Phần 2

19/07/20158:51 SA(Xem: 12473)
Phần 2

SỐNG THIỀN 
Living Meditation: Living Insight của Dr. Thynn Thynn 

(Bản dịch của Từ Thám - Sydney, Australia -2001*)

BUÔNG XÃ
Buông xã là không bám níu về môt việc gì . Thường đó là động lực ham muốn một sự thành công, được điều khiển , được vinh danh...Đừng lẫn lộn ham muốn với hành động . Buông xả ở đây là buông xả sự bám níu vào tham dục, chớ không phải buông xả hành động. Bạn hãy dừng lại và nhìn về sự ham muốn của mình . Khi bạn thấy được sự ham muốn, bạn cũng thấy được sự bám níu vào ham muốn đó. Và khi bạn nhận ra sự bám níu, bạn thấy nó tan biến đi và bạn tức thời buông xả. . Hành động nầy là một hành động không căng thẳng hay bực dọc kèm theo. Đó là hành động thanh tịnh và giản dị, bạn có thể hoàn tất được nhiều chuyện hơn và ít bị căng thẳng hơn. Trong những cơn xúc động - bởi vì diễn tiến tâm lý biến đổi quá nhanh – bạn chỉ nhận diện được những cảm xúc thô kệch như nóng giận và thù hận. Sự ham muốn và bám níu thì tế nhị hơn nhiều, nên cần có định lực mạnh hơn mới có thể nhận ra chúng được.
Cái tôi được hình thành từ từ trong vô thức . Đến khi khôn lớn thì cái khái niệm về bản ngã của bạn đã trở nên 'hiện thực' đến nỗi khó phân biệt được đâu là ảo tưởng và đâu là thực tế. Bạn không nhận cái tôi là tạm bợ , tương đối và luôn luôn thay đổi , bởi thế bạn cố bám níu vào chúng và không bỏ đi . Sự ham muốn 'giữ cho mọi sự vật còn mãi' làm cho việc tu tập 'buông xả' thật là khó khăn.
Nếu bạn buông xả cái 'tôi' và 'của tôi' thì bạn có mất hết lai lịch , sẽ trở thành lạnh lùng và vô cảm chăng? Nghe thật đáng sợ, giống như là sống trong khoảng trống không. Không sao cả , bạn nên hiểu cái bạn mất đi chỉ là một ảo tưởng. Nó không bao giờ có thật. Bạn trút bỏ trong tâm cái ảo tưởng về bản ngã. Chỉ buông xả cái ảo tưởng thôi.
 Nếu bạn dừng sự suy nghĩ trong phút chốc và ngồi lại để phản chiếu trên tâm mình, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng bạn đang được bình an. Bình anbản chất tự nhiên của tâm thức trong mỗi người chúng ta. Bình an đã có mặt ở đó kể từ ngày chúng ta sanh ra và nó sẽ tiếp tục ở đó cho tới ngày chúng ta chết đi. Đó là món quà vĩ đại cho bạn; như vậy tại sao bạn lại nghĩ rằng mình không được bình an trong tâm? Khi nhìn vào tâm mình bạn thường chỉ nhận biết các tâm trạng hoạt động, như là các tư tưởng và các cảm xúc đi chung với chúng. Nhưng bạn có khuynh hướng bỏ quên các khoảng thời gian bình an ở giữa các tư tưởngcảm xúc đó. Nếu con người phải khổ sở hay buồn bực từng phút một trong suốt 24 giờ mỗi ngày, thì chắc mọi người sẽ điên hết . Thế thì tại sao bạn nghĩ rằng mình không bao giờ được bình an? Đó là bởi vì bạn không bao giờ tự cho phép mình được bình an. Bạn quá say mê đấu đá với chính mình và cảm xúc của mình đến nỗi sự đấu tranh nầy trở thành bản chất thứ hai của bạn. Thế rồi bạn lại than phiền rằng tâm mình không được bình an! 
Tại sao bạn không gạt qua một bên tất cả những ý tưởng phức tạp nầy trong phút chốc để có thể ngắm nhìn bản chất bình an nầy .
Như vậy cái gì làm cho tâm bạn bất an ? Chỉ khi nào khái niệm về 'tôi' và 'của tôi' nổi lên thì tâm thức mới bị lôi kéo vào xung đột. Thích và không thích mau lẹ đi theo những khái niệm chấp ngã đó. Đây là khởi đầu của phiền toái. Giả sử như bạn làm mất xâu chìa khóa. Vấn đề bắt đầu khi bạn bắt đầu phê phán sự kiện bạn làm mất xâu chìa khóa. 'Tôi không thích bị mất chìa khóa. Bạn còn có thể tiếp tục suy nghĩ: 'Tại sao tôi lại vô ý quá như thế?” Tất cả những sự phiền hà nầy nổi lên từ phản ứng của bạn đối với xâu chìa khóa bỏ quên đâu đó. Bạn hãy quay lại điểm khởi đầu của sự bực bội. Khi bạn có tư tưởng 'Tôi mất xâu chìa khóa', bạn đã không thể buông xả tư tưởng đó. Thay vào đó, bạn tức khắc nhảy vào 'thích' hay 'không thích'. Cảm xúc, xung đột và bực dọc đều phát xuất từ nhị nguyên 'thích' và 'không thích' nầy. Bạn đã tự để cho mình bị cuốn trôi đi bởi những phê phán, cảm xúcbực bội.Nhưng chúng ta hãy ngắm nhìn những tư tưởng trong giây lát. Chúng nó nổi lên rồi tự chúng rơi rụng, trừ phi bạn bám níu vào chúng. Nếu bạn để cho tư tưởng tiếp tục đi hết đời sống bình thường của chúng, chúng tự nhiên rơi rụng. Tư tưởng của bạn cũng phải chịu qui luật phổ quát về Vô thường (Anicca). Bản chất của tư tưởng là tạm bợ, trừ khi cái 'tôi' can thiệp và không cho chúng ra đi. Bằng cách bám níu vào tư tưởngcảm xúc, cái 'tôi' tiếp tục kéo dài quá trình cảm xúc. Chính là cái 'tôi' cố bám níu vào tư tưởngcảm xúc và để cho chúng gây bất an.


QUÁN CHIẾU VỀ TÂM BÌNH AN
Nếu thỉnh thoảng bạn nhận thấy có những giây phút bình an, thì bạn đã bắt đầu rồi đó. Bạn đừng bận tâm nếu những giây phút nầy rất ngắn ngủi. Bạn có thể dùng những phút bình an nầy làm căn cứ để thăm dò tâm mình. Đây có thể tiêu điểm từ đó bạn có thể khám phá tâm. Và đáng ngạc nhiên thay, bạn sẽ thấy đây cũng chính là ngôi nhà mà bạn tìm về. Giả sử như muốn thấy vật thể di động trong không gian như thế nào, bạn phải thấy được trọn khoảng không gian và các vật thể trong đó. Không có không gian thì vật thể không di động được. Vật thể có thể biến mất trong không gian, nhưng không gian vẫn còn đó. Tâm của bạn có thể ví như khoảng không gian , tư tưởng và tình cảm ví như những vật thể di động . Nếu bạn có thể thấy rõ được khoảng không gian nầy, bạn cũng sẽ thấy rõ hơn cái gì nổi lên và rơi rụng trong đó. Có thể bạn chưa được bình an trọn vẹn, nhưng ít ra bạn đã có được một khoảng trống để thở, và nghỉ ngơi .
Bản thể của tâm bình an rất đơn giản. Nhưng bạn làm cho nó phức tạp bằng cách nghĩ rằng phương pháp tìm nó phải là khó khăn. Bạn bị điều kiện hóa để đạt được điều nầy, thành tựu điều kia, vv...Tâm bạn lúc nào cũng động. Dĩ nhiên bạn phải làm ăn, nuôi gia đình, kết bạn, đưa con tới trường, vv...vì đó là đời sống. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục nếp sống vội vã như là cách để tìm bình an, bạn sẽ không tìm được bình an.Điều chúng ta cần quan tâm là nên sống chậm lại...để cho bạn có thể tự hiểu mình và kinh nghiệm được những gì đã có sẳn trong tâm bạn.

TÂM IM LẶNG
Tâm im lặng không phải là tâm chết cứng trái lại rất nhạy cảm với môi trường chung quanh . Tâm im lặng thoát khỏi sự thù ghét, nóng giận, ganh tỵ, lầm lẫnxung đột nghiã là nó thoát khỏi quan điểm nhị nguyên . Nói chung, bạn nhìn thế giới qua một khung khái niệm dựa trên lối suy nghĩ nhị nguyên. Khi vừa nhận thức một sự vật, bạn phê phán nó liền. Thí dụ , phê phán là nó tốt. Ngay khi ta vừa phê nó tốt, thì những cái gì trái lại tự nhiên trở thành xấu. Bạn đã chia thế giới khái niệm theo sự phân cực nầy; bạn dựng lên thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai, theo tiêu chuẩn riêng của bạn . 
“Nhưng chúng ta phải phân biệt thì mới có thể sinh hoạt trong đời sống thường ngày được. Tôi sẽ không ăn một quả táo thối. Nó sẽ làm tôi bị bịnh. Tôi phải phê phán rằng quả táo nầy thối, quả kia thì chín và ăn rất tốt.” Dĩ nhiên là bạn cần phải phê phán để có thể sinh hoạt trong thế giới nầy. Bạn cần phải phân biệt một quả táo ngon lành và một quả táo thối. Đây là phê phán dựa trên lý luận chớ không phải cảm xúc. Nhưng thường thì chúng ta không dừng lại ở phê phán dựa trên lý luận. Chúng ta tiếp tục áp đặt thêm phê phán cảm xúc về 'thích' hay 'không thích' trên nhận thức về quả táo. Quả táo chỉ là quả táo, tốt hay thối. Bạn có thể lấy nó hay bỏ nó. Bạn có thể có phán đoán luận lý về nó. Nhưng vấn đềchúng ta lại phán đoán dựa trên cảm xúc. Đây là điều mà chúng ta cần hiểu rõ. Khi chúng ta phê phán dựa trên cảm xúc, chúng ta làm cho tâm bị gợn sóng. Những gợn sóng nầy tạo thành sóng lớn hơn và phút chốc bão tố có thể nổi lên, làm cho tâm bị xáo động. Tựu trung là chúng ta mất liên lạc với sự im lặng bên trong, tức tâm bình an.
Nên nhớ nhị nguyên tạo ra tâm khái niệm. Chúng ta thích bám níu vào những gì chúng ta đã tạo ra. Nhị nguyên do chúng ta tạo đã trở thành một vật sở hữu . 'Tôi' muốn bám giữ ý tưởng 'của tôi' về cái đúng, cái đẹp, cái tốt lành. Do đó tâm chúng ta bị cứng ngắc, và cuối cùng chúng ta nhìn thế giới qua những khe hở nhỏ hẹp. Bằng tỉnh giác , sự phê phán sẽ dừng lại. Khi không còn phê phán thì bạn nhìn sự vật đúng như thật tế , đây là cách duy nhất để bạn thoát ra khỏi nhị nguyên , thế giới sẽ mở rộng ra và Từ Bi Hỉ Xã sẽ đem lại sự cảm thông với người khác .





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :