Sống trong Pháp giới Hoa Nghiêm

09/12/20158:44 SA(Xem: 14049)
Sống trong Pháp giới Hoa Nghiêm

SỐNG TRONG PHÁP GIỚI HOA NGHIÊM
Nguyễn Thế Đăng

 

con buomSống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.

Tâm bất tịnh thì biến pháp giới trở thành thế giới bất tịnh, do đó sống trong chia cắt, chướng ngại, xung đột, khổ đau. Tâm thanh tịnh thì thấy và sống trong pháp giới thanh tịnh của Phật. Tâm Phật thì tạo ra cảnh giới Phật. Tùy mức độ thanh tịnh của tâm đến đâu thì chứng nghiệm được sự thanh tịnh của pháp giới đến đó.

Tâm như nhà họa sĩ
Hay vẽ những thế giới
Năm uẩn từ tâm sanh
Không pháp gì chẳng tạo.
Như tâm, Phật cũng vậy
Như Phật, chúng sanh đồng
Tâm, Phật và chúng sanh
Cả ba không sai khác
Nếu người biết tâm hành
Tạo khắp các thế giới
Người này bèn thấy Phật
Rõ Phật chân thật tánh.
          (Phẩm Dạ-ma cung kệ tán, thứ 20).

Tâm và giác ngộ đồng: “Biết tâm và Bồ-đề đồng, biết Bồ-đề cùng tâm đồng. Tâm và Bồ-đề cùng chúng sanh đồng” (Phẩm Ly thế gian, thứ 38).

Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanhcon đường Bồ-tát. Đó là con đường của Trí huệ (tịnh Phật quốc độ) và Công đức (thành tựu chúng sanh). Cả hai đồng bộ với nhau làm cho sự chứng ngộ Nhất Tâm hay pháp giới thanh tịnh thêm rộng thêm sâu.

Hạnh Bồ-tát được tóm tắt trong một đoạn của phẩm Thập định, thứ 27:

“Chư Phật tử! Những gì gọi là Phật tử bốn phương? Đó là: thấy tất cả Phật mà được khai ngộ, nghe tất cả Pháp thọ trì chẳng quên, làm tròn tất cả hạnh ba-la-mật, đại bi thuyết pháp làm mãn nguyện cho chúng sanh”.

Hai điều đầu chú trọng về tự giác. Hai điều sau chú trọng về giác tha. Làm tròn tất cả hạnh ba-la-mật và đại bi thuyết pháp là làm cho người khác. Tự giácgiác thamở rộng tâm mình, mở rộng Bồ-đề tâm của mình, mở rộng pháp giới tâm của mình, cho đến khi thế giới chúng sanh đều là tâm của mình. Đi trên con đường Bồ-tát là đi vào pháp giới Hoa Nghiêm, “Tâm, Phật, và chúng sanh, cả ba không sai khác”. Đây là pháp giới một vị, một vị giác ngộ.

Thực sự bước vào pháp giới Hoa Nghiêm là khi chúng ta “thấy Phật, được khai ngộ”. Đây là thấy thực tại, ở Kiến đạo vị hay còn gọi là Thông đạt vị, hay thấy tánh như Thiền tông nói. Thấy đây là thấy cái Nền tảng chung “tâm, Phật, và chúng sanh, cả ba không sai khác”. Sau đó là thiền định, nghĩa là “thọ trì chẳng quên”. Tiếp theo là “làm tròn tất cả hạnh ba-la-mật”, hạnh ấy gắn liền với trí huệđại bi, “do đại bi mà thuyết pháp”. Qua quá trình Tu tập vị này, chúng ta gom thế giới, chúng sanh, tâm thức vào một Tâm Phật.

Hạnh Bồ-tát là đi vào pháp giới hay tâm Phật, tức là đi vào tánh Không, quang minhnhư huyễn:

“Chẳng bỏ các hạnh, lìa những phân biệt. Nơi tất cả pháp tâm không động niệm. Chẳng hoại các cõi mà sanh trong đó, rõ biết tất cả cảnh giới các cõi, từ thuở nào đến giờ không có động tác, ba nghiệp thân ngữ ý thảy đều vô biên. Thâm nhập biển Phật, biết tất cả pháp chỉgiả danh, nơi các cảnh giới không vướng buộc, không nhiễm dính. Rõ tất cả pháp trống rỗng, không chỗ có. Những hạnh đã tu từ pháp giới sanh, giống như hư không chẳng tướng chẳng hình. Thâm nhập pháp giới tùy thuận diễn thuyết…

Đại Bồ-tát dùng đây để khai thị tánh vô sai biệt của tất cả Như Lai. Đây có thể trụ nơi vô chúng sanh tế. Đây có thể khai thị tất cả Phật pháp. Đây các cảnh giới đều vô sở đắc. Dầu biết các pháp đều vô tác mà có thể thị hiện tất cả tác nghiệp. Dầu biết chư Phật không có hai tướng mà có thể hiển thị chư Phật. Dầu biết không có sắc mà diễn thuyết các sắc. Dầu biết không có thọ tưởng hành thứcdiễn thuyết các thọ tưởng hành thức. Dầu biết pháp vô sanh mà thường chuyển pháp luân. Dầu biết các pháp khôngsanh diệt mà thuyết tất cả tướng sanh diệt…” (Phẩm Thập định, thứ 27).

An trụ trong tánh Không, quang minh, như huyễn nên các hạnh của Bồ-tát là sự thị hiện. Với hạnh thị hiện ấy, Bồ-tát thấy pháp giới bằng con mắt khắp cả (phổ nhãn) và sống trong pháp giới trong từng niệm niệm:

“Biết tất cả pháp không có hai tướng thì gọi là ngộ tất cả pháp. Nơi sự sai biệt hai và chẳng hai của tất cả pháp, thiện xảo quán sát, lần lượt tăng tiến không có thôi nghỉ thì gọi là Bồ-tát. Đã hay thấy cảnh giới Phổ Nhãn thì gọi là Phổ Nhãn. Dầu hay chứng được cảnh giới Phổ Nhãnniệm niệm chưa từng thôi nghỉ thì gọi là Bồ-tát. Nơi các pháp đều hay soi sáng lìa chướng ngại thì gọi là vô ngại kiến. Thường siêng ghi nhớ vô ngại kiến thì gọi là Bồ-tát. Đã được mắt trí huệ của chư Phật thì gọi là giác ngộ tất cả pháp. Quán mắt trí chánh giác của Như Lai mà chẳng buông lìa thì gọi là Bồ-tát. Trụ chỗ của Phật trụ cùng Phật không hai thì gọi là cùng Phật không trụ hai chỗ. Thường quán thật tế của tất cả thế gian thì gọi là bậc trụ thật tế. Dầu thường quán sát thật tế của tất cả các pháp mà chẳng chứng nhập cũng chẳng bỏ rời thì gọi là Bồ-tát. Chẳng đến chẳng đi, không đồng không khác, những phân biệt này thảy đều dứt hẳn thì gọi là bậc nguyện dừng dứt. Tu tập rộng lớn viên mãn không thối chuyển thì gọi là bậc chưa dừng dứt Phổ Hiền nguyện. Biết rõ pháp giới không có biên tế, tất cả các pháp một tướng vô tướng thì gọi là bậc rốt ráo pháp giới rời bỏ đạo Bồ-tát. Dầu biết pháp giới không có biên tế mà biết các tướng khác nhau, khởi tâm đại bi độ các chúng sanh tột thuở vị lai không chán mỏi thì gọi là Phổ Hiền Bồ-tát”. (Phẩm Thập định, thứ 27).

