Giải Thoát Khỏi Nhân Quả

11/01/20173:44 CH(Xem: 10843)
Giải Thoát Khỏi Nhân Quả

GIẢI THOÁT KHỎI NHÂN QUẢ
Nguyễn Thế Đăng

giai thoat1 Con đường giải thoát

Nhân quảđịnh luật của đời sống. Nhân quả tạo ra đời sống. Với người có trí và hướng thượng, họ biết áp dụng nhân quả vào cuộc sống của mình, để tạo ra một cuộc sống hạnh phúc hơn, hướng thượng hơn bằng những hành động (nghiệp) tốt đẹp.

Nhưng nhân được tạo ra bằng một thân, khẩu, tâm ý hữu hạn của con người, dù tốt đẹp đến đâu, cũng chỉ tạo ra một quả hữu hạn, nghĩa là có sanh ra thì có hoại diệt, vẫn nằm trong vòng vô thường đưa đến khổ đau. Nhân quả tạo ra trong các cõi đều nằm trong vô thường khổ đau.

Với người đã mệt mỏi với vòng nhân quả tương đối, có nguyện vọng cao cả hơn, muốn thoát khỏi vòng nhân quả, tức là vòng sanh tử này, họ tìm đến đạo Phật, như là con đường vượt thoát khỏi nhân quả, vượt thoát khỏi ba cõi sanh tử. Đây là con đường giải thoátgiác ngộ của đạo Phật.

Con đường giải thoát khỏi vòng nhân quả của đạo Phật là thấy và chứng thực được vô ngã (không có một cái tôi) và vô pháp (không có những đối tượng cho cái tôi). Vô ngã là không có một cái tôi hành động, một cái tôi tạo nghiệp tốt xấu. Vô pháp là không có những đối tượng cho hành động, nghĩa là những đối tượng của nghiệp. Hai cái đó không có thì nghiệp nhânnghiệp quả không thành.

Vô ngãvô pháp là sự không có hiện hữu nội tại, không có tự tánh của một cái tôi và những đối tượng của cái tôi ấy. Vô ngãvô pháp nghĩa là tánh Không, tức là sự không có tự tánh của tất cả mọi sự.

Thế nên người ta giải thoát được khỏi vòng sanh tử tạo bằng nhân quả khi người ta thấy và chứng được tánh Không, hay là sự vô tự tánh, của vòng sanh tử. Không phải người ta phải dùng một năng lượng khủng khiếp, như năng lượng nguyên tử chẳng hạn, để phá tan vòng sanh tử này, mà người ta phải phá sự chấp có tự tánh của vòng sanh tử. Khi thấy sanh tử không có tự tánh, người ta giải thoát mà chẳng hề đụng đến thế giới này.

Trong ba yếu tố cấu thành con người là thân, khẩu, tâm, thì tâm là cái quan trọng nhất (Tâm dẫn đầu các pháp, tâm là chủ, tâm tạo – Kinh Pháp cú, phẩm Song yếu). Thế nên người ta giải thoát khỏi một đối tượng không phải bằng cách phá hủy đối tượng đó, mà bằng cách phá hủy sự bám chấp của tâm vào đối tượng đó. Đạo Phật, tự căn bản, là bất bạo động như vậy.

2 Tánh Khônggiải thoát

Như trên đã nói, người ta giải thoát khỏi ba cõi sanh tử tạo thành bởi nhân quả bằng cách đạt đến vô ngãvô pháp, hay tánh Không, hay sự vô tự tánh của chủ thể và đối tượng.

Kinh Lăng Nghiêm nói về sự vô tự tánh như sau: Ở giữa không thật tánh Giống như lau gác nhau Buộc, mở đồng một nhân Thánh, phàm không hai lối. Hãy xem tánh giao nhau Có, không đều chẳng phải Mê lầmvô minh Phát minh liền giải thoát.

Cái tôi và đối tượng của cái tôi đều vô tự tánh, không có hiện hữu thật sự. Chúng là duyên sanh, do rất nhiều nhân duyên tạm thời hợp lại mà thành. Mất chỉ một nhân duyên nhỏ, thì không thành cái đó. Như ba cây lau gác nhau thì thành một tam giác, thiếu một cây lau thì chẳng thành hình gì. Ba cây lau là căn, trần, thức. Thiếu một cái thì không thành con người. Một cái khác đi thì thành một người khác. Cái tôi và mọi cái của tôi, thế giới của tôi, đều do “tính giao nhau” của rất nhiều nhân duyên, rất nhiều nhân quả mà thành. Tôi mà mất đi một ít nguyên tố không khí, thì tôi không còn có mặt trên đời này, thế giới của tôi cũng tiêu tan mất.

Tất cả đều do nhân duyên sanh nên không có tự tánh, nên tất cả là tánh Không. Thấy được tánh Không bèn giải thoát khỏi vô minh mê lầm cho là có là không, là có sanh có diệt.

Thiền sư Quốc sư Huệ Trung, giống như Kinh Đại Bát-nhã đã chỉ rõ, nói, “Các pháp chẳng đến nhau, ngay đó là giải thoát”. Sắc thọ tưởng hành thức hội họp thành cái tôi.

Sắc thanh hương vị xúc pháp là đối tượng của một cái tôi. Vì do hội họp mà thành, do những nhân duyên mà có, nên chúng là vô tự tánh. Chúng chỉ tạm thời “giao nhau” trong vài giây phút chứ chúng chẳng thật sự đến được với nhau. Nếu chúng thật sự gặp gỡ nhau, đến được với nhau, chúng phải ở luôn với nhau. Chúng chẳng đến nhau vì chúng vô tự tánh.

Thấy các pháp chẳng đến nhau, đó là thấy tánh Không. Thấy các pháp tạo thành cái tôi và thế giới này chẳng đến nhau, chưa từng đến nhau, nghĩa là chưa từng có tôi và có sanh tử, thì “ngay đó là giải thoát”.

Ở đây chúng ta chỉ nói đến hai khai thị về tánh Không. Muốn thấy trực tiếp tánh Không phải thực hành thiền địnhthiền quán lâu dài, vì thấy trực tiếp tánh Không thì không qua lý tính, lý luận, so sánh, thí dụ… của ý thức. Hơn nữa, không chỉ thấy trực tiếp tánh Không, mà còn phải sống tánh Không đó qua toàn bộ thân, ngữ, tâm, nghĩa là bằng mắt tai mũi lưỡi thân ý để được giải thoát hoàn toàn.

3 Sự khác biệt giữa con đường A-la-hán và con đường Bồ-tát

Muốn giải thoát khỏi thế giới sanh tử nhân quả chỉ có một cách là chứng ngộ tánh Không. Tánh Khôngchân lý tuyệt đối, so với sanh tửchân lý tương đối.

Trong sự tương quan giữa chân lý tương đốichân lý tuyệt đối, chúng ta có từng cặp như sau: sanh tử và Niết-bàn, sắc và không, tướng và tánh, sự và lý, hiện tượng và bản thể…

Con đường A-la-hán từ bỏ sanh tửchứng đắc Niết-bàn, từ bỏ thế giới hiện tượngđạt đến thế giới bản thể, từ bỏ thế giới sự và thể nhập lý. Niết-bàn hay tánh Không của con đường này tách biệt và đoạn tuyệt hẳn với thế giới hiện tượng, sanh tử.

Trong khi đó, Niết-bàn hay tánh Không của con đường Bồ-tát thì không tách lìa với sanh tử hay thế giới sắc tướng. Bởi thế Tâm kinh Bát-nhã nói, “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”. Niết-bàn của Bồ-tát là Trung đạo “tức là” này.

lời nguyện cứu giúp chúng sanh, người tu đạo Bồ- tát phải ở trong sanh tử cùng với chúng sanh, cho nên Niết-bàn tánh Không của Bồ-tát cũng không lìa sanh tử. Tánh KhôngTrung đạo. Trung đạo này chính là tánh bất nhị của Niết-bàn và sanh tử.

Trung luận của Bồ-tát Long Thọ nói: Niết-bàn và thế gian Không mảy may phân biệt Thế gian và Niết-bàn Cũng không chút phân biệt Thật tế của Niết-bàn Cùng thật tế thế gian Hai tế ấy như vậy Không mảy may sai biệt. (XXV, 19,20)

Sanh tử và Niết-bàn cùng một thật tế, cùng một bản tánh, cùng “một vị”.

Thế nên, trong Trung luận, thực tại rốt ráo là Không, Giả, Trung. Nếu bậc A-la-hán là Không thuần túy thì Bồ- tát còn Giả (như huyễn) và Trung (sự bất nhị của sắc và không, sự bất nhị của sanh tử và Niết-bàn).

Dùng thuật ngữ khác, nếu với bậc A-la-hán, thực tại rốt ráo là duy chỉ Lý vô ngại thì với Bồ-tát là Lý Sự vô ngại, sự vô ngại của sanh tử và Niết-bàn. (VHPG 197 2014)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 14680)
05/01/2018(Xem: 13204)
21/10/2013(Xem: 16416)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.