"Kiến tánh khởi tu" có nghĩa là "thấy tánh mới bắt đầu tu"

30/06/20174:09 SA(Xem: 21577)
"Kiến tánh khởi tu" có nghĩa là "thấy tánh mới bắt đầu tu"
"KIẾN TÁNH KHỞI TU"
CÓ NGHĨA LÀ "THẤY TÁNH MỚI BẮT ĐẦU TU"


lotus-hoa senHọc Phật Pháp tôi thường nghĩ rằng tu tập để thấy Tánh, vậy mà khi đọc một số kinh sách tôi lại thấy các vị chỉ dạy ” Kiến Tánh Khởi Tu” có nghĩa là ” Thấy Tánh Mới Bắt Đầu Tu” Tôi thật sự không hiểu và nghĩ rằng có lẽ nhiều người cũng như tôi chưa hiểu và còn hoang mang? Nay tôi xin nhờ ban biên tập chỉ dẫn để chúng tôi được rõ. Xin cảm ơn nhiều.

Trả lời:
        Bạn thân mến, câu hỏi của bạn rất hay, Thiện Tri Thức thấy chúng ta có một sự hiểu lầm lời dạy của Tổ Bồ Đề Đạt Ma qua bài kệ: Bất lập văn tự Giáo ngoại biệt truyền Trực chỉ chân tâm Kiến tánh thành Phật. Người học Phật hiểu lầm rằng kiến tánhthành Phật, chứ họ không biết rằng kiến tánh là chỉ khởi đầu của cái thấy giải thoát. Và người kiến tánhnhận ra tánh Không hay Pháp thân, vì khi kiến tánh tùy theo căn cơ tùy theo mức công phu tùy theo cái đích của mình khi tu hành hướng tới mà lúc kiến tánh người tu thấy được một phần pháp thân hay phần lớn pháp thân. Tuy nhiên dù thấy được phần lớn nào đi nữa họ cũng phải khởi tu. Tức là tiếp tục tu sau kiến tánh để mở rộng cái thấy. Họ sẽ nhận ra mọi ngõ nghách, mọi mặt của pháp thân vì vậy kiến tánh khởi tu là điều tất yếu. Hơn nữa trong Duy Thức Học có chia ra làm ba giai đoạn rõ ràng. Kiến tánhKiến đạo vị (địa vị thấy Đạo), Tu tập vị, và Thông đạt vị. Còn trong Đại Ấn được chia ra là cái thấy thiền định và hạnh (hay quả). Cái thấy là nói đến kiến tánh, thiền định là làm quen và mở rộng cái thấy này, và hạnh quả là làm lợi lạc cho mình và cho người bằng lối sống xuất phát từ chân tánh.
    Trong Phật giáo đại thừa 52 tầng bậc của Bồ tát Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác; thì kiến tánh là đã nhập địa, tức là ở địa vị sơ địa, hoặc có thể ở địa cao hơn. Hành giả phải tu tiếp để lên các địa trên cho tới thành Phật. Kiến tánhnhận ra căn bản trí (là nói về tánh Không) nhưng chúng ta phải tu học để căn bản trí này phát triển và có thêm hậu đắc trí hay sai biệt trí. Là trí nhận biết bản tánh của tất cả: sự sai biệt của mọi hiện tượng và sự việc.
     Điểm qua lịch sử Thiền tông những bậc xuất cách như: Lục Tổ, ngài có tám tháng giả gạo trong hội của Ngũ Tổ. Quốc sư Huệ trung ở trong núi Bạch Nhai 40 mươi năm. Thiền sự Triệu Châu ở trong chúng mấy mươi năm… và nếu chúng ta để ý kỹ thì thời gian gần thầy của mình sau khi được thầy ấn chứngthời gian khởi tu sau khi kiến tánh. Thậm chí có những vị đệ tử không ở lại với thầy lâu. Người ta tiếc rằng sao phải xa thầy sớm như thế. Chứng tỏ, khởi tu và được chỉ dạy bởi một vị thầy sau kiến tánh là rất quan trọng.


      Muốn biết việc “tu để kiến tánh” và “kiến tánh khởi tu” như thế nào chúng tôi sẽ đưa ra một số khác biệt giữa hai cách tu này. Hai cách tu có những khác biệt như sau:
      Thứ nhất, khi chưa kiến tánh chúng ta chỉ tu trên hiện tượng, tu trên tướng, và việc tu hành là phá tướng. Hay tịnh hóa các tướng nhằm hiển tánh. Tu trên tướng thì rất đa thù vì tướng là sự sai biệt. và tu rất mệt vì phá hết tướng thô thì tướng tế lại hiện ra tướng thì sai biệttrùng trùng. Khi đã kiến tánh chúng ta chỉ nhận biết sự hiện hữu của tánh mình việc tu chỉ có một việc đơn nhất; nhận thấy, và sống được với bản tánh. Nhận biết đến đâu giải thoát đến đó. Tướng tức Tánh.
      Thứ hai, vì chưa thấy tánh nên chúng ta tu chỉ trên hiện tượng do đó việc tu là đi từ nhân là phá tướng để được quả là hiển tánh. Tu là nằm trong một quá trình của thời gian. Còn khi đã kiến tánhchúng ta tu trên quả không có cái thấy tu để đạt được cái gì mà ngay khi nhận ra bản tánh là nhân mà cũng là quả. Tu chỉ là để làm cho quả mở rộng ra chứ không còn mong chờ vào một cái thấy giải thoát nào nữa cả. Tu không trong một quá trình thời gian nào cả.
      Thứ ba, gần như là hệ quả của ý thứ hai, thái độ của hành giả khi chưa kiến tánh vẫn còn nghi, còn chấp thân (thân kiến), và còn hành những cách thức tu tập mà không hiểu rõ lắm tác dụng mục đích của nó, cho nên chúng ta giử giới nhưng gần giống như giới cấm thủ. Còn người kiến tánh thì thông đạt ba yếu tố trên. Họ nhận ra bản tánh của mình nên không còn nghi ngờ về như thế nào là cái thấy giải thoát, họ lấy cái thấy đó làm huệ mạng cho nên họ không còn chấp vào thân, và họ sống được với chân tánh cho nên lúc nào cũng sáng suốt không mê mờ bất cứ hành động nào. Cho nên dù có giữ giới nhưng cũng là giữ giới là để hiển tánh mà thôi.
      Thứ tư, về chiều hướng tu hành người chưa thấy tánh thì tu là phá tướng, hoặc tịnh hóa tâm thức, làm cho tâm thức bớt lẫy lừng, mọi cách là làm cho mình thoát ra sự che chướng của tâm thức. Còn người thấy tánh tu là làm cho tánh mình hiển hiện. Mọi việc tu hành chỉ là không theo những tập khí đã quen với chúng ta nhiều đời mà thôi. Cũng còn nhiều sự so sánh giữa hai cách tu mà Thiện Tri Thức có dịp sẽ trao đổi thêm. Mong những điều giải trình trên sẽ làm cho bạn nhận ra phần nào tiến trình tu tập.
      Nói tóm lạichúng ta chưa kiến tánh chúng ta cũng có một chiến lược: tham thiền mục đích là phải kiến tánh, cho dù trong đời này chúng ta chưa làm được chúng ta cũng giữ sự phát nguyện, sự tha thiết, và gần gũi với những vị thiện tri thức, Đời sau chúng ta sẽ tiếp tục việc này. Và kiến tánh thì phải khởi tu. Chứ không như ta nghĩ kiến tánh là xong hết. Mong bạn hiểu và có cách nhìn tổng quan nhằm khích lệ trong việc tu học của mình. Chào bạn.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1489)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.