Hỏi Pháp với Ajahn Suchart Abhijāto (3) (song ngữ Anh Việt)

16/05/20224:09 SA(Xem: 2509)
Hỏi Pháp với Ajahn Suchart Abhijāto (3) (song ngữ Anh Việt)
HỎI PHÁP VỚI AJAHN SUCHART ABHIJĀTO
SƯU TẦM 3 (SONG NGỮ ANH VIỆT)
Nguồn: Fanpage “Ajahn Suchart Abhijāto: Dhamma for the Asking”
Dịch Anh-Việt: Phương Thủy
CHỦ ĐỀ HÀNH THIỀN

Ajahn_Suchart_Abhijāto_2Cư sĩ: Con đã thực hành trong 7 - 8 năm qua, nhưng con cho rằng con đang gặp khó khăn trong thực hành. Bản ngã của con tiếp tục tác động tới sự thực hành của con.

 

Phra Ajahn: Một phần là do con thiếu định. Con thiếu jhāna hay sự an tĩnh bởi vì khi tâm tĩnh lặng, bản ngã của con tạm thời bị kìm nén, khi đó nó sẽ không làm xao lãng tâm con ra khỏi việc kiểm tra sự quán chiếu là điều con cần làm. Vì vậy, thầy nghĩ trước tiên con nên cố gắng tập trung vào samatha bhāvanā (tu tập định, thiền chỉ) trước khi chuyển sang cấp độ tiếp theo là vipassanā bhāvanā (tu tập minh sát, thiền tuệ). Ngay bây giờ, hãy quên vipassanā. Con đã có nhiều vipassanā nhờ nghe các bài pháp thoại hay đọc sách rồi. Cái con thiếu là jhāna, một tâm định, tâm mãn nguyện, hài lòng. Ngay bây giờ tâm con vẫn còn khao khát các thứ. Do đó, hãy cố gắng kiềm chế khao khát này bằng cách nhập vào jhāna. Một khi tâm an tĩnh, nó sẽ trở nên mãn nguyện, hài lòng.

Sau khi con xuất ra khỏi jhāna, con có thể hướng tâm mình quán chiếu sự thật mà con phải quán chiếu, chẳng hạn như bản chất của thân và khi đó con sẽ có thể nhìn thấy thân rõ ràng. Cuối cùng, con có thể buông bỏ sự dính mắc của mình vào nó bởi vì con đã quán chiếu rằng thân thực sự không phải là con. Thân chỉ là sự hợp thành của 4 yếu tố tạo nên 32 bộ phận. Thân là vô thườngcuối cùng, nó sẽ phân hủy, tan rã và trở lại với các yếu tố. Không có tự ngã trong thân này. Đó chỉ là ảo tưởng, si mê của con khiến con nghĩ rằng đó là ‘con’ trong thân đó. Một khi con đã quán chiếu điều này, khi con phải xa lìa thân, con sẽ buông bỏ nó một cách dễ dàng. Con sẽ không cảm thấy đau đớn gì khi phải tách mình ra khỏi cơ thể, khi con phải mất thân của con.

“Giáo pháp bằng tiếng Anh, ngày 7 tháng 6 năm 2019.”

Câu hỏi: Con muốn học hỏi điều gì đó từ thầy. Bản ngã không thể giết chết bản ngã. Vì vậy, làm thế nào để con vượt lên trên bản ngã của mình, vượt khỏi ý thức sai lầm của con về cái tôi riêng biệt?

Phra Ajahn: Con sử dụng sự hiểu biết. Bản ngã của con được tạo ra bởi sự si mê, sự thiếu hiểu biết của con. Trong thực tế, không có bản ngã. Bản ngã chỉ là sự bịa đặt do tâm con tạo ra do sự thiếu hiểu biết về bản chất thật của tâm. Tâm là một kẻ biết, kẻ nghĩ. Nó không phải là một bản ngã. Nó không phải là một cái tôi. Nó không phải là một con người. Nó chỉ là một chức năng, giống như biết và suy nghĩ. Tuy nhiên, tâm cho rằng suy nghĩ là một cái tôi, là một bản ngã. Vì vậy, con phải sử dụng trí tuệ hay sự hiểu biết về sự thật để loại bỏ bản ngã của con. Làm thế nào để con có được sự hiểu biết về sự thật này? Con phải

hành thiền. Khi con hành thiền, khi tâm con trở nên tĩnh lặng, bản ngã của con sẽ biến mất vì suy nghĩ ngừng lại. Khi đó, con sẽ nhận ra rằng bản ngã của con là sản phẩm của suy nghĩ của con.

“Giáo pháp bằng tiếng Anh, ngày 24 tháng 5 năm 2019.”

***

Câu hỏi: Khi con gặp rắc rối với ai đó, con sẽ tự nhủ với bản thân, “Được rồi, đó là vô thường. Tôi không có vấn đề gì với anh ấy cả.” Đây có phải là vipassanā không? 

Phra Ajahn: Đúng vậy, nhưng bằng cách đó, con không bao giờ có thể đi vào samādhi (định), con chỉ có thể giải quyết vấn đề bề ngoài. Khi con mắc vào vấn đề nghiêm trọng, con sẽ không thể đối phó với nó. Khi mất thứ mình yêu thích, con không thể ngăn tâm mình buồn. Vì vậy, con cần phải đi sâu hơn. Tâm của con phải đi sâu hơn để có thể đào ra tham ái đã hằn sâu trong tâm. Nếu con ví tham ái của mình như là một cái cây, con chỉ đang cắt bỏ những cành cây, con không chặt cây hay nhổ rễ của cái cây. Trước tiên, con cần có samādhi (định), sau đó con có thể nhổ tận gốc rễ của tham ái. Nếu con không bao giờ đi vào samādhi (định), con sẽ không bao giờ có thể sử dụng vipassanā một cách đầy đủ, con sẽ chỉ có một vipassanā bề ngoài, hời hợt. Và rắc rối sẽ tiếp tục xuất hiện trở lại nhiều lần. Nếu con có thể nhổ tận gốc rễ của những tham ái thì sẽ không có tham ái nào quay trở lại và gây ra bất kỳ rắc rối nào cho tâm con.

Đây là vấn đề với mọi người khi họ học quá nhiều: họ bị nhầm lẫn. Họ không biết họ đang làm gì. Họ không biết bắt đầu từ đâu, vì vậy họ chỉ tiếp nhận mọi thứ đến với họ. Mục tiêu của việc ngồi thiền là để lắng dịu tâm. Nhưng khi họ ngồi thiền, khi tâm bị xao lãng bởi điều gì đó, họ sẽ chạy theo nó và đối phó với sự xao lãng, như vậy họ sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của thiền. Mục tiêu của thiền là ngăn chặn hoàn toàn tâm có hành động tinh thần. Nếu họ không bao giờ đi đến phần sâu nhất của tâm, họ sẽ không thể nhổ tận gốc các tham ái đã ăn sâu vào trong phần sâu nhất trong tâm họ.

Đây là vấn đề với mọi người ngày nay: họ nghiên cứu toàn bộ quá trình và không biết bắt đầu từ đâu, do đó họ chỉ chọn phần họ thíchthực hiện phần đó. Khi họ có được một số kết quả, họ sẽ nghĩ: “Đây là nó!” Họ không biết rằng họ mới chỉ có được một phần kết quả. Họ chỉ đang cắt cành cây hay cắt lá cây và họ nói: “Tôi đã chặt cây.” Sau đó, vài ngày sau, những chiếc lá lại mọc ra, những cành cây lại thò ra ngoài, bởi vì họ không chạm tới được rễ cây.

Con phải nhổ tận gốc rễ những tham ái của mình. Và để làm được điều đó, con cần có samādhi — một tâm định hoàn toàn, nhất tâm, chỉ biết đơn thuần, bình anhạnh phúc. Một khi con có loại trạng thái này được phát triển trong tâm của con thì nó có khả năng mạnh mẽ trừ tiệt tất cả các tham ái bao gồm cả tham ái thực sự mạnh mẽ, không chỉ có tham ái hời hợt về những con người ở đây và ở kia, mà về bản thân con, cuộc sống của con, thân của con. Con có thể loại bỏ nỗi buồn của mình vì già, bệnh hay chết không? Giải quyết điều này quan trọng hơn nhiều.

Những người tham gia học tại khóa tu thiền ẩn cư, họ chỉ được dạy ở mức độ sơ cấp và họ nghĩ rằng mình đã đạt được mục tiêu. Hầu hết thời gian, họ không hoàn thành hết mỗi bước của quá trình thực hành; họ chỉ thực hiện một chút trong mỗi bước và họ nghĩ rằng họ đã chứng ngộ rồi. Nhưng đó chỉ là sự chứng ngộ hời hợt.

Để đạt được sự chứng ngộ đầy đủ, con phải hoàn thành 100% mỗi bước. Giống như khi Đức Phật dạy con thực hành dāna (bố thí, rộng lượng cho đi), nghĩa là con phải từ bỏ tất cả tài sản của con và xuất gia trở thành một tu sĩ. Một khi con trở thành một nhà sư, con có thể có tất cả thời gian để tập trung vào việc giữ giới của mình và con sẽ có tất cả thời gian để thiết lập niệm để đưa tâm vào samādhi (định) hoàn toàn. Khi con có samādhi (định) hoàn toàn, con có thể nhổ tận gốc mọi tham ái hay dính mắc của con vào

thân của mình, cuộc sống của mình: đây là điều mà con cần thực hiện đầy đủ trong mỗi bước của quá trình thực hành.

Nếu con chỉ thực hiện một chút trong mỗi bước, như cho đi một ít tiền làm từ thiện, giữ 5 giới, hành thiền một hoặc hai giờ và suy ngẫm về aniccaṁ (vô thường), dukkhaṁ (khổ), anattā (vô ngã) và nghĩ “Ồ! Tôi không còn dính mắc gì nữa,” đây chỉ là trong suy nghĩ của con. Con vẫn chưa đối mặt với sự thật. Con vẫn chưa mất thứ mình yêu thích. Khi con mất thứ mình yêu thích thì con sẽ thấy điều gì sẽ xảy ra. Nếu con hoàn toàn giác ngộ, con sẽ không bị tổn thương. Con sẽ chỉ mỉm cười và nói, “Vậy thì sao? Cuộc sống là vậy. Bất cứ khi nào có được thì sẽ có mất.” Như vậy, con có thể chấp nhận những mất mát không? Nếu con vẫn muốn được và không muốn mất gì thì con vẫn chưa giác ngộ. Con phải làm điều ngược lại: con không muốn được gì và con không sợ mất đi bất cứ thứ gì con có thì đây là lúc con giác ngộ.

“Giáo pháp bằng tiếng Anh, ngày 15 tháng 3 năm 2019.”

***

 “Có một sự khác biệt khi chúng ta có samādhi (định) và khi không có samādhi (định). Chúng ta biết điều đó rõ ràng… ”

****

Một vị Sư: Khi ai đó đang hành thiền, làm sao anh ta biết rằng anh ta đang ở trong samādhi (định)?

 

Than Ajahn: Thông thường nếu sư đang ở trong samādhi (định), sư hoàn toàn tỉnh thức. Sư biết mọi thứ đang xảy ra, giống như điều chúng ta đang làm ngay bây giờ, biết rằng chúng ta đang nói chuyện.

Nếu tôi so sánh việc nói chuyện của chúng ta với suy nghĩ của chúng ta trong tâm, chúng ta biết khi nào chúng ta suy nghĩ, đúng không? Chúng ta biết khi nào tâm ngừng suy nghĩ. Khi tâm ngừng suy nghĩ, chúng ta sẽ cảm thấy bình an và tĩnh lặng và hạnh phúc, do đó, có sự khác biệt giữa khi chúng ta có samādhi (định) và khi không có samādhi (định). Chúng ta biết điều này rõ ràng giống như điều chúng ta đang làm ngay bây giờ.

Khi chúng ta đang nói chuyện, chúng ta biết rằng chúng ta đang nói chuyện. Khi chúng ta ngừng nói chuyện, chúng ta biết chúng ta ngừng nói chuyện và chúng ta biết sự khác biệt đó. Khi tâm ngừng suy nghĩ, tâm sẽ trở nên bình an, hạnh phúc. Nó như thể nâng một ngọn núi lên khỏi ngực; sư cảm thấy mãn nguyện. Vì vậy, sư biết khi nào sư đang ở trong samādhi (định).

Nếu sư không biết, điều đó có nghĩa là sư đã ngủ. Một số người ngồi và họ rơi vào giấc ngủ và sau nửa giờ, họ thức dậy, nhìn đồng hồ và nghĩ rằng mình đã ngồi được nửa giờ. Họ không biết chuyện gì đã xảy ra trong 30 phút đó. Nó có thể xảy ra với sư khi niệm của sư rất yếu. Sư có thể ngồi trong năm phút và sư có thể rơi vào giấc ngủ và nó không hoàn toàn ngủ, nó là nửa ngủ, nhưng trong kiểu trạng thái này, sư không ở trong samādhi (định).

Trong trạng thái samādhi (định) thực sự, sư sẽ rất tỉnh thức và trải nghiệm đó sẽ khiến sư kinh ngạc đến mức sư sẽ không bao giờ quên nó, đây là samādhi (định) thực sự.

“Singapore qua skype, ngày 9 tháng 8 năm 2015.”

***

Câu hỏi: Cách tốt nhất để thực hành vipassanā là thế nào ạ?

Than Ajahn: Vipassanā có nghĩa là sự phát triển của trí tuệ (tuệ giác), thấy được bản chất thực sự của sự vật. Trước khi anh có thể phát triển vipassanā, anh phải phát triển samatha hay samādhi (định) trước tiên

tâm không tĩnh lặng sẽ không có khả năng nhìn thấy mọi thứ như chúng là. Tâm vẫn còn bị vẩn đục bởi ảo tưởng, si mê sẽ không thể thấy mọi thứ là vô thường, mọi thứ đều xấu cho tâm, mọi thứ làm tổn thương tâm, mọi thứ không nằm trong tầm kiểm soát của mình. Vì vậy, trước tiên anh phải xóa tan đám mây mê lầm bằng cách thực hành samādhi (định).

Samādhi là thực hành làm tĩnh tâm. Đầu tiên, anh nên hành thiền để tâm trở nên tĩnh lặng và bình an. Một khi tâm trở nên tĩnh lặng và bình an, tâm sẽ trong sáng như một tấm kính đã được lau sạch. Sau đó, khi anh nhìn mọi thứ, anh sẽ nhìn chúng theo phương diện chân thật của chúng, anh nhìn chúng một cách chính xác như chúng đang là.

Trước khi anh phát triển vipassanā, anh sẽ phải phát triển samādhi (định) trước bằng cách sử dụng niệm. Anh cần niệm để ngăn tâm suy nghĩ. Nếu anh không có niệm, anh sẽ không thể ngăn tâm suy nghĩ. Khi anh không thể ngăn tâm suy nghĩ thì tâm không thể lắng dịu, tĩnh lặng và bình an. Cho nên trước tiên, anh phải học cách thiết lập niệm.

Niệm được thiết lập bằng cách sử dụng 40 đề mục thiền. Chúng ta gọi chúng là ‘kammaṭṭhāna.’ Ở Thái Lan, chúng ta trì danh hiệu ‘Buddho, Buddho, Buddho,’ (ND – đọc là Bút thô hoặc Bút đô) (trì mantra) liên tục mọi lúc trong khi thức, từ khi thức dậy đến khi đi ngủ. Khi đó, chúng ta có thể ngăn tâm suy nghĩ. Chúng ta chỉ ngừng trì mantra khi phải suy nghĩ. Nếu chúng ta không phải suy nghĩ thì chúng ta không nên để tâm suy nghĩ lung tung. Chúng ta ngừng suy nghĩ bằng cách trì mantra. Ví dụ, anh không nên để tâm suy nghĩ khi anh đang chuẩn bị đi làm, chẳng hạn như khi anh đang tắm, giặt, đánh răng, mặc quần áo hoặc ăn. Anh ngừng suy nghĩ bằng trì mantra ‘Buddho, Buddho, Buddho.’

Nếu không thích sử dụng mantra, anh có thể sử dụng một phương pháp khác là chú ý vào chuyển động của cơ thể. Tiếp tục quan sát những gì thân anh đang làm tại thời điểm đó. Nếu anh tiếp tục chú tâm vào hành động mà thân anh đang làm, tâm của anh sẽ không thể đi nghĩ về những thứ khác. Nếu tâm anh chạy đi nghĩ về những thứ khác, điều đó có nghĩa là tâm của anh đang không chú ý vào hành động mà anh đang làm. Như vậy, đó là những cách để thiết lập niệm. Khi anh đã có niệm rồi thì anh có thể ngồi và hành thiền để tâm trở nên tĩnh lặng.

Khi anh ngồi, anh chú tâm đến hơi thở. Anh đang quan sát hơi thở của mình: quan sát khi hơi thở vào, quan sát khi hơi thở ra. Hãy quan sát nó tại một điểm, thường là ở đầu mũi. Và nếu anh có thể quan sát hơi thở của mình và chú tâm vào nó, anh sẽ không nghĩ về những thứ khác. Nếu anh nghĩ, anh nên bỏ qua nó. Hãy trở lại với hơi thở của mình. Nếu anh có thể kiên trì, cuối cùng tâm anh sẽ ngừng suy nghĩ. Tâm anh sẽ trở nên tĩnh lặng, bình antrong sáng.

Khi anh xuất khỏi trạng thái thiền đó, tâm của anh sẽ vẫn còn trong sáng. Khi đó, anh có thể phát triển vipassanā. Dạy cho tâm mình nhìn mọi thứ là vô thường. Mọi thứ đến và đi. Mọi thứ sinh và diệt. Mọi thứ đều không nằm trong tầm kiểm soát của anh. Anh không thể kiểm soát nó. Anh không thể ngăn nó đến hoặc đi. Điều duy nhất anh có thể làm là chấp nhận nó như nó là. Nếu anh có thể chấp nhận nó, anh sẽ không bị tổn thương. Anh sẽ chỉ bị tổn thương nếu chống lại nó. Khi chống lại điều gì đó, anh trở nên căng thẳngkhông vui. Nhưng nếu anh chấp nhận nó, anh trở nên tĩnh lặng và bình an. Đây là thực hành vipassanā.

“Giáo pháp bằng tiếng Anh, ngày 19 tháng 6 năm 2018.”  Được giảng bởi Ajahn Suchart Abhijāto


Bản gốc tiếng Anh

Layperson: I’ve been practising for the past 7 or 8 years, but I think I’m struggling with my practice. My ego keeps coming into my practice.

Phra Ajahn: Part of it is because you lack concentration. You lack jhāna or calm because when the mind is calm, your ego is suppressed temporarily, then it will not distract your mind from doing the investigation of the study that you need to do. So, I think you should first try to concentrate on samatha bhāvanā before you go to the next level which is vipassanā bhāvanā. Right now, forget about vipassanā. You’ve got plenty of vipassanā by listening to Dhamma talks or reading books. What you lack is jhāna, a concentrated mind, a contented mind. Right now your mind is still hungry for things. So, try to suppress this hunger by entering into jhāna. Once your mind is calm, it becomes content. 

After you’ve withdrawn from jhāna, then you can direct your mind to study the truth that you have to study, such as the nature of the body, and then you will be able to see the body clearly. Eventually, you can let go of your attachment to it because you would’ve studied that the body is actually not you. The body is just a composition of the 4 elements forming into the 32 parts. The body is impermanent, and eventually, it will break down, dissolve, and return to the elements. There is no self in this body. It’s just your delusion that keeps you thinking that it’s ‘you’ in the body. Once you have studied this, when you have to separate from the body, you will let it go easily. You will not feel any pain when you have to separate yourself from the body, when you have to lose your body.

“Dhamma in English, Jun 7, 2019.”

- - - - - - -

Question: I’d like to learn something from you. Ego cannot kill ego. So, how do I transcend my ego, my false sense of separate self?

Phra Ajahn: You use knowledge. Your ego is produced by your delusion, your ignorance. In reality there is no ego. An ego is just an invention created by your mind due to the ignorance to the true nature of the mind. The mind is the one who knows, who thinks. It isn’t an ego. It isn’t a self. It isn’t a person. It is just a function, like knowing and thinking. However, the mind thinks that the thinking is itself, is an ego. So, you have to use wisdom or knowledge of the truth to get rid of your ego. How do you get to this knowledge of the truth? You have to meditate. When you meditate, when your mind becomes calm, your ego will disappear because your thought stops thinking. Then, you’ll realize that your ego is the product of your thinking.

