7. Cảnh Tượng Bất Ngờ

05/07/201112:00 SA(Xem: 13234)
7. Cảnh Tượng Bất Ngờ


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN

7 CẢNH TƯỢNG BẤT NGỜ 

Vua Tịnh Phạn muốn chắc rằng con của mình trong chuyến du ngoạn ra ngoài thành sẽ không gặp thấy bất cứ cảnh tượng gì có thể gây xáo trộn nơi tâm hồn thái tử. Vì điều này sẽ khiến người quyết định rời bỏ vương quốc để theo đuổi cuộc sống ẩn tu. Cho nên trước ngày thái tử dự tính ra dạo chơi ngoài thành, đức vua phái các triều thần và quân lính đi loan báo: “Do lịnh của đức vua, ngày mai thái tử Tất Đạt Đa sẽ viếng thăm kinh thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) (10). Dân chúng, để bày tỏ sự tôn kính, hãy trang hoàng nhà cửa, đường sá và treo đèn kết hoa rực rỡ khắp nơi. Những người già và bệnh hoạn sức khỏe yếu kém ngày mai, nên ở trong nhà. Tại kinh thành đừng để thái tử trông thấy những cảnh tượng già nua, xấu xí, cũng như không đẹp đẽ”. Và, rất từ tốn, các tên lính đã bắt những kẻ hành khất ngoài đường và mang họ tập trung về ở một nơi trong thành phố, mà thái tử sẽ không tới viếng thăm được. 

Sáng hôm sau, tên hầu cận Xa Nặc (Channa) (11), sửa soạn con ngựa Kiền Trắc (Kantaka) (12) thân yêu của thái tử, và đánh xe đưa người ra khỏi các cổng thành. 

Đây là lần đầu tiên mà thái tử, kể từ khi còn là một đứa trẻ thơ, được nhìn thấy thành Ca Tỳ La Vệ, và cũng là lần đầu tiên phần đông dân chúng trong thành gặp mặt vị hoàng tử của họ. Mọi người đều vui mừng và đứng dọc theo những đường phố được trang hoàng mới mẻ để mong nhìn thấy vị thái tử trẻ đẹp. 
 
Khi xe ngựa của người đi qua, họ trầm trồ với nhau: “Thái tử dáng người trông cao ráo và đẹp mã làm sao! Cặp mắt và vầng trán của thái tử quá sáng sủa! Chúng ta thực có phước một ngày nào đó thái tử sẽ là vua của chúng ta”.

thái tử cũng rất vui mừng. Kinh thành đâu cũng sáng ngời, sạch sẽ, và thái tử thấy dân chúng khắp nơi đều vui cười, hớn hở và nhảy múa. Các đường phố thái tử đi qua đều tràn ngập những cánh hoa do dân chúng hân hoan ném tung vào vị hoàng tử thân yêu. Thái tử sung sướngg tưởng nhớ lại: “Bài hát diễn tả thật đúng. Rõ ràng đây là một kinh thành rực rỡ tráng lệ và kỳ lạ!”.

Nhưng thái tử và tên hầu cận Xa Nặc đang đánh xe ngựa bất chợt nhìn thấy trong giữa đám đông dân chúng vui vẻ này có một ông lão già lưng còng với nét mặt buồn thảm. Do sự tò mò vì từ trước nay thái tử chưa từng thấy bất cứ hình ảnh nào như thế bao giờ, nên thái tử quay lại và hỏi: “Này Xa Nặc, ông già đó là ai vậy? Tại sao ông đi khom lưng và không nhảy múa như các bạn trẻ? Tại sao da mặt ông nhăn nheo và không sáng sủa như mọi người khác mà nó lại xanh mét và khô cằn? Tại sao ông lại quá khác biệt với thiên hạ?”.

Xa Nặc chỉ vào ông già đang đứng mà mọi người không ai nhìn thấy và trả lời: “Tại sao, tâu điện hạ, vì đó là một ông già”. 

Thái tử hỏi: “Già? Người này luôn luôn già như vậy từ hay mới xảy ra gần đây?”.

Xa Nặc trả lời: “Tâu điện hạ, dạ không. Nhiều năm trứơc ông lão già ấy cũng trẻ và khỏe mạnh như mọi người khác mà thái tử nhìn thấy tại đây hôm nay. Nhưng sức lực của ông dần dần kém sút. Lưng ông khòm xuống, màu da nơi má đã phai nhạt, phần lớn những răng của ông đều rụng hết, và hiện nay trông ông lão già nua như vậy.”

Hết sức ngạc nhiênbuồn rầu, thái tử Tất Đạt Đa lại hỏi: “Phải chăng chỉ có mình ông lão đó phải chịu cảnh khổ ốm đau vì sự già nua? Hay những người khác đều giống như ông?”

“Tâu điện hạ, như Ngài biết, chắc chắn rằng tất cả mọi người ai cũng phải trải qua tuổi già. Ngài, con, Da Du Đà La, vợ của điện hạ, và La Hầu La, mọi người sống nơi cung điện – chúng ta đang già lần trong từng giây phút. Một ngày nào đó tất cả chúng ta đều trông già nua như ông lão ấy.”

Những lời nói này của Xa Nặc đã làm cho thái tử sửng sốt, khiến người ngồi im lặng rất lâu không nói năng gì. Thái tử trông như người mất hồn, sợ hãi vì bị một tia sét đánh bất ngờ. Sau cùng thái tử lại lên tiếng và nói: “Này Xa Nặc, hôm nay ta chứng kiến những điều mà ta không bao giờ ước mong được thấy. Giữa những người trẻ hạnh phúc này, cảnh tượng của sự già nua đã làm ta kinh hoàng. Thôi ngươi hãy đánh xe quay trở về hoàng cung, mọi niềm vui của ta trong chuyến du ngoạn này đã tiêu tan hết. Hãy trở về. Ta không muốn nhìn thấy gì nữa.”

Xa Nặc vâng lịnh thái tử. Khi trở về hoàng cung, thái tử đi vào cung điện mà không chào hỏi ai cả, thái tử vội vã lên lầu vào phòng riêng của mình, và ngồi im lặng rất lâu. Mọi người ngạc nhiên trước hành động lạ lùng của thái tử, và họ đều cố gắng giúp cho thái tử vui lên. Nhưng hoàn toàn thất bại. Vào bữa ăn tối, thái tử không thiết tha dùng đến thức ăn, mặc dù người đầu bếp chính đã nấu các món ăn đặc biệt cho thái tử. Thái tử cũng không còn ham muốn thưởng thức âm nhạc và xem; vũ múa mà luôn ngồi một mình suy nghĩ đến “sự già, sự già, sự già”. 
 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80839)
17/08/2010(Xem: 121619)
16/10/2012(Xem: 68278)
23/10/2011(Xem: 70027)
01/08/2011(Xem: 498511)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :