Khái niệm sở tri chướngvô sư trí

15/01/20182:08 SA(Xem: 18392)
Khái niệm sở tri chướng và vô sư trí
VẤN ĐÁP: KHÁI NIỆM SỞ TRI CHƯỚNGVÔ SƯ TRÍ
TT. THÍCH NHẬT TỪ
Sadi Ngộ Trí Viên phiên tả
Nguồn: https://youtu.be/tpeenj6dVt0
***

Hỏi: Xin thầy phân biệt “trí vô sư” và “trí hộ sư” mà các tác phẩm luận thường đề cập đến. Chuyên tu thế nào để đạt được vô sư trí? Sở học như thế nào thì gọi là hữu sư trí. Bây giờ người ta nghiêng về sở học nhiều hơn và điều đó có phải trở thành sở tri chướng hay không?

 

Đáp: Trong Kinh tạng Pāli và kinh điển A-hàm (S. āgama, 阿含, 阿鋡), đức Phật không hề dùng khái niệm “vô sư trí” để chỉ về trí tuệ của ngài. Đức Phật giác ngộ, không có thầy hướng dẫn, nhờ thực tập bát chính đạo (S. āryāṣṭāṅgamārga). Đức Phật khám phá thuyết Duyên khởi (S. pratītyasamutpāda, P. paṭiccasamuppāda, C. 縁起), Tứ Thánh Đế (S. catvāri āryasatyāni, P. cattāri ariyasaccāni, C. 四谛, 四真谛、四聖諦). Đây là những khám phá quan trọng của đức Phật Thích-ca cho lịch sử tư tưởng của nhân loại.

Trước khi giác ngộ, đức Phật học với hai vị Thầy sa-môn là Alàra Kalàma và Udakka Ramaputta, chứng đạt được thiền vô sở hữu xứ và thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ nhưng không giúp cho Ngài giác ngộ giải thoát. Từ bỏ hai con đường đó, đức Phật trải qua gần 6 năm khổ hạnh và ngài thấy phương pháp tâm linhvô hiệu.

Từ bỏ pháp tu khổ hạnh, đức Phật khám phá ra con đường Trung đạo, khái niệm tương đương bát chính đạo. Đây là đóng góp to lớn của đức Phật trong việc giải quyết các vấn nạn khổ đau của kiếp người.

Trên thực tế, “vô sư trí” là thuật ngữ Phật học của Thiền tông Trung Quốc. Thiền tông Trung Quốc đặt ra khái niệm này đề cao vai trò của việc không học. “Vô sư” là không cần Thầy. Ở nghĩa rộng hơn, “vô sư” là không cần Kinh, không cần các trường lớp Phật học. Các hành giả thiền tông chỉ cần tu công án (C. 公案, J. kōan) và thoại đầu, hoặc theo pháp thiền Vân Môn (雲門宗), Quy Ngưỡng (潙仰宗), Pháp Nhãn (法眼宗), Tào Động (曹洞宗), Lâm Tế (臨濟宗) tức Ngũ gia của thiền phương Nam tại Trung Quốc. Từ sau Lục tổ Huệ Năng ở thế kỷ VII, Thiền tông Trung Quốc tin rằng hành giả thiền có thể đạt được trí tuệ vô sư và tiến đến thành Phật, nhờ vào vô sư trí này. Đó là chủ trương cường điệu chứ không có thật.

Nếu theo mô hình của Thiền tông Trung Quốc, đến năm 2014 trên địa cầu này đã có vài vạn đức Phật của Trung Quốc rồi, vì biết bao nhiêu Thiền sư của Trung Quốc đã “kiến tính thành Phật.” Đó chỉ là cường điệu thôi. Thi thoảng, một số người tu Tịnh Độ Tông của Trung Quốc bắt chước chữ “kiến tính thành Phật” lập ra chủ trương “niệm Phật thành Phật” và Mật tông bắt chước chủ trương “trì chú thành Phật”. Các chủ trương đó chỉ mang tính khích lệ, chứ không có giá trị nhân quảchân lý.

