Pháp hành thiền không phải là một pháp môn
mới có từ hôm nay hay hôm qua. Từ lâu lắm rồi đã có người hành thiền bằng nhiều
cách khác nhau. Các vị Du già, các vị Thánh và các bậc giác ngộ trong các thời
đại đều phải trải quacon đường hành thiền, và các ngài đã chứng đắc và thành tựuđạo quả nhờ tu tập thiền định. Chưa hề có và sẽ không bao giờ có sự phát triển
và thanh tịnh tâm trí mà không qua thiền định. Chính nhờ thiền định mà ngài Tất
Đạt Đa Cồ Đàm, tức Đức Phật, đã đạt đượcđạo quảvô thượng chánh đẳng chánh
giác. Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người
trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại
và ở khắp mọi nơi. Thiền định không hạn hẹp ở chủng tộc, tôn giáo, biên giới,
không gian và thời gian.
Thư
Viện Hoa Senchân thànhcảm ơntác giả đã gửi tặng quyển
sách này và
trân trọnggiới thiệu đến quý độc giả soạn phẩm song ngữ THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG (March 5, 2012)
Sáng ngày 6-2, môn đồ tứ chúng đã cử hành lễ an trí kim quan Đại lão Hòa thượng Tinh Vân tại lầu Vân Cư, Phật Quang Sơn (Cao Hùng, Đài Loan). Tuân thủ di huấn của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, nhục thân của ngài khi viên tịch được đặt trong tư thế "tọa cang" (đặt ngồi kiết-già trong một cái vạc) theo truyền thống từng được các đại sư Trung Hoa thực hiện.
Kim quan được tôn trí tại lầu Vân Cư, Phật Quang Sơn trong 1 tuần lễ. Tang lễ của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân được tổ chức một cách đơn giản theo truyền thống Phật giáo, không thành lập ban tang lễ, không phát đi cáo phó, không thực hiện lễ nghi. Các đệ tử sẽ luân phiên khâm trực quanh giác linh đài suốt thời gian tang lễ.
“Xuất gia thật là tốt! Cảm tạ ân thâm rộng lớn của chư Phật, điều may mắn này khiến cho tôi cảm nhận được sự yên tâm và bình tĩnh từ trong tâm”. Đó là pháp hỷ của Đại sư Tinh Vân - khai sơn Phật Quang Sơn nói về đời sống 76 năm xuất gia của ngài.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.