Bài 1: Sơ Lược Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ Sau Thời Đức Phật

20/06/201012:00 SA(Xem: 29108)
Bài 1: Sơ Lược Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ Sau Thời Đức Phật

Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

TẬP HAI

Phần II - Bài 1
Sơ lược lịch sử Phật giáo Ấn độ 
sau thời đức Phật
Thích Tâm Hải

Dẫn nhập

TẤn Độ, Phật giáo được truyền bá rộng rãitrở thành một trong những tôn giáo lớn của nhân loại. Ấn Độ là nơi xuất phát của Phật giáo nên việc tìm hiểu lịch sử Phật giáo Ấn Độ trở thành một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực Phật học.

Ở đầu chương trình của năm học thứ nhất (xem PHCB Tập 1), chúng ta đã được giới thiệu về lịch sử của Đức Phật Thích Ca mâu Ni, sau đó chúng ta cũng đã được học các vấn đề giáo lý cơ bản. Do đó, tiếp theo đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về lịch sử Phật giáo Ấn Độ sau thời Đức Phật diệt độ, tạm gọi là qua ba thời kỳ: thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), thời kỳ Phật giáo Bộ phái (Abhidhamma), và thời kỳ Phật giáo Phát triển (Mahayanà).
 
 

Nội dung

A. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy

Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) được tính từ thời Đức Phật tại thế đến thời điểm sau khi Ngài diệt độ khoảng một trăm năm. Như đã nói, lịch sử ở giai đoạn Đức Phật tại thế, chúng ta đã được học qua trong phần lịch sử của Ngài, nên ở đây chỉ điểm lại một vài nét đặc thù về tổ chức Giáo hội của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủysự kiện nổi bậtHội nghị kết tập kinh điển đầu tiên trong lịch sử.

I- Vài nét về tổ chức Giáo hội

Giáo hội thời Đức Phật đã có đủ bốn chúng là Tăng, Ni, nam cư sĩnữ cư sĩ; hình thành hai thành phầnxuất giatại gia. Giáo hội này do Đức Phật sáng lập, tổ chức và trực tiếp điều hành; với những uy đứctrí tuệ lớn của Ngài, nên Giáo hội được tổ chức khéo léo, là một cơ thể thống nhất hữu cơ, luôn đặt mục tiêu tu tập để đạt đến giải thoát, giác ngộ lên hàng đầu. Đặc biệt, Tăng đoàn (đoàn thể những người xuất gia) có sự hiện diện của nhiều vị chứng ngộ các quả Thánh (1). Giáo hội được tổ chức trên cơ sở của sự bình đẳng, tôn trọng giới luật, đề cao trí tuệ của sự tu chứng; không phân biệt thành phần xã hội, tuổi tác và giới tính.

Mặc dù vậy, trong Giáo hội vẫn có một vài vị Tỷ kheo sống bất tuân giới luật, cố tình gây chia rẽ Giáo hội, như trường hợp của Tỷ kheo Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) - em họ của Đức Phật - mà sử liệu đã ghi lại...; bên ngoài thì có những công kích của ngoại đạo ác cảm với sự thậtĐức Phật đã tuyên bố và chủ trương của Giáo hội do Ngài lãnh đạo, nhưng Giáo hội vẫn giữ vững đặc trưng thanh tịnhhòa hợp.

Về giáo lý, Đức Phật là người trực tiếp truyền dạy cho các đệ tử của Ngài. Mọi vấn đề hoài nghi đối với đường lối tu tập, giới luật... đều được Ngài giải quyết một cách cụ thể, rõ ràng trên cơ sở của trí tuệ mà Ngài đã chứng nghiệm, nên không hề có những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra trong Giáo hội nói chung và Tăng đoàn nói riêng. Có thể nói, tổ chức Giáo hội thời Đức Phật là một tổ chức hoàn chỉnh, hiệu năngthuần nhất, mọi thành viên đều sống trong tinh thần của giới - định - tuệ, cùng tôn xưng Đức PhậtĐấng Giác Ngộtrí tuệ vĩ đại, xứng đáng là bậc Thầy của trời và người.

Sau thời Đức Phật diệt độ, Tôn giả Đại Ca Diếp (Maha Kassapa) thay Ngài lãnh đạo Giáo hội, thành phần Thánh tăng trong Giáo hội hiện diện còn nhiều nên đặc trưng của Giáo hội, như đã đề cập trên, vẫn được duy trì mãi cho đến Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai, tức khoảng một trăm năm sau Phật diệt độ, mới có những bất đồng về giới luật gay gắt, đưa đến sự phân hóa về tổ chức Giáo hội.

II- Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất

1)- Lý do kết tập:

Sau khi Đức Phật diệt độ không lâu, mầm mống của những kiến giải bất đồng về lời Ngài dạy dần dần nảy sinh trong Giáo hội. Điều này không có gì là bất ngờ, nguyên vì khi Đức Phật tại thế, lời giảng pháp của Ngài chỉ được truyền miệng mà không ghi thành văn bản; và pháp mà Ngài nói là bất định pháp, tùy theo căn cơ, trình độ của mỗi người, nhóm người... Phương pháp thuyết giảng rất linh động, nên sự nhận thức về nội dung Phật pháp bất đồng là đương nhiên. Thêm vào đó, khi hay tin Đức Phật diệt độ, có một Tỳ kheo phóng túng reo mừng rằng từ nay không còn bị ràng buộc bởi sự nhắc nhở của Đức Phật: «điều này nên làm«, «điều kia không nên làm«... Lời này đã đến tai Tôn giả Đại Ca Diếp. Trước thực trạng đó, Tôn giả lo ngại rằng Phật phápĐức Thế Tôn giảng dạy có thể bị xuyên tạcphá hoại trong tương lai, nên Tôn giả với vai tròtrưởng tử của Đức Phật, đã khẩn cấp triệu tập các Thánh đệ tử của Ngài, để ôn lại lời Phật dạycủng cố Tăng đoàn. Sau này, gọi đây là Hộại nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất.

2)- Diễn tiến và kết quả:

Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất do Tôn giả Đại Ca Diếp chủ trương, vua A Xà Thế (Ajatasatu) trị vì nước Ma Kiệt Đà (Maggadha) bảo trợ; tổ chức tại thành Vương Xá (Rajagaha), với sự tham dự chính thức gồm năm trăm vị A La Hán dưới sự chủ tọa của Tôn giả Đại Ca Diếp. Tôn giả A Nan (Ananda) phụ trách tuyên tụng lại phần kinh, Tôn giả Ưu Ba Li (Upali) tuyên tụng phần luật. Có tài liệu ghi rằng, hội nghị đã diễn ra trong thời gian là bảy tháng mới kết thúc.

Phương pháp kết tậptrùng tụng bằng ký ức (2), chưa ghi thành văn bản. Những điều được các vị A La Hán xác quyết, sau này được ghi thành bốn bộ A Hàm (Agama):

1. Kinh Trường A Hàm (Digha agama)
2. Kinh Trung A Hàm (Majjhima agama)
3. Kinh Tăng Nhất A Hàm (Anguttara agama)
4. Kinh Tạp A Hàm (Samyutta agama)

Nội dung nhằm ôn lại những lời thuyết phápsinh hoạt thường nhật của Đức Phật cùng Thánh chúng đệ tử của Ngài. Ở Hội nghị kết tập lần này, chỉ mới hình thành kinhluật tạng. Đây là những ký lục được xem nhưtài liệu cổ xưa nhất ghi lại cuộc đời của Đức Phậtsinh hoạt của Giáo hội thời Ngài tại thế, là căn bản cho tư tưởng Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy.

Hội nghị này, về sau còn được gọi là «Ngũ bách kết tập« (Hội nghị kết tập kinh điển của năm trăm vị A La Hán).
 
 

B. Thời kỳ Phật giáo Bộ phái

Thời kỳ Phật giáo Bộ phái ở đây được dùng như là khái niệm phân kỳ lịch sử, chỉ cho thời kỳ khởi đầu diễn ra sự phân hóa của Giáo hội thành hai bộ, rồi từ hai bộ tiếp tục phân hóa và hình thành thêm mười tám bộ phái, tức khoảng đầu trăm năm thứ hai đến cuối trăm năm thứ tư sau Phật diệt độ (thế kỷ II sau TL). Trong thời kỳ này cũng đã diễn ra các hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai, thứ ba và thứ tư. Để cho học viên tiện theo dõi, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về các hội nghị kết tập kinh điển tiếp theo, sau đó sẽ đi vào tình hình của sự phân hóa các bộ phái một cách cụ thể.

I- Các hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai, thứ ba và thứ tư

1)- Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai:

a/- Lý do kết tập:

Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai diễn ra sau Hội nghị kết tập lần thứ nhất khoảng một trăm năm. Nguyên nhân đưa đến hội nghị kết tập kinh điển lần này là do một số Tỳ kheo sống tại thành phố Phệ Xá Li (Vesali) đề xướng mười điều không có trong giới luật do Phật chế, nhưng họ tự cho là hợp pháp. Mười điều đó bao gồm:

1. Diêm tịnh: thức ăn ướp muối để cách đêm vẫn được dùng.
2. Chỉ tịnh: có thể ăn quá giờ ngọ một chút, trong khoảng thời gian mặt trời xế bóng chừng hai lóng tay.
3. Tụ lạc gian tịnh: được ăn thêm lần nữa nếu đến làng khác mà chưa quá ngọ.
4. Trụ xứ tịnh: ở đâu thì bố tát tại đó.
5. Tùng ý tịnh: những quyết định đã thông qua, dù đa phần hay thiểu số, đều có hiệu lực.
6. Cửu trụ tịnh: làm theo thói quen tiền lệ vẫn không trái với giới luật.
7. Sinh hòa hợp tịnh: sau giờ ngọ, có thể uống nước pha với sữa.
8. Bất ích lũ ni sư đàn tịnh: tọa cụ nếu không có viền chung quanh thì có thể dùng khổ lớn hơn quy định.
9. Thủy tịnh: có thể dùng rượu pha với nước để uống trong trường hợp chữa bệnh.
10. Kim tiền tịnh: trong trường hợp cần thiết, Tỳ kheo có thể giữ tiền bạc.

