Người tu hành không lầm nhân quả (Vietnamese-English)

22/06/20211:00 SA(Xem: 5740)
Người tu hành không lầm nhân quả (Vietnamese-English)
NGƯỜI TU HÀNH KHÔNG LẦM NHÂN QUẢ
Thích Minh Thành

bat muoi nhan qua (2)Hỏi: Các vị Cao Tăng Đại đức là những bậc đại tu hành còn có rơi vào vòng chi phối của nhân quả hay không?

ĐápNhân quảquy luật của vũ trụ vạn vật, không có một ai có thể đi ra ngoài quy luật ấy. Người tu hành đạt đạo và chứng quả thì không còn mê lầm đối với nhân quả, chứ chẳng phải là không còn nằm trong nhân quả. Việc này có liên hệ đến một công án của nhà Thiền. Một hôm, Hòa thượng Bá Trượng lên tòa giảng pháp cho đại chúng. Sau khi kết thúc buổi giảng, mọi người đều ra về hết, duy chỉ có một cụ già còn ở lại, đi đến đảnh lễ và trình với Hòa thượng:

- Bạch Hòa thượng! Con không phải là người.

Hòa thượng hỏi:

- Ông không phải là người, vậy ông là gì?

Ông lão đáp:

- Bạch Hòa thượng! Năm trăm đời về trước, con vốn là một người xuất gia tu hành ở ngọn núi này. Ngày nọ, có một người đến hỏi con: ‘Bậc tu hành đạt đạo có còn rơi vào nhân quả hay không?’. Khi ấy, con đã trả lời: ‘Không còn rơi vào nhân quả’. Chỉ vì một câu nói đó, mà con phải bị đọa năm trăm kiếp làm chồn sống ở ngọn núi này. Nay xin Hòa thượng từ bi nói cho con một lời để chuyển hóa thoát khỏi kiếp chồn.

Lúc đó, ngài Bá Trượng nghiêm trang nói với ông lão:

- Vậy ông hãy hỏi lại ta câu hỏi đó.

Ông lão hỏi:

- Bạch Hòa thượng! Người tu hành đạt đạo có còn rơi vào nhân quả không?

Ngài Bá Trượng đáp rằng:

- Không lầm nhân quả!

Khi nghe câu nói đó rồi, ông lão đảnh lễ Hòa thượngcầu xin:

- Xin Hòa thượng buổi chiều nay hãy làm lễ an táng cho con giống như một vị Tăng.

Nói xong, ông lão đảnh lễ Hòa thượng ra đi. Buổi chiều, ngài Bá Trượng đánh kiền chùy tập hợp đại chúng lại và nói: ‘Hôm nay có một vị Tăng vừa qua đời, đại chúng nên đi làm lễ’. Mọi người đều ngạc nhiên vì nhìn thấy số Tăng chúng sống trong chùa đều còn đầy đủ, không có ai viên tịch. Sau đó, ngài đã dẫn đại chúng đi tới một cái hang phía sau núi để xem thì thấy có một con chồn đang nằm chết trong đó. Ngài và đại chúng cùng nhau làm lễ nghi thức an táng cho con chồn giống như một vị Tăng xuất gia. Như vậy, ngay cả người đã xuất gia, nhưng chưa tu hành tới chỗ rốt ráo, vẫn có thể phạm sai lầm trong vấn đề nhân quả và làm cho người khác lầm lạc, thấy không đúng dẫn đến việc tu sai, do đó phải chịu tội báo đọa làm chồn năm trăm kiếp. Đối với vấn đề nhân quả, tất cả mọi người đều phải hết sức thận trọng, không thể mở miệng nói càn. Chỉ là không có sai lầm đối với nhân quả, bởi vì đã thấu suốt rõ ràng nhân quả, chứ chẳng phải không còn rơi vào nhân quả.

Quy luật nhân quả bao trùm khắp vũ trụ vạn vật, không chỗ nào không có từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, không có thay đổi. Ví dụ, chúng ta gieo trồng hột cam xuống đất và chăm sóc vun bón cho nó thì mấy năm sau nó sẽ mọc thành cây và những trái cam ngọt. Ngược lại, gieo hạt ớt hay hạt chanh xuống đất thì chỗ ấy sẽ mọc lên cây cho quả ớt cay hoặc quả chanh chua. Từ xưa đến giờ không hề có việc trồng hạt chanh mà có trái cam, bởi vì nhân nào thì quả nấy, không thể có sự sai lệch. Không chỉ nhân quả ở trong loài thực vật, mà các loại động vật hay sự tu hành, thậm chí cho đến những ý niệm vi tế cũng không ra thể vượt ngoài quy luật nhân quả. Ví dụ, khi chúng ta mắng nhiếc người khác một câu, thì họ cũng tìm cách để trả đũa lại mình. Hoặc chúng ta luôn nghĩ những điều xấu ác về một người nào đó, thì lâu ngày điều ấy sẽ trở thành ý nghiệpchiêu cảm quả báo là họ cũng sẽ nghĩ xấu về mình. Nhân quả như bóng theo hình, như vang theo tiếng, dù trải qua ngàn đời cũng không có mất. Người tu khi đã hiểu rõ về đạo lý nhân quả rồi, thì từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động hay việc làm đều nên chọn lựa cái nhân thiện lành để gieo trồng ngay trong hiện tại và đừng nên gieo xuống những cái nhân xấu ác để đưa chúng ta đi đến cái quả khổ đau về sau.

Thích Minh Thành

Practitioners Never Misunderstanding Cause and Effect Rule

Q: Are Venerables and monks with great practice still under control of Cause and Effect rule?

A:

Cause and Effect rule is the one of the universe, and no one could get out of it. The practitioners achieving enlightenment would not misconstrue Cause and Effect rule, but it does not mean that they would be no longer under control of this rule. This is linked to a case of the Zen Sect. One day, the Venerable Ba Truong came to deliver a lecture to the assembly. After the end of the lecture, everyone left, but the only old man remained, and went to pay homage to the Venerable:

- Dear the Venerable! I was not a person.

The Monk asked:

- You were not human, so what were you?

The old man replied

- Dear the Venerable! I was a monk in this mountain five hundred lives ago. One day, a man came to ask me: “Are the enlightened practitioners under control of Cause and Effect rule?, then I answered: “No longer under control of Cause and Effect. Only that saying which I was made to be a mink (weasel) living in the mountain five hundred lives. Now I sincerely request the Venerable to compassionately give me some words in order to set free from a mink™s life.

At that time, the Venerable Ba Truong told the old man:

- Can you ask me that question again?

The old man asked:

- Dear the Venerable! Are the enlightened practitioners under control of Cause and Effect?

The venerable replied:

- The practitioners would no longer misunderstand Cause and Effect rule.

When the old man heard those words, he prostrated to the Venerable and made a request:

- Please conduct a funeral for me as for a monk this afternoon.

After saying this, the old man bowed down to the Venerable and left. The Venerable hit the mallet to gather the assembly and said: There is a monk who has just died today, we should go to attend his funeral, in the afternoon. Everyone was amazed when seeing that the number of the monk in the temple was the same; no one had a vital rest. Then, the Venerable led the assembly to a cave behind the mountain, and they saw there was a mink that had been dead in it. He and the assembly together conducted a funeral procession for the mink as a monk. Thus, even the monk who still has not achieved the ultimate practice may make mistakes in Cause and Effect rule and make others go astray, which leads to wrongly retreat. Consequently, the old man was punished to be a mink five hundred lives. Concerning Cause and Effect rule, we all must be very cautious, and never have wrong speech. The practitioners just do not misunderstand Cause and Effect rule, since they are clear about this rule, and it does not mean they may no longer get into Cause and Effect rule.

Cause and Effect rule covers all living beings in the Universe. There is no place that is unable to carry out from thousands of years ago to thousands of years later. There will be no change. For example, after we plant the seed of orange and fertilize and water it, it will grow up a tree with sweet oranges next few years. On the contrary, if seeds of lemon or chili are planted, there will be sour lemon trees or spicy chili trees. The story planting the seeds of lemon but growing sweet orange trees have never happened from ancient times until now, as what goes around comes around, there might be out of order. Cause and Effect rule applies not only in plants, but also animals or retreat, even trivial notion cannot go beyond the rule. For example, when one reproaches someone, the victim surely find the way to retaliate. Or one always think someone is bad, which would become mental action according to Cause and Effect rule, hereafter they will think of something bad of yours. Cause and Effect rule is like a shadow following the subject, an echo following a voice. Although experiencers lead thousands of lives, the rule will never disappear. When cultivators have a clear understanding of Cause and Effect rule, they should choose good seeds to plant not only thoughts, but also words, even action at the present and should not sow the evil ones to take the suffering effect later.

Thich Minh Thanh.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1489)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.