“Dhamma in English, May 24, 2019.”

Nguồn: https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/2007486939416052

***

Question : When I have a problem with someone, I’d tell myself, ‘Ok, it’s impermanent. I don’t have any problem with him.’ Is this vipassanā?

 

Phra Ajahn : Yes, but that way, you can never enter into samādhi, you can only deal with superficial problem. When you get into serious problem, you will not be able to deal with it. When you lose something you love, you cannot stop your mind from being sad. So, you need to go deeper. Your mind has to go deeper in order to be able to dig out the cravings that were embedded in your mind. If you liken your craving to a tree, you’re only cutting out the branches, you’re not cutting the tree or uprooting the

root of the tree. You need to have samādhi first, then you can uproot the root of your cravings. If you never get into samādhi, you will never be able to use vipassanā fully, you’ll just have a superficial vipassanā. And the problem will keep coming back again and again. If you can uproot the root of your cravings, no craving will come back and create any problems for your mind. 

 

This is the problem with people when they study too much: they get confused. They don’t know what they’re doing. They don’t know where to start, so they just take in everything that comes to them. The goal of sitting meditation is to calm the mind. But when they sit in meditation, when the mind is being distracted by something, they will follow it and deal with the distraction, so they’ll never get to the goal of meditation. The goal of meditation is to completely stop the mind from having mental action. If they never get to the deepest part of the mind, they will not be able to uproot the cravings which are embedded in the deepest part of their mind. 

 

This is the problem with people nowadays: they study the whole process and they don’t know where to start, so they just pick the part they like and do that part. When they get some results, they’d think, “This is it!” They don’t know that they only get partial result. They’re just cutting the branches of a tree or cutting the leaves of the tree, and they’d say, “I’ve cut the tree.” Then, in a few days later, the leaves are coming out again, the braches are coming out again, because they don’t get to the root of the tree. 

 

You have to uproot the root of your cravings. And to do it, you need to have samādhi—the mind that is fully concentrated, the mind that is one, that merely knows, peaceful and happy. Once you have this kind of condition developed in your mind, then it has a strong ability to uproot all the cravings including the craving that is really strong, not just the superficial craving about people here and there, but about your self, your life, your body. Can you get rid of your sadness from getting old, getting sick or dying? This is much more important to deal with. 

 

People who go to study in meditation retreat, they are only taught the elementary level and they’d think that they have reached the goal. Most of the time, they don’t complete each step of the practice; they just do a little bit of each step and they’d think they already have become enlightened. But, it’s just superficial enlightenment. 

 

In order to achieve full enlightenment, you have to complete each step 100%. Like when the Buddha said to you to do dāna (charity), it means you have to give up all your wealth and go become a monk. Once you become a monk, you can have all the time to concentrate on keeping your morality (precepts) and you will have all the time to develop mindfulness to get your mind into complete samādhi. Once you have complete samādhi, then you can root out all your cravings or your attachment to your body, your life: this is something that you need to do it fully in each step of the practice. 

 

If you just do a little bit of each step, like giving some money to charity, keeping the 5 precepts, having one or two hours of meditation, and contemplating on aniccaṁ, dukkhaṁ, anattā, and think, ‘Oh! I have no attachment anymore,’ this is just in your thought. You haven’t faced the truth yet. You haven’t come to lose something you love yet. When you lose something you love, then you’ll see what happens. If you’re fully enlightened, you will not be hurt. You’d just smile and say, ‘So, what? That’s life. Whenever there’s gain, there will be losses.’ So, can you accept losses? If you still want the gain and don’t want any losses, then you’re still not enlightened. You must do the opposite: you don’t want any gain and you are not afraid of losing whatever you have, then this is when you become enlightened.

“Dhamma in English, Mar 15, 2019.”

 

Nguồn: https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/1874420526056028

 

***

“There is a difference when we have samādhi and we don’t have samādhi. We know it clearly…”

- - -

Monk: When someone is in meditation, how would he know that he is in samādhi?

 

Than Ajahn: Normally if you are in samādhi, you are totally awake. You know everything that is happening, just like what we are doing right now, knowing that we are talking. 

 

If I compare our talking to our thinking in the mind, we know when we think, right? We know when the mind stops thinking. When the mind stops thinking, we will feel peaceful and calm and happy, so there is a difference when we have samādhi and we don’t have samādhi. We know it clearly just like what we are doing right now. 

 

When we are talking, we know that we are talking. When we stop talking, we know we stop talking and we know the difference. When the mind stops thinking, the mind will become peaceful, happy. It is like lifting a mountain off the chest; you feel contented. So, you know when you are in samādhi. 

 

If you don’t know, that means you fell asleep. Some people sit and they go to sleep and after half an hour they wake up and look at the watch and think that they have sat for half an hour. They don’t know what happened in that 30 minutes. It can happen to you when your mindfulness is very weak. You can sit for five minutes and you can fall asleep and it is not completely sleeping, it is half asleep, but in this kind of situation, you are not in samādhi. 

 

In real samādhi you will be very alert and the experience will be so amazing to you that you will never forget it, this is the real samādhi.

 

“Singapore via skype, Aug 9, 2015.”

 

Nguồn: https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/1325589174272502

 

***

Question: What is the best way to practise vipassanā?

Than Ajahn: Vipassanā means the development of wisdom (insight), to see the true nature of things. Before you can develop vipassanā, you have to develop samatha or samādhi first because the mind that is not calm will not have the ability to see things as they are. The mind that is still clouded with delusion will not be able to see that everything is impermanent, everything is bad for the mind, everything hurts the mind, everything is not under your control. So, you have to first clear the cloud of delusion by practicing samādhi. 

Samādhi is the practice of calming the mind. You should first meditate to make the mind becomes calm and peaceful. Once the mind becomes calm and peaceful, the mind will be clear like a glass that has been cleaned. Then, when you look at things, you’ll look at them in their true way, you look at them exactly for what they are. 

Before you develop vipassanā, you’ll have to develop samādhi first by using mindfulness. You need mindfulness to stop your mind from thinking. If you don’t have mindfulness, you will not be able to stop the mind from thinking. When you cannot stop the mind from thinking, then the mind cannot be still, calm and peaceful. So, you have to first learn how to develop mindfulness. 

Mindfulness is developed using the 40 objects of meditation. We call them ‘kammaṭṭhāna.’ In Thailand, we recite a mantra ‘Buddho, Buddho, Buddho,’ continuously all the time during our waking hours, from the time we get up to the time we go to sleep. Then, we can prevent the mind from thinking. We only stop reciting when we have to think. If we don’t have to think, then we should not let the mind think aimlessly. We stop thinking by reciting the mantra. For example, you should not let the mind think when you are preparing yourself to go to work, such as when you’re taking a bath, washing, brushing your teeth, dressing, or eating. You stop thinking by reciting a mantra, ‘Buddho, Buddho, Buddho.’

If you don’t like to use the mantra, you can use another method that is by concentrating on your body movement. Keep watching what your body is doing at that moment. If you keep focusing your mind on the action your body is doing, your mind can’t go think about other things. If your mind goes think about other things, it means that your mind is not focusing on the action you are doing. So those are the ways to build up your mindfulness. Once you have mindfulness, then you can sit and meditate to make the mind becomes calm. 

When you sit, you are mindful of the breath. You are watching your breath: watch when the breath comes in, watch when the breath goes out. Watch it at one point, usually at the tip of the nose. And if you can watch your breath and focus on it, you will not think about other things. If you think, you should ignore it. Come back to your breath. If you can persist, eventually your mind will stop thinking. Your mind will become calm, peaceful and clear. 

When you withdraw from that state of meditation, your mind will still be clear. Then, you can develop vipassanā. Teach your mind to look at everything as impermanent. Everything comes and goes. Everything rises and ceases. Everything is not under your control. You cannot control it. You cannot stop it from coming or going. The only thing you can do is to accept it for what it is. If you can accept it, you won’t be hurt. You will only be hurt if you resist it. When you resist something, you become stressful and unhappy. But if you accept it, you become calm and peaceful. This is the practice of vipassanā.

“Dhamma in English, Jun 19, 2018.”

By Ajahn Suchart Abhijāto

www.phrasuchart.com

YouTube: Dhamma in English.

https://www.youtube.com/channel/UCi_BnRZmNgECsJGS31F495g

Nguồn: https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/2178851702279574
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1490)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.