Có chứng cứ khoa học nào về tái sinh, đời trước, đời sau?

30/11/20214:40 SA(Xem: 4483)
Có chứng cứ khoa học nào về tái sinh, đời trước, đời sau?
CÓ CHỨNG CỨ KHOA HỌC NÀO
VỀ TÁI SINH, ĐỜI TRƯỚC, ĐỜI SAU?

Trần Tuấn Mẫn

Hỏi: Có chứng cứ khoa học nào về tái sinh, đời trước, đời sau? Xin giải thích vắn tắt về tái sinh theo quan điểm Phật giáo. Niềm tin rằng có đời trước, đời sauý nghĩa gì đối với một Phật tử?

tai sinhĐáp: Phần đầu của câu hỏi thật khó giải đáp đầy đủ trong khuôn khổ của bài viết này. Ý niệm tái sinh đã được đặt ra từ trước thời Đức Phật và qua bao nhiêu lời lẽ, giấy mực giải thích, nó vẫn còn là điều bí ẩn, khó hiểu đối với rất nhiều người…

Trước hết, tái sinh có nghĩa là sinh trở lại sau khi chết. Theo Phật giáo, sự sống của một chúng sinh là do vô minh (sự tối tăm, lầm lạc, mê muội) khởi từ vô thỉ (không định được sự khởi đầu) và cứ tiếp tục mãi do sức đẩy của nghiệp (hình thành do tác động của thân, khẩu, ý) cho đến khi chúng sinh ấy không còn vô minh, tức được giác ngộ tối hậu, thành Phật. Như thế, cái chết không phải là chấm dứt sự sống, cái chết chỉ là chấm dứt một hình thái sống, khởi đầu một hình thái sống khác được gọi là tái sinh, đời sau.

Theo lý Nhân quảDuyên khởi, những hành động có ý thức (nghiệp) sẽ có kết quả tốt hay xấu tùy theo tính chất của những hành động ấy trong những hoàn cảnh, điều kiện thích hợp. Đời sống này là kết quả của những đời sống trước và là một trong những nguyên nhân của những đời sống sau. Khi một người chết đi thì cái nguyên nhân tạo ra đời sống (vô minh, nghiệp) vẫn tiếp tục, cho nên nhất định người ấy phải có một đời sống tiếp theo.

Cá nhân mang đời sống tiếp theo này vừa chính là cái cá nhân trước đó, vừa không phải là cá nhân trước đó, ví như cái trứng, con sâu, con bướm… Con sâu, con bướm là từ cái trứng mà có và con bướm vừa là, vừa không phải là con sâu, cái trứng… Thật ra, ta được sinh ra và chết đi từng giây phút do các tế bào của thân thể liên tục chết đi và sinh ra; và cứ mỗi bảy năm, toàn bộ tế bào cũ lại mất đi, tựa như ta là một con người mới.

Nhìn cuộc sống, ta thấy cái gì cũng mang ý nghĩa tái sinh: sinh vật chết đi, biến thành đất, nước, không khí… từ đó cây cối, sông ngòi, sinh vật lại lấy đó làm thân thể, làm sự sống. Sự sống không mất đi, chỉ là sự thay đổi luân chuyển hình thái kiểu như một vòng tròn sống và chết mà ta gọi là luân hồi.

Rất nhiều bằng chứng khoa học về sự tái sinh, tức về đời trước, đời sau được các nhà khoa học nghiên cứu và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nhiều năm qua.



Đáng kể nhất là những công trình nghiên cứu suốt 40 năm của Bác sĩ Ian Stevenson (mất ngày 8/2/2007). Ông là Giáo sư phân tâm học, là Giám đốc khoa Nghiên cứu Nhân cách của Đại học Virginia, Hoa Kỳ. Ông nghiên cứu về sự việc trẻ em nhớ lại đời trước của chúng với hơn 3.000 trường hợp trên toàn thế giới. Ngoài các buổi thuyết trình, các hội nghị, các bài báo… ông đã cho xuất bản nhiều cuốn sách: Twenty cases suggestive of Reincarnation (20 trường hợp liên hệ đến Tái sinh, 1974), Children Who Remember Previous Lives (Những trẻ em nhớ lại các kiếp trước, 1987), Where Reincarnation and Biology Intersect (Chỗ gặp gỡ của Tái sinh và Sinh học, 1997). Trong rất nhiều công bố khoa học về tái sinh, ta còn có thể kể các công trình sau: Old Souls (Những linh hồn cũ) của Thomas Shroder, Life Before Life (Tiền kiếp có hay không?[1ư) của Jim B. Tucker, Children Past Lives (Các đời quá khứ của trẻ con) của Carol Bowman, Other Lives, Other Selves (Những đời sống khác, những cái tôi khác) của Roger J. Woolger, Ordered to Return (Được điều động để trở lại) của George G. Ritchie… [1] Tiền kiếp có hay không? Tác giả: Jim B. Tucker, đã được NXB Phương Đông và Công ty CP Sách Thái Hà phát hành vào năm 2010.

 

Đã là Phật tử, hẳn nhiên phải khẳng định tái sinh là một sự thật, là một nguyên lý của sự sống, là quy luật của tự nhiên, đúng như lời Phật dạy. Tin tưởng có sự tái sinh, ta không sợ cái chết, vì ta không chết, ta chỉ thay đổi hình thái sống mà thôi. Do nghiệp quả của những đời trước và đời này, ta chấp nhận mà không oán trách ai về những bất hạnh mà ta gặp phải. Ta thương yêu mọi người, mọi sinh vật vì biết rằng trong những đời quá khứ, các chúng sinh đã từng là cha mẹ, vợ chồng, người thân… của ta và ta sẽ còn gặp lại họ trong những đời sau. Đời ta chính là do ta tạo nên, ta chịu trách nhiệm với đời sống của ta. Ta tu dưỡng thân tâm, làm thiện, tránh ác và chắc chắn rằng có đời này và đời sau của ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn trên bước đường tìm đến Giải thoát tối hậu.

Trích "Vấn đáp Phật giáo"

Trần Tuấn Mẫn

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1489)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.