Thư Viện Hoa Sen

Đáng thương cho tôi, may mắn cho họ

27/11/20181:24 SA(Xem: 7141)
Đáng thương cho tôi, may mắn cho họ

ĐÁNG THƯƠNG CHO TÔI, MAY MẮN CHO HỌ
Thích Châu Viên Chuyển Ngữ từ cuốn sách 

"Opening the Door of Your Heart" của Ajahn Brahm

 sot bat tai thai lanCuộc sống của một vị mới xuất gia ở Thái Lan có vẻ như là không công bằng. Những vị sư có tuổi hạ lớn hơn nhận được thực phẩm tốt nhất, ngồi trên những tấm tọa cụ mềm và không bao giờ phải đẩy xe cút kít. Trong khi đó bữa ăn duy nhất trong ngày của tôi thật là bất mãn; tôi phải ngồi vài giờ đồng hồ trong những buổi lễ trên nền bê tông cứng với nhiều chỗ lồi lỗm; và thỉnh thoảng tôi phải lao động rất cực nhọc. Đáng thương cho tôi, may mắn cho họ.

Tôi đã bỏ ra nhiều giờ đồng hồ khổ sở biện bạch cho những lời than phiền của chính bản thân mình. Chẳng hạn như, những vị sư có tuổi hạ cao có lẽ đã chứng đắc giác ngộ quá cao đến nỗi họ không còn màng đến thức ăn ngon, vì lẽ ấy tôi sẽ nhận thay những món ngon đó. Những vị sư lớn tuổi đó đã ngồi xếp bằng trên những cái nền thô cứng trong nhiều năm qua và đã quen với nó, còn tôi chưa quen nên tôi cần nhận được những tấm nệm mềm ấy. Hơn nữa, các vị sư lớn ai cũng mập mạp vì được thọ dụng những thực phẩm tốt nhất, vì vậy họ đã có sẵn ‘gối mỡ tự nhiên’ Phía sau mông rồi. Những vị sư lớn tuổi chỉ bắt các vị sư nhỏ tuổi hơn làm việc, còn họ thì không bao giờ lao động, cho nên họ làm sao có thể cảm nhận được cái nóng và mệt nhọc biết bao nhiêu khi đẩy những chiếc xe cút kít? Dù gì đi nữa những dự án công trình này đều là ý tưởng của họ, vì vậy họ phải tự làm mới đúng! Đáng thương cho tôi; may mắn cho họ.

Khi tôi trở thành một vị sư lâu năm hơn, tôi được ăn thực phẩm ngon, ngồi trên một chiếc nệm mềm và ít làm việc chân tay. Tuy nhiên, nhiều lúc tôi cảm thấy ganh tị với những vị sư trẻ tuổi. Họ không cần phải thuyết pháp cho Phật tử, lắng nghe những nổi khổ niềm đau của người khác suốt ngày và làm những công việc hành chính trong nhiều giờ liền. Họ không có nhiều trách nhiệm phải làm nên họ có rất nhiều thời gian cho riêng mình. Tôi nghe bản thân tôi nói rằng, ‘Đáng thương cho tôi; may mắn cho họ!’

Tôi liền nhận ra bản chất của vấn đề. Những vị sư nhỏ có những ‘khổ đau riêng của các vị sư nhỏ’, các vị sư lớn có những ‘đau khổ riêng của các vị sư lớn’. Khi trở thành một vị sư lớn, có nghĩa tôi chỉ hoán đổi một dạng khổ đau này để nhận lấy một dạng khổ đau khác.

Điều này hoàn toàn giống với những người độc thân ghen tị với những người lập gia đình và ngược lại. Tất cả chúng ta nên biết rằng khi lập gia đình, chúng ta chỉ hoán đổi ‘khổ đau của người độc thân’ để nhận lấy “khổ đau của người lập gia đình”. Sau đó, chúng ta ly hôn, chúng ta lại một lần nữa chỉ hoán đổi ‘khổ đau của người lập gia đình” để đổi lấy “khổ đau của người độc thân”. Đáng thương cho tôi, may mắn cho họ.

Khi chúng ta nghèo, ta ganh tị với những người giàu có. Tuy nhiên, nhiều người giàu đang ganh tị với những tình bạn chân thành và sự tự do tự tại của những người nghèo. Trở nên giàu có tức là chỉ trao đổi ‘khổ đau của người nghèo’ để lấy “khổ đau của người giàu”. Khi về hưu, mọi thu nhập cắt giảm thì cũng chỉ đang hoán đổi “sự khổ đau của người giàu” sang “sự đau khổ của người nghèo”. Và mọi thứ cứ xoay vần theo qui luật ấy. Đáng thương cho tôi; may mắn cho họ.

Việc suy nghĩ rằng bạn sẽ hạnh phúc khi mình phải thay đổi hay trở nên một thứ gì khác chỉ là một thứ ảo tưởng. Trở thành một thứ gì khác chỉ là hoán đổi một dạng khổ đau này để nhận lấy một dạng khổ đau khác. Nhưng khi bạn biết hài lòng chấp nhận những gì bạn có hay chính bản thân bạn ngay lúc này, dù nhỏ tuổi hay lớn tuổi, kết hôn hoặc là độc thân, giàu có hay nghèo túng, lúc ấy bạn sẽ không còn khổ đau. May mắn cho tôi; đáng thương cho họ.

Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81846)
17/08/2010(Xem: 121991)
16/10/2012(Xem: 68918)
23/10/2011(Xem: 70483)
01/08/2011(Xem: 516725)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: