Nghệ Thuật Biến Mất

15/01/20179:50 SA(Xem: 18136)
Nghệ Thuật Biến Mất

Thiền sư Ajahn Brahm
NGHỆ THUẬT BIẾN MẤT
Con đường của Phật dẫn đến niềm an lạc viên mãn
Người dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016
nghe-thuat-bien-mat-BIA

NỘI DUNG

Lời Nói Đầu
1. Bức Tranh Lớn
2. Mang Tâm Vào Thời Hiện-Tại
3. Tu Tập Khả Năng Chánh-Niệm
4. Những Bài Thuốc Cho Tâm
5. Năng Lực Trí Tuệ
6. Làm Lắng Dịu, Và Trí Tuệ Thấy Biết Theo Sau
7. Trân Trọng Yếu Tố Hạnh-Phúc
8. Nhận Biết Trí Tuệ Đích-Thực
9. Hạnh Phúc Có Được Từ Sự Biến-Mất
10. Tu, Tu Cho Được Một Lần Cuối Cùng
11. Leo Lên Các Tháp Chánh-Định
Các Chữ Viết Tắt
Các Danh Từ, Thuật Ngữ Trong Sách Này

 

Lời Người Dịch

 

Kính gửi quý Tăng Ni và các độc giả:

Như quý thầy, quý vị cũng đọc lời giới thiệu của quyển sách: đây là quyển sách biên tập lại những bài-nói-chuyện của thiền sư Ajahn Brahm về thiền và tu tập. Với một giọng giảng giải giản dị, hiện đại giúp người nghe dễ hiểu thấy những ý-nghĩa thâm sâuthực hành của đạo Phật.

Khi mới đọc quyển sách tôi thấy giống như thầy chỉ nói những điều chung chung, bình thường. Nhưng càng đọc thêm, tôi mới thấy những lời nói bình thường đó chính là những giáo lý thâm sâu về ýnghĩa và thực-hành đạo Phật. Dường như những chỗ thầy ấy nói đều “trúng” những trạng tháitâm cảnh mà những người tu thiền gặp phải. Và đó là những chỗ thầy nói-lại cái ý nghĩa thâm sâu mà Phật đã từng nói trong các kinh, và ngay đó thầy chỉ luôn cách giải quyết vấn đề tu tập ở chỗ đó.

Nói rõ hơn, trong quyển sách này chúng ta đọc thấy liên tục nhiều sự suy niệm, cách suy xét quán chiếu, cách lột tả ý nghĩa những câu chữ Phật đã nói, và đặc biệt rất nhiều chỉ dẫn về phần quan trọng nhất của thiền—đó là “thái-độ” của người thiền. Những sự chỉ dẫn và thủ thuật đơn giản nhưng rất diệu-dụng dẫn liền tới trị-liệu, và giải-tỏa, và những sự buông-bỏ liên tục…

Trong lời giới thiệu ngay trang sau, thầy Ajahn Brahm nói đây không phải là quyển sách hướng dẫn bài bản các bước tu tập như quyển sách kia của thầy [quyển “Thiền Theo Cách Phật Dạy Sẽ Đi Đến Giải Thoát”], đây chỉ là những bài giảng thầy nói về thiền và tu tập như một tiến trình biến-mất liên tục—đó là cách thầy ấy chỉ về sự buông-bỏ theo nghĩa Phật đã giảng dạy. Tuy nhiên tôi nghĩ quý vị nên đọc (trước hay sau) quyển sách kia, bởi vì những điều căn-bản thầy ấy nói trong quyển sách này đều dựa trên cái “sườn và các bước giáo khoa” của quyển sách kia; ví dụ như những giai-đoạn thiền như “giai đoạn hơi-thở-đẹp”, “giai đoạn hơi-thở biến-mất”, “giai đoạn tâm-ảnh nimitta”… Nếu quý vị đã đọc và đã thực hành theo các bước (từ bước chuẩn bị nền móng cho đến những bước tu tiến hơn) theo cách thiền sư Ajahn Brahm đã chỉ dẫn trong quyển sách kia, thì quý vị càng hiểu thấm thía hơn và bừng thấy thêm những điều thâm sâu khi đọc những lời dẫn chuyện trong quyển sách này. Tôi nghĩ là vậy.

Do nghĩ vậy nên tôi tạm gác những công việc biên dịch khác để dịch quyển sách này—với lòng nghĩ nó như một món quà tặng kèm theo quyển sách kia, và với lòng nguyện mong cho quý vị tự đọc và tự nhìn thấy thêm những cái lý tu tập từ trong những suy xét giản dị mà thấm sâu vào các ý nghĩa thực hành tuyệt hay mà Phật đã nói.

Với tâm từ,

Nha Trang, cuối năm 2015
Giao thừa Tết Bính Thân

Lê Kim Kha

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ajahn BrahmavamsoĐừng đọc quyển sách này nếu bạn muốn trở thành một ai đó. Quyển sách này sẽ làm bạn trở thành không-ai-cả, thành một thứ vô-ngã.

Tôi không viết quyển sách này. Trong sách này là những bài nói chuyện được gom lại, và chúng được lọc bỏ đi những phần nói đùa không quan trọng. Nhưng không phải tôi đã nói những lời nói đùa ngoài lề vô ích đó. Chính cái ‘con người năm-uẩn’ (khandha) đã tự nhận nó là tôi. Tôi có bằng chứng ngoại phạm hoàn toàn— bản thân tôi đã không có mặt trong hiện trường đó!

Quyển sách này không nói cho các bạn về những điều bạn phải làm để được giác ngộ. Đây không phải là những hướng dẫn thực hành như kiểu trong quyển sách “Thiền Theo Cách Phật Dạy Sẽ Đi Đến Giải Thoát”1 cũng được viết bởi cái ‘con người năm-uẩn’ đầy rắc rối đã tự nhận nó là ‘Ajahn Brahm’. Nếu làm theo những hướng dẫn thì chỉ làm cho bạn càng trở thành một ‘cá nhân’ hữu ngã mà thôi. Thay vì vậy, quyển sách này diễn tả cách bạn có thể biến-mất, mặc dù bạn vẫn đang ngồi đó. Hơn nữa, không phải chỉ có phần “bên ngoài” biến mất. Toàn bộ cái “bên trong”, toàn bộ cái mà bạn nhận nó là cái ‘ta’, cũng biến mất. Và điều đó thật là thú vị, thật là niềm hạnh phúc tuyệt vời.

Mục đích thực sự của việc tu theo đạo Phật là buông-bỏ mọi thứ, chứ không phải để đạt những ‘chứng đắc’ này nọ để đem khoe với bạn bè. Khi chúng ta buông bỏ thứ gì, thực sự buông bỏ, thì thứ đó sẽ biến mất. Chúng ta mất nó đi. Tất cả những người thiền thành công đều là những kẻ mất đi mọi thứ. Họ mất đi những ràng buộc dính chấp. Những bậc giác ngộ thì mất đi mọi thứ. Họ thực sự là những Người Mất Mát Lớn Nhất. Tối thiểu, nếu bạn đọc quyển sách này và hiểu được ít nhiều thì bạn có thể tìm ra được ý nghĩa của sự tự-do, và nhờ đó có thể sẽ mất đi hết những sợi tóc trên đầu! (Biết đâu đọc xong bạn quyết định đi tu luôn để tìm đến sự tự do giải thoát đó).

Tôi ghi nhận sự giúp đỡ của những ‘không-ai-cả’ khác, đặc biệt là ‘con người năm-uẩn’ tên Ron Storey đã chuyển các bài nói chuyện thành bản thảo, ‘thầy’ Ajahn Brahmali đã bỏ công biên tập quyển sách, và cảm ơn tất cả những ‘con người năm uẩn trống không’ ở nhà xuất bản Wisdom Publications, Boston, Hoa Kỳ đã ấn hành quyển sách này.

Cầu mong tất cả quý vị đều có thể Biến Mất.

Kính chào,
‘Con người’ hữu danh vô thực Ajahn Brahm, 
ghi ở Perth, Úc, tháng 7, 2011


pdf_download_2
Nghệ Thuật Biến Mất





 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.