Trong thời đức Phật, Ngài có đưa ra khái niệm “hữu học” và “vô học”. “Hữu học” là thuật ngữ chỉ cho trình độ tâm linh của các bậc chân nhân và chân tăng đang trên con đường tu học để hướng đến việc chứng đắc quả vị thánh nhân. Để thành chân nhân, người tại giathể đạt được. Khi các chân nhân tu tập các pháp tu như người xuất gia thì có thể đạt được bốn quả thánh. Bất kỳ ai đang đi trên con đường tâm linh, hướng đến 4 quả thánh A-la-hán đều được gọi là các bậc hữu học, tức còn học về ba ngành tâm  linh: Học về đạo đức, học về thiền định, học về trí tuệ. Đó là ba nội dung học duy nhấtĐức Phật dạy cho bậc chân nhân thành thánh nhân. Khoảng 30.000 bài Kinh trong suốt 45 năm được Đức Phật dạy chỉ xoay quanh ba phương diện học này thôi. Không có nội dung thứ tư.

Khi chứng được quả Dự lưu, tức quả Thánh thứ nhất của A-la-hán thì các vị đó mới bắt đầu kết thúc được một phần của hữu học. Chứng được Nhị quả, kết thúc thêm một phần nữa. Chứng được Tam quả, kết thúc ¾. Chứng được Tứ quả, tức quả A-la-hán hoặc bằng con đường Thanh Văn (S. śrāvaka), hoặc bằng con đường Duyên Giác, hoặc bằng con đường Độc Giác Phật (S. pratyeka-budhha, C. 獨覺佛) thì vị ấy được gọi là bậc Vô học, tức không còn gì để học nữa, đã thành tựu trọn vẹn đạo đức, thiền định, trí tuệchứng quả cao nhất theo kinh điển Pāli, đó là quả A-la-hán.

Tất cả các vị Hữu học và Vô học theo tinh thần kinh điển Pali đều thuộc nhóm “hữu sư trí” tức trí tuệ đạt được do có thầy hướng dẫn (là Đức Phật Thích-ca). Kinh tạng Pali khẳng định các A-la-hán thực tập tứ thánh đế do Đức Phật giảng dạy mà giác ngộ. Đức Phật là A-la-hán đầu tiên. Các A-la-hán đi sau cũng có 10 đức hiệu như đức Phật. Mười đức hiệu gồm: (i) Như Lai (tathāgata, 如來) là “Người đã đến như thế", (ii) Ứng Cúng (arhat, 阿羅漢, 應供) phiên âm là A-la-hán tức "Người đáng được cúng dường", (iii) Chính Biến Tri­ (samyaksaṃbuddha, 正遍知) phiên âm là Tam-miệu-tam-phật-đà (三藐三佛陀) là "Bậc toàn giác", (iv) Minh Hạnh Túc (vidyācaraṇasaṃpanna, 明行足) là "Người đủ trí huệ và đức hạnh", (v) Thiện Thệ (sugata, 善逝) là "Người khéo vượt qua [sinh tử]", (vi) Thế Gian Giải (lokavid, 世間解) là "Người hiểu thế giới", (vii) Vô Thượng sĩ (anuttarapuruṣa, 無上士) là "Người không ai hơn được", (viii) Điều Ngự Trượng Phu (puruṣadamyasārathi, 調御大丈夫) là "Người điều phục được nhân loại", (ix) Thiên Nhân Sư (devamanuṣyānāṃ śāstṛ, 天人師) là "Thầy của người và trời", (x) Thế Tôn (bhagavān, 佛世尊) là "Bậc được đời tôn kính". Đó là quan điểm của đạo Phật nguyên thủy.

