Tìm Hiểu Phật Giáo Theravada

22/04/201412:00 SA(Xem: 35977)
Tìm Hiểu Phật Giáo Theravada

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO THERAVADA
AJAHN CHAH HỎI ĐÁP

Hoang Phong
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
tim_hieu_phat_giao_theravada_bia_2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
Vài Nét đại cương về Phật Giáo Theravada
- Vấn đề thuật ngữ
- Lịch sử hình thành của Phật Giáo Theravada
- Phục lục: Truyền thống tu trong rừng
CHƯƠNG II
Các điểm chính yếu trong giáo lý Phật Giáo Theravada
- Nổ lực bảo tồn căn bản Phật Giáo xưa
- Các điểm chính yếu trong Phật Giáo Theravada.
CHƯƠNG III
Lịch sử phát triển của Phật Giáo Theravada

- Vài nét đại cương
- Phật Giáo Theravada Tích Lan
- Phật Giáo Theravada Miến Điện
- Sự suy tàn của vương quốc Miến Điện vào thế kỷ XIII
- Phật Giáo Theravada trong thời kỳ thuộc đị và hậu thuộc địa
- Phật Giáo Thravada Thái Lan
- Phật Giáo Theravada Campuchia
- Giai đoạn du nhập: thế kỷ V-XII
-Thời kỳ phát triển: thế kỷ XV
-Thời kỳ cận đại: thế kỷ XIX-XXI
- Phật Giáo Theravada Lào
- Phật Giáo Theravada ở các nước Bangladesh, Mã Lai và Inđônêxia
- Phật Giáo Theravada trong thế giới Tây Phương
LỜI KẾT
PHỤ LỤC: Hỏi đáp với nhà sư Ajahn Chah
SƠ LƯỢC THƯ MỤC THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

_____________________________________________

Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này đều chuyển động, sinh sôi nẩy nởbiến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.

Riêng đối với Phật Giáo thì sự đa dạng đó không phản ảnh một sự bất đồng chính kiến mang tính cách ly giáo mà đúng hơn là một hình thức mở rộng, một lợi điểm có thể nói là "cần thiết" giúp nói lên một cách trung thực giáo lý thâm sâumênh mông của Đức Phật.

Dầu sao, dưới một khía cạnh nào đó người ta cũng có thể xác định được sự phát triển của Phật Giáo dựa vào các yếu tố địa lý. Phật Giáo Theravada phát triển rất mạnh trong các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á. Trong khi đó thì Thiền TôngTịnh Độ Tông bành trướng rộng rãi hơn ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật BảnViệt Nam. Tại các quốc gia thuộc vùng Hy-mã Lạp-sơn như Tây Tạng, Mông Cổ, Nepal và Ấn Độ với nền Phật Giáo đang hồi sinh của mình thì Phật Giáo Tantra phát triển rộng rãi hơn. Ngày nay Phật giáo cũng bắt đầu đặt chân vào thế giới Tây Phương và cho thấy những triển vọng bành trướng vững chắc tại vùng đất mới này. Người Tây Phương tu tập theo tất cả các tông phái, chỉ riêng Tịnh Độ thì dường như đã gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thích ứng với các xã hội Tây Phương.

Ngoài các yếu tố địa lý trên đây Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana). Phật Giáo Theravada thuộc vào nhánh "Tiểu Thừa" này (vấn đề này sẽ được triển khai rộng rãi hơn trong chương I của quyển sách này). Chữ "thừa" (tiếng Phạn và Pa-li là yana) có nghĩa là phương tiện chuyên chở hay cỗ xe. Kinh Hoa Sen có nêu lên hình ảnh một chiếc xe tượng trưng cho giáo huấn của Đức Phật giúp cứu những người u mê thoát ra khỏi một gian nhà đang bốc cháy biểu trưng cho vô minh.

Nhánh Đại Thừa được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ I sau Tây Lịch, chủ trương một khuynh hướng tu tập mới mang tính cách "lý tưởng" và mở rộng hơn, có nghĩa là không nghĩ đến sự giác ngộ của mình mà chỉ hướng vào sự giải thoát cho tất cả chúng sinh. Những người Đại Thừa gọi những người không bước theo lý tưởng ấy của mình là Tiểu Thừa (Hinayana), là một thuật ngữ do chính họ đặt ra, vì cho rằng những người bên ngoài Đại Thừa chỉ nghĩ đến việc giải thoát cho riêng mình.

Thế nhưng trên thực tế ngày nay người ta có thể thấy rất rõ ràng là trong các quốc gia theo Phật Giáo Theravada (tức là thuộc nhánh Tiểu Thừa) sự tương kết giữa những người xuất giathế tục thường rất chặt chẽ và minh bạch hơn so với một vài quốc gia Đại Thừa.

"Tiểu Thừa" chủ trương một sự tu tập đi sát với giáo huấn của Đức Phật về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) và Con Đường gồm Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Trên mặt thực tếứng dụng thì việc tu tập của những người theo "Tiểu Thừa" là phải loại bỏ vô minh căn bản của chính mình, khắc phục mọi sự bám víu cũng như các thúc dục bản năng và các phóng tưởng mang tính cách ảo giác của mình, phải chủ động được tư duy, ngôn từ và hành động của chính mình.

Trong khi đó chữ "Đại" trong "Đại Thừa" nói lên một cái gì đó rất lớn, vượt lên trên tất cả các quan điểm thường tình nhắm vào mục đích mang lại một sức mạnh vô song giúp người tu tập hướng vào kẻ khác. Bước vào một con đường thật rộng, có nghĩa là loại bỏ mọi sự tính toán, bon chen, danh lợi, khắc phục được hận thù và sự sợ hãi. Hạnh phúc của kẻ khác là hạnh phúc của chính mình. Con đường thênh thang đó không phải vạch ra cho riêng mình mà vì kẻ khác.

Thế nhưng trong bất cứ trường hợp nào thì nền tảng cơ bản và sơ đẳng nhất của Phật Giáo vẫn là lòng từ bi. Dù là người Tiểu Thừa hay Đại Thừa thì điều kiện tiên quyếttối thiểu giúp mình bước theo bước chân của Đức Phật là phải phát động được lòng từ bi vô biên đối với tất cả chúng sinh. Điều kiện thứ hai cũng rất dễ hiểu, nếu muốn giải thoát cho kẻ khác thì mình phải hội đủ khả năng tự giải thoát cho mình trước đã. Điều đó có nghĩa là mình phải minh bạch với chính mình.

Thế nhưng dù là theo Đại Thừa hay Tiểu Thừa thì tất cả những người Phật Giáo đều sát cánh trên cùng một con đường và cùng nhìn về một hướng, trên con đường đó họ chỉ khác nhau qua phong cách và thái độ mà thôi. Họ không bao giờ "chạm trán" nhau một cách đáng tiếc. Con Đường (magga) hay là chiếc bè đưa sang bờ bên kia (paramita) là các thuật ngữ thường được sử dụng để nói lên giáo lý và các phép tu tập Phật Giáo, thế nhưng thật ra thì đấy cũng chỉ là những hình ảnh ẩn dụ, bởi vì con đường hay chiếc bè cũng chỉ là các phương tiện giúp người tu hành tìm về với bản thể sâu kín, đích thật và tinh khiết của chính mình, mà không có nghĩa là sẽ đưa họ đến một nơi nào khác cả. Trên con đường đó dù là vắng vẻ, hay trên chiếc bè đó dù có đông người, thì mình cũng chỉ "giáp mặt" với chính mình để nhận ra cái vô minh của mình mà thôi.

Vào thế kỷ thứ VII dưới thời nhà Đường, một nhà sư Trung QuốcNghĩa Tịnh sang Ấn Độ hành hươngtu học có viết trong quyển nhật ký của ông như sau: "Những người noi theo lý tưởng của người bồ-tát và đọc kinh sách Đại Thừa (Mahayana) thì gọi là những người Đại thừa, các người khác thì gọi là những người Tiểu Thừa (Hinayana). Họ cùng sinh hoạttu tập chung với nhau trong một tu viện và không hề chống đối nhau" (theo Fabrice Midal, Comment être Bouddhiste, Grancher (Pocket), 2008, tr. 117).

Phật Giáo là một gia đình, hết thế hệ này sang thế hệ khác gia đình ấy ngày càng trở nên đông đúc hơn. Trong cái gia đình rộng lớn đó có một người "con cả" tự nhận mình mang trọng trách thờ phụng tổ tiên, bảo toàn phong cách và truyền thống gia tộc. Vậy người con ấy là ai, tên gì, sinh ra lúc nào, phong cách sống ra sao, lập gia đình sinh con đẻ cái và định cư ở những nơi đâu?

Quyển sách này hy vọng sẽ có thể giải đáp phần nào các câu hỏi trên đây qua ba chương nêu lên các chủ đề như sau:

- Chương I: Vài nét đại cương về Phật giáo Theravada

- Chương II: Các điểm chính yếu trong giáo lý Phật Giáo Theravada

- Chương III: Lịch sử phát triển của Phật Giáo Theravada

Cuối sách sẽ có thêm phần Phụ Lục là một bài giảng của một nhà sư Theravada quá cố rất nổi tiếng của Thái Lan là Ajahn Chah.

Bures-Sur-Yvette, 05.04.14

Hoang Phong


(CÙNG TÁC/DỊCH GIẢ)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :