Tam Bất Năng và Tứ Bất Năng

27/05/20225:43 SA(Xem: 6040)
Tam Bất Năng và Tứ Bất Năng
TAM BẤT NĂNG VÀ TỨ BẤT NĂNG

van dap phat phapHỎI: Trong Phật giáo người ta thường đề cập đến những việc mà đức Phật không thể làm được, trong đó có tam bất năng (Ba điều không làm được) và Tứ bất năng (Bốn điều không làm được). Vậy xin ban biên tập giải thích cho tôi biết tam bất năng và tứ bất năng là gì?

ĐÁP:
Để tránh sự ngộ nhận về sự cứu độ giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, có lẽ trước hết, chúng ta nên tìm hiểu về sự cứu độ trong Phật giáo. Sự cứu độ trong Phật giáo được xem là thể hiện lòng Từ Bi, đó là lòng yêu thương trên nhận thức Vô ngã của Bậc giác ngộ, hợp với chân lý “Duyên khởi” của vũ trụTam bất năng hay Tứ bất năng nêu ra dưới đây là những điều trái với chân lý tự nhiên, nên thường được gọi là những việc mà đức Phậtkhông làm được”.

1) Tam bất năng: The three things impossible to a Buddha, chỉ cho ba điều mà đức Phật không thể làm thay đổi được, tức là độ. Tam bất năng là lời của Thiền sư Nguyên Khuê (? - 716) vào đời Đường, đã đúc kết từ kinh điển của Phật giáo Nam truyền, chứ không từ kinh điển của Phật giáo Bắc truyền.
Tam Bất Năng gồm:
1. Phật không thể độ  được nghiệp quả của chúng sinh.   
2. Phật không thể độ người không có duyên với Phật pháp.        
3. Phật không thể độ được hết thảy chúng sinh
     
1/. Không thể độ được định nghiệp : Tuy đức Phật có đầy đủ trí tuệ, đối với tất cả hiện tượng, không chấp trước, nhưng đối với định nghiệp với quả báo thiện ác thì Phật cũng không có cách nào thay đổi được.
Sự kiện vua Tỳ Lưu Ly (Viḍūḍabha) sát hại dòng họ Thích Ca, hay các ngài Mục Kiền Liên (Moggallāna) và Liên Hoa Sắc (Uppalavaṇṇa) là những Thánh A-la-hán thần thông đệ nhất cũng đều phải nhận Quả báo.
Khi còn tại thế, đức Phật nói rằng Ngài không thể chuyển đổi Nghiệp quả của chúng sinh được, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh để chúng sinh tự mình nỗ lực nhằm thay đổi cuộc đời của mình. Ví dụ mắc nghiệp trộm cắp hay tham ô, thì nên sám hối và làm các việc lành thiện chứ không thể dùng đồng tiền đó mua phẩm vật cúng dường hay xây chùa to, đúc tượng lớn để cầu xin Phật độ.

2/. Không thể độ được người vô duyên: Tuy Phật biết rõ tính chất của mọi chúng sinh, thấu suốt hết các sự việc, nhưng cũng không thể nào hóa đạo những chúng sinh không có duyên với Phật pháp.
Với chúng sinh có duyên với Phật pháp thì Ngài tuỳ căn cơ cao thấp mà dìu dắt chúng sinh. Vì vậy nói là Phật độ chúng sinh nhưng thực rachúng sinh tự độ nếu không thì làm trái với Chân lý Duyên khởiĐạo đức Duyên khởi.

3/. Không thể độ được hết chúng sinh:  Tuy đức Phật có thể độ chúng sinh trong thế gian, nhưng không thể nào độ hết chúng sinh được.
Lời phát nguyện “độ chúng sinh” của đức Phật chỉ có nghĩa là đem ngọn đèn Tuệ đi giáo hóa chúng sinh. Chỉ những chúng sinh quán triệt Chân lý ( Pháp) và Đạo đức (Luật) thì mới có thể tự tu tự độ.

Nói tóm lại, đức Phật là Đấng toàn giác ( toàn tríbiết hết tất cả mọi sự việc, thấu rõ mọi liên hệ Nhân Duyên Quả của chúng sinh), là Đấng Từ Bi (luôn luôn độ chúng sinh không ngừng nghỉ), có thể chỉ dạy phương pháp cho chúng sanh tu hành thành Phật, chứ không biến hóa hay ban phát tất cả mọi người đều được như mình mà chẳng cần phải tu học gì cả.
Đức Phật đã từng bác bỏ về sự hiện hữu của một Thượng Đế (Đấng toàn năng không có gì là không làm được), và nhất định chính mình không là Thượng Đế có thể biến hóa tất cả mọi người thành Thượng Đế, mọi người hết bệnh tật khổ đau, biến hóa toàn thể địa cầu không còn động đất, không còn sóng thần và không còn dịch bệnh.

2) Tứ bất năng chỉ cho 4 điều mà đức Phật không thể làm được (không rõ nguồn đúc kết), như sau:

Điều 1:  Phật không thể làm thay đổi Quả báo của một ai đó. Ai tự gieo Nhân thì tự nhận Quả.
Điều 2: Phật không thể ban cho Trí tuệ đối với những người không tu học. Bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu học.
Điều 3: Phật không thể diễn tả hết được Diệu pháp chân thật của vũ trụ (Chân lý Duyên khởi) bằng ngôn ngữ, mà mỗi người cần dựa vào tu tậpthực chứng nơi chính mình.
Điều 4: Phật không thể làm giác ngộ cho người không có duyên với Phật pháp: “Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước. Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên”.

Trong các tôn giáo khác, sự cứu độ (cứu rỗi) thường đề cập ý nghĩa đến việc cứu linh hồn khỏi tội lỗi và hậu quả của tội lỗi (như bị đày xuống địa ngục). Nghiên cứu học thuật về sự cứu độ được gọi là soteriology.

Một số sự khác biệt giữa cứu độ của Phật giáotôn giáo vô thần và các tôn giáo hữu thần như:

1/. Sự cứu độ trong các tôn giáo hữu thần được xem là thể hiện lòng Bác Ái, đó là lòng yêu thương trên nhận thức Hữu ngã, tức sự hiện hữu của Thượng Đế vô hình là người ban và Con người hữu hình là kẻ nhận. 

2/. Vị Thượng Đế này là toàn năng, có nghĩa là không có gì là không làm được, có toàn quyền ban ân cho Con người nếu như Con người tin một cách vô điều kiện vào Thượng Đế, và tha thiết cầu xin Thượng Đế những gì mình mong muốn, như không còn tội lỗi và “mãi sống sung sướng đời đời nơi Thiên Đàng”.

3/. Không tin vào Thượng Đế được xem là thứ tội lỗi quan trọng bậc nhất đối với Con người. Lịch sử truyền đạo cho thấy nhiều việc sát hại người không cùng niềm tin tôn giáo không được xem là tội lỗi, ngược lại đó là việc làm đúng ý Thượng Đế đáng được ban hồng ân
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1489)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.