Thư Viện Hoa Sen

Cuộc Phỏng Vấn Đức Đạt-lại Lạt-ma Thứ 14

18/10/20164:05 SA(Xem: 10141)
Cuộc Phỏng Vấn Đức Đạt-lại Lạt-ma Thứ 14
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HƯƠNG SEN TINH KHIẾT 
Thích Nhuận Châu dịch

PHẦN II : 
PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT-LẠI LẠT-MA THỨ 14 TENZIN GYATSO

CUỘC PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT-LẠI LẠT-MA THỨ 14  

L.N.Đ: Cuộc phỏng vấn nầy được thực hiện bởi Dawn Engle và Ivan Suvanjieff tại Dharamsala, trụ xứ của đức Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 Tenzin Gyatso tại Ấn Độ vào ngày 22 tháng 5 năm 1995.

Hỏi: Có bao giờ Ngài nôn nóng không? Có khi nào Ngài nản lòng muốn từ bỏ mục đích lý tưởng của mình không?

Đạt-lại Lạt-ma: Có lẽ ở mức độ xúc cảm, điều ấy đôi khi có thể xảy ra. Nhưng, tôi tin rằng, là một con người, cảm xúc của chúng ta phải song hành với trí khôn của con người.

Nếu các bạn không có cảm xúc, thì con người sẽ trở nên khô khan, lạnh lùng. Thế nên cảm xúc phải là một bộ phận trong cuộc sống con người.

Cảm xúc là một loại cảm giác tự nhiênmù quáng thế nên nó có thể vừa hữu ích vừa nguy hại. Thế nên ở đây, trí tuệ và khôn ngoan của con ngườitrách nhiệm ngăn ngừa những cảm xúc tiêu cực không có nguyên do cơ bản. Thực vậy, một vài cảm xúc như lòng từ bi thường phát sinh từ một nguyên do căn bản, và nó có thể song hành rất tốt với trí tuệ và sự khôn ngoan của con người.

Đây là pháp thực hành và niềm tin căn bản của tôi. Khi cảm giác chán nản, thất vọng phát sinh, thì trí tuệ sẽ đến để giúp chuyển hóa. Đôi khi vì không rõ nguyên do, các bạn liền có cảm giác tuyệt vọng đến ngay. Nhưng vì chúng ta là người, chúng taphương phápphương tiện để đối phó với chúng. Đó là quà tặng mà con người được ban cho. Vì loài vật thì không có cảm xúc, nên khi gặp hoàn cảnh tuyệt vọng, thì loài vật không có cách nào để thoát khỏi.

Đối với tôi, khi cảm xúc sắp sửa đến, trí tuệ sẽ giúp tôi hóa giải, thế nên đó không phải là vấn đề lớn.

Hỏi: Một thanh niên ở Chicago hỏi, phải làm gì với tình trạng bạo động hiện nay. Anh ta nói rằng hằng ngày anh ta bị vây hãm bởi trộm cướp và súng đạn, trên đường phố cũng như trong trường học. Anh ta muốn đi theo đường lối bất bạo động, nhưng anh ta không biết nên thực hành điều nầy ra sao trong khi vẫn sinh hoạt bình thường.

Đạt-lại Lạt-ma: Với tình trạng như thế, câu hỏi phát sinh từ trường hợp đặc thù nầy, nên rất khó trả lời. Từ những hoàn cảnh nầy, với một trường hợp ngoại lệ như thế, bạn có thể cần có một hành động tương tự để phản đối sự bạo động nầy. Thật là đáng tiếc! Tôi không muốn nói hành động tương tự là đúng. Tôi không thể nói điều ấy. Nhưng câu trả lời thực tế là, chúng ta phải có một nỗ lực để chuyển đổi mọi tình huống. Điều nầy luôn luôn là một vấn đề thực tế.

Suốt vài thập kỷ qua, tôi nghĩ là chúng ta đã thờ ơ với nhiều điều. Thế nên bây giờ, ngày hôm nay, một bối cảnh mới đã phát triển trong xã hội. Đường lối của nhân loại là tạo một nỗ lực để chuyển hóa toàn bộ không khí thù hận và bạo động. Nếu chúng ta có một hành động tương tự hay hành động phản kháng với hoàn cảnh hiện thời, điều ấy có thể làm đẩy mạnh tình trạng hiện thời hoặc có thể không, nhưng đó chỉ là giải pháp nhất thời, đó không phải là vấn đề chuyển hóa toàn triệt, đó không phải là câu trả lời thực sự.

Khi trình trạng tuyệt vọng xảy đến, tôi chú tâm thật nhiều vào cách ngăn ngừa những việc như thế xảy ra từ trong tương lai. Tình trạng hiện thời thật khủng khiếp, rất khủng khiếp, nhưng chúng ta không làm được gì cả, chỉ biết chấp nhận. Như tình hình Bosnia hiện nay – đôi khi có người hỏi tôi chúng ta nên làm gì và tôi đáp, thực sự là chẳng có gì để làm cả. Đôi khi con người hầu như trở nên nóng nảy với những cảm xúc tiêu cực. Trong những hoàn cảnh ấy, chỉ vì để có thể đối phó với tình hình. Các bạn không thể dùng trí khôn của loài người để phản ứng những cảm xúc tiêu cực trong những hoàn cảnh cực đoan như thế. Nó quá trễ, quá trễ!

Nhưng chúng ta không nên cảm thấy thất vọng, điều ấy sẽ sai lầm. Chúng ta phải hành động để ngăn ngừa những việc như vậy trong suốt thời gian dài ở tương lai, đó là phương thức tốt nhất của con người mà ta có thể hành động. Đó là vấn đề của chúng ta, dù nó không xảy ra trong suốt cuộc đời mình. Nhưng chúng ta phải làm việc nầy cho thế hệ tương lai.

Thế nên điều đó luôn luôn giúp cho tôi hy vọng. Vâng, tình trạng hiện nay thì vô vọng và không xoay xở gì được. Nhưng không có nghĩa là vô vọng trong tương lai. Vì có sự quyết định làm điều gì đó cho tương lai, nên luôn luôn có niềm hy vọng dài hạn. Với vấn đề đặc biệt nầy, trong một hoàn cảnh đặc thù, tôi không biết trả lời sao. Nếu người ấy là tôi, với tất cả áp lực đặt vào tôi, như khẩu súng chĩa vào tôi, tôi không biết phải làm gì nữa. Có lẽ tôi sẽ làm như thế nầy (cười và giấu mặt vào sau hai bàn tay), hoặc có khi tôi sẽ làm như thế nầy (ra dấu cú đấm tưởng tượng bằng nắm tay), cũng sẽ là bạo động luôn (cười dài và lớn). Thực vậy, tôi không biết tôi phải làm gì nữa!

Hỏi: Nếu Ngài còn trẻ, chắc không có ai lắng nghe những điều Ngài nói. Làm sao để tôi có thể khiến mọi người chấp nhận tôi và chấp nhận mọi ý tưởng của tôi nghiêm túc hơn.

Đạt-lại Lạt-ma: (suy nghĩ, rồi cười) Tôi không biết nữa. Tôi cảm thấy đôi khi, trong kinh nghiệm của tôi, tôi có vài ý tưởng và tôi không bao giờ nghĩ đó là điên rồ, nhưng nó thực sự là một ý tưởng điên rồ. Nhưng tôi cho rằng đó là một ý tưởng vĩ đại và tôi cố gắng thuyết phục người khác tin ý tưởng ấy vĩ đại biết bao. Rồi sau đó, các bạn mới hiểu ra cái điên rồ của ý tưởng ấy là gì. Lúc đó, sự phản ứng về ý tưởng của bạn sẽ không phải là tích cực, nhưng các bạn đã có sự tin tưởng rằng ý kiến của mình là rất vĩ đại. Cũng thế, những người lớn tuổi đôi khi họ nghe một ý kiến từ lớp trẻ, họ nghĩ rằng: »Ồ! Chẳng có kinh nghiệm«. Và họ thực sự chẳng thèm nghe. Trường hợp ấy hoàn toàn có xảy ra. Thế nên đôi khi, bản chất của con người là thường dựa vào người nói hơn là căn cứ vào bản chất của ý kiến được nói. Nếu một ý kiến được đưa ra từ người nào đó rất quý phái hoặc quan trọng, thì không cần phải suy nghĩ gì nhiều về ý kiến ấy, người ta vẫn có khuynh hướng chấp nhận ý kiến ấy. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những giáo lý quan trọng của đạo Phật. Chúng ta phải nương tựa vào bản chất của ý tưởng, hơn là dựa vào quyền hạn của người đưa ra ý kiến.

Thế nên nếu ý kiến phát xuất từ giới trẻ mà có giá trị thực sự, thì chúng ta nên chấp nhận. Còn nếu đó là ý kiến điên rồ do hoàng đế hoặc thủ tướng nước Thụy Điển đưa ra thì cũng không chấp nhận. Chúng ta cần chú tâm vào nội dung, không phải vào người đưa ra nội dung ấy. Nếu chúng ta tuân thủ thái độ nầy, thì ngay với người rất trẻ, chúng ta vẫn có thể lắng nghe và chấp nhận ý kiến của họ.

Tôi cảm thấy đôi khi từ những người trẻ, tâm thức họ chưa được đào luyện, nên họ đặt mọi việc vào trong một lề lối khác hẳn. Họ rất tự nhiên và ngẫu hứng. Những người lớn có sự đào luyện tâm linh nhiều hơn và có khuynh hướng ảnh hưởng bởi xã hộibản tính nghiêng về trí tuệ. Lớp trẻ thì ngây thơ hơn. Phẩm chất cơ bản của bản tính con người, bản chất toàn thiện bẩm sinh có sẵn trong mỗi người chúng ta, thì rất trong sáng. Những người lớn có khuynh hướng ít ngẫu hứng, và nhiều thuần thục (cười). Nhưng, tôi cũng không biết nữa.

Hỏi: Ở trường, chúng tôi đã được học về sự quan trọng của mưa rừng và sự bảo dưỡng môi trường. Ngài cảm thấy thế nào khi thấy sự ô nhiễm rác thải, bụi không khí và rừng bị khai thác?

Đạt-lại Lạt-ma: Hiện nay, sự ô nhiễmvấn đề nổi cộm. Cũng vậy, người ta dùng tài nguyên thiên nhiên đến mức cạn kiệt, điều đó cũng góp phần tạo nên vấn đề. Trong trường hợp cá nhân tôi, khi còn ở Tây Tạng, là một vùng đất mênh mông và ít dân cư, khí hậu lạnh và khô, nên ngay dù chúng tôi không quan tâm nhiều đến môi trường, nhưng thiên nhiên tự bảo quản lấy nhau nên chúng tôi được ở trong một môi trường bình lặng. Bây giờ, trở nên rất rõ ràng rằng môi trường rất quan trọng và nhiều việc cần phải làm hằng ngày bởi mọi người để bảo vệ môi trường. Khi các bạn ra khỏi phòng làm việc, hãy tắt điện, chế biến lại rác thải, điều này rất dễ, nó trở thành một phần cuộc sống hằng ngày của bạn và mỗi cá nhân có thể trợ giúp rất nhiều. Tương tự, nếu 1, 10, 100, 1000 người không chú tâm, ảnh hưởng sẽ rất tồi tệ.

Mỗi cá nhân phải thực hiện một số kỷ luật nầy trong đời sống hằng ngày, để chúng ta cùng nhau tạo nên một tác động mạnh vào xã hội. Giáo dục cũng rất lợi ích, nhưng điều quan trọng nhất là những thực tập đơn giản nầy trở thành một phần của sinh hoạt hằng ngày.

Hỏi: Các kênh truyền hình tin tức, giải trí và phim ảnh đã trình bày và đề cao bạo động. Ngài có nghĩ rằng những điều nầy làm cho xã hội chúng ta nhiều bạo động hơn?

Đạt-lại Lạt-ma: Tôi nghĩ như thế. Tôi cho là như vậy, đặc biệt đối với những người không chịu quán chiếu sâu vào nội tâm, đặc biệt những thành phần nầy, sự ảnh hưởng của bên trong tạo nên một tác động mạnh vào nội tâm của họ. Nếu có một ai thường thiền địnhquán chiếu vào nội tâm theo một nền tảng thường xuyên, thì tôi nghĩ rằng ảnh hưởng của ngoại giới sẽ ít đi.

