Chỉ có pháp khổ, không có người bị khổ

02/04/20185:21 SA(Xem: 13846)
Chỉ có pháp khổ, không có người bị khổ
CHỈ CÓ PHÁP KHỔ, KHÔNG CÓ NGƯỜI BỊ KHỔ.
Như Không

duc phatCuộc đối đáp dưới đây giữa Ác Ma và Tỳ Khưu Ni VARIJA rất hay, rất đáng ghi nhớ và suy gẫm, cho những ai muốn CHẤM DỨT KHỔ ĐAU, muốn hiểu chính xác sự thật "DIỆT ĐẾ" ở trong 4 THÁNH ĐẾ (KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO).

Đang ở giữa rừng sâu yên lặng, Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Vajirà run sợ, hoảng sợ, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, bỗng cất tiếng hỏi Tỷ-kheo-ni Vajirà:

Do ai, hữu tình này,
Được sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Đi đâu hữu tình diệt?

Nghe thế, tỷ-kheo-ni Vajirà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này?   Người hay không phải người?"  Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà lại suy nghĩ: "Chính là Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ này".  Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà liền trả lời Ác ma:


Sao Ông lại nói hoài,
Đến hai chữ chúng sanh?
Phải chăng, này Ác ma,
Ông rơi vào tà kiến?
Đây quy tụ các hành,
Chúng sanh được hình thành,
Như bộ phận quy tụ,
Tên xe được nói lên.

Cũng vậy, uẩn quy tụ,
Thông tục gọi chúng sanh.
Chỉ có khổ được sanh,
Khổ tồn tại, khổ diệt,
Ngoài khổ, không gì sanh,
Ngoài khổ không gì diệt.

Rồi Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Vajirà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.

Trích dẫn từ TƯƠNG ƯNG BỘ KINH, Tương Ưng Tỳ Kheo Ni:  http://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-05.htm 
Mọi ý kiến phản hồi xin gởi về GSNHUKHONG@GMAIL.COM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.