Sống trong pháp giới là sống cái không hai, cái một, cái nhất như của sanh tử và Niết-bàn:

“Biết tất cả pháp vô tướng là tướng, tướng là vô tướng, vô phân biệtphân biệt, phân biệtvô phân biệt, phi hữu là hữu, hữu là phi hữu, vô tác là tác, tác là vô tác, phi thuyết là thuyết, thuyết là phi thuyết, không thể nghĩ bàn”. (Phẩm Ly thế gian, thứ 38).

Sống trong pháp giới là sống trong tự do bao la của tánh Không và trong sự nghiêm tịnh của mọi sự, mọi cõi. Tóm tắt là sống trong Chân Không Diệu Hữu.

“Bồ-tát dùng phương tiện như hư không rõ thấu tất cả pháp đều không chỗ có. Bồ-tát dùng nhẫn trí như hư không, khi thấu rõ tất cả pháp thì được thân và thân nghiệp như hư không, được ngữ và ngữ nghiệp như hư không, được ý và ý nghiệp như hư không. Ví như hư không là nơi tất cả pháp y tựa, chẳng sanh chẳng diệt; cũng vậy, tất cả pháp thân của Bồ-tát chẳng sanh chẳng diệt. Ví như hư không là chỗ y chỉ của tất cả thế gianhư không không có chỗ y; cũng vậy, Bồ-tát là chỗ y của tất cả pháp mà không có chỗ y…

Ví như hư không vào tất cả mà không biên tế; cũng vậy, Bồ-tát vào khắp tất cả pháp mà tâm Bồ-tát không có biên tế. Vì sao thế? Vì chỗ làm của Bồ-tát như hư không. Nghĩa là việc tu tập, việc nghiêm tịnh, việc thành tựu thảy đều bình đẳng, một thể, một vị, một lượng, như hư không thanh tịnh khắp tất cả chỗ.

Bồ-tát như vậy chứng biết tất cả pháp, với tất cả pháp khôngphân biệt. Nghiêm tịnh tất cả cõi Phật. Viên mãn tất cả, thân không chỗ y. Đầy đủ tất cả vô biên công đức. Ngồi khắp tất cả tòa kim cương. Phát khắp tất cả tiếng tùy loài, vì tất cả thế gian chuyển pháp luân mà chưa từng lỗi thời”. (Phẩm Thập nhẫn, thứ 29).

Tâm là quang minh, nên sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong quang minh. Tâm càng thanh tịnh thì càng quang minh, quang minh ấy với tánh Không, pháp giới, tâm Phật là một.

“Chư Phật tử! Đại Bồ-tát trụ tam-muội này được mười thứ quang minh chói sáng. Đó là, được quang minh của tất cả Phật, vì cùng Phật bình đẳng. Được quang minh của tất cả thế giới, vì có thể nghiêm tịnh khắp. Được quang minh của tất cả chúng sanh vì đều đến điều phục. Được quang minh vô lượng tinh thôngpháp giới làm trường thuyết pháp. Được quang minh vô sai biệt vì biết các pháp không các thứ tánh. Được quang minh phương tiệnchứng nhập tánh lìa dục của các pháp. Được quang minh chân thật, vì tâm bình đẳng nơi tánh lìa dục của các pháp.  Được quang minh thần biến khắp tất cả thế gian, vì được Phật gia hộ chẳng dứt. Được quang minh thiền định thiền quán vì đến bờ tự tại của tất cả Phật. Được quang minh Chân Như của tất cả pháp vì nơi trong một lỗ lông khéo nói tất cả”. (Phẩm Thập định, thứ 27).

Tất cả các pháp là biểu lộ của quang minh. Tất cả các pháp là quang minh, bởi thế, tất cả pháp đều là Phật pháp: “Nơi tất cả pháp tưởng là Phật pháp”. (Phẩm Ly thế gian, thứ 38).

Thế nên cảnh giới thế giancảnh giới Như Lai:

“Đại Bồ-tát dùng trí huệ vô ngại biết tất cả cảnh giới thế giancảnh giới Như Lai. Biết tất cả cảnh giới ba đời, tất cả cảnh giới cõi, tất cả cảnh giới pháp, tất cả cảnh giới chúng sanh, cảnh giới Chân Như vô sai biệt, cảnh giới pháp giớichướng ngại, cảnh giới thật tế vô biên tế, cảnh giới hư không vô phần lượng, cảnh giới không cảnh giới, đều là cảnh giới Như Lai”. (Phẩm Như Lai xuất hiện, thứ 37).

Như trong mặt gương sáng, các hình bóng trong gương đều là gương sáng. Sống được tấm gương tâm quang minh này là sống trong cảnh giới Phật, cảnh giới Hoa Nghiêm.

Tâm cũng là như huyễn, nên sống trong pháp giới Hoa Nghiêm cũng là sống trong như huyễn:

“Đại Bồ-tát đã hiểu sâu tâm pháp như huyễn, thế gian đều như mộng, chư Phật xuất thế đều như bóng hình, tất cả thế giới đều như biến hóa, ngôn ngữ âm thanh đều như vang, đã thấy pháp chân thật, dùng pháp như thật làm thân mình, biết tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, rõ biết thân tâm không có thật thể, thân mình ở vô lượng cảnh giới, dùng Phật trí quang minh rộng lớn để tịnh tu tất cả hạnh Bồ-đề”. (Phẩm Thập định, thứ 27).

Thấy như huyễn là thật thấy tánh bình đẳng bất động, tự do không còn lệ thuộc vào thời gian, không gian:

“Lúc Đại Bồ-tát quán tất cả thế gian như huyễn, chẳng thấy chúng sanh sanh, chẳng thấy chúng sanh diệt, chẳng thấy cõi nước sanh diệt, chẳng thấy các pháp sanh diệt, chẳng thấy quá khứ có thể phân biệt được, chẳng thấy vị lai có khởi tác, chẳng thấy hiện tại có một niệm trụ, chẳng quán sát Bồ-đề, chẳng phân biệt Bồ-đề, chẳng thấy Phật xuất hiện, chẳng thấy Phật niết-bàn, chẳng thấy trụ đại nguyện, chẳng thấy nhập chánh vị, chẳng ngoài tánh bình đẳng.

Đại Bồ-tát này dầu thành tựu cõi Phật mà biết cõi nước vô sai biệt. Dầu thành tựu chúng sanh mà biết chúng sanh vô sai biệt. Dầu khắp quán pháp giới mà an trụ pháp tánh vắng lặng chẳng động. Dầu thấu rõ ba đời bình đẳng mà chẳng trái với sự phân biệt pháp ba đời. Dầu thành tựu uẩn xứ mà dứt hẳn chỗ nương y. Dầu độ thoát chúng sanh mà rõ biết pháp giới bình đẳng không các thứ sai khác. Dầu chẳng dính mắc việc giáo hóa chúng sanh mà chẳng bỏ đại bi, chuyển pháp luân để độ tất cả. Dầu khai thị cho chúng sanh nhân duyên quá khứ mà biết tánh nhân duyên vốn không có động chuyển”. (Phẩm Thập nhẫn, thứ 29).

Chứng ngộ được tánh của các pháp là tánh Không, quang minhnhư huyễn là đang sống trong pháp giới Hoa Nghiêm, giải thoát, tự do, giác ngộ.

Tướng và tưởng khởi lên, đó là tánh Không, không động không chuyển, không sanh không diệt. Tướng và tưởng như vậy chính là giải thoát, giác ngộ.

Tướng và tưởng khởi lên là từ quang minh, hiện hữu trong quang minh và tan trở lại vào quang minh. Tướng và tưởng chính là quang minh. Ngay khi tướng và tưởng ấy đang hiện hữu, nó vẫn không phải là tướng và tưởng, không phải là sắc thọ tưởng hành thức, mà là quang minh. Đó là thân Phật.

