tôi): Oh you with half open eyes of an elf! I will go under your sway, if we can live and spend our time together taking delight in the forest and relishing in sensual pleasures. There is no other being in all this world dearer and sweeter to me than you (you are more precious to me than life itself).
g) Nếu cô lưu ý đến những lời của tôi, từ bỏlánh xa đời sống độc thân của cô, cùng nhau sống đời tại gia cư sĩ và hưởng thụ nhục dục ngũ trần. Những kiều nữ thướt tha dễ mến sống trong những tòa nhà đẹp đẽ sẽ chăm sóc và cung phụng cô về mọi nhu cầu: If you pay heed to my words, abandon and discard your celibate life, come live and lay life gratifying the appetites of the senses. Lovely maidens dwelling in sheltered mansions will attend on you and minister your every need.
h) Hãy mặc những y phục may bằng hàng lụa ở Ba La nại. Hãy trang điểm với những tràng hoa, và ướp tẩm nước thơm hương bay ngào ngạt. Tôi sẽ thân tặng cô nhiều đồ trang sức đủ loại, với những hạt kim cương lóng lánh sáng ngời: Drape yourself with soft silk clothes of Benares. Adorn yourself with garlands, perfume yourself with aromatics and scents. Ornaments, many and diverse, glittering with precious stones will I bestow on you.
i) Cô sẽ nằm trải mình trên một cái giường ấm cúng tiện nghisang trọng, có mùi thơm của gỗ trầm phảng phất, và bao phủ trong một tấm trải giường mới mịn bằng lông trừu êm ấm và gối đầu trên những cái gối dồn bằng lông thiên nga mềm mại, màn trướng mới mẻ tinh anh: You shall lie on a couch, cosy and luxurious, redolent with scented sandalwood, padded with fleecy new coverlets and soft pillows made of swans’ feathers and decked with spotless canopies.
j) Dường như hoa sen xinh đẹp và nở tung trong một ao đầm hoang dại (và lặng lẽ tàn tạ không ai màn muốn), cùng thế ấy, cô là một sư cô thanh khiết; thân hình trong trắng, trinh bạch và giữ vẹn tiết tháo, cô sẽ già nuasuy nhược rồi tàn tạ hoại diệt với tuổi già: Like a lotus that springs into bloom in a spirit-haunted lake (and fades away unwanted by any) so do you, a chaste nun; your body pure, virgin and untouched, grows decrepit and feeble and withers away with old age.
3) Nhìn vào phần trong cơ thể phù du yếu ớt đang suy tàn nầy, ông thấy thích thú? Có gì mà ông xem là dễ mến trong cái thân nhơ bẩn ngạt mùi hôi thúi nầy?—Then asked Subha the bhikkhuni—Sư cô Subha hỏi: Seeing what part of this fragile, grave-filling body, do you take delight in? What is it that you take as sweet essence in this body, reeking with filth?
4) Tên du đãng trả lời—The libertine made answer:
a) Mắt cô giống như mắt của những con hươu rụt rè e sợ; nó tựa như cặp mắt xinh đẹp của bà tiên nữ sống nơi thâm sơn cùng cốc. Nhìn vào đó lòng tôi tê tái tràn đầy khát vọng không thể kềm chế được: Your eyes are like those of the timid gazelle; they are like those of the elf dwelling in the recesses of the mountain. Beholding those eyes of yours, my passions are roused beyond control.
b) Gương mặt sáng ngời của cô chói lọi xinh tươi như một pho tượng vàng rực rỡ. Mắt cô lóng lánh như những tai sen màu đỏ. Nhìn vào lòng tôi rung cảm không thể nào kềm chế được: Like the lust of a golden image is your radiant face. Your eyes are like the petals of a red lotus. The sight of them excites my emotions beyond control.
c) Với lông nheo dài của cô! Với cặp mắt trong trẻolóng lánh sáng ngời của cô! Dầu cách xa ngàn dậm tôi vẫn chỉ mơ cặp mắt chói dịu ấy. Ôi người có cặp mắt xinh đẹp như các vì tiên nữ trong câu chuyện thần thoại! Trong thế gian nầy không có chi mà tôi yêu quí bằng đôi mắt ngọc của cô: You of the long-drawn eye lashes! You of the eyes so pure, and vivacious! Though you be far from me, I do dream only of your sparkling eyes. O you elf-eyed fairy! There is naught dearer to me than those glittering orbs of yours.