Lúc bấy giờ, có một vị trưởng lão tên là Da Xá (Yasa), nhân du hành đến Phệ Xá Li (Vesali), chứng kiến một số Tỳ kheo sống theo những điều trên, Ngài rất ngạc nhiên bèn đến trước công chúng tuyên bố rằng mười điều trên là hoàn toàn phi pháp. Các Tỳ kheo đó phản ứng với Ngài và buộc Tôn giả Da Xá phải sám hối trước công chúng, nhưng Tôn giả không chấp thuận và bỏ trốn về thành Kiều Thưởng Di (Kosambi) và rồi đi vận động các vị trưởng lão Tăng già tổ chức hội nghị kết tập kinh điển để xác quyết chánh phápphi pháp.

b/- Diễn tiến và kết quả:

Hội nghị kết tập kinh điển lần này tập hợp bảy trăm vị Tỳ kheo, tổ chức tại thành Phệ Xá Li (Vesali) trong khoảng tám tháng. Hội nghị đã cử chủ tọa đoàn gồm tám vị cao tăng, bốn vị ở phương Tây và bốn vị ở phương Đông.

Bốn vị ở phương Tây gồm có:

1. Ngài Li Bà Đa (Revata)
2. Ngài Tam Phù Đà (Sambhùta)
3. Ngài Da Xá (Yasa)
4. Ngài Tu Ma Na (Sumana)

Bốn vị ở phương Đông gồm có:

1. Ngài Khuất Xà Tu Tì Đa (Khùjjasobhita)
2. Ngài Sa Lưu (Sàtha)
3. Ngài Bồ Tát Bà Già Ni (Vàsabhagàmi)
4. Ngài Bồ Tát Ca Mi (Sabhakàmi)

Mục đích của Hội nghị kết tập thứ hai không đơn thuần chỉ nhằm việc xác quyết mười điều (đã nêu trước) là phi pháp hay hợp pháp mà còn để củng cố kinh, luật Phật dạy, không để cho các học thuyết ngoại đạo trà trộn vào. Về «mười điều phi pháp«, Hội nghị đã không có sự đồng nhất quan điểm. Một số đông Tỳ kheo không tán thành việc cho rằng mười điều trên là phi pháp bèn tổ chức một hội nghị kết tập riêng và thành lập Đại chúng bộ (Mahàsamghika); số các trưởng lão còn lại cho rằng mười điều trên là hoàn toàn phi pháp vẫn tiếp tục công tác kết tập kinh điển, sau đó hình thành Thượng tọa bộ (Theravada).

Như vậy, điều nổi bậtHội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai là đánh dấu khởi đầu của sự phân hóa về tổ chức Giáo hội. Giáo hội Tăng già sau Hội nghị, đã chính thức phân thành hai bộ với những quan điểm đối lập về giới luật. Thượng tọa bộ gồm thiểu số các vị trưởng lão có khuynh hướng bảo thủ, Đại chúng bộ gồm đa số Tỳ kheo trẻ tuổi có khuynh hướng cấp tiến.

Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai, có nơi gọi là «Phệ Xá Li (Vesali) kết tập« hay «Thất bách kết tập«.

2)- Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ ba:

a/- Lý do kết tập:

Phật giáo ngày càng được truyền bá rộng rãi trên nhiều vùng của lãnh thổ Ấn Độ. Đặc biệt, dưới triều đại của vua A Dục (Asoka), vì vua là người mộ đạo nên Phật giáo được ưu đãi rất lớn. Tăng, Ni trở nên đông đảo, trong đó có không ít kẻ cơ hội trà trộn vào đoàn thể Tăng già và gây nên những mối bất hòa, do đó, Phật giáo trở nên hỗn loạn, khó phân biệt chánh, tà. Đây cũng là lúc mà các bộ phái phân hóa đến cực điểm. Trước thực trạng như vậy, vua A Dục đã phát tâm khởi xướng và là người bảo trợ cho Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ ba trong lịch sử Phật giáo.

b/- Diễn tiến và kết quả:

Thành phần của Hội nghị lần này gồm có một ngàn vị Tăng ưu tú được tuyển chọn từ khắp đất nước, dưới sự chủ tọa của Tôn giả Mục Liên Đế Tu (Moggaliputta Tissa), tổ chức tại Lâm Viên (Uyyàna), Hoa Thị thành (Pataliputta), thuộc nước Ma Kiệt Đà (Maggadha), vào khoảng 218 năm sau Phật diệt độ, tức khoảng năm 325 trước TL. Hội nghị diễn ra ròng rã trong chín tháng. Theo nhiều cứ liệu thì phương thức kết tập cũng không khác mấy lần trước.

Sau hội nghị, ngoài sự kết tập về kinh và luật tạng, ngài Mục Liên Đế Tu đã soạn bộ Thuyết sự (Kathàvatnu) để nêu lên những điểm khác biệt giữa Phật giáo và các học thuyết ngoại đạo, nhằm phản bác giáo nghĩa của các ngoại đạo đương thời, loại trừ những hỗn loạn trong Tăng giàcủng cố sự trong sáng vốn có của Phật pháp. Điểm nổi bật của Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ ba là lần đầu tiên, Tam tạng Thánh điển được hình thành trọn vẹn.

3)- Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư:

Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư diễn ra vào thời vua Ca Nị Sắc Ka (Kanishka). Có nhiều sử liệu ghi nhận khác nhau về niên đại, nhưng hợp lý nhất là vào khoảng bốn trăm năm sau Phật diệt độ, đây là giai đoạn cuối của thời kỳ phân hóa bộ phái.

a/- Lý do kết tập:

Vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka) là người thâm tín Phật giáo, ham thích học hỏi giáo lý. Tương truyền, mỗi ngày nhà vua đều có thỉnh một vị Tăng vào cung thuyết giảng. Tuy nhiên, mỗi vị giảng sư đều có những kiến giải bất đồng về lời Phật dạy nên nhà vua rất phân vân. Được sự gợi ý của Hiếp Tôn Giả (Parsva), nhà vua đã khởi tâm bảo trợ cho Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư.

b/- Diễn tiến và kết quả:

Hội nghị đã tuyển chọn năm trăm học giả tinh thông Tam tạng Thánh giáo từ khắp nơi trong nước, do ngài Thế Hữu (Vasamitra) làm đệ nhất chủ tọa và ngài Hiếp Tôn Giả (Parsva) làm đệ nhị chủ tọa. Hội nghị tổ chức tại tinh xá Hoàn Lâm (Kundalavana Samgharama), nước Kamistra. Hội nghị lần này đã bàn luận rất kỹ lưỡng nghĩa lý cũng như các vấn đề khác của kinh và luật. Kết quả của Hội nghị kết tập, ngoài kinh và luật tạng, những vấn đề thảo luận được biên tập thành ba bộ luận (Ưu Bà Đề Xá, Tì Nại Da Tì Bà SaA Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa) gồm chín trăm sáu mươi vạn lời (ba mươi vạn bài tụng).

Vua Ca Nị Sắc Ca đã ra lệnh khắc toàn bộ kinh, luật, luận sau khi đã biên tập lên trên những lá đồng, bảo quản nghiêm ngặt tại một nơi cố định, ai có nhu cầu nghiên cứu thì đến đọc tại chỗ, tuyệt đối không cho mang ra ngoài. Tuy nhiên, những bảo vật này cũng sớm bị thất lạc, nay chỉ còn phần thích luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma Mahavibhasa sastra) mà ngài Huyền Trang đã dịch sang chữ Hán, gồm hai trăm quyển.

II. Sự phân hóa của các bộ phái

1)- Nguyên nhân của sự phân hóa:

Nguyên nhân đưa đến khởi đầu sự phân hóa các bộ phái gồm nhiều yếu tố, nhưng có thể phân thành hai, đó là nguyên nhân sâu xanguyên nhân trực tiếp.

a/- Nguyên nhân sâu xa:

Như chúng ta biết, Phật phápbất định pháp, tùy theo căn cơ, khả năng nhận thức mà có những kiến giải bất đồng về nó. Ở thời kỳ Đức Phật, những bất đồng bao giờ cũng được Ngài hóa giải một cách êm thấm. Sau khi Ngài diệt độ, không ai có thể thay thế được vai trò của Ngài, và mầm mống của sự bất đồng, phân hóa dần dần lớn lên, trở nên gay gắtđưa tới sự phân chia bộ phái.

Thêm nữa, Phật giáo ngày càng được truyền bá rộng rãi trên khắp lãnh thổ Ấn Độ nhưng lại chưa có một trung tâm cho Tăng già - Giáo hội quy tụ, các vị Thánh tăng lần lượt qua đời, hoàn cảnh xã hội có những thay đổi nhất định, từ những cách biệt đó có thể đưa đến những quan điểm bất đồng, thậm chí đối lập trong nhận thức về lời Phật dạy...

b/- Nguyên nhân trực tiếp (nguyên nhân chính):

Theo sử liệu của Phật giáo Nam truyền thì nguyên nhân đưa ra sự phân chia Giáo hội thành hai bộ là Thượng tọa bộĐại chúng bộ là do bất đồng quan điểm về mười điều (phi pháp), như đã đề cập ở Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai, vào khoảng một trăm năm sau Phật diệt độ.

Các tài liệu Phật giáo Bắc truyền, như bộ luận Dị bộ tông luận (3), được viết vào khoảng giữa thế kỷ thứ II sau TL, thì cho rằng nhân vì bất đồng về năm sự mà ngài Đại Thiên (Mahadeva) (Ngũ sự Đại Thiên) nêu ra nên Giáo hội chia thành hai bộ là Thượng tọa bộĐại chúng bộ. Năm điều mà ngài Đại Thiên đề xướng được tóm tắt trong bài kệ sau:

«Dư sở dụ, vô tri,
Do dự, tha linh nhập,

Đạo nhân thanh cố khởi,

Thị danh chân Phật giáo«

Nghĩa là:

(1) Bậc A La Hán tuy đã đoạn tận hết phiền não nhưng vì còn nhục thân nên về sinh lý vẫn có hiện tượng di tinh trong mộng mị (Dư sở dụ).

(2) A La Hán đã đoạn tận vô minh nhưng không phải là người biết hết mọi điều trong đời sống thế tục (vô tri).

(3) A La Hán tuy không còn do dự về con đường giải thoát, nhưng vẫn còn những do dự về các điều vô hại, như làm thế nào thì hợp lý, thế nào thì không (Do dự)

(4) Có vị đã chứng đắc A La Hán đôi khi phải nhờ Phật hay bậc sư trưởng chỉ dẫn mới biết là mình đã chứng ngộ (tha linh nhập).

(5) A La Hán cũng có vị ngộ đạo nhờ vào âm thanh thuyết pháp, trong đó có sự thuyết khổ và than khổ (Đạo nhân thanh cố khởi).

Và ngài Đại Thiên cho như vậy là hoàn toàn đúng với Phật pháp (Thị danh chân Phật giáo).

Thực tế năm điều mà ngài Đại Thiên nêu ra là nhằm để so sánh quả vị Phật và A La Hán, Ngài quan niệm rằng chỉ có Phật mới là hoàn hảo, còn A La Hán vẫn còn những khiếm khuyết. Quan niệm này đã dấy lên những bất đồng. Nhóm tán thành lập ra Đại chúng bộ, nhóm phản đối lập nên Thượng tọa bộ.

Quan điểm Nam truyền thì cho rằng khởi nguồn của sự phân hóa Giáo hội là từ những bất đồng về «mười điều phi pháp«, như vậy là bất đồng về giới luật; trong lúc đó quan điểm Bắc truyền thì cho rằng, nguyên nhân là từ sự đối lập quan điểm về «ngũ sự Đại Thiên«, và đây là bất đồng về giáo nghĩa. Nhìn chung, nguyên nhân trực tiếp của sự phân hóa Giáo hội, ban đầu do bất đồng về việc ứng dụng giới luậtphù hợp hơn; còn những bất đồng trong quan điểm về giáo lý, cụ thể là qua «ngũ sự Đại Thiên« hẳn cũng đang ngấm ngầm, sau đó mới bộc phát.

Sau này, khi Đại chúng bộThượng tọa bộ có sự phân hóa thêm nhiều bộ con, lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như thế nào sẽ đề cập ở phần tiếp theo.

2)- Diễn tiến của sự phân hóa và đặc điểm về giáo nghĩa của các bộ phái:

Về niên đại diễn ra sự phân hóa các bộ phái, hiện nay có hai căn cứ chính. Theo sử liệu Phật giáo Nam truyền thì sự phân hóa của cả hai bộ phái diễn ra từ sau Phật diệt độ khoảng một trăm năm đến hơn hai trăm năm. Sử liệu Phật giáo Bắc truyền thì ghi nhận: Đại chúng bộ phân hóa các bộ phái trong khoảng sau Phật diệt độ từ một trăm năm đến hai trăm năm; niên đại phân hóa các bộ phái từ Thượng tọa bộ diễn ra muộn hơn, trong khoảng sau Phật diệt độ từ hai trăm năm đến ba trăm năm.

Về tổng số các bộ phái thì có đến nhiều chứng cứ: có nơi nói là có 24 bộ phái tất cả, có nơi ghi là chỉ có 18 bộ phái hoặc 20 bộ phái, và tên gọi cũng có đôi chỗ bất đồng. Ở đây, căn cứ vào Dị tông luận (4) thống nhất tổng số các bộ phái là hai mươi (20).

a/- Sự phân hóa từ Đại chúng bộ:

Đại chúng bộ có sự phân hóa nội bộ diễn ra trước hết. Như chúng ta đã biết, Đại chúng bộ có khuynh hướng cấp tiến, tư tưởng tự do nên nội bộ luôn có mầm mống của sự phân hóa, nhất là khi nảy sinh những vấn đề mới.

Trung tâm hoằng pháp của Đại chúng bộ đặt tại Ương Xà Quật (Amgotara), thuộc vùng Trung Ấn. Đại chúng bộ có bốn lần phân hóa, trước sau gồm chín bộ, kể cả bộ gốc. Theo Ngao đầu tam luận huyền nghĩa quán chú của ngài Chân Đế (5), thì trong lúc Đại chúng bộ đang phổ biến tư tưởng của các bộ kinh như Hoa Nghiêm, Niết bàn, Thắng Man, Duy Ma, Kim Quang Minh, Bát Nhã..., ngay trong nội bộ có ý kiến ủng hộ nhưng cũng có những phản ứng bất đồng, và kết quả là tại đây, từ Đại chúng bộ đã phân hóa và hình thành thêm ba bộ mới là Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộKê dận bộ.

* Nhất thuyết bộ (Ekavyavahàrikah) chủ trương rằng các pháp thế gianxuất thế gian đều là giả danh, không có thực thể.

* Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravàdinàh) thì quan niệm pháp thế gian là do vọng tưởng mà có, nhân vọng tưởng mà sinh ra phiền não, do phiền não mà tạo nghiệp, do nghiệp mà chiêu cảm quả báo. Vì từ vọng tưởng điên đảo mà có nên các pháp thế gian đều là hư vọnggiả danh. Bộ phái này chỉ thừa nhận các pháp xuất thế gian mới thật có, vì nó được khởi lên từ cảnh và trí chân thật.

* Kê dận bộ (Kankkutikàh) tập hợp những vị đề cao luận tạng. Họ cho rằng kinh tạngluật tạnggiáo lý do Đức Phật phương tiện thuyết tùy căn cơ, chỉ có luận tạng mới là giáo lý chân thật vì nó giải thíchý nghĩa của kinh và luật.

Lần phân hóa thứ hai, từ Đại chúng bộ lại chia ra thành lập một bộ nữa là Đa văn bộ (Bàhusrutiyàh), do ngài Tự Y Bì (Yajnavalkya) khởi xướng. Tương truyền, thời Đức Phậtđạo sĩ hiệu Tự Y Bì, sau khi xuất gia theo Phật, chứng quả A La Hán, rồi vào núi Tuyết ẩn dật. Khoảng hai trăm năm sau Phật diệt độ lại xuất hiện ở Ương Xà Quật - trung tâm của Đại chúng bộ đương thời - nhân nghe bộ này hoằng truyền Tam tạng với giáo nghĩa thô thiển nên Ngài đã thành lập Đa văn bộ để tuyên dương nghĩa lý thâm sâu của Phật pháp. Đa văn bộ không đồng tình với chủ trương của Đại chúng bộ cho rằng tất cả lời Phật đều là chuyển pháp luân, mà quan niệm chỉ có ngũ ấm (vô thường, khổ, không, vô ngãNiết bàn) và Bát chánh đạo mới là chuyển pháp luân; những lời dạy khác của Đức Phật chỉ là thánh giáo, thuộc thế gian pháp.

Thuyết giả bộ (Prajnàptivadinàh) là kết quả của sự phân hóa lần thứ tư từ Đại chúng bộ, do ngài Đại Ca Chiên Diên (Mahakatyayana) ở nước Đại Lạt Đà (Maharattha) thành lập. Thuyết giả bộlập trườngphân biệt thánh giáo gồm có nhiều cấp độ: do Phật giả lập thuyết, chân thật thuyết, có ý nghĩa tương đối, ý nghĩa tuyệt đối; các pháp thế gianxuất thế gian đều có một phần là giả thuyết.

Lần phân hóa thứ tư, từ Đại chúng bộ chia ra và thành lập thêm ba bộ là Chế đa sơn bộ (Caityasailàh), Tây sơn trú bộ (Aparasailàh) và Bắc sơn trú bộ (Uttarasailàh). Nguyên do của sự phân hóa này là, khoảng cuối trăm năm thứ hai sau Phật diệt độ, Đại chúng bộ được ưu đãi nên có nhiều ngoại đạo trà trộn vào hàng ngũ Tăng già, trong đó có không ít người nghiên cứu thông suốt Tam tạng kinh điển. Khi bộ này tổ chức sàng lọc để loại thành phần này ra khỏi đoàn thể, thì có một nhóm khoảng ba trăm người tài trí do Tỳ kheo Đại Thiên làm thủ lĩnh không chịu bị khai trừ, đã nhóm họp tại núi Chế Đa, đem «ngũ sự Đại Thiên« ra tranh luận, do bất đồng quan điểm nên lại chia thành ba bộ, gọi tên bộ phái theo căn cứ như đã thấy ở trên.

Tóm lại, sự phân hóa của Đại chúng bộ có thể giản lược theo sơ đồ sau:

Đại chúng bộ 1. Nhất thuyết bộ Phân hóa lần I
2. Thuyết xuất thế bộ
3. Kê dận bộ
4. Đa văn bộ Phân hóa lần II
5. Thuyết giả bộ Phân hóa lần III
6. Chế đa sơn bộ Phân hóa lần IV
7. Tây sơn trú bộ
8. Bắc sơn trú bộ
b/- Sự phân hóa từ Thượng tọa bộ:

Trong khi Đại chúng bộ diễn ra sự phân hóa thì Thượng tọa bộ, với khuynh hướng thủ cựu, coi trọng sự truyền thừa nên vẫn hòa hợp và đồng nhất. Tuy nhiên, dưới sự tác động của sự phân hóa từ Đại chúng bộ cũng như sự thay đổi của những điều kiện xã hội, đến đầu trăm năm thứ ba sau Phật diệt độ, nội bộ của Thượng tọa bộ nảy sinh những bất đồng về quan điểm đối với Tam tạng và bắt đầu quá trình phân hóa. Tổng cộng có tám lần phân chia tất cả, hình thành mười một bộ (kể cả bộ gốc: Thượng tọa bộ = Tuyết sơn bộ).

Như chúng ta đã biết, Thượng tọa bộ chủ trương coi trọng kinh tạngxem thường luật và luận tạng. Vì bộ này quan niệm luật là do Phật tùy căn cơ chế định, luận thì chỉ nhằm giải thích kinh và luật nên thường đi xa sự thật của lời Phật dạy, chỉ có kinh tạng là uyên nguyên, là căn bản cho mọi quy củ. Nhưng đến đầu trăm năm thứ ba sau Phật diệt độ, quan niệm này không còn được nhất trí trong bộ phái. Trong thành viên của Thượng tọa bộ có một nhóm người theo khuynh hướng tư biện lý luận, nổi bật hơn cả là ngài Ca Đa Diễn Ni Tử (Katyayaniputra), chủ trương đề cao luận tạng, nhân sự bất đồng trên nên nhóm này tách khỏi Thượng tọa bộthành lập Thuyết nhất thiết hữu bộ (Saivàstivàdàh), gọi tắt là Hữu bộ, cũng có tên khác là Thuyết nhân bộ (Hetuvàdàh). Hữu bộ sau khi thành lập liền có thanh thế rất lớn, chiếm hẳn căn cứ của bộ gốc và Thượng tọa bộ yếu thế dần, chuyển căn cứ đến Tuyết sơn rồi tự đổi tên thành Tuyết sơn bộ (Haimavàtàh) nhưng thực chất chính là nội dung của Thượng tọa bộ. Đặc điểm cơ bản của giáo nghĩa Hữu bộquan niệm tất cả các pháp đều là thực hữu.

Từ Hữu bộ lại có sự phân hóa và thành lập thêm Độc Tử bộ (Vatsipatriyàli). Độc Tử (Vatsiputra) là tên vị bộ chủ đệ tử của ngài La Hầu La (Lahula), La Hầu La là học trò của ngài Xá Lợi Phất (Sariputra). Bộ này vẫn chủ trương đề cao luận tạng, nhưng điểm khác biệt với Hữu bộ là chỉ căn cứ vào Pháp uẩn túc luận tương truyền do ngài Xá Lợi Phất soạn.

Sau đó, nhân vì những bất đồng quan điểm trong việc giải thích một bài kệ nói về bốn quả Thánh (6) trong bộ luận của ngài Xá Lợi Phất, có quan điểm dùng ý kinh thêm vào nhằm bổ túc nghĩa lý cho bài kệĐộc Tử bộ lại phân hóa và thành lập thêm bốn bộ phái độc lậpPháp Thượng bộ (Dharmottariyàh), Hiền trú bộ (Dhadrayàniyàh), Chánh lượng bộ (Sammitiyàh) và Mật lâm sơn bộ (Sandagirikàh). Ngoài những quan điểm bất đồng trong việc giải thích bài kệ như đã nói ở trên, bốn bộ phái này đều có một nét chung là vẫn cùng đề cao luận tạng.

Vào khoảng sau Phật diệt độ ba trăm năm, lại từ Hữu bộ phân hóa và thành lập thêm một bộ phái nữa là Hóa Địa bộ (Mahìsarakàh). Tân bộ phái này lập tên bộ phái theo tên bộ chủ (Hóa Địa), ngài Hóa Địa nguyên là một Bà La Môn thông hiểu bốn Vệ Đà, sau xuất gia theo Hữu bộchứng ngộ A La Hán, ngài thường vận dụng tri thức quảng lãm của mình để giải thích lời Phật dạy và được một nhóm người đồng tình, do đó đã tách ra khỏi Hữu bộ và lập một bộ phái riêng.

Từ Hóa địa bộ tiếp tục phân hóa, có thêm Pháp Tạng bộ (Dharmaguptakàh). Pháp Tạng (Dharmagupta) là tên của bộ chủ, nói là đệ tử của Tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallàna). Lúc Tôn giả Mục Kiền Liên sinh tiền, Ngài thường theo thầy mình và được nghe Tôn giả thuyết giảng. Sau khi thầy của Ngài tịch, Ngài đã kết tập theo ký ức những lời giảng đó và chia thành năm tạng là kinh, luật, luận, chú và Bồ tát tạng. Chủ kiến của Ngài đã được một số trong Hóa Địa bộ ủng hộ và rồi tách ra thành một bộ phái độc lập.

Hữu bộ, về sau này, vẫn còn tiếp tục phân hóa thêm hai lần nữa. Trong hàng ngũ của Hữu bộ có một Tỳ kheo chứng quả A La Hán tên là Ẩm Quang (Kàsyapa), một hôm Ngài tuyên bố rằng, những lời Phật dạy tựu trung có hai loại: một nhằm đối trị phiền não, và một là để chỉ ra những bất ổn của các học thuyết ngoại đạo. Ngài Ẩm Quang được nhiều người theo, rồi lập nên Ẩm Quang bộ (Kàsyapiyàh), lấy tên Ngài để gọi tên cho bộ phái.

Trong Hữu bộ lại nảy sinh quan điểm xem kinh tạng mới là căn cứ giáo lý quan trọng nhất, như lập trường của Thượng tọa bộ trước đây, điều này cũng có nghĩa là mâu thuẫn với Hữu bộ, từ đó thành lập một bộ phái độc lập lấy tên là Kinh lượng bộ (Sautràntikàh) hay còn có tên khác là Thuyết chuyển bộ (Samkràntivàdàh). Đây là lần phân hóa cuối cùng trong hệ thống của Thượng tọa bộ.

Tóm lại, diễn tiến của sự phân hóa các bộ phái từ Thượng tọa bộ có thể tóm tắt trong lược đồ sau:

Thượng tọa bộ 1. Thuyết nhất thuyết hữu bộ, (Hữu bộ
(I)
3. Độc tử bộ (II) 4. Pháp thượng bộ (III)
5. Hiền trụ bộ (III)
6. Chánh lượng bộ (III)
7. Mật lâm sơn bộ (III)
8. Hóa địa bộ (IV) 9. Pháp ttạng bộ (V)
10. Ẩm quang bộ (VI)  
11. Kinh lượng bộ (VII)
2. Tuyết sơn bộ
(= Thượng tọa bộ) (I)
   
(I, II, III... VII là ký hiệu của số lần phân hóa)





c/- Đặc điểm về giáo nghĩa của các bộ phái:

Từ những bất đồng về giới luật (tán thành và không tán thành về «mười điều phi pháp«), Giáo hội đã phân hóa ra hai, là Thượng tọa bộĐại chúng bộ. Trên cơ sở sự phân hóa về tổ chức giáo đoàn, ngoài những điểm tương đồng trong các vấn đề giáo lý cơ bản, hai bộ trên đã dần dần hình thành một số điểm dị biệt trong nhận thức về vạn pháp, sự tu hành, quả vị chứng ngộ... Nhìn một cách khái quát, như đã đề cập ở phần trước, cả hai bộ đều y cứ vào giáo nghĩa nguyên thủy; tuy nhiên, Thượng tọa bộ có khuynh hướng bảo thủ, tôn trọng giới luật, coi trọng truyền thốngnỗ lực nhằm bảo lưu mọi giá trị của truyền thống, nên có phần nặng về hình thức; Đại chúng bộ thì có khuynh hướng cấp tiến, đề cao trí tuệ, có phần chú trọng lý tưởng hơn là những quy định vốn có trong truyền thống, đặc biệt là về quy định trong tổ chức giáo đoàn. Những điểm tương đồng và dị biệt rất tinh tếtương đối phức tạp, không thể nói ra một cách cụ thể ở đây, vì rất dài dòng, mà chỉ sơ lược đặc điểm tinh thần như thế. Xin đơn cử một thí dụ: cả Thượng tọa bộĐại chúng bộ đều lấy giáo lý Tứ diệu đế làm căn bản, nhưng không đồng nhau trong sự nhấn mạnh bốn chi phần của giáo lý này. Thượng tọa bộ thì nhấn mạnh đến Khổ đếTập đế, tức là có chủ ý lấy thế giới thực tại làm trọng tâm; giáo nghĩa của Đại chúng bộ thì nhấn mạnh Diệt đếĐạo đế, tức là có ý xem trọng thế giới lý tưởng...

Về mặt tổ chức, sau khi phân hóa thì Thượng tọa bộĐại chúng bộ hình thành như hai hệ thống. Tuy nhiên, trong giáo nghĩa của các bộ phái thì không đơn thuần thừa kế và phát huy theo khuôn khổ của hai hệ thống trên. Thực tế cho thấy là, có bộ phái phân hóa từ Đại chúng bộ nhưng giáo nghĩa lại phần nhiều tương đồng với giáo nghĩa của Thượng tọa bộ, và ngược lại, có một số bộ phái phân hóa từ Thượng tọa bộ nhưng giáo nghĩa lại gần gũi với Đại chúng bộ, hay có bộ phái dung hợp rồi phát triển thêm những quan điểm giáo nghĩa rất đặc thù... Đó là trường hợp của Đa văn bộ, được phân hóa từ Đại chúng bộ nhưng giáo nghĩa thì phần nhiều tương đồng với Hữu bộ; hoặc như Hóa Địa bộ, Pháp Tạng bộ, Ẩm Quang bộ đều thuộc Thượng tọa bộ nhưng giáo nghĩa thì đa phần gần gũi với Đại chúng bộ...

Đối chiếu và phân tích những đặc điểm giáo nghĩa của các bộ phái, các nhà nghiên cứu Phật học đã chia hai mươi bộ phái thành các hệ thống, như hệ thống Đại chúng bộ, hệ thống Hữu bộ, hệ thống Độc Tử bộ, hệ thống Kinh lượng bộhệ thống chiết trung (những bộ phái có sự ảnh hưởng giáo nghĩa của các bộ phái khác ngoài bộ gốc). Trong đó có hệ thống Độc Tử bộKinh lượng bộ đã phổ biến một số học thuyết rất đặc thù và gần gũi với tư tưởng của Phật giáo Phát triển (Mahayana) sau này. Tiêu biểu là thuyết «Bất khả thuyết tạng« (7) của Độc Tử bộhọc thuyết «vô lậu chủng tử« (8), «Thắng nghĩa ngã« của Kinh lượng bộ (9).

