Tam Bất Năng

04/12/20225:46 SA(Xem: 11490)
Tam Bất Năng

TAM BẤT NĂNG (三不能)

 

hoa sen vangTam Bất Năng là ba việc mà Đức Phật không thể làm được. Đây là lời giảng của Thiền sư Nguyên Khuê ở đời Đường bên Trung Hoa dựa theo giáo lý giảng dạy của Đức Phật, nhưng Thiền sư cho rằng Tam Bất Năng là nói theo Ứng Thân Phật của Phật Giáo Nam Truyền (Theravada), chứ nói theo Pháp Thân Phật của Phật Giáo Bắc Truyền (Đại thừa) thì không có Tam Bất Năng. [X. Luận Đại Thừa Khởi Tín; Luận Đại Trí Độ Q.64; Luận Hộ Pháp; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục Q.4].

Vậy, Tam Bất Năng gồm những gì?

1) Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh.
2) Phật không thể độ người không có duyên với Phật pháp.
3) Phật không thể độ được hết thảy chúng sinh.

Khi còn tại thế, Đức Phật nói Ngài không thể chuyển nghiệp của chúng sinh được, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh để chúng sinh tự mình nỗ lực nhằm thay đổi cuộc đời của mình. Ví dụ mắc nghiệp ăn cắp, ăn trộm, tham ô hay nhận hối lộ, thì nên sám hối và làm các việc lành thiện chứ không thể dùng đồng tiền đó mua phẩm vật cúng dường hay xây chùa to, đúc tượng Phật lớn để cầu xin Phật độ.

Ngài cũng nói là không thể độ thoát cho những chúng sinh mà Ngài không có duyên độ họ, nên chúng sinh phải có nhân duyên tin vào Phật pháp, thực hành giáo pháp muốn được hóa độ thì mới được Ngài giúp. Ngài tuỳ căn cơ cao thấp mà dìu dắt chúng sinhchúng sinh nào hiểu biết thì giảng cao, người mê mờ thì giảng thấp từ tu thiện, tu phúc, trừ tai, miễn họa, đến tự thanh tịnh tâmVì vậy nói là Phật độ chúng sinh nhưng thực ra là chúng sinh tự độ nếu không thì làm trái với quy luật nhân quả.

Phật không thể độ được hết thảy chúng sinh vì lời phát nguyện “độ chúng sinh” của các ngài chỉ có nghĩa là đem ngọn đèn Tuệ đi giáo hóa chúng sinh. Vì chúng sinh do nghiệp lực sâu dày, mây mờ che lấp, Phật đã chỉ dạy nhưng lại không chịu vâng theo lời mà tu hành, bản thân cứ tiếp tục làm chuyện ác, không biết được Chân lý để tự tu tự độ thì họ phải lãnh quả báo xấu, đúng theo quy luật nhân quả trùng trùng không bao giờ dứt.

Ngoài ra, có câu hỏi Đức Phật có phải là đấng toàn năng không? Xin thưa ngay rằng Đức Phật không phải là đấng toàn năng. Chính Ngài đã bác bỏ về sự hiện hữu của một đấng toàn năng. Toàn năng có nghĩa là điều gì làm cũng được và không có gì là không làm được. Nếu Ngài toàn năng thì Ngài có thể biến hóa hay ban phát tất cả mọi người đều được như mình mà chẳng cần phải tu hành gì cả; biến hóa tất cả mọi người hết bệnh hoạn khổ đau; biến hóa toàn thể địa cầu không còn động đất, không còn sóng thần và không còn đại dịch Covid-19.

Nói tóm lại, Đức Phật không phải là Thượng Đế toàn năng mà là đấng toàn giác, toàn trí (biết hết tất cả mọi sự việc, thấu rõ mọi liên hệ nhân duyên và nhân quả ba đời của tất cả chúng sinh), là đấng toàn bi (luôn luôn cứu độ chúng sanh không ngừng nghỉ) nhưng Đức phật không toàn năng bởi vì Đức phật không thể biến hóa tất cả chúng sanh thành Phật mà Ngài chỉ có thể chỉ dạy phương pháp cho chúng sanh tu hành thành Phật.

Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen
(trả lời chung cho độc giả hỏi)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1489)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.