Làm Lễ Tắm Phật Mùa Covid-19

03/05/20205:06 CH(Xem: 4749)
Làm Lễ Tắm Phật Mùa Covid-19
LÀM LỄ TẮM PHẬT MÙA COVID-19
Tâm Trí

 

Hỏi: Gia đình tôi có truyền thống đi chùa vào dịp mùa lễ Phật Đản và làm lễ tắm Phật hầu mong được chút công đức và cầu cho gia đạo được bình an. Năm nay mùa dịch bệnh không biết mình có được tự làm lễ tắm Phật ở nhà hay không?

 

le tam phatĐáp: Hàng năm vào mùa Phật Đản thì các Phật tử thường hay đến chùa để được làm lễ tắm Phật. Nhưng số người biết đến bài kệ tắm Phật chắc là rất ít. Và hiểu được ý nghĩa của bài kệ chắc lại còn it hơn.  Trong 12 câu thì câu 5 đến câu 8 là cốt lõi của bài kệ:

Ngã kim quán mộc chư Như Lai
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ
Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu
Đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân.


Tỳ Gia thành lý bất tằng sinh
Sa La thọ gian bất tằng diệt
Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm
Nhãn trung khán kiến trùng thiêm tiết.


Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát
Tịnh Phạn vương cung sinh Tất Đạt
Phún thủy cửu long thiên ngoại lai
Bỗng túc liên hoa tùng địa phát.

Nghĩa là:

Hôm nay con đến chùa làm lễ tắm đức Như Lai.

Con nguyện cho chúng sanh Trí Tuệ được Thanh Tịnh Trang Nghiêm

Xa lìa được 5 trược cấu (là Kiếp trược, Kiến trược, Phiền Não trược, Chúng Sanh trượcMạng trược)

Để rồi tất cả đều đồng chứng được Pháp Thân Thanh Tịnh của Như lai

Con biết là ngài không phải sinh ra trong vườn Lâm Tỳ Ni

Và Ngài cũng chẳng phải nhập diệt trong rừng cây Sa La

Vì khi con nhìn ngài thì con nhìn ngài bằng “Pháp Thân” chứ không phải là bằng Ứng Hóa Thân. Và con biết Pháp Thân của ngài là bất sanh bất diệt. Nếu có ai thấy đức Phật có sanh có diệt tức là nhìn bằng Ứng Hóa Thân. Người đó chưa biết đến nghĩa Như Laiđức Phật muốn nói (Đấy chính là lý do Phật không nhận cúng dường từ hàng đệ tử nghĩ rằng ngài sẽ nhập diệt ở tại rừng Sa LaKinh Đại Bát Niết Bàn; Trong kinh Kim Cang Phật cũng dạy rằng: nếu có kẻ tìm cầu mong được thấy Phật bằng âm thanh hay sắc tướng, qua 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp, muốn đến chiêm ngưỡng lễ bái ông Phật biết đi, biết đứng, biết nói biết cười, kẻ đó đang làm việc tà, không bao giờ biết được Như Lai là như thế nào)

Sáng nay ngày mồng tám tháng tư

Cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt

Chín rồng phun nước từ xa đến

Đất bằng sen nở đón Như Lai!!

Lý do tôi không dịch bài kệ thành 7 chữ ở tám câu đầu tiên vì nói quá ngắn gọn thì không thể giải thích được ý nghĩa của bài kệ.

Bốn câu đầu của bài kệ thuộc về “bán tự giáo”. Khi ta múc một gáo nước tắm Phật. Ta nguyện cho chúng sanh và chính bản thân của chúng ta xa lìa duoc ngũ trược và chứng được Pháp Thân Như Lai. Nghĩa là tuy là làm lễ tắm hình tượng Phật. Nhưng đó chỉ là phương tiện để nhắc nhở chúng ta phải tự gội rửa những nhơ bẩn trong tâm hồn. Chữ “Cấu” trong đạo Phật không phải là dơ sạch của phẩn tiểu mà những cái như là “Tham, sân, si, mạng, nghi v.vv..” Chứng minh - Kinh Kim Cang Phật dạy rằng: “Tất cả các pháp Hữu Vi. Như mộng huyễn bọt bóng” mà phẩn tiểu là pháp hữu vi. Phật thừa biết rõ điều này nên chứ cấu mà Phật muốn nói không phải là những thứ này.

Bốn câu giữa của bài kệ thuộc về “mãn tự giáo”, Đại Thừa Liễu Nghĩa. Đây là cốt lõi của bài kệ nói lên rằng, tuy con làm lễ trên hình thức nhưng con nhìn ngài bằng Pháp Thân mà nếu đã nhìn bằng Pháp Thân thì con biết “Tất cả các pháp Hữu Vi. Như mộng huyễn bọt bóng”. Thế nên ở đoạn này của bài kệ cho chúng ta biết rằng, tắm Phật ở đâu cũng được. Mỗi lần ta chúng taý niệm lành, ý niệm “Thanh Tịnh” là mỗi lần chúng ta tắm Phật (tắm Phật Tâm Phật Tánh của chúng ta).

Nói tóm lại hình thức đến chùa thì nếu có điều kiện đến để chung vui cùng đại chúng thì đến. Vào mùa dich bệnh tự ở nhà làm lễ cũng chẳng sao. Vấn đề ở chỗ là mình tắm gội tư tưởng mình được trong sạch bao nhiêu? Phật chứng là ở điểm này nhé!!



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1489)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.