5) Sư cô Subha trả lời—Subha thereupon replied:
a) Ông chận đường một người con gái của Đức Phật. Ước vọng của ông cũng điên rồ và vô ích như dấn bước trên con đường nguy hại. Lòng khao khát của ông muốn được tôi cũng dại khờ và vô nghĩa như muốn nhảy vọt lên đỉnh núi Tu Di, hay mong muốn lấy mặt trăng làm món đồ chơi của con người. (Là một ước muốn không bao giờ được thỏa mãn): You bar the way of a daughter of the Buddha. Your yearning for me is as foolish and futile as treading a dangerous road. Your pinning for me is as stupid and senseless as leaping over Mount Meru or making the moona plaything of man. (It is a desire that can never be fulfilled).
b) Không nơi nào trên thế gian nầy có bất luận cái chi (dầu vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri) mà có thể gợi được lòng tham dục của tôi. Tôi không biết tham dục là gì. Lòng tham dục ấy tôi đã phá tan từ gốc rễ bằng cách vững chắc tiến hành trên con đường cao thượng: Nowhere in this wide world is there any object (animate or inanimate) that could provoke lust in me. I know not what sort of a thing lust is. That lust did I tear up by the roots by following the Noble Path.
c) Ví như vật mình đã vứt bỏ trong đống lửa đang phừng cháy, như chai thuốc độc đã bị hủy diệt, dường thế ấy ngọn lửa tham dục của tôi đã bị dập tắt vĩnh viễn. Tôi không biết (thấy) tham dục là gì: As something discarded to a pit of burning coal, as a pot of poison that is destroyed, so have the fires of my lust been quenched forever. I do not know (see) what lust is.
d) Nếu có thể được hãy đi cám dỗ người đàn bà nào khác mà chưa từng có đủ sáng suốt để trông thấy ngũ uẩn, hoặc người chưa từng liên hệ với Đức Phật. Nơi đây ông chỉ khuấy rầy người nữ tu, một sư cô đã chứng ngộ Tứ Diệu Đế: Tempt you, if possible, some woman who has not seen clearly with insight the five aggrevates, or one who has not associated with the Buddha. You only harass this nun, a nun who has realized the Four Noble Truths.
e) Trước những lời khiển tráchtán dương, trong đau khổhạnh phúc, tôi luôn luôn giữ chánh niệm. Như vậy không lúc nào tâm tôi bám víu hay thèm khát điều chi. Tất cả các pháp hữu vi, hiện hữu do duyên sanh, đều giả tạm. Tôi đã hoàn toàn thông suốt điều nầy: My mindfulness do I properly apply in blame and praise, pain and pleasure. Therefore at no time does my mind cling to or hanker after anything. Foul are all conditioned and component things. This I have completely comprehended.
f) Tôi là đệ tử của Đức Phật, người đã vượt thoát ra khỏi mọi thúc dục ô nhiễm, đã tận diệt mọi ái dục bẩn thỉu đê hèn. Lái chiếc xe Bát Chánh Đạo, tôi thẳng tiến đến Niết Bàn. Những mũi tên của tham dục đã được nhổ ra. Tôi tìm những cảnh quạnh hiu cô tịch, đơn độcthanh khiết để thích thú sống một mình (an hưởng thú vui của rừng núi): I am a disciple of the Buddha, one who is free from all defiling impulses, bereft of all sordid cravings. Riding the chariot of the Noble Eightfold Path do I go to Nirvana. Pulled out are the arrows of lust. Proceeding to haunts that are lonely and serene. I live there in solitude taking delight in them (enjoying their sylvan serenity).
g) Ôi ta đã thấy những đồ chơi hình giả, tay chân sơn phết với màu mè rực rỡ và những thằng hình bằng gỗ để làm trò chơi múa rối, được nối ráp và khéo léo cột với nhau bằng chỉ và có thể thong thả nhảy múa theo mọi chiều hướng: Oh, I have seen dolls with limbs gaudily painted, pupets made of wood, all cleverly fastened with strings or spindles and made to dance in diverse directions.
h) Nhưng một khi gỗ, chỉ và trục quay đều được tháo gỡ hay nới lỏng và bỏ tung tóe, món ở đây, món ở kia, thì còn đâu là đồ chơi hình giả, đâu là thằng hình múa rối. Có nơi nào trong đó mà ông có thể chú tâm đến?: But once the wood, strings and spindles are all drawn out, loosened and scattered here and there, no dolls and puppets exist any more. When will you in which part fix your mind?
i) Cơ thể nầy của ta cũng dường như thằng hình gỗ đồ chơi. Nó không còn nữa khi các bộ phận vật lý và những phụ tùng của nó không còn. Ngoài những bộ phận và phụ thuộc không còn người sống nữa. Ông sẽ chú tâm vào phần nào?: The body of mine, too, is like a doll. It ceases to exist without its physical organs and attendant attributes. Independence of the organs and attributes no body survives. Where will you in which part fix your mind?
j) Hãy nhìn bức hình vẽ một thiếu nữ trên tường, với cái nhìn sai lạc ông sẽ thấy đó là một người sống. Sự nhận thấy ấy là một ảo ảnh: Beholding a painting of a woman in a fresco you perceive it as a living woman in your perverted vision. That perception of yours is an illusion.
k) Này ông, con người thiển trí! Con người đui mù. Ông cố bám vào thân nầy như vật gì thường còn và thuộc về của ông chăng, trong khi nó vốn chỉ là bọt bèo và bong bóng? Tấm thân phù du tạm bợ nầy tựa hồ như trò chơi của nhà ảo thuật, như một cội cây bằng vàng mà ông thấy trong mộng, một pho tượng bằng bạc mà nhà ảo thuật khéo léo trình bày giữa đám đông, ông có luyến ái nó không?: Oh you simpleton! You are blind. Do you cling to this body which is just froth and bubble, as something permanently belonging to you? This transitory body which is like a conjuror’s trick, a golden tree seen in your dream, a silver image shown by a juggler in the midst of a crowd?
l) Mắt nầy chỉ là một hòn bi nhỏ nằm trên một nạng cây, một cái bong bóng đầy nước mắt và tiết ra chất nhờn, một sự pha trộn những màu trắng, đen, và xanh, vân vân, đó là tất cả những gì tạo nên hình dáng của mắt: What is this eye but a little ball lodged in the fork of a tree, a bubble full of tears, excluding slime, a blend of colours, white, black, and blue, etc., all giving the shape and image of an eye.
m) Sư cô Subha không còn luyến ái bất cứ thứ gì; cô không luyến ái cặp mắt. Do đó trong một cảnh tượng rất cảm động, sư cô thình lình hồn nhiên móc tròng mắt ra đưa cho tên du đãng và nói: “Đây là con mắt, con mắt mà ông đắm đuối say mê. Hãy lấy đi!”: Subha was attached to nothing, she had no clinging for her eyes. So she, so lovely to those who beheld her, gouged out her eye in one sudden spontaneous movement, and gave it to him saying: “Here then is this eye, for which you hanker. Take it away!”
6) Tức khắc, lòng tham dục của tên du đãng tan biến. Xin sám hối với sư cô, chàng ta nói: “Ôi, nầy sư cô, bậc thánh thiện và vô nhiễm! Ngưỡng nguyện sư cô được an lành! Ngưỡng nguyện mắt sư cô được hồi phục! Tôi không bao giờ còn dám tái phạm tội ác ghê gớm như vậy nữa: At once the lust in the rake completely vanished. Begging her pardon, he declared: “O you, holy and immaculate one! May you be well! May you recover your sight! Never again will I dare to commit such a heinous crime. 
7) Cũng dường như tôi đang đi vào một ngọn lửa đang cháy đỏ. Cũng giống như tôi đang ôm một con rắn độc. Phá khuấy một người hiền lành thánh thiện như sư cô thì ích lợi gì? Cúi xin sư cô khoan dung tha lỗi cho tôi: It is as if I have walked into a blazing flame. It is as if I have embraced a venomous snake. What good can accrue by molesting a holy one like you? Please do forgive me.
8) Được thoát ra khỏi tay tên du đãõng, sư cô Subha về hầu Phật, bậc Toàn Giác Tối Thượng. Nơi đây, ngưỡng nhìn lên dung nhan lộng lẫy của Đức Thế Tôn, nhãn quang của sư cô liền được hồi phục trong tất cả tình trạng rực rỡ vinh quang của nó: Delivered from the libertine, the bhikkhuni Subha went her way to the Buddha, the Supremely Enlightened One. There, gazing on the divine resplendent features of the Master, her sight was restored to her in all its glory.

Phật Ngôn: 

Làm lành thì danh được vang xa, tỏ rạng như lên núi tuyết, làm ác thì tối tăm như bắn cung ban đêm—Good men shine, even afar like the peaks of Himalaya, but wicked men fade away just like the arrow shot by night (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 304).

Ngồi một mình, nằm một mình, đi đứng một mình không buồn chán, một mình tự điều luyện, vui trong chốn rừng sâu—He who sits alone, sleeps alone, walks and stands alone, unwearied; he controls himself, will find joy in the forest (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 305).

Thường nói lời vọng ngữ thì sa đọa; có làm mà nói không, người tạo hai nghiệp ấy, chết cũng đọa địa ngục—The speaker of untruth goes down; also he who denies what he has done, both sinned against truth. After death they go together to hells (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 306). 

Không ngăn trừ ác hạnh thì dù mặc áo cà sa, người ác cũng sẽ vi nghiệp ác, chết phải đọa địa ngục—A yellow saffron robe does not make him a monk. He who is of evil character and uncontrolled or unrestrained; such an evil-doer, by his evil deeds, is born in a woeful state (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 307). 

Hãy diệt mẹ (ái dục) và cha (kiêu căng), diệt hai dòng sát-đế-lợi, diệt Vương quốc, luôn cả quần thần mà hướng về Bà-la-môn vô ưu—Let’s kill the mother of craving, the father of arrogance, two warrior kings of wrong views of eternalism and nihilism. Let’s destroy the kingdom of senses and officials of attachments. Let’s turn to the Brahman of ungrief (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 294). 

Phá giới chẳng tu hành, thà nuốt hườn sắt nóng hừng hực lửa đốt thân còn hơn thọ lãnh của tín thí—It is better to swallow a red-hot iron ball than to be an immoral and uncontrolled monk feeding on the alms offered by good people (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 308).

Người nào thường nghĩ đến sự sanh diệt của các uẩn, thì sẽ được vui mừng hạnh phúc. Nên biết: người đó không bị chết—He who always reflects on the rise and fall of the aggregates, he experiences joy and happiness. He is deathless (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 374). 

Nếu là bậc Tỳ kheo sáng suốt, dù ở trong đời, trước tiên vẫn lo nhiếp hộ các căn và biết đủ, hộ trì giới luật—A wise monk must first control the senses, practise equanimity, follow discipline as laid down in the sutra (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 375).
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81560)
17/08/2010(Xem: 121868)
16/10/2012(Xem: 68743)
23/10/2011(Xem: 70337)
01/08/2011(Xem: 514202)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…