Trong xã hội ngày nay, đặc biệt đối với giới trẻ, phương tiện truyền thông có một trách nhiệm thật lớn. Tôi luôn luôn tin rằng trên hành tinh nầy, chúng ta là một gia đình nhân loại. Và bây giờ, vì nhiều sự kiện mới ngày nay, ý niệm về »họ« và »chúng ta« nên được giải trừ. Chúng ta phải nghĩ về toàn thể loài người là »chúng ta«. Sẽ không còn »điều tôi quan tâm« hoặc »điều các bạn quan tâm« nữa, tất cả những điều chúng ta quan tâm đều liên hệ đến toàn thể thế giới, đến toàn thể mọi ngườibao gồm cả phương tiện truyền thông. Chúng ta bây giờ là một gia đình vũ trụ, thế nên khi có một vấn đề hay một mối đe dọa đến một người trong chúng ta, tất cả chúng ta đều đau khổ. Không có cách nào thoát ra khỏi được. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm chăm sóc thế giới.

Bây giờ thế giới đã trở nên một nơi quá chật hẹp, tùy thuộc rất nhiều vào mỗi người chúng ta. Để tiến về phía trước một cách tích cực, cần yếu tố chính là tâm thức nhân loại. Thế nên ở đây, ý thức cam kết vì mục đích tương lai thế giới tốt đẹp hơn, dạng ý thức trách nhiệm đó, là hy vọng thực sự của chúng ta. Tất cả các ngành chuyên môn đều đóng góp phần của mình: giới truyền thông, khoa học, các nhà lãnh đạo tôn giáo, kinh tế gia, và dĩ nhiên cả chính trị gia. Tất cả đều có những hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều vì lòng nhân từ, vì hiện nay khi nói về lòng nhân từ, ta không nên tạo ra sự kỳ thị giữa các phía chống trái nhau. Nên dĩ nhiên, phương tiện truyền thôngtrách nhiệm rất lớn lao.

Cơ bản, tôi tin rằng bản chất con ngườitrong sáng, bản chất cơ bản của con ngườilòng từ bi. Nhưng thế mà, não bộ của con người, như tôi đã đề cập từ trước, cũng có phần ảnh hưởng đến sự thi tác, và vì thế, cũng góp phần tạo nên cảm xúc của con người.

Tôi luôn luôn tin tưởng rằng thân thể con người mà ta đang thọ báo, trong phần cấu trúc thân thể ấy được bao bọc bởi môi trường nhuốm đầy phiền não, thân thể ấy sẽ mạnh khỏe, tỉnh lại hơn và các chức năng vật lý của thân sẽ hoạt động một cách chính xác hơn. Nếu thân thể nầy ở trong bầu khí căng thẳng và bị stress, thì sự phản ứng từ thân sẽ rất tiêu cực. Thế nên điều rất tự nhiên đối với thân thể là nó làm việc tốt nhất khi nó được vây bọc chung quanh bởi phiền não của con người. Nó cần có sự phiền não ấy. Nếu trạng thái tâm lý của con người rất mẫn cảm, giàu lòng từ bi, và ít sợ hãi, ít giận dữ, ít căng thẳng, thì kết quả áp lực máu trong thân sẽ hạ xuống... Sợ hãi, sân hận, là những điều rất xấu đối với thân. Vì những lý do nầy, tôi tin rằng bản chất cơ bản của con người là rất trong sáng. Nhưng các bạn sẽ hỏi, thế thì tại sao lại có một số người quá kiêu mạn và hung hãn? Cơ bản là, tôi tin rằng đó là do suy nghĩ của từng người. Trí tuệ cho chúng ta sự tùy chọn. Tính thiện sẽ được thắng phục và trí tuệ con người cung cấp nhiên liệu cho những cảm xúc tiêu cực. Thế nên ngày nay, tôi tin rằng khi tính chất phá hoại của xã hội hiện thời đe dọa sự tồn tại của toàn nhân loại thế giới, thì trí tuệ con người có nhiều việc cần phải hóa giải.

Phương cách để vượt qua khổ đau của toàn nhân loại cũng là thông qua trí tuệ của con người. Ngày nay, nói chung, tôi nghĩ rằng người ta mắc phải ấn tượngbản tính con người trở nên tiêu cực hơn. Đó là khi những câu chuyện tiêu cực trở thành thông tin bởi vì nó muốn khủng bố chúng ta, và nó đánh vào tâm thức chúng ta vì nó là một thứ gì đó không tự nhiên. Khi ta nghe một người nào đó quan tâm đến một ai đó, ta nghĩ rằng, đó là điều tự nhiên. Thế nên tôi nghĩ rằng sự biểu lộ ấy chính là lòng từ bi, chúng ta thể hiện bởi lòng khoan dung. Sự giết hại và thảm sát, đây là điều không tự nhiên đối với con người, thế mà những thứ ấy lại trở thành tin tức, chúng ta luôn luôn bị bao bọc bởi những tin tức xấu. Thế nên rốt cục chúng ta cảm thấy con ngườitiêu cực và tạo ra sự thù hận về phía chính mình.

