Không phóng dật

09/06/20163:24 CH(Xem: 8686)
Không phóng dật

KHÔNG PHÓNG DẬT
Quảng Tánh

duc phat toa thienPhóng dật là tâm buông lung, chạy theo dục vọng, không siêng năng tu tập các thiện pháp. Sở dĩ hành giả không thành tựu được chánh định cũng do tâm sở bất thiện này quấy phá, chướng ngại. Bên ngoài thì năm dục và năm trần luôn hấp dẫn, gọi mời. Bên trong thì vô minh che lấp, tham ái thúc giục. Thành ra, phóng dật gần như là một thuộc tính, là bản chất của chúng sinh.

Ngược lại, không phóng dậttâm định tĩnh, tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Nhờ chánh niệm tỉnh giác, thu thúc lục căn, tâm được phòng hộ vững chắc, tâm phóng dật buông lung dính mắc được ngăn ngừa, hạn chế dần cho đến bất động. Đó là hộ tâm.

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nên tu hành một pháp, nên truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành một pháp, truyền bá rộng rãi một pháp rồi, liền được thần thông, các hạnh tịch tĩnh, đắc quả Sa-môn, đến cõi Niết-bàn (Nê-hoàn). Thế nào là một pháp? Nghĩa là hạnh không phóng dật. Thế nào là hạnh không phóng dật? Đó là hộ tâm. Thế nào là hộ tâm?

Ở đây, Tỳ-kheo thường giữ gìn tâm hữu lậu, pháp hữu lậu. Ngay lúc người kia thủ hộ tâm hữu lậu, pháp hữu lậu, đối với pháp hữu lậu liền được an vui, cũng có tin, vui, an trụ không dời đổi, hằng chuyên ý mình, tự lực cố gắng. Như thế, này các Tỳ-kheo, người kia hành không phóng dật, hằng tự cẩn thận, dục lậu chưa sanh liền chẳng sanh; dục lậu đã sanh liền có thể khiến diệt; hữu lậu chưa sanh liền chẳng sanh, hữu lậu đã sanh liền có thể khiến diệt; vô minh lậu chưa sanh liền chẳng sanh, vô minh lậu đã sanh liền có thể khiến diệt. Tỳ-kheo đối với người kia hành hạnh không phóng dật, nhàn tĩnh ở một nơi, hằng tự giác tri để tự an vui (du hý); tâm dục lậu liền được giải thoát. Đã được giải thoát liền được trí giải thoát: Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân nữa, như thật mà biết.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Không kiêu, vết cam lồ/ Phóng dật là đường chết/ Không mạn là bất tử/ Ngạo mạn tức là chết.

Thế nên, này các Tỳ-kheo, nên nhớ tu hành hạnh không phóng dật. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 10.Hộ tâm,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.104)

Lậu là rỉ ra, là tươm rỉ bợn nhơ, phiền não, uế tạp và làm cho mê lẩn, lú lẫn tâm trí chúng sanh. Tâm hữu lậuvô minh, tham ái, phiền não bên trong chúng ta. Pháp hữu lậu là sức thu hút khó cưỡng, khiến tâm dính mắc thuận hoặc nghịch vào các pháp. Với tâm thì chánh niệm tỉnh giác, không tham ái, không chạy theo cảnh. Đối với pháp thì quán sát tính vô thường, bất tịnh, duyên sinh để hạn chế dính mắc. Được vậy thì “dục lậu chưa sanh liền chẳng sanh; dục lậu đã sanh liền có thể khiến diệt”.

Dục lậu chỉ cho sự tham ái, dục vọng, nói chung là mọi luyến ái dục lạc ngũ trần, đắm say vật chất. Hữu lậu là sự tham ái, đeo dính, muốn có mặt, muốn tồn tại trong các cảnh giới. Vô minh lậutrạng thái không sáng suốt, không tỉnh giác, thiếu hiểu biết... về Tứ đế, về tiến trình sinh diệt của Ngũ uẩn, về Duyên khởi; không thấy rõ cái Ta là giả ngã, không thực thể, vô ngã tính.

Bản chất của chúng sinhtham ái và dính mắc vào mọi thứ. Nhờ tu tập hộ tâm, không phóng dật, tâm được an trú với chánh niệm cao độ, định lực tăng trưởng, tuệ giải thoát phát sinh nên “liền được thần thông, các hạnh tịch tĩnh, đắc quả Sa-môn, đến cõi Niết-bàn”. 

Quảng Tánh






 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/06/2014(Xem: 23622)
14/12/2014(Xem: 12284)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.