Phần 4

19/07/20158:54 SA(Xem: 12226)
Phần 4

SỐNG THIỀN 
Living Meditation: Living Insight của Dr. Thynn Thynn 

(Bản dịch của Từ Thám - Sydney, Australia -2001*)


TẬP TRUNG VÀ THIỀN ĐỊNH
Đối với nhiều người, hành động tập trung tâm ý được coi như đồng nghĩa với thiền định. Chẳn hạn khi họ làm việc gì một cách tập trung - đọc sách, làm việc, chơi gôn - là họ đang thiền định rồi. Điều nầy chỉ đúng một phần thôi. Thật ra, tập trung tâm ý (gọi tắt là Định) chỉ là một phần của thiền định. Tinh yếu của thiền định là nhằm đạt tới một sự hiểu biết cao hơn, tức là trí tuệ (panna), là tỏa rộng tâm mình ra khỏi những giới hạn của trí thức để đi vào lãnh vực của trực giác, của trí tuệ (hay tuệ giác).
Mục tiêu của việc tập trung ý trong làm việc hay tiêu khiển hoàn toàn khác với mục tiêu của thiền định . Trong khi làm việc , bạn chỉ quan tâm đạt đến một cái gì ở ngoài bạn như như là làm ăn thành công, thắng cuộc chơi gôn, hoàn tất một thí nghiệm khoa học, vv...Trong thiền định, trái lại, sự thành tựu là ở bên trong, sự thành tựu của tự ngộtuệ giác tâm linh. Trong những giai đoạn đầu tiên của thiền định, có thể bạn cần tập trung tâm ý trên một đối tượng ở ngoài tâm, như là chót mũi, hay là cử động lên xuống của bụng dưới, cho đến khi tâm được tập trung ở một điểm. Sự tập trung tâm ý ở một điểm nầy cũng xảy ra khi chúng ta làm việc hay vui chơi, nhưng sự tương đồng giữa tập trung và thiền định chấm dứt ở đây. Trong khi thiền định là tâm tập trung đang tiến về hướng triển khai tuệ giác, tức là tu Quán (vipassana, cũng gọi là Minh Sát Thiền). Nhận thức của tâm tự động chuyển về trên chính tâm đó, và tâm nầy tự ý tập trung trên những hoạt động hay tiến trình của chính nó, để cuối cùng đưa hành giả đến tự giác thật sự (tức đắc ngộ). Sự giác ngộ do thiền địnhtính cách trực giáctâm linh.
Trong sự xuất thần của các hoạt động như vẽ tranh hay phổ nhạc, vv... người biết, cái bị biết và sự biết không hoàn toàn biến mất. Điều xảy ra là, trong những giây phút hoạt động nghệ thuật cao độ đó, người nghệ sĩ kinh nghiệm được một loại hạnh phúc trong đó ý niệm về cái 'tôi' tan đi một phần lớn, nhưng không hoàn toàn. Ngoài ra, nhà nghệ sĩ cũng còn có ý thức về đối tượng, dù đó là vẽ tranh, phổ nhạc hay cái gì khác. Do đó, cái bị biết cũng không hoàn toàn tan mất. Tôi gọi loại kinh nghiệm nầy là 'kinh nghiệm bán-tâm-linh' bởi vì nó gần với kinh nghiệm xuất thần của thiền định, nhưng không hoàn toàn giống. Trên phương diện khác, loại hạnh phúc do miệt mài nghệ thuật nầy làm cho người nghệ sĩ trở nên nhạy cảmtâm linh hơn đa số người khác. 
Như vậy, hai loại hiểu biết nầy hoàn toàn khác nhau về tính chất, và nhằm những mục tiêu hoàn toàn khác nhau.

TỈNH GIÁCNHẬN THỨC
Thông thường, sự nhận thức của chúng ta rất bận bịu với tình thế bên ngoài, với những gì mà chúng ta tiếp xúc qua sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Nói chung, chúng ta đều phản ứng đối với những cảm xúc nầy theo thói quen. Con người lập đi lập lại việc nầy mà không nhận thức được những gì đang xảy ra trong tâm. Trong Phật giáo, điều nầy gọi là vô minh (avijja). Đây không có nghĩa là ngu dốt về trí thức, mà đặc biệt là sự thiếu sót tuệ giác về chính mình .
Bình thường bạn cũng có thể biết bản tâm của bạn . nhưng chỉ là một cách lười biếng. Thí dụ như khi bạn trải qua một cảm xúc sôi nổi, bạn chỉ nhận biết nó khi biến cố đã xong. Ngay trong lúc náo động thì bạn bị lạc mất trong sự rối loạn. Bạn thường chú tâm đến những yếu tố bên ngoài mà bạn nghĩ là đang ảnh hưởng đến bạn . Thí dụ như trường hợp bạn đang ăn. Sự chú tâm của bạn tập trung trên thức ăn: mùi vịhình sắc của nó. Nếu thức ăn không đúng như yêu cầu, bạn lập tức phản ứng lại với sự bực bội - hay cả đến sự nóng giận nếu gặp lúc bạn không vui. Rồi bạn có thể trút sự giận dữ của mình trên người hay vật mà bạn tiếp xúc.
Tâm tỉnh giác là tâm tự nhiên nhận thức. Không có hành động nào ở đây, chỉ là một sự tập trung và tức thời nhận biết mà nó 'thấy' được. Ở đây, sự tỉnh giácnguyên nhân mà sự nhận thứchậu quả. Bạn không thể tu tập hậu quả được. Bạn chỉ có thể tu tập cái gì tạo ra nó. Bạn phải bắt đầu tu tập Tỉnh Giác để cho Nhận Thức xảy ra bên trong bạn.
Thường thì tâm chúng ta luôn luôn di động, suy nghĩ, cảm xúc, lan man từ đối tượng nầy sang đối tượng khác. Bởi vì sự di động liên miên nầy mà ít có chỗ cho sự nhận thức xảy ra. Sự nhận thức có thể thoáng qua, nhưng nó rất nhát nhúa. Nó lười biếng và cùn nhụt. Thường thì những tư tưởng ồn àocảm xúc chế ngự bản tâm. Tâm bạn phải thoát khỏi chu kỳ miên viễn nầy để cho sự nhận thức có thể xảy ra hoàn toàn , tâm phải tự điều chỉnh, quay sự chú ý bên ngoài vào sự tỉnh giác về chính nó. Khi bạn hướng tâm như thế, bạn thay thế các hoạt động khác của tâm bằng sự tỉnh giác. Thay vì bị kẹt trong những hoạt động tâm lý đó, bạn chỉ còn lại sự 'chú tâm'. Ở mỗi giây phút, tâm chỉ có thể ở một trạng thái nào đó. Thí dụ như, khi có sự nóng giận trong tâm thì không còn chỗ cho hạnh phúc. Khi có sự tỉnh giác chiếm ngự toàn tâm thì không còn chỗ cho tư tưởng hay cảm xúc nổi lên ngay lúc đó. Chỉ có sự chú ý hoàn toàn. Khi sự chú ý nầy được trọn vẹn, cái trạng thái giao động của bản tâm bị phá vỡ, tâm bạn tìm được chỗ đứng cân bằng trong chính nó. Thế rồi sự nhận thức sẽ tự nhiên xảy tới.



TRONG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Tại sao bạncảm thấy rất tươi mát khi đến một nơi hoàn toàn khác lạ với khung cảnh quen thuộc? Điều nầy rất thông thường. Thông thường bạn cảm thấy ngột ngạt và tù túng bởi nếp sống. Bạn cảm thấy cần rời xa tất cả, để nghỉ ngơi và để tìm những kinh nghiệm mới và có thể duy trì bản thân
Nhưng bạn nên hiểu rằng không phải chính là cảnh sống ngột ngạt thúc đẩy bạn đi tìm thư giãn tạm thời, mặc dù điều nầy cũng giúp phần nào. Nguyên nhân chính là vì tâm bạn không được tự do nên bạn không thể kinh nghiệm được trọn vẹn và đầy đủ giây phút hiện tại.
Nhưng, bạn thử nghĩ xem, cái gì làm cho bạn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn? Bạn chỉ được hài lòngthỏa mãn khi nào bản tâm không còn ham muốn và bám níu, bởi vì chỉ có một tâm hồn tự do mới có thể kinh nghiệm được giây phút hiện tại một cách trọn vẹn và đầy đủ.
Đối với một tâm hồn không còn ham muốn, không còn xung độtbực bội, mỗi giây phút trôi qua đều tươi mát và mới mẻ. Nếu tâm bạn lúc nào cũng nặng trĩu đấu tranh và bực dọc thì bạn không thể kinh nghiệm giây phút hiện tại một cách trọn vẹn được. Không có sự trong sáng và chỗ trống cho kinh nghiệm thực tại. Trong tình hình như thế thì bạn sống trong quá khứ hay tương lai; kinh nghiệm hiện tại chỉ là một phần thôi. Bạn chỉ nhận thức được một phần của hiện tại, tạm nói như thế. Bạn không kinh nghiệm được sự tươi mát của giây phút hiện tại, và niềm hoan lạc của mọi sự vật mà bạn tiếp xúc. Do đó bạn đi tìm sự tươi mát ở nơi khác, với những người khác và những mối liên hệ khác, vv...Tuy nhiên, chu trình buồn chán vẫn tiếp tục vì cội rễ của vấn đề không phải ở hoàn cảnh mà là ở chính bên trong bạn. 

THIỀN VÔ THIỀN
Bạn thấy, hình thức thiền quán định-chế đã trở nên cực kỳ phổ thông trong các xứ Phật giáo Á châu và ở Tây phương. Dù các viện chủthiền sư dùng phương pháp nào, ta thấy cũng có một điểm chung: một hệ thống hay hình thức trong đó thiền sinh tu tập thiền định. Do đó, thiền định đã trở nên đồng nghĩa với tọa thiền.
Bạn thấy, tư thế ngồi chỉ là công cụ cho một kỷ luật quan trọng hơn của bản tâm. Tư thế ngồi tự nó không phải là để luyện thân, mà là để luyện tâm trong nghệ thuật tỉnh giác, và tiến xa hơn nữa. Trong lối thiền chính thức, bạn chú tâm ở một điểm trên trên thân thể - có thể là hơi thở hay cảm giác - để loại trừ mọi tư tưởng, cảm xúc hay hoạt động trí thức khác của bản tâm. Trong tiến trình nầy, bạn học cách quán tâm mà không phê phán hay phân biệt, và cũng học cách buông xả
Bạn có thể quán tâm trong khi ngồi yên lặng trong tư thế tọa thiền, hay là bạn cũng có thể quán tâm trong khi sinh hoạt thường ngày. Cách nào cũng được, tùy theo cá tính của bạn. 
Trong lối thiền không định chế, bạn phải đối diện với chính mình rất thường. Muốn buông xả, trước hết bạn phải đối đầu với bản ngã và niềm tự hào của mình. Không ai muốn đối đầu với bản ngã, vì điều nầy quá đau đớn. Cần có sức mạnh tâm linh lớn mới có thể làm được. Trong lối thiền không định chế nầy, sự đối đầu với bản ngã chính nó là hành động thiền của bản tâm. Nó đòi hỏi sự tỉnh giác (sati), cố gắng, định (samadhi: tâm tập trung) và xả (upekha: tâm bình thản). Có thể là nó không cần kỷ luật nghiêm khắc cho thân thể, nhưng nhất định là nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật nghiêm khắc cho bản tâm.
Chúng ta phải có đủ can đảm đối diện với chính mình. Đó là một sự phấn đấu lớn lao, nó đòi hỏi sự cố gắng và lòng can đảm để thực hành. Nhưng thật ra, đây là một sự cố gắng mà không cần cố gắng. Trong Phật giáo gọi là Vô Vi (viriya). Điều nầy có thể xảy ra trong sinh hoạt thường ngày hay trong khi ngồi thiền. Đường lối thực hành của thiền vô thiền không có một hình thức nghiêm khắc hay định chế nào, nhưng tất cả những phẩm chất của Thất Bồ Đề Phần (bojjhanga) - tức là Bảy Yếu Tố Cho Sự Giác Ngộ - đã được gồm đủ trong tiến trình học tập. Đó là Tỉnh Giác, Tham Cứu, Năng Lực, Niềm Vui, An Tịnh, Tập Trung và Bình Thản. Bạn đã học tập tỉnh giác với sự kiên nhẫn trong nội dung của sinh hoạt thường ngày, điều nầy làm cho tâm bạn càng ngày càng được tập trung hơn, tức là Định (samadhi). Không những thế - hành động tỉnh giác trong sinh hoạt thường ngày cũng là một tiến trình tham cứu với sự bình thản vào trong tính chất của bản tâm.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.