Phương tiện truyền thôngtrách nhiệm thực sự tạo nên một toàn cảnh chân xác về bản chất thực tại của nhân loại. Và tôi cảm thấy điều nầy rất là quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tâm thức con ngườitác động đến quyết định tạo lập một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta. Nếu chúng ta không tin chính mình và không tin vào bản tính toàn thiện của mình, thì làm sao ta tin được rằng mình có thể tạo lập một tương lai tốt đẹp hơn? Sự tự tin rất là quan trọng. Thế nên nếu phương tiện truyền thông luôn luôn truyền đi những tin tức tiêu cực, làm cho tình hình có vẻ tuyệt vọng, nó sẽ làm xói mòn phẩm chất căn bản của con người.

Hỏi: Nếu một ngày nào đó Ngài có khả năng tàng hình, hoàn toàn tàng hình chỉ trong một ngày thì Ngài sẽ làm gì?

Đạt-lại Lạt-ma: Thực ra, theo quan điểm đạo Phật, cũng có những lúc như thế. Đến lúc ấy, sẽ có những trách nhiệm mới, những việc mới phải làm. Nhưng bản tâm của các bạn vẫn như nhau, và mục tiêu vẫn là giúp đỡ mọi người khác. Dù trong thân tàng hình hay với hiện thân thì công việc cơ bản của các bạn vẫn như nhau. Các bạn vẫn sẽ có những cảm nhận như nhau, vẫn muốn hạnh phúc như nhau và đều không muốn bị đau khổ. Dù thân bạn ẩn tàng hay hiện hình, không phải là vấn đề, vẫn như nhau thôi. Còn tôi cho rằng nếu tôi tàng hình được, tôi sẽ dễ dàng hơn để dò thám người khác (cười). Đó sẽ là một cơ hội mới, một dịp rất tốt (cười dài và lớn).

Hỏi: Phải làm gì khi bị cảm giác thất vọng toàn ngập? Tại sao chúng ta phải tiếp tục sống trong khi tất cả mọi thứ dường như vô ích, và có rất ít hy vọng?

Đạt-lại Lạt-ma: Tôi nghĩ loại nhận thức như vậy hoàn toàn sai lầm. Dĩ nhiên, luôn luôn có nhiều rắc rối trong đời sống, nhưng cũng vậy, luôn luôn có những niềm hy vọng. Nếu các bạn có được ý niệm nầy thì sẽ có sức mạnh. Thế nên luôn luôn có một cơ hội tốt lành và niềm hy vọng luôn luôn nằm trong đó.

Hỏi: Ngài là một người vĩ đại, còn tôi là một người rất nhỏ bé. Bằng cách nào để tôi có thể làm được mọi điều trên thế gian?

Đạt-lại Lạt-ma: Tôi không cho rằng mình là điều gì đó đặc biệt. Tôi luôn luôn cho rằng tất cả mọi người đều đặc biệt, dù họ có học hay không được học, họ đều có tình người và tâm linh của con người, và đó là điều quan trọng nhất.

Thế nên bây giờ vấn đề là các bạn có dùng tiềm năng của con người thể hiện qua tính tự tin hay không? Đó là vấn đề. Mọi người đều có cùng một năng lực tiềm ẩn như nhau, không đánh mất niềm tự tin, và với sự quyết đoán mạnh mẽ. Các bạn cần phải cố gắng. Sự tu học rất quan trọng để nhận ra bản chất hoàn thiện của con người, tôi tin rằng sự huân tập rất cần thiết.

Hỏi: Chúng ta còn bao nhiêu thời gian để phải từ bỏ hành tinh nầy, sau khi môi trường bị phá hủy và mọi thảm trạng mà ta đã gieo vào trái đất? Có chăng niềm hy vọng để hồi sinh lại hành tinh nầy?

Đạt-lại Lạt-ma: Mặc dù có quá nhiều vấn đề, quá nhiều đau khổ, nhiều tình huống bi kịch, tôi vẫn tin loài ngườinăng lực hồi sinh hành tinh nầy, và không chỉ hồi sinh, mà tôi còn nghĩ rằng, do kinh nghiệm của chúng ta từ những thế kỷ vừa qua, chúng ta đã học hỏi được rất nhiều. Có lẽ như là kết quả từ kinh nghiệm của chúng ta từ những giai đoạn phức tạp, khó khăn này, tôi nghĩ rằng nhân loại nói chung đang trở nên chín chắn hơn. Thế nên nếu chúng ta thực sự tập trung nhiều nỗ lực hơn, với cái nhìn trong sáng hơn về tương lai, tôi nghĩ thế kỷ đến chắc chắnmột thế kỷ hạnh phúc hơn.

Tương lai đang ở trên vai của chính mình. Nếu chúng ta gặp thất bại, ta lại tạo một nỗ lực khác. Gặp thất bại, càng cố gắng. Càng thất bại, càng cố gắng hơn. Luôn luôn có khả năng để có một tương lai tốt đẹp hơn. Nếu chúng ta từ bỏ hy vọngtừ bỏ nỗ lực thì chúng ta sẽ rước lấy sự tàn phá và hủy hoại.

Hỏi: Có bao giờ Ngài lúng túng bởi những sự cung kính người ta dành cho ngài. Tôi muốn được trở thành một nhà lãnh đạo, nhưng tôi không biết cách rèn luyện mình như thế nào để đạt được và vẫn chưa biết cách duy trì tính khiêm cung?

Đạt-lại Lạt-ma: Thường thường, thái độ của tôi là thấy rằng mình chỉ là một con người, tiếp xúc với một con người khác. Trên bình diện đó, không có gì khác nhau nhiều lắm. Dĩ nhiên, trên bình diện khác, có nhiều vị trí, tướng trạng và danh xưng khác nhau... Nhưng đây là những điều thứ yếu. Nếu các bạn xem những thứ nầy là quan trọng thì thực sự, nó sẽ trở thành một chướng ngại khi tiếp xúc với những người khác. Nếu các bạn ở trên bình diện cơ bản của con người, thì sẽ không có một rào chắn nào cả.

Loại thái độ ấy rất có ích cho tôi. Theo cách đó, khi tôi tiếp xúc với một nguyên thủ quốc gia hay người ăn xin, đối với tôi, có rất ít khác biệt. Miễn là đối với người đối diện, mình có một nụ cười chân thật, lòng thông cảm chân thành thì việc tiếp xúc sẽ thoải mái. Đó là giá trị chân thậtcảm xúc chân thật của con người, ước nguyện chia sẻ nỗi khổ hay hạnh phúc của người khác như anh chị em của mình.

Hỏi: Có niềm hy vọng gì cho Tây Tạng không? Chúng tôi có thể làm gì để giúp cho người dân Tây Tạngchính nghĩa của họ? Ngài có thực sự cho rằng chủ trương bất bạo động có thể áp dụng để cứu vãn cho tình hình Tây Tạng?

Đạt-lại Lat-ma: Mặc dù bản chất của mọi vấn đề đang diễn biến ở Tây Tạng hàng ngày là rất nghiêm trọng, gay gắt, nhưng về cơ bản, tôi vẫn rất hy vọng, vì bối cảnh toàn cầu của thế giới, những chính sách chuyên chế độc đoán sẽ không còn nữa. Và ở Trung Hoa, các phong trào dân chủ không những được hồi phục mà hiện nay rất sôi động. Cũng thế, kinh tế phát triển, đã mang đến tự do trong chính trị.

Trong lúc đó, tinh thần của nhân dân Tây Tạng rất cao, rất mạnh, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Cũng vậy, sự hiểu biết về tình hình Tây Tạng đã gia tăng khắp thế giới qua từng năm và kết quả là, cảm giác cảm thông, gắn bó cũng gia tăng theo. Thế nên nhờ những yếu tố này, cho một mục tiêu lâu dài, tôi rất lạc quan.

Trong khi chờ đợi, tôi thành tâm kêu gọi các huynh đệ trên thế giới hãy lắng nghe chúng tôi. Trong quá khứ, Tây Tạng quá xa xôi và bị cô lập. Ngày nay, cục diện thế giới đã thay đổi rất nhiều, đặc biệttình hình Tây Tạng, nhờ vào môn học địa lý.

Nếu Tây Tạng trở thành một quốc gia hòa bình, sẽ có sự đóng góp rất lớn cho tình trạng hòa bình ở châu Á, vì Trung Hoa và Nhật Bản là hai quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới và chắc hẳn sẽ đóng góp rất nhiều cho hòa bình thế giới. Thế mà văn hóa Tây Tạng, văn hóa Phật giáolối sống (không riêng Phật giáo, mà còn có Hồi giáo Tây Tạng, tôi đang nhấn mạnh về văn hóa, về phong cách sống), hôm nay cũng đang đối diện với sự hủy diệt. Nền văn hóa nầy cũng là một tiềm năng lớn để tạo nên một sự can thiệp mạnh mẽ cho sự bình an của tâm thức không chỉ cho sáu triệu dân Tây Tạng, mà còn cho tất cả loài người trên thế giới, và còn giúp đỡ rất nhiều cho hàng triệu thanh niên Trung Hoa nữa.

Tán trợ và khuyến khích mọi người gìn giữ, bảo vệ nước Tây Tạngvăn hóa Tây Tạng sẽ là một sự ủng hộ lớn lao, được hoan nghênh nhất. Tôi chân thành thỉnh cầu sự quan tâm của các huynh đệ khắp nơi trên hành tinh xinh đẹp này.

Hỏi: Nếu Ngài có một điều để nói với giới trẻ khắp nơi trên thế giới, điều ấy là gì?

Đạt-lại Lạt-ma: Các huynh đệ thân mến, là con người sống trên hành tinh nhỏ nầy, thời gian luôn luôn thay đổi, luôn luôn chuyển biến. Trong một cách nào đó, phương thức vạn vật chuyển biến là rất tốt, vì nếu vạn vật không thay đổi, thì mọi hiện tượng tiêu cực vẫn còn đó. Vì mọi chuyện đều luôn luôn thay đổi, nên luôn luôn có niềm hy vọng.

Bây giờ, điều tôi muốn chia sẻ với các bạn là luôn luôn có khả năng cho vạn vật chuyển biến và thay đổi tốt hơn. Sự thay đổi chứa đầy giá trị con người. Tôi nghĩ rằng đó là mục đích của chúng ta. Chúng tadịp mayđặc biệt là các bạn, những người trẻ tuổi – các bạn là nhân vật chính mang trên vai trách nhiệm tạo lập nên tương lai tốt đẹp trong lâu dài. Các bạn là hạt giống để phát triển thành một thế giới thịnh vượng, giàu có, thân thiện, hòa hợpan lạc. Thế nên mọi việc đều tùy thuộc rất nhiều vào các bạn. Sự giáo dục rất quan trọng, nhưng chỉ giáo dục một mình thôi chưa đủ. Sự giáo dục cho bộ não và sự phát triển tâm linh hoàn thiện – hai điều nầy phải đi cùng với nhau. Con tim thánh thiện cho các bạn tính can đảm, sự tự tin và tính quả quyết. Đây là những động cơ thiết yếu cho một tương lai tốt đẹp. Và bộ não, giống như một thiết bị, có thể hóa giải mọi vấn đề. Nên với một thiết bị hoàn hảo được điều khiển bởi một con tim thánh thiện, thì sẽ có hy vọng chân thực. Sẽ có một tương lai hoàn thiện thực sự. Nên các bạn phải hiểu rằng, phần nhiều đều tùy thuộc vào bàn tay và sự gánh vác trên vai các bạn. Chúng ta hãy cố gắng tạo lập được một thế giới hạnh phúc an lạc. Vâng – chắc chắn đó là một hy vọng tốt đẹp, đó là một tiềm năng diệu kỳ. Rất quan trọng khi có niềm tự tin vững mạnh và dứt khoát hướng đến thế giới an vui đó.

Với niềm lạc quan, dù sự việc khó khăn mấy vẫn có thể vượt qua được. Nếu các bạn đánh mất niềm hy vọng và giữ mãi thái độ bi quan, thì ngay cả những việc dễ thành tựu, các bạn cũng sẽ không bao giờ đạt được. Vậy nên, phần nhiều là tùy thuộc vào phong thái tâm linh của các bạn. Đó là những gì tôi thực sự muốn chia sẻ với các bạn

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: