Lời Giới thiệu & Lời nói đầu

19/11/20162:49 CH(Xem: 8432)
Lời Giới thiệu & Lời nói đầu
CHỚ LO LẮNG - HÃY SỐNG AN LẠC 
Nguyên tác: Don’t Worry, Be Healthy 
của Bác sĩ Phang Cheng Kar, MD

Người dịch: Liên Trí (Hằng Như)

LỜI GIỚI THIỆU

Cuốn sách “Chớ lo lắng, hãy sống an lạc: Phương pháp sống mạnh khỏebình an theo quan điểm Phật giáo”của bác sĩ  Phang Cheng Kar là một sự kết hợp tuyệt vời giữa kiến thức y học và Phật pháp để tạo cho mình một cuộc sống an lạchạnh phúc.  Vị bác sĩ giỏi này đã sử dụng kiến thức chuyên môn của một bác sĩ y khoa cùng với những kinh nghiệm của mình về Phật pháp viết ra những lời hướng dẫn về sống khỏe và an lạc.

Trị liệu Thân Tâm ngày càng trở nên lãnh vực quan trọng trong y học hiện đại mặc dù cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã dạy sức mạnh của tâm đối với đời sống con người. Y học phương Tây  đã trị bệnh con người bằng cách tập trung vào thân, trị liệu hậu quả mà không trị liệu nguyên nhân. Cứ như thế, bệnh nhân phải tiếp tục dùng thuốc để chữa bệnh theo cách như vậy. Điều này chỉ giúp cho những người bán thuốc tây thôi, còn bệnh nhân phải chịu đựng những phản ứng phụ do dùng thuốc lâu ngày. Nếu chúng ta biết trị liệu nguyên nhân để không cần phải dùng đến thuốc nữa, điều này sẽ tốt hơn rất nhiều. Dược liệu quan trọng nhất là luyện tập tâm thức bên cạnh các trị liệu hợp lý trong quá trình chữa bệnh. Cuốn sách này là bản hướng dẫn để ngăn ngừa và chữa trị các vấn đề y khoa thông thường mà con người thường mắc phải như đau nhức, nghiện ngập, căng thẳng và trầm cảm. Nhiều đề tài quan trọng được bàn đến như chế độ ăn uống lành mạnh, chăm sóc người bệnh, trị liệu về sự tiếc nhớ quá khứ và làm thế nào để đương đầu với cái chết. Xin chúc mừng bác sĩ Phang Cheng Kar đã có đóng góp tuyệt vời trong lãnh vực giáo dục Phật giáo khi đề cập đến thể trạng khỏe mạnh và an lạc nhờ vào sự thực hành Phật giáo.

Cám ơn các nhà tài trợ đã ấn hành cuốn sách này.
Nguyện cầu tất cả mọi người bình anhạnh phúc.


Thượng Tọa  B. Saranankara Thero,
Chủ tịch tăng đoàn Chùa Sri Lanka
Sentul, Kuala Lumpur.
31 tháng 3 năm 2005
  

LỜI NÓI ĐẦU

Phang Cheng Kar, MD
Bác sĩ Phang Cheng Kar, MD
Con xin thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri.

Tôi viết cuốn sách này ngay sau khi tôi rời phòng săn sóc đặc biệt của bệnh viện tổng quát Ipoh, nơi chị dâu tôi, một phụ nữ trẻ và là thành viên của hội Từ thiện Từ Tế, đang được điều trị. Chị tôi có thai được 4 tháng, nhưng đã trải qua nguy kịch phải nhập viện mổ cấp cứu vì căn bệnh u não vừa mới phát hiện. Tôi rất vui khi nhận ra rằng nhiều điều trong cuốn sách này được ghi lại từ những việc làm của các bạn bè Phật tử của chị cũng như các thành viên trong gia đình đã giúp chị bình phục.

Tôi bắt đầu thích các nguyên tắc sống của Phật giáo về sức khỏean lạc từ khi tôi có cơ duyên trình bày một bài nghiên cứu với tựa đề “sức khỏe toàn diện qua thực hành Phật pháp” tại cuộc hội thảo Phật giáo toàn cầu tổ chức vào năm 2000 ở Singapore. Kể từ đó, tôi để tâm sưu tập các bài nghiên cứu và các bài viết chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong lãnh vực này. Những gì tập hợp trong cuốn sách này không thể nào đầy đủ và toàn diện, thế nhưng cũng đủ để làm tài liệu hướng dẫn cho những ai chưa biết mình cần phải làm gì theo quan điểm của Phật giáo trong lúc mình đang bệnh.

Khi tôi viết cuốn sách đầu tiên “Chớ lo lắng, hãy sống an lạc: hướng dẫn về động cơ và truyền cảm hứng cho sinh viên ngành Y”, tôi thật sự chuẩn bị mình cho công việc của một bác sĩ y khoa. Ở cuốn sách thứ hai này, tôi cũng đang chuẩn bị mình để đương đầu với những thử thách lớn hơn trong cuộc đời: đó là Bệnh. Tôi hy vọng rằng mình có thể sống và trưởng thành hơn khi đối mặt với bệnh tật.  Tôi mong mỏi các bạn tìm thấy niềm vui khi đọc cuốn sách này và không quên cầu chúc các bạn sống lâu, sức khỏe dồi dàohạnh phúc.

Bác sĩ Phang Cheng Kar (MD)
20th February, 2005
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/10/2013(Xem: 16151)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.