15. Sáu Năm Tu Khổ Hạnh

05/07/201112:00 SA(Xem: 26761)
15. Sáu Năm Tu Khổ Hạnh


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN


15 SÁU NĂM TU KHỔ HẠNH
 
Rồi sa môn Tất Đạt Đa đến khu rừng nơi có các đạo sĩ thông bác đang tu tập. Đầu tiên ông học đạo với Ngài A La La (Arada)(16) và sau đó với Ngài Uất Đầu Lam Phất (Udraka)(17). Trong thời gian ngắn, ông đều thông hiểu hết mọi điều mà các đạo sư này chỉ dạy. Nhưng ông vẫn chưa thỏa mãn, và tự nghĩ: “Thầy của ta mặc dù là những đạo sư thánh thiện, song mọi lời chỉ giáo của họ vẫn không giúp con người chấm dứt được những sự khổ đau. Cho nên ta phải cố gắng tự mình đi tìm ra chân lý.”

Sa môn tiếp tục cuộc hành trình cho tới khi đến dòng sông Ni Liên Thuyền (Nairangana)(18), gần thành phố linh thiêng Ca Da (Gaya)(19). Sa môn vượt qua sông và đi vào khu rừng bên kia bờ sông. Tại đây ông gặp nhóm năm đạo sĩ đang tu tập. Cuộc sống của họ thật hết sức giản dị. Họ dùng rất ít thức ăn, sống ngoài trời, và ngồi yên tĩnh thiền định nhiều giờ mỗi ngày.

Sa môn hỏi những đạo sĩ này:
“Tại sao quý vị tự hành hạ làm đau đớn thân xác mình như vậy.”

Họ trả lời: “Phần đông mọi người trên thế gian đều nuông chìu quý mến thân thể của mình, cho nên họ đang còn chịu nhiều đau khổ. Chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể khống chế sự đau đớn chúng ta sẽ tìm ra phương pháp khắc phục được những khổ đau”.

 
Sa môn Tất Đạt Đa thầm nghĩ: “Nhiều năm qua, ta sống trong các cung điện đầy thú vui dục lạc. Ta đã quá nuông chìu thân xác của mình cho nên tâm ta không tìm thấy sự an lạc. Có thể những đạo sĩ này nói đúng. Ta sẽ tham dự cùng với họ thực hành để thử xem phương pháp này dẫn đến chấm dứt được sự khổ hay không.”

Rồi ông bắt đầu thực tập những phương cách tu hành vất vả và khó nhọc nói trên. Sa môn ngồi liên tục nhiều giờ tại một chỗ. Mặc dù chân và lưng của người rất đau đớn, nhưng ông vẫn không lay động. Sa môn tự thiêu đốt thân mình dưới ánh nắng hè cháy bỏng và làm tê cóng da thịt bởi những làn gió đông lạnh buốt. Sa môn chỉ dùng vừa đủ thức ăn để duy trì sự sống. Và cho dù khổ nhọc đến đâu, ông vẫn tự bảo: “Ta phải tiếp tục để tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau”.

Năm người bạn cùng tu nhìn sa môn Tất Đạt Ta, đầy kinh ngạc. Họ nói với nhau: “Chúng ta chưa thấy ai có quyết chí tu hành như vị này. Ông ta luôn tinh tấn và không bao giờ thối tâm. Người sắp thành công bằng lối tu khổ hạnh này sẽ là Tất Đạt Đa. Chúng ta nên đến ngồi sát cạnh sa môn để khi người tìm ra được con đường chánh đạo, chúng ta sẽ có thể tu học với ông”.

Sa môn Tất Đạt Đa ngày càng hành hạ thân xác mình nhiều hơn. Ban đầu ông chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm; nhưng sau đó người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường khi sa môn dùng mỗi ngày một bữa ăn thanh đạm, nay người cũng không ăn nữa. Ông chỉ dùng vài hạt ngũ cốc cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.

Sa môn ngày càng trở nên ốm gầy. Thân thể của ông mất đi vẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất và bẩn thỉu. Nhìn sa môn chẳng khác gì một bộ xương đang sống. Nhưng người vẫn không từ bỏ sự tu hành khổ hạnh.

Sáu năm dài trôi qua. Khi rời cung điện và từ bỏ mọi thú vui trần tục, sa môn Tất Đạt Đa đúng hai mươi chín tuổi. Nay ông được ba mươi lăm trải qua sáu năm tu hành khắc khổ trong sự ăn uống, ngủ nghỉ, ẩn trú và phục sức. Ngày kia, sa môn thầm nghĩ: “Nay ta có tiến gần chút nào đến mục đích tầm đạo giải thoát của ta hơn sáu năm trước chăng? Hay ta vẫn đang còn mê mờ như xưa? Khi làm thái tử sống trong cảnh giàu sang phú quý, ta thụ hưởng đủ mọi điều mà một vị hoàng tử có thể mong ước có được. Ta đã phung phí nhiều năm trong các ngục tù lạc thú đó.

“Rồi ta xuất gia đi tu và bắt đầu công cuộc tầm đạo. Ta đã sống trong rừng, các hang động và chưa gặt hái được kết quả gì ngoài sự nhịn ăn và hành hạ xác thân. Nhưng ta vẫn không tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Giờ đây ta có thể nhận thấy đó là một sự sai lầm trong việc tự hủy hoại thân thể của mình như thế này, chẳng khác gì sự nhầm lẫn là ta đã phí phạm nhiều thì giờ trước kia trong các cung điện hoàng gia. Để tìm ra chân lý, ta nên theo con đường trung đạo nằm giữa hai cuộc sống quá dục lạc, và quá ép xác khổ hạnh”.

Sa môn nhớ lại nhiều năm trứơc, sau khi nhìn thấy cảnh một người chết, ông đã ngồi thiền định dưới gốc cây hồng táo. Sa môn thầm nghĩ: “Sau lần tham thiền đó, tâm ta trở nên rất định tinh. Lần đầu tiên ta có thể sáng suốt nhìn thấy rõ ràng các sự vật. Giờ đây ta sẽ cố gắng thiền định trở lại như thế”.
 
Nhưng khi nhìn lại mình, sa môn nhận thức rằng: “Ta đã ngồi đây tu tập nhịn ăn trong nhiều năm hiện giờ thân ta mệt mỏi, đầy dơ bẩnsuy yếu. Ta ốm gầy đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Làm sao ta có thể thiền định sáng suốt, quán sát sự vật khi thân mình dơ nhớp và quá đói khát”.

Sa môn từ từ đứng dậy đi xuống sông tắm. Nhưng người quá yếu sức gần như muốn ngã chìm nước. Sa môn nỗ lực cố gắng vươn mình để tiến lên bờ. Rồi Ngài ngồi trong giây lát, nghỉ ngơi.
 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80721)
17/08/2010(Xem: 121554)
16/10/2012(Xem: 68173)
23/10/2011(Xem: 69964)
01/08/2011(Xem: 495905)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.