Bài 1: Nhận Thức Cơ Bản Về Phật Giáo

16/06/201112:00 SA(Xem: 65768)
Bài 1: Nhận Thức Cơ Bản Về Phật Giáo

Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

TẬP MỘT


Phần I - Bài 1

Nhận thức cơ bản về Phật giáo
Thích Tố Huân

A. Dẫn nhập

Phật giáo (PG) được khai sinh từ chiếc nôi thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Độ bây giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử, đầy những thăng trầm, có lúc tưởng chừng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa, Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp năm châu. Hiện nay, sự thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với tư tưởng tiến hóa của nhân loại đòi hỏi thẩm định lại giá trị của nhiều tư tưởng triết học xưa nay; và đương nhiên, những tư tưởng mang tính phi lý, lạc hậu, phản khoa học đều phải tự đào thải trước những văn minh tiến bộ của loài người. Thế mà tòa nhà cổ 25 thế kỷ của PG vẫn tồn tại cùâng với năm tháng thời gian, sừng sững như cây đại thọ giữa núi rừng trùng điệp. Điều này chứng minh rằng Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá trị tinh thần phong phú. Tinh thần ấy chính là sự thể hiện giáo pháp trong mỗi đời sống con người. Để có thể khái niệm được ý nghĩa về tinh thần Phật giáo, chúng ta có thể liên hệ mấy đặc tính sau đây:

B. Nội dung
* Nhân bản
* Bình đẳng

* Từ bi

* Vô ngã
I- Nhân bản

Điểm căn bản nhất mà chúng ta nhận thấy được ở Phật giáo, vị giáo chủ không phải là một thần linh, không phải là một Thượng đế đầy quyền uy thưởng phạt, mà là một con người thật sự như bao người khác. Tên Ngài là Sĩ Đạt Ta (Tất Đạt Đa), tiếng Phạn là Siddhàrtha. Ngài thuộc giai cấp Sát Đế Lợi, dòng dõi vua chúa, con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Ngài sinh ra, lớn lên, đi học; vợ Ngài là Công chúa Da Du Đà La, con Ngài là La Hầu La. Thấu rõ những nỗi thống khổ sinh, già, bệnh, chết..., chứng kiến những lầm than cơ cực của dân chúng trước những bất công của xã hội Ấn thời bấy giờ, Ngài đã từ bỏ gia đình, vợ con, một mình ra đi tìm phương giải quyết. Sau những tháng năm học đạo cùng với những đạo sĩ nổi tiếng bấy giờ, kết quả ấy cũng không giúp được cho vị đạo sĩ trẻ tuổi thông minh Sĩ Đạt Ta giải quyết những vấn đề bức xúc trong lòng. Cuối cùng, Ngài đã tự quyết định tự mình tham cứu. Suốt 49 ngày tham thiền nhập định dưới cội bồ đề, khi sao Mai vừa mọc, Ngài đã thấu đạt được chân lý, rõ được chân tướng của vạn pháp, Ngài đã giác ngộ thành đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Sự kiện trên đây đã hình thành một khái niệm về tính nhân bản của Phật giáo, con ngườitrung tâm điểm của Phật giáo, hay nói một cách khác, không có nhân loại thì Phật giáo không hiện hữu trên cuộc đời này.

Trong thế giới quan Phật giáo, chủng loại được chia thành 6: Thiên, Nhơn, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Trong sáu cõi ấy, con người được ca ngợi là hội dủ điều kiện tốt nhất để đạt đến cái quả vị tu chứng trong Phật giáo. Phật giáo giải thích rằng chúng sanh ở cõi Thiên khó nhận thức được chân tướng khổ đau, vì cuộc sống của họ quá ư sung sướng. Trái lại, ở các cõi A tu la, Địa ngục, Súc sanh, Ngạ quỷ, chúng sanh quá si mê ngu dốt trong hoàn cảnh tối tăm đọa đày nên cũng không dễ gì nắm bắt được giáo nghĩa Phật Đà. Duy chỉ có ở cõi Nhân, bản thân con người cùng hoàn cảnh (là điều kiện thích ứng dễ dàng khơi sáng) nhận thức được những khổ đau của cuộc đời và có khả năng khơi sáng ngọn đèn trí tuệ nơi chính tấm thân nhỏ bé này.

Trong quan niệm Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân mình ở cả ba thời quá khứ, hiện tạivị lai, là vị Thượng đế duy nhất toàn quyền thưởng phạt cho chính cuộc đời mình; ngoài mình ra, không bất cứ ai hoặc thần linh nào khác có khả năng đưa mình lên thiên đàng hay vất mình xuống địa ngục. Kinh Pháp Cú, câu 345, Đức Phật dạy rằng: «Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch«.

Lại nữa, Phật giáo luôn luôn đề cao nỗ lựcý chí của con người. Tinh tấn là một trong những đức tính quyết định việc thành tựu đạo quả Bồ đề, bến bờ giác ngộ chẳng bao giờ có dấu chân của biếng lười và bạc nhược. Với những tâm hồn khát khao tự do tuyệt đối, dốc hết sức bình sinh cùng với sự hiểu biết chánh pháp một cách chân chính, mỗi chúng ta chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt đẹp trên bước đường tu tập. Bằng ngược lại, cho dù ngàn vị Phật dang tay tế độ cũng không làm sao đưa ta thoát khỏi biển trần lao đầy thống khổ này.

Ngoài ra, Phật giáo còn đề cập đến những trường hợp của những thời kỳ không có Đức Phật ra đời, có những con người tự lực, tự vận dụng triệt để ý chí và khả năng của chính mình trong quá trình tư duy, chiêm nghiệmtu tập đúng đắn, quán tưởng và thấu rõ lý vô thường của vạn pháp, vẫn có thể bừng sáng được chân lý. Đức Phật công nhận những người này là Bích Chi Phật. Tính nhân bản được thể hiện mạnh mẽ ở điểm này. Đây là một đặc điểm ưu việt của đạo Phậtchúng ta khó tìm thấy ở một giáo lý của bất cứ tôn giáo nào khác, một đấng giáo chủ lại đề cao khả năng của con người một cách khách quan như vậy. Xuất phát từ tính nhân bản này, nhân cách con người được tôn trọng triệt để trong Phật giáo: quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng... đều có một giá trị đích thực. Phần này, chúng ta sẽ bàn thêm ở sau.

Điều đáng nói nhất về khả năng của con ngườiPhật giáo luôn nhấn mạnh chính là trí tuệ. Đó là khả năng tối cao của nhân loại, là di sản vô cùng quý báu mà bất kỳ ai nếu biết vận dụng và phát huy đúng đắn đều có thể tận diệt mọi khổ đau, đạt đến bến bờ hạnh phúc. Điều này đã được minh chứng cụ thể qua đời sống của Đức Phật cùng những vị tiền nhân kế thừa trong lịch sử đạo Phật. Đồng thời, Đức Phật đã tuyên bố: «Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật«. Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, từ cuộc sống thô sơ lạc hậu của thời xa xưa cho đến hôm nay, những phát minh khoa học cùng những thành quả vinh quang của nó đã đưa nhân loại đến thời kỳ vàng son của tối tân hiện đại. Kết quả ấy có được là do từ khả năng khối óc của con người. Dù vậy, theo phân tích của Phật giáo, khả năng đó chỉ mới là giới hạn của một phần trí tuệ, hay nói một cách khác, con người của khoa học chỉ mới vận dụng được cái trí sáng thế gian của mình, chưa phải là trí tuệ của mỗi con người như Đức Phật đã chỉ rõ trong giáo điển, thuật ngữ đó tạm gọi là Trí tuệ Bát nhã, và chính trí tuệ ấy là chiếc chìa khóa vàng duy nhất để mở cánh cửa vô sanh của Niết bàn tịch tĩnh.

Tóm lại, đối với Phật giáo, con người vốn là một chúng sanh ưu việt, có rất nhiều tiềm năng phi thường; nếu chúng ta khéo triển khai thì không gì không thực hiện được trên cõi đời này. Như vậy, ta có thể nói rằng Phật giáoPhật giáo của con người, xuất phát từ Đức Phật Thích Ca, Ngài là đấng Giác Ngộ nhưng Ngài là một con người; Ngài đã cất tiếng nói và có một đời sống rất người, và vì con người mà khai thị chân lý, hướng dẫn con người đến đời sống thực sự an vui.

II- Bình đẳng

Chúng ta biết rằng Phật giáo đã ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng phức tạp của một đất nước mà trong đó, đời sống con người phải chịu nhiều bất công trong chế độ phân chia giai cấp lâu đời của xã hội Ấn thời bấy giờ. Giai cấp Bà La Môn tập trung số người tu của 62 đạo phái khác nhau, chủ trương công việc lễ nghi, tế tự; giai cấp này chiếm vị trí tối cao. Kế đến là giai cấp Sát Đế Lợi, tập trung dòng dõi vua chúa, là giai cấp nắm quyền điều hành xã hội. Giai cấp thứ ba là Tỳ Xá, bao gồm những người bình dân. Đa phần còn lại thuộc giai cấp Thủ Đà La, họ làm những nghề hạ tiện, cũng gọi là dân nô lệ. Hai giai cấp Bà La MônSát Đế Lợi thuộc giai cấp thống trị, Thủ Đà LaTỳ Xá thuộc giai cấp bị trị. Bốn giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ đời đời làm nô lệ, tạo thành một xã hội bất công.

Ngay trong buổi hoàng hôn tăm tối của một thực trạng như vậy, một hiền nhân thuộc dòng dõi vua chúa đã dũng mãnh gióng tiếng chuông tiên phong phá tan bóng đêm của xích xiềng nô lệ và bức tường phi lý của phân chia giai cấp bằng một châm ngôn vĩ đại: «Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn«. Lời tuyên bố hùng hồn ấy của Đức Phật là nền tảng để hình thành một hệ thống giáo lý, mà trong đó tính bình đẳng được thể hiện trọn vẹn cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn.

Theo Phật giáo, mọi sai biệt trên thế giới này đều tùy thuộc vào các nhân duyênsinh khởi; cũng vậy, sự khác nhau về địa vị, hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khổ, ngu dốt hoặc thông minh... tất cả đều hoàn toàn do hành vi tạo tác của mỗi con người chứ không phải do tự nhiên hay được sắp đặt theo bất kỳ một thông lệ hoặc quy định nào. Trên tinh thần này, sự phân chia giai cấp trở thành phi lývô nghĩa. Việc Thái tử Sĩ Đạt Ta từ bỏ ngôi vị đế vương, quay lưng với tất cả vinh hoa phú quý, khước từ mọi đặc ân cao tột dành cho giai cấp vua chúa, một thân độc hành với chiếc áo thô sơ, đầu trần chân đất, vân du đây đó... đã thể hiện tinh thần bình đẳng tuyệt vời của Ngài. Và cũng chính Đức Phật, con người với đời sống giản dị khiêm tốn ấy, đã thể hiện lòng bình đẳng trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sinh. Ngài rải tình thương vô biên xuống tất cả muôn loài một cách công bằng vô phân biệt. Từ hạng người cùng đinh như gã gánh phân, thợ cạo tóc cho đến những người giàu sang phú quý, từ những hạng người thấp hèn ti tiện như gái giang hồ cho đến các bậc vua chúa quyền uy, Đức Phật luôn thương yêu, chân tình giúp đỡ, khuyên dạy để họ nhận thức được chân giá trị của cuộc sống và tự thăng hoa tâm hồn, đạt đến an lạc hạnh phúc. Lòng bình đẳng ấy không phải dừng lại ở nhân loại mà lan tỏa đến muôn loài vạn vật. Ngài luôn dạy rằng tất cả sinh vật đều có cùng tâm lý tham sống sợ chết, vì vậy không vì lý do gì mà ta nỡ cướp đi mạng sống của kẻ khác, như vậy nghĩa là không bình đẳng. Tâm trạng buồn nhớ mẹ của một chú cừu non lạc đàn chẳng khác gì sự đau buồn của một người mẹ phải chia lìa với con thơ bởi một nguyên nhân nào đó. Và vì vậy, sinh mạng của một con vật cũng quý như bất kỳ sinh mạng của một ai. Với quan điểm này, trên bước đường du hóa, có lần Đức Phật đã tự tay bế một chú cừu non lạc đàn tìm về với mẹ. Và cũng chính Ngài đã lên tiếng giải thích và vạch rõ những ngu xuẩn của bọn người vì mê tín dị đoan, làm lễ tế thần bằng cách hiến dâng những con thú sống, để cứu lấy con vật vô tội thoát khỏi cái chết hỏa thiêu đau đớn chỉ vì một sự tin tưởng mù quáng.

Trong giáo điển, Phật giáo quan niệm rằng tất cả mọi loài chúng sanh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé côn trùng đều tiềm ẩn một khả năng phi thường như nhau, đó là khả năng thành Phật (Phật tính). Nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó dễ, nhanh chậm khác nhau. Điều này có thể tóm ý trong một câu kinh: «Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành«. Đây là nền tảng để hình thành tính bình đẳng triệt để trong đạo đức luân lý Phật giáo.

III- Từ bi

Từ bi là chất liệu không thể không có trong Phật giáo. Từ thường cho vui, Bi thường cứu khổ. Đó là trọng trách thiêng liêngPhật giáo đã mang trên mình đi suốt 25 thế kỷ qua, bằng mọi cách để thực hiện ở bất cứ nơi nào. Và chính vì sứ mệnh cao cả này mà đạo Phật đã tồn tại trên một lịch sử lâu dài của loài người, và phát triển cũng chỉ bằng chất liệu yêu thươnghoàn toàn không sử dụng một bạo lực bạo quyền, không dính dáng đến lưỡi gươm mũi súng. Chất liệu yêu thương của Phật giáo như dòng suối mát lịm ngọt ngào đã làm cho vạn vật xanh tươi, cỏ cây đâm chồi nẩy lộc. Cũng vậy, Từ bi đã hiện hữu giữa cuộc đời, là thần dược xoa dịu những niềm đau nhân thế, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan những oán hờn thù hận; và hơn thế nữa, giải quyết những căn bản khổ đau của kiếp phù sinh, đưa ta đến an vui trọn vẹn.

Theo nghĩa căn bản, «Từ« nói cho đủ là Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc, Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ, vắn tắt «Từ năng dữ lạc, Bi năng bạt khổ«, có nghĩa là lòng Từ thường mang niềm vui cho tất cả chúng sanh, lòng Bi diệt mọi khổ đau cho tất cả chúng sanh. Ở lãnh vực tình cảm, lòng thương yêu của Phật giáo có thể sánh với lòng mẹ thương con bao la rộng rãi. Tuy vậy, khi đi sâu vào ý nghĩa của nó, chúng ta thấy rằng lòng Từ bi là một tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ và bao trùm lên trên tất cả muôn loài. Trong thế gian, thương yêu bao giờ cũng đi đôi với hạnh phúc; tuy nhiên, những loại tình cảm ở đời chỉ hạn cuộc trong một quan hệ, một đẳng cấp, một chủng loại, một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài phạm trù ấy, lắm khi chúng ta lại đối xử xa lạ, hững hờ, kỳ thị với nhau, thậm chí còn dẫn đến chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng khiếp.

Trong khi đó, Từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi của thế gian, không bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không chứa đựng bất kỳ ý niệm kỳ thị nào, dù cho đó là một tín đồ Phật giáo hay không phải. Đối với Phật giáo, tất cả chúng sanh đều là bạn hữu, và mọi nơi chốn trên thế gian này đều là nơi chôn nhau cắt rốn, là quê hương xứ sở của mình. Lòng thương vô cùng ấy tựa như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không gian, bao trùm muôn loài vạn vật, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật.