Tướng và tưởng là như huyễn, là sự phô diễn của Pháp thân tánh Không, do đó nó trang nghiêm cho Pháp thân vô tướng.

Chính vì chúng là tánh Không, quang minhnhư huyễn nên tất cả pháp đồng thời, đồng hiện và sẵn đủ, tương tức tương nhập, tương dung tương nhiếp vô ngại với nhau. Đây là pháp giới sự sự vô ngại của Hoa Nghiêm.

Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm tức là thấy “tất cả pháp giới là tướng niết-bàn” (phẩm Thập địa, thứ 26); thấy “nghĩa pháp giới vì tất cả pháp đồng một vị” (phẩm Ly thế gian, thứ 38). Đó là sống trong Tịnh độ của Phật: “Thấy tất cả Phật độ thanh tịnh không có các ác đạo. Thấy tất cả Phật độ thanh tịnh, tất cả chúng sanh thân tâm thanh tịnh”. (Phẩm Nhập pháp giới, thứ 39).

Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong Nhất Tâm thanh tịnh:

“Đại Bồ-tát thấy pháp duyên khởi nên thấy pháp thanh tịnh. Vì thấy pháp thanh tịnh nên thấy cõi nước thanh tịnh. Vì thấy cõi nước thanh tịnh nên thấy hư không thanh tịnh. Vì thấy hư không thanh tịnh nên thấy trí huệ thanh tịnh. Đây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ mười của Bồ-tát, vì tu hành tích tập Nhất thiết trí”. (Phẩm Ly thế gian, thứ 38).

“Đại Bồ-tát biết tự thân và tha thân tất cả đều là cảnh giới của trí, chẳng cho là hai, tự tha riêng khác. Dầu vậy nhưng ở nơi cõi nước mình, cõi nước khác đều sai khác mà đồng thời hiện khắp”. (Phẩm Thập nhẫn, thứ 29).  

Khi đã ở trong pháp giới tánh, thì “mỗi niệm đều đầy đủ sáu ba-la-mật và tất cả ba mươi bảy phẩm trợ đạo.” (Phẩm Thập địa, thứ 26), và “nơi mỗi niệm đầy đủ tất cả công đức Bồ-tát”. (Phẩm Thập định, thứ 27).

Sống trong pháp giới hay tâm Phật là như có được viên ngọc như ý, hiện tất cả màu mà thật ra ngọc không có màu nào cả:

Ví như châu như ý
Hay hiện tất cả màu
Không màu mà hiện màu
Chư Phật cũng như vậy.
Lại như hư không sạch
Phi sắc, chẳng thấy được
Dầu hiện tất cả sắc
Không ai thấy hư không.
Chư Phật cũng như vậy
Hiện khắp vô lượng sắc
Chẳng phải cảnh của tâm
Tất cả chẳng thấy được.
              (Phẩm Dạ-ma cung kệ tán, thứ 20).

Tâm như gương sáng hiện tất cả các bóng với đủ màu sắc:

“Ví như cung của Đại Phạm thiên vương Diệu quang có tên là Nhất thiết thế gian tối thắng thanh tịnh tạng. Trong cung lớn này thấy khắp đại thiên thế giới, nhà cửa, xóm làng, sông núi, thiên long bát bộ… từ hạt bụi cho đến thiên hà, tất cả đều hiển hiện trong đó, như thấy khuôn mặt mình hiện trong tấm gương sáng”. (Phẩm Thập định, thứ 27).

Pháp giới Hoa Nghiêm là sự phô diễn của quang minh “chiếu hiện lẫn nhau”:

“Nơi dòng nước của bốn sông chảy quanh hồ A-nậu-đạt với đủ thứ trang nghiêm, có thiên bảo hợp thành bốn thứ hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng, hương thơm ngào ngạt, diệu sắc thanh tịnh. Những cánh hoa, đài nhụy đều là các thứ báu tự nhiên chiếu sáng và phản ảnh lẫn nhau…

Lúc mặt trời mọc thảy đều chiếu sáng. Hồ và sông cùng tất cả vật chiếu sáng lẫn nhau thành lưới quang minh. Các vật này, hoặc xa hoặc gần, hoặc cao hoặc thấp, hoặc rộng hoặc hẹp, cho đến nhỏ nhất như một hạt cát một hạt bụi đều là ngọc báu quang minh chói sáng. Tất cả vật đều có hiện bóng mặt trời, và cùng hiện bóng lẫn nhau. Các bóng phản chiếu ấy không thêm không bớt, chẳng phải hợp chẳng phải tan, đều được thấy rõ ràng mà không mất tướng riêng của chúng”. (Phẩm Thập định, thứ 27).

Nơi pháp giới ấy, vị Bồ-tát sống và thể nghiệm pháp giới sự sự vô ngại mà không biến đổi, làm hư hoại thế giới:

“Ví như mặt trời mọc lên chiếu núi Tu-di, chiếu sáng những núi làm bằng bảy báu. Trên các núi bảy báu và khoảng giữa chúng đều có quang ảnh hiển hiện rõ ràng. Bóng mặt trời trên các núi bảy báu đều hiển hiện trong khoảng giữa các núi. Bóng mặt trời giữa khoảng các núi bảy báu cũng đều hiển hiện trong các bóng mặt trời trên các núi báu. Tất cả hiện bóng lẫn nhau như vậy…

Cũng vậy, Đại Bồ-tát trụ nơi diệu quang minh tam-muội, chẳng hư hoại tướng thế gian, chẳng diệt mất bản chất các pháp thế gian, chẳng trụ trong thế giới, chẳng trụ ngoài thế giới. Đối với thế giới không chỗ phân biệt, cũng chẳng hư hoại tướng thế giới. Thấy tất cả pháp Một tướng Vô tướng, cũng chẳng hư hoại tướng các pháp, luôn luôn trụ trong tánh Chân Như, chẳng hề lìa bỏ”. (Phẩm Thập định, thứ 27).

Chữ kim cương được nói đến nhiều lần trong kinh. Thân Phật là kim cương, pháp giớikim cương. Vị Bồ-tát giảng nói về Mười địa là Kim Cương Tạng. Sống trong pháp giới là sống trong Kim Cương Tạng.

Tất cả các pháp không sanh không diệt, không đến không đi, không một không nhiều, đó là kim cương tạng như là tánh Không. Tất cả pháp đều là quang minh, đó là kim cương tạng như là quang minh. Tất cả các pháp đều là ảnh hiện, không có tự tánh, đó là kim cương tạng như là như huyễn.

Trong pháp giới kim cương tạng này, một tức tất cả, tất cả tức một, tất cả đều vô ngại, tự do từ bản chất. Sống trong pháp giới ấy là sống trong tự doan lạc không ngăn ngại, không bờ bến. “Ba nghiệp thân khẩu ý trở thành vô biên” (phẩm Thập định, thứ 27); “một hành động là tất cả hành động” (phẩm Phật bất tư nghì pháp, thứ 23); “có thể dùng một cái hoa để trang nghiêm tất cả thế giới mười phương” (phẩm Thập hồi hướng, thứ 25). Bởi vì “cất chân hạ chân đều ở trong tam-muội, niệm niệm thành Phật không có gián cách” (phẩm Ly thế gian, thứ 38); “tâm vô phân biệt biết khắp các pháp, một thân ngồi yên mà đầy khắp cả pháp giới. Trong một niệm cùng tất cả chúng sanh đồng ở”. (Phẩm Nhập pháp giới thứ 39).

Pháp giới Một là Tất cả, Tất cả là Một này được thể hiện trong câu nói của Hòa thượng Thiền sư Thích Tịch Chiếu, chùa Tây Tạng, Bình Dương:

“Tất cả là ta, ta là tất cả. Ngoài ta không có ai, ngoài ai không có ta”. 

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 237




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.