Nhìn chung, tư tưởng Phật giáo trong thời kỳ phân hóa các bộ phái là «phong phú đến phức tạp về học thuyết«. Về mặt tư tưởng thì nó góp phần làm cho tư tưởng Phật giáo thêm phong phú và đồ sộ, vì các bộ phái đều nỗ lực phát huy, khai triển một phần nào đó của Phật pháp, sự khác nhau là chỉ ở góc độ nhận thức. Tuy nhiên, tài liệu lịch sử nói về thời kỳ này thì khá hiếm hoi. Đã vậy, các nguồn sử liệu lại có đôi chỗ bất đồng về niên đại cũng như nguyên nhân phân hóa, có lẽ là do xuất phát từ hạn chế trong quan niệm. Trên đây chỉ là những nét sơ lược về nguyên nhân, tiến trình phân hóa và đặc điểm giáo nghĩa của các bộ phái.

Điều đáng chú ý là suốt mấy trăm năm, trong quá trình phân hóa cũng như sau khi phân hóa, tuy có những bất đồng về quan điểm nhưng không hề xảy ra cuộc bạo động nào nhằm áp chế bộ phái đối lập và để biểu dương thanh thế của bộ phái. Qua đó đã nói lên một trong những đặc điểm của Phật giáotự do tư tưởng. Điều này thể hiện rất rõ trong thời kỳ Phật giáo bộ phái.

Mặt khác, sau khi thành lập, các bộ phái phải nỗ lực phát huy tư tưởng nhằm để giữ vững vị trí của mình. Sự nỗ lực đó đã đem lại kết quả là hệ thống văn học A Tỳ Đàm (Abhidhamma) đã hình thành, nổi bật là kho tàng luận thư của Thượng tọa bộHữu bộ.

III. Phật giáo từ triều đại vua A Dục (Asoka) đến triều đại vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka)

1)- Vai trò của vua A Dục trong sự truyền bá Phật giáo:

Vua A Dục (trị vì 269-232 trước TL, khoảng hơn hai trăm năm sau Phật diệt độ) là người có công thống nhất Ấn Độ, xây dựng đất nước trở nên hùng cường về mọi mặt. Nhà vua là vị lãnh đạo đã áp dụng đạo đức Phật giáo vào đường lối, chính sách cai trị, và đồng thời, vua A Dục là một Phật tử hộ đạo vĩ đại bậc nhất trong lịch sử, đặc biệtlịch sử truyền bá Phật giáo ra ngoài Ấn Độ.

Sau những cuộc chiến đẫm máu, dù thắng lợi vẻ vang nhưng nhà vua chợt nhận ra một điều hệ trọng là cội nguồn hạnh phúc, giá trị của con người không phải ở bên ngoài mà ở ngay trong chính bản thân của mỗi cá nhân. Từ một ông vua hung hãn, vua A Dục đã quy y Phật giáo và trở thành một Phật tử nhiệt thành hộ trì Phật giáo, được lịch sử ca ngợi là một đấng anh quân vĩ đại nhất trong lịch sử Ấn Độ.

Tự xưng là Phật tử, nhà vua đã thân hành chiêm bái các thánh tích, và tại mỗi nơi quan trọng, nhà vua đều cho dựng trụ đá để tưởng niệm Đức Phật. Những trụ đá và các sắc lệnh được khắc lên đó sau này là một chứng tích khảo cổ quý giá, giúp chúng ta hiểu thêm về Đức Phậtlịch sử của giai đoạn này.

Ý thứcgiá trị thiết thực của tư tưởng Phật giáo trong việc xây dựng xã hội, đất nước lâu dài, vua A Dục đã tích cực truyền bá tư tưởng Phật giáo không chỉ khắp trong lãnh thổ Ấn Độ, mà còn ra ngoài nước, cử các đoàn truyền giáo đến Hy Lạp, Ai Cập, các nước thuộc vùng Địa Trung Hải, Tích Lan (Sri Lanka)... khiến cho thế giới biết đến Phật giáođạo Phật trở thành một trong những tôn giáo, tư tưởng lớn của nhân loại.

Một trong những đoàn truyền giáo do nhà vua cử đi có đoàn của hoàng tử Mahinda, đã mang kinh điển sau khi đã được kết tậpHội nghị kết tập lần thứ hai, do nhà vua bảo trợ và tổ chức, đến Tích Lan (Sri Lanka) để sau đó kinh điển này được kết tập ở đây thành tạng Pali, xem như là một căn cứ văn bản Tam tạng Thánh giáo cổ xưa nhất hiện nay.

Có một điều không thể quên là, triều đại của vua A Dục gặp lúc Phật giáo phân hóa có thể nói là đến cực điểm, tuy vậy chúng ta vẫn không thấy nhà vua có sự can thiệp vào sự phân hóa các bộ phái và cũng không thấy nhà vua có thái độ thiên vị một bộ phái nào. Đặc điểm đạo đức mà nhà vua khích lệ dân chúng thực hànhcon đường trung đạo, tránh xa những cực đoan. Chính sách cai trị của nhà vua là cởi mở, không thiên vị người Phật tử hay không Phật tử...

Tóm lại, Phật giáo ở đời vua A Dục phát triển rất mạnh mẽ. Phật giáo không chỉ được truyền bá khắp nơi trong lãnh thổ mà còn truyền bá đến các nước Hy Lạp, Ai Cập, Syria và hầu hết vùng phía Đông của bờ biển Địa Trung Hải; các nước Aparantaka, Kamboja thuộc phía Bắc Ấn Độ; Pulinda, Bhoja, Pitinika, Andhra, Cola, Pandya và Sri Lanka (Tambapanni) ở phía Nam lãnh thổ Ấn Độ...

2)- Phật giáo sau triều đại vua A Dục:

Sau khi vua A Dục qua đời (khoảng năm 232 trước TL), những người kế vị phần nhiều tin theo Bà La Môn giáoKỳ Na giáo nên Phật giáo không còn được ưu đãi, bảo hộ như xưa. Khoảng đầu thế kỷ II trước TL, có võ tướng tên là Bổ Sa Mật Đa (Pusyamitra) tiếm ngôi vua và lập nên một triều đại mới là Sunga. Pusyamitra là người mộ Bà La Môn giáo và đã bức hại Phật giáo. Những vương triều kế tiếp đều tin theo tín ngưỡng Bà La Môn, nên Phật giáo tại vùng Trung Ấn, nơi mà thế lực của các vương triều trên chi phối, suy yếu dần; tuy nhiên, tại các vùng Bắc Ấn và Tây Ấn, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển, có nhiều bậc cao minh du hóa.

Giai đoạn này đặc biệt để lại hàng loạt di tích kiến trúc Phật giáo. Ngoài hàng ngàn ngôi bảo sát được vua A Dục cho xây dựng khắp nơi để thờ Phật, hiện nay vẫn còn lưu giữ dấu ấn của thời đại này qua những công trình như tháp Phật ở vườn Nai (Lộc Uyển), Bồ đề đạo tràng, động Ellora, Ajanta (niên đại khoảng thế kỷ II trước TL)...

3)- Phật giáotriều đại vua Ca Nị Sắc Na (Kanishka):

Vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka) trị vì Ấn Độ sau vua A Dục khoảng ba trăm năm (tức khoảng đầu thế kỷ thứ II sau TL). Vua là người rất mộ Phật giáo, công lao của ông đối với Phật giáo được so sánh gần ngang với vua A Dục.

Vương triều Kanishka có thế lực rất hùng mạnh, đã chinh phục sang cả một số vùng lãnh thổ của nhà Hậu Hán như Kashgar, Varkand, Khotan... Sử liệu ghi lại rằng, trong các bộ phái, vua Kanishka chuộng Hữu bộ hơn cả.

Công lao hộ trì Phật giáo của nhà vua được ghi nhận qua việc khởi xướng, bảo trợ và cho khắc ghi thành văn bản Tam tạng kinh điểnHội nghị kết tập lần thứ tư, như đã đề cập ở phần trước. Trong thời gian trị vì, nhà vua đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc Phật giáo như bảo tháp để tôn thờ xá lợi Phật khắp nơi trong nước.

Trong ba mươi năm trị vì của vua Kanishka, dưới sự hộ trì của người lãnh đạo tối cao của đất nước, Phật giáo đã phát triển rất mạnh, không thua kém gì thời vua A Dục trước đó. Tuy nhiên, sau triều đại vua Ca Nị Sắc Ca, có triều đại thì ủng hộ, có triều đại thì bài xích, nên Phật giáo cũng thăng trầm, biến thiên theo lịch sử; nhưng lúc phát triển nhất cũng không thể sánh với tầm ảnh hưởng sâu rộng như dưới triều đại của vua A Dục và vua Ca Nị Sắc Ca.
 
 

C. Thời kỳ Phật giáo Phát triển (Mahayana)

I- Khái niệm

Chữ Mahayana dịch âm Hán-Việt là Đại thừa, thường được hiểu là cỗ xe (pháp) lớn. Thuật ngữ này có thể xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ I trước TL, nhưng đến thế kỷ thứ III sau TL mới được xác định rõ ràng qua những tác phẩm của ngài Long Thọ (Nagarjuna) với lập trường các pháp không có tự thể bất biến (tánh Không). Đại thừa (Mahayana) cũng có ý chỉ cho những tư tưởng thượng thừa, cao siêu, thâm thúy...

Thuật ngữ Mahayana (Đại thừa) thường đi đôi với Hinayana (Tiểu thừa) mà thường bị phân biệt hai phương pháp tu hành: ích kỷ, chỉ vì mục đích giải thoát cho cá nhân (Tiểu thừa) và vị tha, giúp người giải thoát đồng thời giải thoát cho mình (Đại thừa). Các nhà nghiên cứu Phật học đã chỉ ra đó là một sự nhầm lẫn. Mahayana là khái niệm chỉ cho khuynh hướng khai triển tư tưởng vô ngã thành một hệ thống triết học thâm thúy, hoàn hảo, chặt chẽ.

Ở đây, gọi «thời kỳ Phật giáo Phát triển« là chỉ cho thời kỳ lịch sửtư tưởng trên hưng thịnh, truyền bá rộng rãitrở thành một tư tưởng nổi bật nhất của Phật giáo, khoảng từ đầu thế kỷ thứ III đến hết thế kỷ thứ VIII sau TL.

II- Nguồn gốc của tư tưởng Phật giáo Đại thừa (Mahayana)

Nói một cách dứt khoát rằng, tư tưởng Phật giáo Đại thừa đã có từ thời Đức Phật. Trong thời kỳ Phật giáo Bộ phái, tư tưởng này đã hình thành tương đối rõ ở Đại chúng bộxen lẫn trong giáo nghĩa của các bộ phái khác. Trước ngài Long Thọ (Nagarjuna) đã có những Thánh tăng hoằng dương Phật giáo Đại thừa như Na Tiên Tỳ kheo (Nagasenna), ngài Thế Hữu (Vasumitra), Mã Minh (Asvaghosa)... chủ yếu là ở vùng Bắc Ấn.

Như đã có lần đề cập, trước thế kỷ thứ III sau TL, tức trước thời đại của ngài Long Thọ, những bộ kinh quan trọng của Đại thừa như Bát Nhã (Prajnàparamita sutra), Hoa Nghiêm (Gandavỳuha), Duy Ma Cật (Vimàlakirtinirdèsa sutra), Thủ Lăng Nghiêm tam muội (Surangama samadhi sutra), Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Pundarika sutra) và một số bản kinh thuộc tư tưởng Tịnh độ đã được phổ biến, nhất là tại Nam Ấn và Đông Ấn và đặc biệt là tại Bắc Ấn, những nơi chịu ảnh hưởng mạnh của Đại chúng bộ.

Tuy nhiên, phải đến thời đại của ngài Long Thọ, tư tưởng này mới được phát triển rực rỡ chưa từng có trước đó. Tư tưởng này cũng đã sớm tạo nên những ảnh hưởng rất lớn lên các hệ tư tưởng khác, không những trong nước mà cũng được truyền báthích hợp đối với nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Việt Nam... ngay khi mới du nhập.

Trên phương diện giáo lý, những tư tưởng trên không gì khác hơn là sự phát triển về sau và dồi dào, hệ thống hóa giáo lý Phật giáo Nguyên thủy; và với lý tưởng Bồ tát, có thể nói, là một khuynh hướng, phương thức «xã hội hóa« Phật giáo để phù hợp với những thay đổi của thời đại.

Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu lịch sử Phật giáo qua những thời đại gắn liền với tên tuổi của các vị luận sư nổi tiếng, tiêu biểu trong thời kỳ này.

III- Phật giáothời đại của ngài Long Thọ

1)- Vài nét về ngài Long Thọ:

Nói đến Phật giáo Phát triển (Đại thừa), trước hết người ta thường nhắc đến tên tuổi của ngài Long Thọ, vì Ngài là người có công trong việc chú thích các bộ kinh căn bản rồi hệ thống hóa giáo nghĩa và hoằng dương cho tư tưởng này rất tích cực.

Ngài sinh vào đầu thế kỷ thứ III sau TL, tức khoảng bảy trăm năm sau Phật diệt độ, thuộc dòng dõi Bà La Môn tại Nam Ấn, bẩm tính thông minh xuất chúng; trước Ngài tu theo ngoại đạo, sau theo Phật giáo, thông hiểu các giáo nghĩa. Ngài là tác giả của nhiều bộ luận nổi tiếng như Trung Quán, Đại Trí Độ, Thập trụ tỳ bà sa..., tổng cộng trên mười ba bộ, chú thích về kinh Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm...

2)- Tư tưởng của ngài Long Thọ:

Do uyên thâm nhiều lĩnh vực, trước tác nhiều bộ luận giải thích các bộ kinh, tư tưởng quan trọng nên Ngài được nhiều tông phái như Tịnh độ, Hoa Nghiêm, Tam Luận tông... tôn xưng là Tổ khai sáng. Tuy nhiên, có thể nhận ra tư tưởng chủ đạo của Ngài là triết học tánh Không được trình bày qua bộ luận bất hủ Trung Quán, đại để là «Tất cả các pháp là vô ngã hay không. Để đạt đến chấm dứt khổ đau, cần phải chứng ngộ đạo lý không ấy. Niết bànkhông tánh (vô ngã)«.

Sau thời ngài Long Thọ, có các nhân vật nổi bậtĐề Bà (Deva) - đệ tử của Ngài - và La Hầu La Bạt Đa La (Ràhula Bhadra) - học trò của ngài Đề Bà.

Ngài Đề Bà cũng là người Nam Ấn, sinh khoảng cuối thế kỷ thứ III sau TL. Ngài là người xuất chúng, có tài hùng biện, thường được cử đi hàng phục ngoại đạo và các giáo nghĩa khác khắp nơi. Một số nguồn sử liệu cho biết, về sau Ngài đã bị ngoại đạo hãm hại. Ngài Đề Bà là người kế thừa và phát huy tư tưởng của thầy mình, dựa trên lập trường Trung Quán luận để viết các bộ luận nhằm xây dựng một hệ thống lý luận chặt chẽ có mục đích là «phá tà hiển chánh«. Ngài La Hầu La Bạt Đà La thì cũng sinh trưởng vào khoảng cuối thế kỷ thứ III sau TL, người Trung Ấn, tiếp tục sự nghiệp của thầy viết các bộ luận chú thích Trung Quán luận, nhưng tác phẩm của Ngài nay đã thất truyền. Tư tưởng Phật giáo Đại thừa do ngài Long Thọ khai triển truyền bá rộng rãi ở miền Nam Ấn Độ, có xu hướng phát triển về Trung Ấn, có ảnh hưởng rất lớn đương thời.

IV- Phật giáothời đại ngài Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) 

1)- Các bộ kinh xuất hiện sau thời ngài Long Thọ:

Sau thời đại ngài Long Thọ và trước khi hai anh em ngài Vô TrướcThế Thân ra đời, bấy giờ có một số bộ kinh hình thành và được truyền bá tương đối rộng rãi như kinh Thắng Man với tư tưởng Như Lai tạng (Phật tính) làm trung tâm; kinh Đại Bát Niết Bàn thuyết minh về Pháp thân thường trụ, tất cả chúng sanh đều có Phật tánhNhất xiển đề thành Phật; kinh Lăng Già (Lankavatara) với giáo nghĩa nổi bậtNhư Lai tạngA lại da thức; kinh Giải Thâm Mật với tư tưởng làm căn bản cho lĩnh vực duy thức học...

2)- Vài nét về ngài Vô TrướcThế Thân:

Theo nhiều nguồn tài liệu, các ngài Vô TrướcThế Thân là anh em cùng mẹ khác cha, ra đời sau ngài Long Thọ hơn một trăm năm, tức khoảng cuối thế kỷ thứ IV sau TL. Ngài Thế Thân lớn hơn em là ngài Vô Trước khoảng hai mươi tuổi.

Ngài Vô Trước đã từng tin theo Bà La Môn giáo, sau xuất gia theo Hữu bộ rồi nghiên cứu kinh điển Phật giáo Đại thừatích cực truyền bá tư tưởng này. Tương truyền, Ngài đã được nghe Đức Di Lặc Bồ tát (Maitreya) thuyết pháp tại cung trời Đâu Suất (Tusit) (?). Ngài là người đã viết nhiều bộ luận, trong đó phân thành hai: một, do Ngài thuật lại lời Bồ tát Di Lặc; và một, do chính Ngài soạn.

Ngài Thế Thân lúc đầu cũng xuất gia theo Hữu bộ, dấu ấn đó để lại qua bộ luận Câu Xá nổi tiếng, tổng hợp giáo nghĩa của bộ phái này; sau được anh khuyên, Ngài chuyển sang nghiên cứutích cực hoằng dương tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Ngài là người có một đầu óc phi thường, tác giả của cả ngàn bộ luận, được mệnh danh là «Thiên bộ luận sư«, trong số đó có những bộ luận làm cơ sở của ngành Duy thức học, có giá trị như những tác phẩm «kinh điển«, như Duy thức tam thập tụng, Đại thừa bách pháp minh môn luận, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận...

Ngài Vô Trước mất ở tuổi bảy mươi sáu, còn ngài Thế Thân thì thọ đến tám mươi tuổi. Những tác phẩm chú thích kinh điển của hai Ngài, cùng với ngài Di Lặc, là những bộ luận bất hủ, rất quan trọng trong lịch sử Phật giáo.

3)- Đặc điểm tư tưởng của ngài Vô TrướcThế Thân:

Đối với ngài Vô Trước, hầu hết những trước tác của Ngài nhằm để thuyết minh cho tư tưởng «Ai lại da duyên khởi« (Duyên khởi luận), nghĩa là các pháp trên thế gian đều không ngoài tâm thức con người mà có, và cội nguồn cho sự hiện hữu của các pháp là thức A lại da (thức thứ tám - Alaya). Riêng với Thiên bộ luận sư, vì Ngài là một đầu óc quảng lãm nên tư tưởng của Ngài cũng phong phú; tuy nhiên, về căn bản, kể từ sau khi Ngài chuyển sang nghiên cứu kinh điển Phật giáo Đại thừa, thì tư tưởng của Ngài là tương đồng với lập trường của ngài Vô Trước, nghĩa là cũng thuộc «Duyên khởi luận«.

Tư tưởng do anh em các ngài Vô Trước, Thế Thân phát triển chủ yếu phổ biến trước hết ở Bắc Ấn, có xu hướng ngày càng truyền bá về phía Nam.

V- Sự hình thành và hưng thịnh của đại tòng lâm Na Lan Đà (Nalanda) - trung tâm của thời kỳ Phật giáo Phát triển

1)- Sự hình thành hai hệ thống tư tưởng Phật giáo lớn:

Tư tưởng do ngài Long Thọ và anh em ngài Vô Trước, Thế Thân phát triển không lâu sau trở thành hai hệ thống tư tưởng chính của Phật giáo đương thời, gọi là trường phái Trung Quántrường phái Du Già.

Trường phái Trung Quán thuộc «Thật tướng luận«, do ngài Long Thọ khởi xướng, xuất phát từ Nam Ấn lan dần xuống phía Nam. Sau ngài Đề Bà (Deva) và La hầu La Bạt Đà La (Rahula Badhra), từ thế kỷ thứ IV trở đi có các vị luận sư xuất sắc kế thừa và phát huy như các ngài Thanh Mục (Pingala), Phật Hộ (Buddhapàlita); thế kỷ VI sau TL lại có các ngài Thanh biện (Bhàvaviveka), Trí Quang, Nguyệt Xứng (Candrakirti)... tích cực truyền bá, làm cho trường phái này hưng thịnh, có một vị trí quan trọng trong Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ VII sau TL lại có các ngài Sư Tử Quang, Thắng Quang, Trí Hộ... tiếp tục truyền bá và xiển dương tư tưởng của Trung Quán luận.

Trường phái Du Già thuộc «Duyên khởi luận«, do anh em luận sư Vô TrướcThế Thân khởi xướng, xuất phát từ Bắc Ấn rồi lan truyền đến miền Nam. Sau thời đại các ngài Vô TrướcThế Thân khoảng hai trăm năm (tức khoảng thế kỷ thứ VI sau TL, trường phái này xuất hiện nhiều bậc luận sư tài ba như ngài Thân Thắng (Bandhusri), Hỏa Biện (Citrabhàna), Đức Tuệ (Gunamati), Trần Na (Dignàga), An Tuệ (Sthiramati)... Tiếp theo lại có các Ngài như Hộ Pháp (Dharmapàla), Giới Hiền (Silabhadra) - vị thầy đã trực tiếp dạy Duy thức học cho ngài Huyền Trang tại Nalanda... Thanh thế của trường phái này không thua kém gì trường phái Trung Quán.

2)- Đại tòng lâm Na Lan Đà (Nalanda) - giao điểm, nơi hội tụ tinh hoa của Phật giáo:

Na Lan Đà là một «học viện Phật giáo« có một không hai trong lịch sử, tọa lạc tại phía Bắc thành Vương Xá (Ràjagaha, nay là Ràjgir), thuộc Trung Ấn. Nalanda có thể được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ V sau TL. Trong ký sự của mình, ngài Huyền Trang đã ghi chép rằng, khi đặt chân đến đây (nửa đầu thế kỷ thứ VII sau TL) thì Na Lan Đà đã là một đại tòng lâm quy mô; ngài Nghĩa Tịnh (cuối thế kỷ thứ VII sau TL) thì mô tả Na Lan Đà có tám viện, ba trăm phòng, kiến trúc nguy nga, tráng lệ...

Với vị trí đặc biệt đó, Na Lan Đà là nơi gặp gỡ của hai hệ thống tư tưởng từ Bắc và từ Nam truyền đến; đây trở thành nơi quy tụ các danh tăng, học giả Phật giáo lỗi lạc thời bấy giờ. Sử liệu ghi rằng, tại đây, hàng ngày có đến hàng ngàn người theo học, nghiên cứutu tập. Quy chế tuyển chọn vào Na Lan Đà cũng rất khắt khe. Vì thế, những người theo học tại Na Lan Đà, sau khi hoàn thành chương trình, đều trở thành các học giả Phật học uy tín.

Na Lan Đà trở nên một trung tâm Phật giáo, đặc biệt là về mặt học thuật, của Ấn Độ. Đây là nơi đào tạo chất lượng, đồng thời là «diễn đàn« đối thoại giữa các tư tưởng Phật giáo và giữa Phật giáo với các tư tưởng khác trong suốt mấy trăm năm.

VI- Phật giáo từ thời đại ngài Trần Na đến ngài Giới Hiền

1)- Phật giáo thời đại ngài Trần Na (Dignàgà):

Ngài Trần Na là người Nam Ấn, sinh vào cuối thế kỷ thứ V sau TL. Ngài là người có sở học bản lĩnh với mọi giáo nghĩa Phật giáo. Nổi bật ở Ngài là việc tiếp thu tinh hoa của lĩnh vực luận lý học từ triết học Ấn Độ, cải biến thành những nguyên lý mới, xây dựng nền tảng cho luận lý học Phật giáo. Về tư tưởng, Ngài kế thừa tư tưởng của các ngài Vô TrướcThế Thân, thuộc lập trường «Duyên khởi luận«.

Ngài Trần Na đã viết nhiều bộ luận, đặc biệt là bộ Nhân minh chính lý môn luận bản, mà sau này đệ tử của Ngài là Hộ Pháp đã viết chú thích đồng thời soạn thêm một số bộ luận bổ sung làm cho Nhân minh học (= luận lý học hay lô-gích học) trở thành một lĩnh vực quan trọng trong Phật học.

2)- Phật giáo thời đại ngài Thanh Biện (Bhavaviveka):

Ngài Thanh Biện là người kế thừa và phát huy tư tưởng của ngài Long Thọ. Ngài là người Nam Ấn, sống vào nửa sau thế kỷ VI sau TL. Thanh Biện không chỉ là người tinh thông giáo nghĩa Phật giáo mà còn hiểu rõ giáo nghĩa của một số ngoại đạo, đặc biệt là phái Số luận. Ngài đã viết nhiều bộ luận để làm sáng tỏ thêm tư tưởng của ngài Long Thọ trong Trung Quán luận.

Ngài thường hoằng hóa tại nướác Dhanakataka, thuộc miền Nam Ấn Độ.

3)- Phật giáothời đại ngài Hộ Pháp (Dharmapàla):

Ngài Hộ Pháp đã từng học Duy thức học từ ngài Trần Na và là người cùng thời với ngài Giới Hiền. Vì cầu học, Ngài đã đến Na Lan Đà để nghiên cứu, và không bao lâu sau, trở thành một đại học giả của Phật giáo đương thời. Ngài là tác giả của nhiều bộ luận như Thành duy thức, Thành duy thức bảo sinh... nội dung nhằm chú giải các bộ luận của các ngài Thế Thân, Trần Na... Nổi bật là bộ Thành duy thức luận, sớ giải Tam thập tụng luận của ngài Thế thân, trở thành một trong những tác phẩm trọng yếu của Duy thức học. Tương truyền, năm hai mươi chín tuổi, Ngài rời Na Lan Đà và đến ẩn tu tại chùa Đại Bồ Đề, Ngài mất khi còn rất trẻ, chỉ mới ba mươi hai tuổi. Tuy vậy, những dấu ấn của Ngài để lại, qua các bộ luận, đối với lịch sử Phật giáo là rất quan trọng.

4)- Phật giáothời đại ngài Trí QuangGiới Hiền:

Những đóng góp của ngài Trí Quang được đánh giá cao là ở sự phân loại toàn bộ giáo lý Phật giáo theo ba lập trường, được sắp xếp từ thấp đến cao: (1) «Tâm cảnh hữu giáo« (quan niệm rằng tâm và cảnh đều thực có) gồm giáo nghĩa nguyên thủybộ phái; (2) lập trường «Tâm hữu cảnh không giáo« (tâm có nhưng cảnh thì không thực có) gồm giáo nghĩa của ngài Vô Trước, Thế Thân chủ trương; và (3) «Tâm cảnh câu không giáo« (tâm và cảnh đều không thực có) gồm giáo nghĩa do ngài Long Thọ khởi xướng. Đây là quan điểm phân loại giáo lý (phán giáo) đầu tiên trong lịch sử.

Nhằm phản ứng lại quan điểm trên của ngài Trí Quang và để tuyên dương giáo nghĩa Duy thức học, ngài Giới Hiền đã nêu lên một thuyết phân loại mới. Ngài cho rằng, giáo nghĩa cũng gồm ba cấp độ: (1) «Hữu giáo« gồm giáo nghĩa của nguyên thủybộ phái; (2) «Không giáo« là giáo nghĩa của ngài Long Thọ, ở vị trí trung gian; và (3) là «Trung đạo giáo« gồm giáo nghĩa do các ngài Vô TrướcThế Thân khởi xướng, ở vị trí cao nhất.

Ngài Giới Hiền học môn Duy thức từ ngài Hộ Pháptrở thành một bậc đại luận sư về lĩnh vực này. Khi ngài Huyền Trang (Đường Tam Tạng Pháp sư) sang du học tại Na Lan Đà thì ngài Giới Hiền đã hơn một trăm tuổi và là đương kim Viện chủ của đại tòng lâm này. Do đó, sự bất đồng giữa Ngài và ngài Trí Quang tạo nên một hiện tượng tranh biện lớn về tư tưởng «Hữu, Vô« trong giới Phật học đương thời, diễn tiến của nó kéo dài một thời gian sau đó. Phật giáo có lúc lại sa vào sự cực đoan, rối rắm và phức tạp trong lý luận.

VII- Sự hình thành và hưng thịnh của Mật giáo

Mật giáo là gọi tắt của «Bí mật Phật giáo«, gồm có hai hệ thống: Chân ngôn thừa (Mantrayàna), chú trọng lý luận; và Kim cương thừa (Vajrayàna), chú trọng thực tế. Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì tư tưởng Mật giáo có từ thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, được biểu hiện qua những câu chú thủ hộ trong các bộ luật và trong kinh Khổng Tước. Suốt thời gian rất dài, Mật giáo không thấy xuất hiện. Sự hình thành như một hệ thống tư tưởng và hưng thịnh của nó gắn liền với ngôi tự viện Vikramasila, thế kỷ thứ VIII sau TL, dưới triều đại vua Dharmapala, ở miền Đông Ấn Độ. Ngôi tự viện này là trung tâm của Mật giáo.

Mật giáo thường chú trọng mục đích cầu phước, trừ tai cho nhân thế hơn là hoàn thiện về trí tuệ thông qua việc giữ giớithực hành thiền định.

Lịch sử truyền bá Mật giáo nổi bật với tên tuổi của các ngài Thiên Vô Úy (Subha Karasimha, 637-735), Kim Cương Trí (Vajra Bodhi, 671-741), Bất Không Kim Cương (Amoghavajra, 705-774), Liên Hoa Sinh (Padmasambhava, cuối thế kỷ thứ VIII), Atisa (tức Dipankarasrijanàna, cuối thế kỷ thứ XI)... Đặc biệt là ngài Liên Hoa Sinh đã truyền bá Mật giáo sang Tây Tạng để rồi tư tưởng này đâm hoa kết trái sum suê ở đây cho đến ngày nay; và, ngài Atisa, sau khi sang Tây Tạng, trở thành một đại dịch giả kinh điển của xứ sở này. Điều đáng nói là, tuy Mật giáo được xuất phát từ Ấn Độ, nhưng lại không phát triển mạnh tại đây, mà đến khi truyền bá ra bên ngoài thì lại phát triển rực rỡ.

VIII- Thảm họa của đạo Phật trước sự tàn bạo của Hồi giáo

Năm 1203, Ấn Độ bị quân đội Hồi giáo xâm lăng. Nhằm thiết lập một đế quốc Hồi giáo trên lãnh thổ Ấn, quân đội Hồi giáo đã phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần của Ấn Độ. Gánh chịu hậu quả nặng nề nhất là Phật giáoẤn Độ giáo. Quân xâm lăng Hồi giáo đã đối xử với Phật giáo rất khắc nghiệt. Họ đập phá chùa chiền, tu viện, bảo tháp, giết hại tu sĩ, đốt phá kinh điển... với ý đồ nhằm thủ tiêu Phật giáo nói riêng và tôn giáobản địa nói chung. Đây là trang sử đau thương nhất của Phật giáo, khiến cho Phật giáo gần như vắng bóng ngay trên quê hương của Đức Phật hơn nửa thế kỷ.

Tuy nhiên, ý đồ tiêu diệt Phật giáo của họ không thể thực hiện được, bởi trước đó rất lâu, Phật giáo đã truyền bá ra những quốc gia xa xôi ngoài Ấn Độ, và rất hưng thịnh tại các nơi này.

Mãi đến cuối thế kỷ XIX, nghĩa là hơn sáu trăm năm sau thảm kịch trên, có một Phật tử người Tích Lan (Sri Lanka), nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng Anagarika Dharmapàla, đã sang Ấn Độ khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo. Từ đó đến nay, Phật giáo được tái hồi sinh, các thánh tích đã và đang được trùng tu, nhiều trung tâm Phật giáo được xây dựng làm nơi đào tạo Phật họcsinh hoạt tín ngưỡng cho Phật tử tại Ấn Độ cũng như từ các nước khác đến tu học, chiêm bái.
 
 

Kết luận

Sau khi Đức Phật diệt độ (*), Phật giáo có những ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội và ngày càng được truyền bá rộng rãi trên các miền của lãnh thổ Ấn Độ cũng như ra các nước bên ngoài, đặc biệt là ở thời đại vua A Dục (Asoka). Giáo lýĐức Phật giảng dạy, như «ngón tay chỉ mặt trăng«, chỉ là một phương tiện để đi đến sự chứng ngộ trong mỗi cá nhân, mà không phải là giáo điều cứng nhắc, nên sự nhận thức bất đồng về lời Phật dạy (kinh, luật) là đương nhiên.

Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, với Giáo hội Tăng già gồm đa phần các vị Thánh tăng; vả lại, trong thời kỳ này, ranh giới truyền bá của Phật giáo cũng còn hẹp, chỉ có các vùng thuộc vòng đai trung tâm từ Đông sang Tây của Ấn Độ, tương đối có sự liên hệ mật thiết nên chưa có những bất đồng gay gắt xảy ra.

Sau Phật diệt độ khoảng một trăm năm, ranh giới địa lý truyền bá của Phật giáo mở rộng, do sự khác biệt về văn hóa cùng với những thay đổi của điều kiện xã hội đã đưa đến những bất đồng gay gắt trong nhận thức lời Phật dạyPhật giáo bị phân hóa thành nhiều (20) bộ phái. Như trước đã đề cập, thời kỳ này, tình hình Phật giáo trở nên phức tạp trong tổ chức cũng như trong việc giải thích giáo lý; tuy nhiên, sự phân hóa không gì khác hơn là nhằm thích ứng để tồn tại, ở phương diện tư tưởng, nó làm cho Phật giáo phong phú thêm. Điểm nổi bật trong thời kỳ này là những đóng góp vĩ đại của vua A Dục đối với Phật giáo, đặc biệt là trong sự nghiệp truyền bá chánh pháp và khảo cổ - lịch sử. Nhờ có việc cử những đoàn sứ giả truyền giáo đi đến các nước xa xôi, trong đó có thể có nước ta, mà Phật giáođiều kiện sớm trở thành một tôn giáo, tư tưởng lớn của nhân loại; cũng nhờ vào những trụ đá do nhà vua xây dựng tại các thánh địa đã giúp rất nhiều trong việc xác định niên đại của Đức Phật lịch sử.

Từ khoảng thế kỷ thứ I trước TL, tư tưởng Phật giáo Đại thừa (Mahayana) hưng khởi và đến thế kỷ thứ III sau TL, thời đại ngài Long Thọ, thì hưng thịnh, mở ra thời kỳ Phật giáo Phát triển. Thời kỳ này xuất hiện nhiều bậc luận sư xuất chúng, đặc biệt là sự hình thành của Trung tâm Phật học Na Lan Đà ở Bihar. Nhờ có Na Lan Đà nên Phật họcthời kỳ này phát triển hoàn bị, hình thành các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.

Sự phân kỳ lịch sử Phật giáo thành ba thời kỳ chỉ là tương đối. Thí dụ trong thời kỳ Phật giáo Phát triển, các bộ phái vẫn tồn tại song song với các hệ thống tư tưởng Đại thừa và chúng tất nhiên sẽ có ảnh hưởng qua lại với nhau...

Nhìn khái quát, Phật giáo Ấn Độ sau thời Đức Phật, luôn có những biến thiên, thăng trầm. Điều này là biểu hiện rất sinh độngthực tế đối với Phật giáo - một cơ thể sống gồm các đặc tính khế cơ, khế thời và khế lý, do đó vận động để thích ứng là một sự thật tất yếu. Diễn biến qua ba thời kỳ của Phật giáo Ấn Độ đã thể hiện điều đó. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõibản chất giáo lý không hề thay đổi, có lúc phân hóa dường như phức tạp nhưng chỉ là một tiến trình nhất quánliên tục, không có sự gián đoạn hoặc đột ngột, lệch lạc.

Qua bài học này, hy vọng sẽ giúp các học viên có một cái nhìn tổng quát, sơ lược về lịch sử Phật giáo trên quê hương Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong phần kế tiếp, học viên sẽ được giới thiệu về lịch sử Phật giáo Trung QuốcViệt Nam với những cứ liệu gần gũi, mật thiết với chúng ta hơn./.

-oOo-
* Tài liệu tham khảo cho học viên
1- Lược sử Phật giáo Ấn Độ, HT TS Thích Thanh Kiểm, Thành hội PG TP HCM ấn hành, 1995.

2- Dị tông luận của ngài Thế Hữu, Trí Quang thượng nhân dịch, Nxb TP HCM, 1994.

3- Vô ngãNiết bàn, HT Thích Thiện Siêu, Viện Nghiên cứu Phật học VN ấn hành, 1990 (tham khảo phần Nguyên ủy các tông phái Phật giáo, tr.110-148).

* Chú thích:
(1) Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na HàmA La Hán.

(2) Lối trùng tụng phổ biến trong truyền thống Ấn Độ thời cổ đại, chỉ đọc lên bằng trí nhớ chứ chưa có văn bản.

(3) Gọi tắt là «Dị tông luận«, tác giả là ngài Thế Hữu (Vasumtra), ngài Huyền Trang dịch sang chữ Hán, Trí Quang thượng nhân dịch ra Việt ngữ, ấn hành 1994.

(4) Sđd.

(5) Dẫn theo HT Thích Thiện Siêu, Nguyên ủy các tông phái Phật giáo.

(6) Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na HàmA La Hán.

(7) «Bất khả thuyết tạng«: quan niệm có một «thực thể« (Pudgala - Bổ đặc già la) thường hằng nối kết sinh mạng con người (quá khứ - hiện tại - vị lai), hiện hữu từ con người phàm phu cho đến cả sau khi thành Phật, nó không thuộc hữu vi phápvô vi pháp (phi nhị tụ).

(8) Vô lậu chủng tử: tuy còn là phàm phu nhưng đã sẵn có chủng tử xuất thế - khả năng đạt đến giải thoát, chứng ngộ tối hậu. Có thể nói, đây là tiền đề của tư tưởng «Phật tính luận« rất phổ biếnthời kỳ Phật giáo Phát triển hưng thịnh.

(9) Một thực thể vô thủy vô chung, dung thông cả pháp hữu lậuvô lậu.

(10) HT Trí Quang, Dị tông luận, 1994, tr.37.

(*) Theo cách tính Phật lịch hiện nay (2543) là năm 544 trước TL.

Câu hỏi hướng dẫn ôn tập 
1- Trình bày nét đặc trưng của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy.
2- Trình bày nguyên nhân của bốn Hội nghị kết tập kinh điển. Bạn có suy nghĩ gì về các nguyên nhân này?
3- Tóm tắt các quan niệm về nguyên nhân phân hóa bộ phái Phật giáo? Có ý kiến cho rằng phân hóa bộ phái là vượt ra ngoài đặc tính của Phật giáo, như vậy có đúng không?
4- Bạn biết gì về nhân vật đã có một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo ra ngoài Ấn Độ?
5- Trình bày hai hệ thống tư tưởng nổi bật trong thời kỳ Phật giáo Phát triển (Mahayana)?
6- Ý nghĩa vai trò của đại tòng lâm Na Lan Đà trong việc truyền bá Phật giáo?
7- Bạn có suy nghĩ gì về Phật giáo sau khi được giới thiệu lược sử Phật giáo tại quê hương của Đức Phật?

 

Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77397)
17/08/2010(Xem: 120559)
16/10/2012(Xem: 66339)
23/10/2011(Xem: 68752)
01/08/2011(Xem: 440195)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.