Từ ý nghĩa này, Phật giáo đã có một tinh thần khoan dung, cảm thôngtha thứ. Chúng ta đang sống giữa một thời đạiquyền lựcdanh vọng đang khống chế con người, tham vọng nhân loại bùng vỡ một cách cùng cực, chiến tranh liên tục xảy ra, những cuộc chạy đua kinh tế, chính trị, quân sự đang phô bày khắp nơi trên thế giới, lửa hận thù tràn ngập khắp hành tinh. Thảm trạng này đang là cơ hội đưa nhân loại đến vực thẳm của diệt vong. Chính ngay lúc này, Từ bi là chất liệu rất cần thiết cho cuộc đời; và chỉ có vận dụng lòng thương yêu ấy của Phật giáo, chúng ta mới thật sự có đủ năng lực dập tắt ngọn lửa chiến tranh và hận thù đang ngút ngàn giữa buổi hoàng hôn của thế kỷ 20 này.

Đức Phật dạy: «Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương yêu mới dập tắt được hận thù, đó là định luật của ngàn xưa«.

IV- Vô ngã

Nhận xét về thế giới sự vật hiện tượng, Phật giáo khẳng định rằng mọi sự vật trên đời đều không có một tướng trạng cố định, tất cả đều luôn luôn biến đổi, chuyển động không ngừng; hay nói cách khác, vạn pháp luôn luôn đang trôi chảy. Trong khi đó, nhận thức thông thường của chúng ta tưởng chừng như mọi sự vật đang thực sự hiện hữu và cố định; kỳ thực, tất cả đều đang chuyển động một cách vi tế mà ta khó nhận rõ được. Nhưng nếu bình tâm và chịu khó quan sát, ta có thể hiểu được điều này; chỉ cần nhìn vào các sự vật quen thuộc nhất trong đời sống thường nhật như cái bàn, căn nhà v.v..., ta sẽ nhận thức được ý nghĩa ấy. Cái bàn khi mới được đóng thành, nó rất mới; nhưng qua một thời gian, nó đã trở thành cũ. Và cứ thế, theo thời gian, nó cũ dần và cuối cùng có thể chỉ còn lại những mảnh vụn. Tất cả các sự vật cũng đều cùng tuân thủ theo một cách như vậy, ta có thể nói rằng tất cả tướng trạng của sự vật đều là tạm thời; và vì luôn chuyển đổi, nên sự vật mà ta nhận biết được chẳng qua cũng chỉ là một chuỗi thay đổi liên tục của vô số tướng trạng từ mới đến cũ, từ trẻ đến già, từ sanh đến diệt... Phật giáo tạm phân quá trình vận động ấy thành 4 giai đoạn «sanh, trụ, dị, diệt« hoặc «thành, trụ, hoại, không«. Như vậy, theo Phật giáo, tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều hoàn toàn không có một cái chủ tể nhất định, luôn luôn chuyển động. Và vì vậy, tất cả đều vô ngã, nghĩa là không thật có một tướng trạng nhất định, bất di bất dịch. Đây gọi là Vô ngã tính.

Liên hệ đến bản thân của mỗi người, vì không thấy rõ được sự thật của tướng trạng này, không nhận biết được sự giả hợp của ngũ uẩn tạo thành tấm thân này; nên ngay từ lúc lọt lòng mẹ, một cái tên gọi cùng với nhận thức sai lầm về cái Tôi đã tạo thành một ngộ nhận căn bản về sự hiện hữugiá trị của một con người. Từ đó, tính chấp thật và sự ích kỷ hình thành; đây chính là giềng mối của bao nỗi thống khổchúng ta đã cưu mang suốt cả kiếp người. Chính ảo mộng về một cái Tôi và những cái Của Tôi đã đưa đến thảm trạng chiến tranh, hận thù cấu xé lẫn nhau.

