Bụt có một người yêu: "Người yêu cô đơn"

15/08/20174:00 SA(Xem: 11651)
Bụt có một người yêu: "Người yêu cô đơn"

BỤT CÓ MỘT NGƯỜI YÊU: "NGƯỜI YÊU CÔ ĐƠN"
Thích Ngộ Phương

 

tuong But xom Thuong lang Mai
Tượng Bụt xóm Thượng Làng Mai

Bạn có một gia đình? một đám bạn? một đám thuộc cấp? một dân tộc?,...và bạn được bao bọc bởi họ. Bạn đang ở giữa lòng một bộ tộc dù là trên núi hay xã hội hiện đại dưới thị thành. Bạn sẽ chết nếu bạn là một thành viên bị bộ tộc ấy loại trừ; bạn sẽ chết nếu bạn bị người thân, bè bạn dân tộc nguyền rủa và không chấp nhận. Tâm hồn bạn đã chết vì bị bỏ rơi dù thân xác bạn vẫn còn đó. Trước khi thành Bụt, đức Bụt đã chết như vậy một vài lần.

Thái tử Siddhartha của dòng tộc Sakya tuy được yêu thương bởi dòng tộc và người thân hết mực, nhưng vẫn có cảm giác cô đơn vô cùng. Ngài không tìm thấy được mình trong lòng của mọi người. Có một nỗi buồn không tên gọi trùm kín không gian tráng lệ của Ngài đang sống vì xung quanh không ai truyền thônggiải quyết được nỗi ưu tư nhân thế sâu thẳm trong tâm hồn Ngài.

Mẹ Ngài hoàng hậu Maya mất sớm lúc Ngài lên bảy, cha Ngài vua Suddhodana - một đế vương luôn ôm mộng truyền ngôi nối vị. Vợ Ngài Yasodhara, thì ước mơ hạnh phúc của một người phụ nữ là được trọn vẹn làm vợ và mẹ cho chồng và con mình, xung quanh Ngài là cung tần mỹ nữ, quân đội lính gác, nhân dân bá tánh,....những người mà xem miếng cơm manh áo, danh lợi, quyền lực, ái tìnhmục đích tối hậu cuộc đời, những thứ mà với Ngài thật phù phiếm và hiểm nguy. Nên riêng Ngài dù ở trong điều kiện mơ ước của thế thường nhưng cảm giác như bị bỏ rơi, lạc lỏng ngay giữa lòng trần gian này.

Ai thấu hiểu được nỗi niềm sầu kín trong Ngài? Yasodhara vợ ngài chưa bao giờ một lần thấy chồng mình sống trong vui vẻ. Bóng dáng thẩn thờ, trầm ngâm và luôn một mình của ngài đâm thẳng vào con tim vợ ngài. Cô biết mình không phải là niềm vui của người mình yêu thương. Trong dư âm, một ngày không xa, cô sẽ mất chồng mình.

Ngài đã chết từ lâu tâm hồn hớn hở vào một tương lai nối ngôi và trị vì rạng ngời của mình. Ngài đã chết khi đang sống giữa tình đời. Ngài vô cùng cô đơn giữa đám đông cung tần phi nữ, kẻ hầu người hạ. Ngài không thể sống ở đây. Trong lòng ngài chưa bao giờ quên câu hát: "nhiều khi tôi muốn bỏ đi thật xa."

Nỗi cô đơn thống thiết giữa đám đông đó đã tạo thành một đòn bẩy, thúc giục ngài ra đi. Ai đó nói sự ra đi nào không để lại nỗi đau, không ít thì nhiều. Ngài không thể tránh được bao lời gièm pha như bất hiếu với cha già, bất trung với đất nước, không chung thủy với vợ hiền, vô trách nhiệm với con thơ. Nhưng họ thừa biết họ cũng không hạnh phúc gì nếu giữ ngài ở lại, vì họ không tạo ra được hạnh phúc nào cho ngài - người mà họ yêu thương. Đâu phải tình thương nào cũng tạo ra hạnh phúc khi đối tượng không cần đến nó. Đâu phải sự ra đi nào cũng tạo ra khổ đau nếu đó là một sự ra đi vì đại sự. Đâu phải nỗi cô đơn nào cũng xấu nếu nó không bắt nguồn từ vị ngã. Đâu phải sự rộng lượng nào cũng tốt nếu động cơ không phải là vị tha.

Trên đường tìm sự thật ngài vẫn phải làm một kẻ độc hành, vẫn phải trăn trở bao tháng năm khổ hạnh giày vò thân xác. Đó quả là một nỗi cô đơn thống thiết thứ hai. Ngài đã chết một lần nữa khi hình hài ngài chỉ còn lại da bọc xương. Chắc ngài hơn một lần thất vọng, buồn khổ vì hết pháp tu này, đến cách thức kia, đến độ sức tàn lực kiệt mà vẫn chưa đắc được đạo quả nào.

Nhưng may thay, nỗi cô đơn sâu nặng ngày nào kia biến thành niềm hạnh phúc vô tận trong cô độc khi Ngài tìm ra sự thật cuộc đời. Không gục ngã với hai lần chết, không chìm đắm trong hai lần cô đơn lúc ngoài đời và khi tìm đạo, Bụt đã biến nó thành chất liệu phân rác để nuôi lớn và bừng nở hoa trái giác ngộ. Và hiến dâng trọn con tim thương yêutuệ giác của Bụt cho cuộc đời từ phút giây ấy. Bụt xuất phát như là một kẻ cô đơn giữa đám đông và quay trở lại đám đông với giác ngộ của mình để dạy họ cách chuyển hóa cô đơn bằng cách hãy yêu lấy nỗi cô đơn trong mình. Vì Bụt đã có một người yêu tên là cô đơn. Từ đó Bụt biết hát “nên suốt đời tôi vẫn yêu cô đơn như tình nhân”

Bụt cô đơn giữa đám đông ngày xưa mê muội nhưng Bụt không cô đơn khi một mình giữa núi rừng ngày nay giác ngộ. Bụt đã thay ta khổ đau trong cô đơn lúc ngoài đời và khi tìm đạo, để đưa ra cách thức ngắn nhất chuyển hóa cô đơn thì ta không nên lặp lại những gì Bụt đã đi qua mà chỉ đi con đường mà Bụt dạy.

Cô đơn là ở cảm giác không thích ở một mình. Cô đơn là sự cô độc bị loại trừ. Ta không thích cô đơn. Ta sợ hãi và buồn khổ với nỗi cô đơn trong mình. Ta chưa biết yêu cô đơn nên cô đơn thành kẻ thù của ta. Loại trừ sự cô độccô đơn. Biết trân trọng cái đẹp và vững chãi khi một mình là biết yêu sự cô độc. Lúc người yêu của ta mang tên "cô đơn" thì ta không còn đơn côi nữa. Cô đơn là vì ta không biết yêu và quý cái đẹp trong sự cô độc của mình. Yêu mình thì hết cô đơn.

Ta có được vậy quanh với bao yêu thương như thái tử Siddhartha từng có không? Có nhiều hơn rất nhiều đấy. Đó là đủ loại điện thoại, facebook, zalo, tivi, giải trí, phim ảnh, thể thao,...chỉ cần một bức ảnh "độc và lạ" là ta có cả ngàn "bạn" "like". Đám đông xung quanh ta nhiều hơn thái tử ngày xưa vô số kể. Công nghệ giúp ta gần kẻ xa nhưng làm ta xa kẻ gần.Ta có thể đến với họ vô cùng dễ dàng. Nhưng lạ đời là nỗi khổ cô đơn trong ta lại quá dễ sợ hơn thái tử gấp ngàn lần. Bởi vì, Ngài không phải cô đơn vì mình còn ta không phải vì người mà cô đơn.

Ta cô đơn là vì tự tách biệt nhân cách, cá tính của mình ra khỏi xung quanh. Tự tạo ra một quá khứ biết đi, lấy nó đối xử với mình trong phút giây này và nhìn xung quanh bằng quá khứ ấy. Ta thấy hình như mình quá tách biệt, không liên hệ gì với thế giới xung quanh dù đó là một chiếc lá, hòn cuội hay một cơn gió thoáng qua. Ta tự xem mình là nam nên bên ngoài kia là nữ; mình là con nên bên ngoài kia là cha/mẹ; mình là giàu và bên ngoài kia là nghèo; mình là tốt thì bên ngoài kia là xấu; mình là con người nên ngoài kia là con vật và cỏ cây; mình là người kinh, người Việt nên ngoài kia là dân tộc, người Thái, người Hoa,...Cái "ta" trong suy nghĩ luôn tạo một bức tường ngăn cách với cái không ta ngoài kia. Sự lạc lõng, bơ vơ là do chính cái ta ảo tưởng và dại khờ tạo nên. Ở đây mà ta không thấy được ta, nỗi bơ vơ thành niềm cô đơn luôn than vãn với cuộc đời rằng: 
"Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không duyên 
Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành 
Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng dở dang 
Yêu ai cũng lỡ làng dù rằng tôi chẳng lỗi chi."

Sao lại không lỗi? lỗi lớn của ta là tự đánh đồng cả cuộc đờicon người mình với "cô đơn". Ta cô đơn thì cách hành xử của ta cũng là những biểu hiện của sự cô đơn. Ngồi với nhau mà cầm điện thoại nói chuyện hay nhắn tin với người không đang có mặt. Ngồi họp vài ba người không nhìn nhau mà cùng nhau nhìn lên màn hình. Chọ ai đó số điện thoại rồi về nhà ngồi trông họ gọi cho mình. Ở bên người thương mà chờ đợi gmail, tin nhắn từ người xa lạ. Làm một tháng để có một bữa cơm bên nhau, để cùng nhau dâng hiến sự có mặt của nhau vào màn ảnh ti vi vô tri vô giác. Bạn bè lâu ngày gặp lại, năm bảy câu là một tờ báo sẽ "thân" hơn người bạn thân ấy. Nhìn xung quanh ta toàn những kẻ đang cô đơn đang lang thang tìm đường về nhà. Họ rất nhiều, họ vất vưởng khắp nơi ở mọi lúc cả ngày lẫn đêm, cả trên mạng và ngoài đời.

Người lớn, cha mẹ hành xử theo kiểu cô đơn là đang trực tiếp mô phạm cuộc sống trong cô đơn cho con cháu mình học hỏi. Để rồi mai sau quay lại trách mắng chúng sao không để ý gì đến họ lúc tuổi già. Dạy một thứ mà hi vọng một thứ khác là ta quá dại khờ rồi. Thời đại của loài người đang dạy bảo nhau sống cô đơn giữa đám đông. Giáo dục, chính trị, kinh tế, khoa học đang cổ vũ cho nền văn minh lạc hậu và tệ hại này.

Vậy có cách thức nào giúp ta hết cô đơn chăng? Trước tiên hãy bước ra khỏi tiếng ồn của suy nghĩtư duy về một cái tôi tách biệt với cái không tôi. Nỗi cô đơn vẫn có thể còn đó nhưng ta không đi tìm đối tượng để chuyện trò, sang sẽ, phả lấp nữa. Ta không đi lên mạng internet dating, facebook, zalo,...nữa. Không nương tựa những mối hẹn hò, những trò tiêu khiển như là phương pháp cuối cùng nữa. Bằng cách không cho chúng thức ăn, bị bỏ đói chúng tự động chết dần. Ý thức được rằng chúng là những giá trị bên ngoài nên không thể mang lại sự giải thoát đích thực, nên ta xem cái thật làm trọng tâm cho cái giả tựa nương. Sau đó, hãy trọn vẹn mình vào từng phút giây hiện tại của đời sống vì không có một thứ gì trên đời có thể giải thoát ta khỏi nỗi cô đơn mạnh mẽ hơn là phút giây này. Hãy đầu hàngchấp nhận với những gì đang diễn ra trong lúc này tức là cách thức giải tán đám đông cô đơn trong mình. Nó không có nghĩa là mặc kệ mà là thôi không còn đòi hỏi và kháng cự với nỗi cô đơn kia.
Có nghĩa là: 
"Dù trời cho tôi cô đơn bao nhiêu lần nữa đây 
Tôi không hề trách đời 
hay giận đời luôn đổi thay"

Ta chỉ có thể thoát ra khỏi cô đơn bằng phút giây này mà thôi. Và ai không còn cô đơn khi ở một mình thì mới có thể giúp người một mình trong cô đơn. Họ xung quanh ta rất nhiều; họ đang trông chờ những con người có khả năng sống một mình trong hạnh phúc giúp họ chuyển hóa nỗi thống khổ cô đơn kia. Nếu ai có một “người yêu” mang tên “cô đơn” thì người ấy đang là hiện thân của Bụt trên thế gian này.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/04/2014(Xem: 15823)
03/09/2016(Xem: 12151)
13/04/2013(Xem: 54939)
02/07/2015(Xem: 17537)
18/03/2017(Xem: 10975)
08/03/2019(Xem: 30515)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.