Về sau, một số Thiền sư Trung Quốc cho rằng “sở tri chướng” là “hiểu biết là một chướng ngại vật” hay “chướng ngại do cái học hữu sư” mà ra. Thiền tông Trung Quốc cho rằng để đạt được tuệ giác vô sưKinh Thủ Lăng Nghiêm gọi là “chân tâm thường trú, thể tính tịnh minh thì” các hành giả phải làm ba công việc sau đây:

  • Thứ nhất, từ bỏ tìm hiểu biết, tức chủ trương không cần học hỏi Phật phápkiến thức từ các Thầy trong đạo và ngoài đời. Bỏ hết các trường lớp. Bỏ hết việc học từ sách vở. Xem kiến thức đạo học được từ kinh sách và thầy tổ chỉ là sự nhai lại đàm dãi của người bệnh nhổ ra, một động tác rất nhờm gớm, ghê tởm. Ở ngữ cảnh rộng hơn, có người còn cho rằng kinh điển Phật cũng chỉ là đàm dãi. Đó là sự trịch thượng đối với Đức Phật, đối với pháp tu tứ thánh đế. Nếu dựa vào kinh điển nguyên thủy, chúng ta có thể khẳng định rằng “giáo ngoại biệt truyền” là khó có thể đi đúng con đường tuệ giác của đức Phật được, do vì không chịu nương tựa chân lý trong Kinh Phật. Nhiều người tu thiền Công ánThoại đầu thường bỏ hết kinh điển, không cần học kinh sách, xem kinh điển là “giáo môn”, tức pháp môn đi theo giáo dục kinh điển. Cách này vô tình phủ định vai trò của tứ thánh đếbát thánh đạo, đồng thời, phủ định vai trò dẫn đạo của đức Phật qua lời dạy của ngài trong Kinh điển. Trong một số trường hợp nhất, chủ trương “giáo ngoại biệt truyền” là một sự ngạo mạn đối với đức Phậtchân lý Phật.
  • Thứ hai, từ bỏ tùy duyên biết. Tùy duyên biết là đi biết đi, đứng biết đứng, ngồi biết ngồi, nằm biết nằm. Đó là chính niệm tỉnh thức (P. sammā-sati, S. samyak-smṛt, C. 正念). Chính niệmyếu tố quan trọng trong bát thánh đạo, nhờ đó, hành giả có thể làm chủ sáu giác quan trong các động tác đi, đứng, ngồi, nằm cũng như thức, ngủ, nói, nín, động và tịnh. Chỉ có các bậc A-la-hán mới đạt được trình độ chính niệm tỉnh thức trọn vẹn, bây giờ và tại đây. Thiền tông Trung Quốc cho rằng “chính niệm” dưới hình thức “tùy duyên biết” là sơ cơ, và do vậy, khuyên các hành giả phải từ bỏ tùy duyên biết, tức buông bỏ luôn chính niệm.
  • Thứ ba, đập thủng “thùng sơn đen”, ám chỉ trạng thái tàn dư của ý thức nhị nguyên còn tồn đọng trong cuộc đấu tranh nội tại. Đập thủng thùng sơn đen tượng trưng cho việc phá vỡ vô minh, tàn dư cuối cùng của ý thức nhị nguyên, vốn che lắp trí tuệ. Đây là giai đoạn tuệ giác được phát sinh, giống như vầng mặt trời không bị mây mù ý thức che phủ. Vầng thái dương chiếu soi không phân biệt, tượng trưng cho trí tuệ. Mây mù che ánh sáng mặt trời tượng trưng cho ý thức. Đây là quan điểm của Thiền Trung Quốc, không có cơ sở kinh điển, không do đức Phật chủ trương.

Một số Thiền sư Trung Quốc cho rằng thiền Công ánthoại đầutối thượng thừa thiền; còn thiền chỉthiền quán được Đức Phật dạy là Như Lai thiền, tức thiền sơ cơ, thấp hơn thiền Công ánThoại đầu. Có lẽ về phương diện này không ai ngạo mạn hơn các thiền sư Trung Quốc, tức phủ định thiền của Đức Phật dạy.

Một số thiền sư Trung Quốc cho rằng học kinh điển và học thế học là tìm hiểu biết. Thực tập chính niệm tỉnh thức chỉ là tùy duyên biết. Cả hai đều là “cái học hữu sư” và đó là sở tri chướng. Khi ngộ nhận rằng “sở tri là một chướng ngại”, tức khi cho rằng “cái biết là một trở ngại” thì phải kết thúc cái biết và xem cái biết là kẻ thù. Đó là sai lầm của thiền tông Trung Quốc. Đang khi “sở tri chướng” là một danh từ có nghĩa là “các trở ngại của kiến thức”, hay “các trở ngại của trí tuệ”, theo Đức Phật, có bát nạn, tức 8 trở ngại của tri thức, chẳng hạn như sinh ở vùng biên giới, giáo dục không phát triển; sinh ra trong khu lao động nghèo thì tri thức khó được nâng cao; sinh trong thời kỳ chiến tranh thì việc học khó đến nơi đến chốn... Cống cao, ngã mạn, bảo thủ, cố chấp… đều là những “sở tri chướng”, ngăn trở sự đạt ngộ trí tuệ.

Đức Phật đề cao các phước báu sống trong thành thị, sống trong vùng trung tâm, có khả năng giúp ta phát triển tri thứctăng trưởng trí tuệ. Thiền tông Trung Quốc đã lý giải sai khi cho kiến thức là một trở ngại, đang khi Đức Phật khẳng định trong thuyết “thất thánh tài” rằng  bác học đa văn [về Phật pháp] là tài sản của thánh nhân, tức Phật pháp có khả năng giúp một người phàm trở thành bậc thánh. Nói cách khác, không có thánh nhân nào dốt Phật pháp. Các thánh nhân đều giảng Phật pháp được, dẫn dắt chúng sinh bằng Phật pháp để giúp mọi người vượt qua khổ đau.

 

Thiền Trung Quốc đã hiểu sai khái niệm “sở tri chướng” nên đã vô tình phủ định vai trò dẫn đạo của việc học Kinh sách Phật. Thiền tông Trung Quốc đề cao vai trò truyền tâm ấngiáo ngoại biệt truyền. Đây là một trong những lý do tôi mạnh dạn kêu gọi mọi người hãy quay về với đức Phật lịch sửđạo Phật gốc. Trong chủ trương của Thiền tông Trung Quốc, có rất ít dữ liệu phương pháp thiền do Phật dạy, vì không dựa vào các bài kinh dạy về thiền như Kinh Tứ niệm xứ, Kinh thân hành niệm… thuộc Trung Bộ KinhKinh Đại niệm xứ thuộc Trường Bộ Kinh. Dữ liệu thiền của đức Phật trong Thiền tông Trung Quốc rất mờ nhạt và dĩ nhiên là có vấn đề. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều thiền sinh mê tín vào các tổ sư Thiền Trung Quốc, không dựa vào kinh điển Phật, tu theo pháp thiền Trung Quốc mà không đặt vấn đề, đã vô tình trở thành những con lật đật mê tín vào Thiền Trung Quốc. Đó là một sai lầm về phương pháp luận trong tu thiền.

Học và tu Phật pháp là điều bắt buộc đối với Tăng NiPhật tử. Không học Phật pháp đến nơi đến chốn, Tăng Ni không thể giảng kinh thuyết pháp chuẩn được. Vai trò của tăng sĩ là giảng dạy chân lý (dhamma, pháp) và đạo đức (vinaya, luật) cho những người hữu duyên. Chân lý tức tứ thánh đế. Luật đạo đức gồm đạo đức tại gia, đạo đức xuất gia. Người tu học Phật có giác ngộ hay không lệ thuộc vào cách ta tu bát chính đạo. Khó ai có thể giác ngộ trong một kiếp người. Bỏ rơi việc học Phật học, Tăng Ni dễ đánh mất vai trò đạo sư, tức người chỉ đường tâm linh.

Trải qua nhiều thế kỷ, do vì ngộ nhận “sở tri chướng” và chủ trương sai lầm “giáo ngoại biệt truyền” đạo Phật Trung Quốc đã tạo nên các tăng sĩ chỉ biết cầu an cho người già, bệnh và cầu siêu cho người chết. Nhiều Tăng sĩ Trung Quốc chẳng bận tâm đến việc thuyết pháp, giảng kinh cho Phật tử tại gia. Trong các khóa lễ cầu an và cầu siêu, các Chùa người Hoa thường quy định giá tiền cho từng thời kinh; kinh dài thì cúng nhiều tiền, kinh ngắn thì cúng ít tiền; ghi tên cầu an cầu siêu ở vị trí trước mặt thì nhiều tiền, ở vị trí trên cao thì ít tiền. Thương mại hóa Phật giáo đã trở thành một hoạt động liên hệ đến tín ngưỡng Phật giáo tại nhiều chùa của người Trung Quốc. Đó là một phần của đạo Phật Trung Quốc.

Tôi có gần 2 năm, 1987 – 1988, tu học tại Từ Ân thiền tự, làm thị giả của Thiền sư Duy Lực. Tôi rất kính đức hạnh của thiền sư Duy Lực. Tôi học, tu Thiền Công ánThoại đầu theo sự hướng dẫn của thiền sư. Mỗi ngày, lúc 17:30 đến 20:00, có khi 2 tiếng, có khi 2,5 tiếng, tôi đọc Đại Tạng Kinh chữ Hán cho Thiền sư Duy Lực nghe. Thường ngày, Thiền sư Duy Lực vẫn chủ trương không tìm hiểu biết, tức không cần học kinh Phật. Thời gian tôi trợ lý Thiền sư Duy Lực nhuận văn các bản dịch tiếng Việt, gần như, ngày nào tôi cũng đọc bản Đại Tạng kinh chữ Hán cho Hòa thượng nghe. Đó là một phần mâu thuẫn mà các thiền sư Trung Quốc vướng phải do chủ trương “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, tức ngược với lời Phật dạy.

Trên thực tế, dài dòng văn tự không ai nhiều hơn các Thiền sư Trung Quốc. Trong phần Tục tạng Kinh, văn học của các tông phái Trung Quốc gộp lại chưa bằng các tác phẩm “ngữ lục” của các thiền sư Trung Quốc.  Như vậy, chủ trương “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” của Thiền tông Trung Quốc chỉ là lời nói suông. Các thiền sư sử dụng văn tự nhiều hơn các đạo sư của các tông phái còn lại. Đó là hiện tượng “tự ngữ tương vi”. Mâu thuẫn nội tại trong chủ trương của Thiền tông Trung Quốc là do vì đi lệch với tông chỉ thiền của đức Phật. Không có kiến thức, như lý tác lý, chánh tri kiến làm sao mở trí tuệ? Chánh tri kiến có mặt là do học Phật đến nơi đến chốn. Học Phật thì phải dựa vào kinh Phật.

Năm 1988, Thiền sư Duy Lực sang Hoa Kỳ hoằng pháp theo diện cha nuôi và con nuôi. Tại Hoa Kỳ, Thiền sư Duy Lực lập ra Thiền đường Từ Ân, giảng dạy thiền Thoại đầu, chỉ thích hợp với giới trí thức Phật học, những người đã trải qua vài năm nghiên cứu Phật học. Trong tình huống này, thực tập Thiền Công ánThoại đầu giúp cho hành giả phá vỡ các chấp trước vào kinh sách. Điều này rất tốt, vì học mà không tu thì không có kết quả an vui.  Những người chưa trải qua trường lớp Phật học mà tu trực tiếp Thiền Công ánThoại đầu thì dễ trở thành chấp mắc vào tổ sư, chấp nhất và đả phá hơn những người bình thường. Trong gần 2 năm ở Từ Ân thiền tự, tôi tu Thiền Công ánThoại đầu và thấy rất rõ hệ lụy này từ các bạn đồng tu thiếu học Phật pháp bài bản.

Thiền sư Duy Lực truyền bá thiền Công ánThoại đầu ở Hoa Kỳ không có bao nhiêu người nghe như truyền bá tại Sài Gòn. Thế giới phương Tây là thế giới cầu học và phát triển tri thức. Nhờ tri thức, khoa học được phát triển, theo đó, mê tín dị đoan được đẩy lùi. Học là cách mở các cánh cửa tri thức. Học Phật là cách mở các cánh cửa trí tuệ.

Ảnh hưởng của Thiên chúa giáo trong 2.000 năm lịch sử ở châu Âu và các châu lục khác, nay không còn được như xưa. Chủ nghĩa thế tục hóa ở phương Tây đã lấy tri thức từ trào lưu Triết học Ánh sáng (Enlightenment) làm thước đo. Triết học Ánh sáng lấy tri thức làm nền tảng. Đóng góp của khoa học phương Tây là làm cho người phương Tây tỉnh thức, xa lánh bớt các hình thức mê tín dị đoan trong tôn giáo. Nhiều người phương Tây đã từ bỏ đạo gốc, tìm hiểu triết học phương Đông và họ bắt gặp được đạo Phật minh triết. Ngoài tri thức, đạo Phật còn đề cao vai trò của trí tuệ có khả năng kết thúc các khổ đau.

Đức Phật là nhân vật sáng lập tôn giáo duy nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại đề cao vai trò của trí tuệ. Các tôn giáo hữu thần thường vùi dập tri thức, truyền bá mê tín để tín đổ phải lệ thuộc vào mình. Công ánThoại đầu của Trung Quốc, dù là pháp tu của dòng thiền Vân Môn, Quy Ngưỡng, Lâm Tế hay thiền Tào Động đều xem tri thứcchướng ngại, do hiểu lầm khái niệm “sở tri chướng” như nêu trên.

Tôi tin rằng không ai hơn Phật. Nỗ lực của Thiền sư Trung Quốc là muốn chứng tỏ mình hơn Đức Phật nhưng họ đã bị thất bại. Họ gán ghép thiền tứ niệm xứ hay thiền minh sát của Đức Phật là thiền Như Lai, thấp hơn một cấp so với Thiền Tổ sư, được xem là thiền Tối Thượng Thừa. Thiền Công ánThoại đầu chính là thiền Tổ sư. Quan điểm này đã thất bại.

Hai thầy trò Thiền sư Suzuki truyền bá thiền Tổ sư ở phương Tây vào tiền bán thế kỷ XX. Dù có nhiều nỗ lực đáng trân trọng, sau khi họ qua đời, chẳng mấy ai bận tâm đến thiền Công ánThoại đầu ở phương Tây. Đang khi Thiền sư Nhất Hạnh giảng dạy thiền chính niệm sau nhiều thập niên lại có chỗ đứng vững ở phương Tây. Thiền sư Nhất Hạnh đã từ bỏ Công ánThoại đầu vốn là sở trường của Ngài ở Việt Nam qua 2 tác phẩm nổi tiếng “Nẻo về Thiền học” và” Nẻo vào của ý”. Từ năm 1966, sau khi đọc Kinh An-ban-thủ-ý do thiền sư Khương Tăng Hội dịch, tương đương Kinh 16 pháp quán niệm hơi thở trong Trung Bộ Kinh, thiề sư Nhất hạnh đã quay lưng với Thiền Công ánThoại đầu và chỉ truyền bá thiền chính niệm của Đức Phật Thích-ca. Về hướng dẫn thiền, chỗ đứng của Thiền sư Nhất Hạnh hiện nay ở phương Tây là độc nhất vô nhị.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sở dĩ được nhiều người theo là vì người ta tâm mê tín vào Ngài là “Phật sống”, có lẽ do vì Ngài có vai trò quốc trưởng của nước Tây TạngTăng vương của Phật giáo Tây Tạng. Nếu bỏ hai danh nghĩa đó ra, Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể hơn Thiền sư Nhất Hạnh về trí tuệ.

Cư sĩ Thiền sư S. N. Goenka, người Miến Điện hoằng pháp tại Ấn Độ đã lập hơn 100 trung tâm Thiền ở nhiều quốc gia là nhờ truyền bá Thiền Vipassana. Làm được chuyện vĩ đại như thế không phải do cư sĩ Goenka quá siêu việt mà do Thiền Minh Sát của Đức Phật được ông thực tậptruyền bá có khả năng trị liệu quá độc đáo, ai thực theo đều có kết quả. Tôi cho rằng ai truyền bá đúng chân lý Phật, đạo đức Phật, thiền của Phật thì đều trở nên nổi tiếng và được nhiều người mến mộ.

Nhân câu hỏi về “sở tri chướng” và “vô sư trí”, tôi nói rộng về những giới hạn của Thiền Công ánThoại đầu để mọi người cùng suy gẫm.

Thích Nhật Từ
Thư Viện Hoa Sen




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1489)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.