Ai điều khiển nhân quả?

04/07/20192:42 CH(Xem: 20628)
Ai điều khiển nhân quả?

Nhân Quả là Luật tự nhiên của vũ trụ, nó tự diễn tiến, không có ai điều khiển cả. Đây là luật tự nhiên chứ không phải là Đạo Phật đề ra luật này. Đức Phật chỉ giải thích cho chúng ta hiểu luật Nhân Quả và khuyên chúng ta nên sống thiện mà thôi. Để biết thêm chi tiết, chúng tôi mời bạn Trần Trung Hiếu và quý độc giả xem bài trả lời dưới đây của hai thầy Quảng Tánh và Nhiên Như đã loan tải trên mạng này trước đây:


LUẬT NHÂN QUẢ DO AI ĐIỀU KHIỂN? 

Quảng TánhNhiên Như

 

nhan-qua-duyenHỎI: Trong đạo Phậtquan niệm về luật Nhân quả, đồng thời lại có quan niệm rằng không có một thượng đế hay một vị thần thánh nào có quyền năng điều khiển vũ trụ. Như vậy, làm sao để luật Nhân quả luôn vận hành đúng? Ví dụ như làm ác gặp quả báo ác; làm thiện gặp phước báo lành..., khi không có một người hay thế lực nào quản lý luật Nhân quả liệu nó vận hành sai thì sao? Như thế thì còn gì là nhân quả phân minh nữa? Rất mong được quý Báo giải đáp.

(LÊ BẰNG, lebangvcb@yahoo.com)

ĐÁP:

Bạn Lê Bằng thân mến!

Có thể bạn đã bị ám ảnh lâu ngày về việc “có một thượng đế hay một vị thần thánh nào có quyền năng điều khiển vũ trụ” nên khi tìm hiểu luật Nhân quả của Phật giáo bạn thấy thiếu “một người hay thế lực nào quản lý luật Nhân quả”.

Thực ra, luật Nhân quả chính là quy luật vận động tương tác đa chiều một cách tự nhiên của mọi sự vật, hiện tượng. Đức Phật là bậc Giác ngộ cũng chỉ phát hiện ra quy luật Nhân quả này mà thôi. Tiến trình từ nhân đến quả của các pháp rất tinh viphức tạp nên nếu vô minhchấp thủ sâu dày thì rất khó nhận ra.


Luật Nhân quả Phật giáo nói đầy đủ là nhân-duyên-quả. Nhân là nguyên nhân chính để tạo thành quả. Duyên là các nhân phụ tham gia tác động vào tiến trình hình thành quả. Quả là kết quả của tiến trình ấy. Điều cần lưu ý nhất trong tiến trình này là duyên, tuy là những nhân phụ nhưng duyên lại có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành quả, có thể khiến cho quả bị lệch hướng (tốt hoặc xấu) so với nhân ban đầu.

Mặt khác, tiến trình nhân quả không hề vận hành đơn tuyến, độc lập mà đa tuyến, nhiều chiều tương tác lẫn nhau. Nhân của tiến trình này đồng thời là duyên của tiến trình kia và cũng là quả của tiến trình nọ. Chúng vừa là nhân, vừa là duyên, vừa là quả cho nhau; tất cả cùng nhau vận hành, tương tác trong mối quan hệ trùng điệp bất khả phân ly, gọi là trùng trùng duyên khởi vô cùng vô tận.

Do đó, tìm hiểu về luật Nhân quả Phật giáo cần quán sát sâu sắc cả tiến trình nhân-duyên-quả trong ba thời (hiện báo - nhân quả hình thành trong hiện đời, sinh báo - nhân quả hình thành sau một đời, hậu báo - nhân quả hình thành sau nhiều đời). Dưới ánh sáng tuệ giác Duyên khởi, tiến trình nhân-duyên-quả vận động không ngừng, chi phối và tương tác với nhau mãnh liệt nhưng vô cùng chính xác, rõ ràng.

Tự thân tiến trình nhân-duyên-quả cũng do duyên sinh, duyên khởi, vô ngã tính nên chẳng bao giờ cần “một người hay thế lực nào quản lý” nhưng luật Nhân quả luôn đúng đắnphân minh. Tất cả các sự vật hiện tượng trên thế gian sinh, trụ, dị, diệt (thành, trụ, hoại, không) đều tuân theo quy luật Duyên sinh-Nhân quả này.

Chúc bạn tinh tấn!

Quảng TánhNhiên Như

Xem thêm sách:

NHÂN QUẢ
CAUSE & EFFECT
(Song Ngữ Anh-Việt)
THIỆN PHÚC
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2018

cover-book-nhan-qua-thien-phuc-250

MỤC LỤC

 

Lời Giới Thiệu – Lời Mở Đầu
01 Nhơn Quả Trong Đạo Phật (1)
02. Nhơn Quả—Cause and Effect  (7)
03. Nghiệp—Karma (18)
04. Thân Nghiệp—Karma of the Body (55)
05. Khẩu Nghiệp—The Karma of the Mouth  (73)
06. Nghiệp—The Karma of the Mind  (82)
07. Thập Ác Nghiệp—Ten Evil Actions  (86)


08. Tiến Trình của Nghiệp—Karma Process  (91)
09. Ai Chịu Trách Nhiệm Cho Nghiệp của Mình? Who is Responsible for Our Karma?  (95)
10. Bạn Gặt Những Gì Bạn Gieo—You Reap What You Sow (99)
11. Túc Nghiệp (Nghiệp Đời Trước)—Karma of Previous Life  (103)
12. Nghiệp Mới—New Karma (107)
13. Nghiệp Hữu—Karma-Process Becoming  (109)
14. Bốn Loại Nghiệp Theo Phương Thức Tác Dụng Four Kinds of Karma By Way of Function  (111)
15. Bốn Loại Nghiệp Theo Thứ Tự Trổ Quả Four Kinds of Karma By Order of Ripening (115)
16. Bốn Loại Nghiệp Theo Nơi Chốn Mà Trổ Quả Four Kinds of Karma By Place of Ripening (119)
17. Tội và Phước với Người Phật Tử (121)
18. Nghiệp  Báo và Phước Báo (127)
19 Lý Thiện Ác Nhân Quả Trong Nhà Phật  (131)
20 Tại Sao Chúng Ta Lại sanh ra Dưới Một Vì Sao xấu  (134)
21. Tại Sao Chúng Ta Lăn Trôi (138)
22. Tại Sao Chúng Ta Gây Tội Tạo Nghiệp (145)
23. Những Kẻ Nặng Nghiệp (154)
24. Ba Đại Nguyện Của Người Con Phật (163)
25. Chuyển Hóa Rồi Sẽ Thấy (183)
26. Tu Là Chuyển Nghiệp (183)
Về Tác Giả (187)

LỜI GIỚI THIỆU

 

Nhân quả là định luật tự nhiên mà tất cả vạn pháp trong vũ trụ đều vận hành theo quy luật đó và là một trong những giáo lý căn bản của đạo PhậtNhân quả theo Phật giáo, nói một cách chính xác là nhân - duyên - quả. Trước khi Đức Phật xuất hiện nơi đời và sau khi Ngài Niết bàn thì tiến trình nhân - duyên - quả của vạn pháp vẫn như vậy - tùy duyên mà sanh, trụ, dị, diệt. Đức Phật không can thiệp, tác độnghay chi phối vào tiến trình nhân - duyên - quả này. Ngài là Thầy chỉ đường, chỉ cho chúng ta cách tạo ra những nhân, duyên mới tốt đẹp để hưởng thành quả an vui mà thôi. Nói cách khác, mỗi người tự quyết định nhân quả khổ vui cho mình thông qua chính nhân và duyên mà mình đã tác tạo. Hạnh phúc hay bất hạnh là quả của người gặt, tùy thuộc vào nhân của người gieo trồng, tức hành động qua thân khẩu ý hàng ngày.  

Tác giả Thiện Phúc trình bày nhân quả một cách khoa học, khách quan, không mê tín, và muốn chia sẻ giáo lý nhân quả này đến với mọi người, nhằm giúp người đọc nhận thức đúng, tự chiêm nghiệm để thấy rõ và tin nhận. Việc tin nhân quả trong kiếp này vốn rất cần thiết để sống thiện, sống lành và sống đạo đức. Tin nhân quả trong đời hiện tại, sống với các nhân lành thiện chính là hạt giống tốt không những sẽ trổ quả tốt ở tương lai mà còn giúp phát khởi thiện tâm, và tin tưởng sâu hơn về nhân quảtrong ba thời quá khứhiện tại, và vị lai. Tin sâu nhân quả là niềm tin chân chính của người Phật tử.

Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

nhan-qua-thien-phuc

Bài đọc thêm:
Luật Nhân Quả (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Nhơn Quả, Nghiệp Và Luân Hồi (Thích Thiện Hoa)
Quyển 3: Nhân Quả, Nghiệp, Luân Hồi sách (Thích Thiện Hoa)
Nhân Quả - Cause and Effect (Song ngữ Việt Anh) Sách (Thiện Phúc)
Xem:
Clip về luật nhân quả rung động hàng triệu trái tim






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1490)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.