Phật giáo đã soi sáng chân tướng của vạn pháp bằng ánh sáng của chân lý vô ngã. Sự soi sáng ấy không nhằm mục đích thỏa mãn tri thức của nhân loại, mà nó mang ý nghĩa trình bày một sự thật về tướng trạng của con ngườithế giới, nhằm mục đích xây dựng cho nhân loại một nhận thức đúng đắn hướng đến một nếp sống cao đẹp, đầy tình người. Thật vậy, một khi chúng ta nhận thức được bản chất thực của tấm thân ta đang mang giữ giữa cuộc đời này, thấu rõ được cái ta gọi là Ta, là Tôi, là Của Tôi, chỉ là những gì rất mong manh, không bền chắc, luôn biến chuyển. Khi ấy, bức tường thành của ích kỷ hẹp hòi mới thực sự sụp đổ, ranh giới của chủ nghĩa cá nhân mới bị xóa nhòa, thành trì của bảo thủ mới thực sự bị phá vỡ, lòng bao dung vị tha sẽ bừng sáng trong tâm hồn mỗi con người, nhân loại xích lại gần nhau để mỉm cười, thương yêu và cùng sống hòa ái với nhau trong tinh thần khoan dungtha thứ, sẵn sàng quên đi những lầm lỗi mà chúng ta đã từng gây tạo cho nhau. Hạnh phúc thực sự hiện hữu ngay trên quả đất này.

Tóm lại, tinh thần Vô ngã vị tha là một trong những điểm quan trọng khiến Phật giáo phát huy và tồn tại khi đi đến bất cứ một quốc gia nào. Chính điểm này là một trong những căn bản tạo nên mạch sống cho Phật giáo tồn tại cùng với lịch sử tiến hóa của nhân loại, và bao giờ Phật giáo cũng luôn hiện hữu chỉ vì hạnh phúc và an sinh của loài người. Với tình trạng hiện thời của thế giới, tiếng chuông báo động của các nhà khoa học về các mối nguy cơ của trái đất thân yêu đang gióng lên liên tục, sinh mệnh của nhân loại đang bị đe dọa bởi quá nhiều nguyên nhân cũng do chính mình gây tạo. Ngồi lại với nhau trong tình thương yêu, đoàn kết liên hiệp trong cùng một chí hướng là điều quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên. Tinh thần vô ngã vị tha, lòng từ bi, sự bình đẳngtôn trọng lẫn nhau là nhân tố cần thiết để thực hiện được điều ấy.

C. Kết luận
Những điều vừa trình bày trên đây: Nhân bản, Bình đẳng, Từ bi, Vô ngã là những trọng điểm được đề cập trong Phật giáo, nhưng đó chính là những yếu tố cần thiết của con người nếu muốn tạo hạnh phúc thật sự cho chính mình và thiết lập một nền hòa bình thực sự cho nhân loại. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, Phật giáoPhật giáo của con người, nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản nhất của con người. Mặc dù đối tượng của Phật giáo là tất cả chúng sanh, nhưng con ngườitrung tâm điểm, là đối tượng duy nhất để mang bức thông điệp trao cho cuộc đời, là loại chúng sanh có khả năng tốt nhất để thực hiện bức thông điệp ấy. Thực hiện bức thông điệp ấy có nghĩa là phải thực sự vận dụng được những tinh hoa Phật giáo vào trong đời sống và tâm hồn của chính mình.
Mặc dù đời sống luôn biến đổi theo dòng chảy của thời gian, nhưng trong sự mong manh phù du ấy của cuộc đời, ta vẫn luôn nhìn thấy được một điều gì thật dễ thương, thật ý nghĩa, thật thú vị giữa trần gian mộng mị. Và chỉ khi nào thực sự sống trọn vẹn trong tinh thần cao đẹp ấy của Phật giáo, chúng ta mới trọn hưởng niềm hạnh phúc vô biên./.
* Sách tham khảo
1. Đức PhậtPhật pháp - Nàrada, Phạm Kim Khánh dịch, Nxb Thuận Hóa và Thành hội PG TP HCM, 1994
2. Phật học khái luận, Thích Chơn Thiện, Viện NCPHVN, TP HCM, 1997
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập

1)- Những đặc tính cơ bản của Phật giáo là gì?
2)- Sự khác biệt giữa tinh thần nhân bảnvô ngã như thế nào?

3)- Hãy phân tích tinh thần từ bi của đạo Phật thông qua cuộc đời hành đạo của Đức Phật.

4)- Phật giáo quan niệm về bình đẳng như thế nào?

 
Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77393)
17/08/2010(Xem: 120555)
16/10/2012(Xem: 66331)
23/10/2011(Xem: 68750)
01/08/2011(Xem: 440136)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.