Để Có Một Xã Hội Giàu Đẹp Văn Minh

10/01/20159:13 SA(Xem: 11872)
Để Có Một Xã Hội Giàu Đẹp Văn Minh
Ý NGHĨA ĐỜI SỐNG
Tuyển tập các bài viết của tác gỉa Nguyễn Thế Đăng
Nhà xuất bản: Thiện Tri Thức

ĐỂ CÓ MỘT XÃ HỘI GIÀU ĐẸP VĂN MINH 

Trật tự của truyền thống Tây phương và của Nho giáo có khuynh hướng theo chiều thẳng đứng, chú trọng nhiều vào sự cao thấp, tôn ti. Phật giáo còn chú trọng cả chiều ngang, cho nên có thêm tính bình đẳng dân chủ.
  1. Sự trật tự của xã hội

Xem một cuộc diễu binh diễu hành, chúng ta thấy biểu lộ một cái gì đẹp đẽ, mạnh mẽ. Sự đẹp đẽ mạnh mẽ ấy do đâu mà có? Do kỷ luật. Thử tưởng tượng một hàng ngang mười mấy người, chỉ một người đánh tay hay bước chân không đúng nhịp thì còn gì là diễu binh. Tưởng tượng khán giả xô lấn lộn xộn thì buổi lễ cũng bị hư hỏng nghiêm trọng.Kỷ luật làm nên sự trật tự, hài hòa, đẹp đẽ, sức mạnh… của bất kì nhóm người nào.

Thậm chí ‘phá cách, xả láng’ như một ban nhạc Rock cũng có trật tự riêng của nó: mỗi nhạc cụ phải hài hòa với nhau, có chạy nhảy cũng không đụng nhau.

Trong sự sống sơ cấp, mỗi tế bào đều có kỷ luật, ‘giới luật’ của nó, mất trật tự, vô kỉ luật thì phát sinh bệnh, phát sinh ung thư. Sự tồn tại và phát triển là do có kỷ luật.

Ai cũng muốn thành phố mình, đất nước mình ngày càng sạch đẹp, giàu mạnh, văn minh. Nhưng chúng ta dễ quên rằng để tiến đến đó, điều căn bản trong đời sống mỗi cá nhân chính là kỷ luật.

Sự tiến bộ nhanh chóng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…đều dựa trên nền tảng kỷ luật. Kỷ luật của Nho giáo (Xem Khu vực Hán hóa ngày nay của Vandermeesh) và Phật Giáo.

Nói như thế không có nghĩa Á Đông mới có kỷ luật. Các nước Âu Mỹ cũng dựa trên kỷ luật trong một thế giới quan khác để tiến đến hiện đại hóa (Xem Nền đạo đức Thệ Phản giáo và tinh thần của chủ nghĩa tư bản của Max Weber).

Công việc gì cũng đòi hỏi kỷ luật, tiến trình nào cũng đòi hỏi kỷ luật. Quét nhà mà không có kỷ luật thì vừa chậm vừa sót.

Kỷ luật bao hàm một nhận thức đạo đức tốt xấu, vì thế kỷ luật là một đức tính. Chữ Discipline (kỷ luật) của Âu Mĩ có nghĩa:

1/ Sự rèn luyện cần giữ gìn;

2/ Phương pháp để rèn luyện (tương đương với chữ ‘Pháp môn’);

3/ Huấn luyện để phát triển sự tự kiểm soát;

4/ Một hệ thống quy tắc ứng xử;

5/ Xử lý việc sửa chữa hay trừng phạt. Kỷ luật là một thái độ và hành động mang tính đạo đức.

Tây phương thường dùng chữ Discipline để dịch chữ Giới luật của Phật giáo. Chữ Giới luật rộng hơn chữ Discipline, kỷ luật rất nhiều vì môi trường sống của nó là ở trong tâm thức chứ không chỉ ở ngoài xã hội.

  1. Giới luậttrong đời sống xã hội

Dỡ một tờ báo hằng ngày, mọi tin tức xấu, tiêu cực đều trực tiếp hay gián tiếp do không giữ được giới mà ra.

Trong khi đó cái đẹp, sự trật tự là do kỷ luật, giới luật mà có. Xem phim Hàn Quốc chúng ta thấy ngay điều đó. Một ông giám đốc vẫn lễ phép với cha mẹ, hành xử đúng vị trí của mình trong gia đình, đi thưa về trình. Khi nổi giận họ vẫn tự chế, ráng giữ kỷ luật, không có hành động thô lổ, lời nói ‘văng mạng’. Cách ăn mặccử chỉ của họ đàng hoàng lịch sự, không hở hang, buông thả.

Thậm chí cách trang hoàng phòng cũng đều tự chế, mặc dù có thể phòng hẹp : màu sắc hòa nhã, không lòe loẹt, không khoe của…Chỉ xem sơ qua cuộc sống phản chiếu trong điện ảnh, chúng ta có thể tin điều người Hàn Quốc nói: họ được như vậy là do lấy Nho giáo làm khung cho xã hội.

Kỷ luật của thân thể tạo ra những cử chỉ đẹp; kỷ luật của tâm thức tạo thành một nhân cách đẹp. Văn minh Đông hay Tây cũng đều như vậy.

Với một người Phật giáo, khi mới vào chùa phải học Oai nghi của Sa di: cách ăn uống, nói năng, đi đứng, nằm ngồi, đối xử với người trong chùa…Chính vì thế mà chúng ta  thấy nhà sư không có cử chỉ xấu, ít nghe nói nhà sư phạm luật, như luật giao thông chẳng hạn.

Từ khi con cái chúng ta còn nhỏ chúng ta phải dạy: ‘Con không nên vứt vỏ chuối trên lối đi, ông bà không thấy sẽ bị té ngã nguy hiểm ’, ‘Khi ngồi ăn phải để người lớn gắp trước’, ‘Áo quần, cặp vở phải để ngăn nắp trật tự, không bừa bãi trong phòng’… Lớn lên các em không những có trật tự, kỷ luật mà còn có tình thương trong đối nhân xử thế.

Có cậu bé mới học lớp chín, lớp mười, bị bạn ức hiếp, chọc tức nhiều ngày bỗng một hôm đâm bạn, lỡ tay, em kia chết. Chỉ một phút mà thành kẻ sát nhân. Trước đó một giờ, em không thể nào ngờ được là mình là một kẻ giết người, cuộc đời học sinh yên lành  bỗng biến thành cuộc đời của người phạm tội với tương lai  rớt đến tận đáy của xã hội.

Cha mẹ không ngờ, bà con hàng xóm không ngờ. Nhưng với cái nhìn Phật giáo, sự việc cầm dao đâm người đã có từ rất lâu trước đó: bây giờ là hiện hành, nhưng những hạt giống đã có từ rất lâu. Hạt giống đó là những hình ảnh trong các phim kiếm hiệp, bạo lực; là sự tức giận không thể kiềm chếchuyển hóa nên càng ngày càng sinh trưởng; là quan niệm sai về ‘anh hùng’ của môi trường mình sống…

Giáo dục Giới luật phải bắt đầu từ nhỏ và thường trực ở mọi lứa tuổi.

  1. Giới luật căn bản hơn và bao trùm hơn kỷ luật

Mục đích của giới luật thì cao và rộng hơn kỷ luật nhiều: Giới luật chính là sự ổn định, trật tự có từ bên trong, và nó đồng hành với cuộc đời của mỗi chúng ta cho đến khi chúng ta hoàn thiện đến mức cuối cùng.

Chúng ta cũng biết một trong mười danh hiệu của Phật là Điều Ngự, nghĩa là người hoàn toàn điều phục được mình, và do đó hoàn toàn tự do.

Chúng ta thấy một trong những con người lý tưởng của lịch sử Việt Nam cũng được xưng là Điều Ngự: Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông. Vì là sự trật tự có từ bên trong, nên chính sự điều phục thành công này làm sinh ra an vui và tự do tự tại.

Giới luật thì vững chắc hơn và chính xác hơn kỷ luật của Tây phương và kỷ luật của Nho giáo, vì giới luật đặt căn bản trên định luật nhân quả. Cũng do đó mà giới luật bình đẳng hơn và phổ quát hơn.

Trật tự của truyền thống Tây phương và của Nho giáo có khuynh hướng theo chiều thẳng đứng, chú trọng nhiều vào sự cao thấp, tôn ti. Phật giáo còn chú trọng cả chiều ngang, cho nên có thêm tính bình đẳng dân chủ. (chẳng hạn câu thơ kệ của Huệ Trung thượng sĩ: ‘Mày ngang mũi dọc khác chi nhau, Phật với chúng sinh cùng một mặt’).

Giới luật của Phật giáo chính là để thực hiện tính bình đẳng này vậy.

Giới luật xuất phát từ bên trong, có tính tự ý thức, tự giác nên là nền tảng của kỷ luật và pháp luật , hai cái này có tính cách bên ngoài xã hội. Chính vì hiểu biết từ bên trong nên giới luật hiệu quả hơn, tự nguyện hơn, thay vì bó buộc và có thể tìm cách trốn tránh, ‘chui rào’.

Y học ngày nay chủ trương ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’. Giới luật là phòng chống từ xa, từ khi còn là ‘hạt giống’. Còn kỷ luật và pháp luật là để chữa trị khi đã xảy ra, đã ‘hiện hành’.

Chỉ qua vài điều trên, chúng ta thấy giới luật thiết thựclợi ích cho con ngườixã hội như thế nào.

Để có một xã hội giàu đẹp và văn minh, chúng ta không thể phát triển xã hội ở ngoài giới luật.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.