Thiền định và cuộc sống

13/09/20184:10 SA(Xem: 9915)
Thiền định và cuộc sống
THIỀN ĐỊNH VÀ CUỘC SỐNG
禪定與生活
Thích Huệ Mẫn
中文原著:釋惠敏法師
Việt dịch:
Thích Vạn Lợi, Thích nữ Lệ Trúc,
Thích nữ Hạnh Tín, Thích nữ Vạn Nghĩa
越文翻譯:
釋萬利法師、釋麗竺法師
釋行信法師、釋萬義法師

Mục lục
Lời tựa
Lời tựa tiếng Việt
Lặng nghĩ và tọa thiền 
Khái lược về thiền định
Thiền định và Y học
Tĩnh tâm và lặng nghĩ 
Làm sao tâm sự với thế hệ trẻ

Lời tựa

thich hue mẫn
HT. Thích Huệ Mẫn

Nội dung của cuốn sách này chủ yếu là chỉnh lý lại những bài giảng, mà sau khi tôi du học Nhật Bản về nước, từ những năm 1992 đến 1997, được sở giáo dục và các đơn vị khác mời tôi chia sẻ liên quan đến “thiền định”. Đối tượng nghe giảng chủ yếu là thầy cô giáo và các sinh viên mới bắt đầu học Phật. Hy vọng, thính chúng qua đó có được sự nhận thức chính xác về thiền định, rồi đem nó dung hòa ứng dụng vào cuộc sống thường nhật, tiến đến làm lợi ích cho những người bên cạnh. Toàn bộ cuốn sách gồm 5 chương (sắp đặt theo thứ tự thời gian diễn giảng)

1 - “Lặng nghĩ và tọa thiền – làm thế nào để đưa ngồi thiền vào hỗ trợ cho công tác giảng dạy” giảng ở khóa học về thiền dành cho các hiệu trưởng, thầy cô chủ nhiệm Trung học do Sở Giáo Dục Đào Tạo tổ chức. Mục đích chính, là cho học viên hiểu được lặng nghĩ và tọa thiền, phương pháp ứng dụng vào cuộc sống cao hơn nữa là hỗ trợ cho công tác giảng dạy.

2 - “Khái lược về thiền định” vốn có tiêu đề khác là “Thiền định và Y học” do tạp chí “Pháp Quang” phỏng vấn, trong đó nói rộng về sự giống và khác nhau của phương pháp tu thiền Tây Bắc Ấn Độ, Nam truyền, Bắc truyền, công năng của thiền định trong y học, nét đặc sắc của các phương pháp tu tập thiền định và tam muội phổ biến trong hiện nay, phương pháp quán bất tịnh v.v..

3 – “Thiền Định và Y học” Giảng tại viện nghiên cứu Phật học Trung Hoa, khóa học Phật mùa hè cho thanh niên, với mong muốn thông qua kiến thức về bệnh tật, hiểu được rõ ràng hơn thân tâm của mình, phát huy công năng to lớn của thiền định, làm cho thân tâm được điều tiết tốt nhất.

4 – “Tĩnh tâm và lặng nghĩ” giảng tại Đại họcphạm Chương Hoa, trong hội thảo về hành chính quản lý, hy vọng thầy cô giáo thông qua thiền địnhthiền quán đi vào cuộc sống và kinh nghiệm giảng dạy của chính mình; Ngoài ra giới thiệu về tứ niệm trú và bốn giai đoạn, mười sáu bước tu tập, từ đó quán chiếu thân tâm, khiến cho thân tâm tự tại.

5 – “Làm thế nào để tâm sự với thế hệ trẻ” giảng tại diễn đàn nghiên cứu học tập của Tăng đoàn thời hiện đại, trong đó nói đến cách thức đối diện với “thời kỳ tuổi trẻ” trong suy nghĩ của mình, cách nào để nắm bắt và tâm sự với tâm; Ngoài ra còn thảo luận về các nguyên tắc giao tiếp với người khác. Các bài diễn giảng ở trên do pháp sư Huệ Nhiên, Huệ Cẩn, Huệ Mộ và cư sĩ Tâm Tham ghi chép, pháp sư Huệ Mộ chỉnh lý vi tính, xếp bản in, pháp sư Huệ Quán, Huệ Vận chỉnh sửa, sau đó xuất bản sách; Phần thu âm sau khi chỉnh lý, tháng 8 năm nay đã xuất bản, (bài giảng ở Thư viện tỉnh tại Đài Trung chất lượng không được lý tưởng, cho nên thay vào đó là bài giảng cho khóa tu mùa hè cho thanh niên đại học do Viện nghiên cứu Phật học Trung Hoa tổ chức), sách này lấy tên là “Thiền định và cuộc sống”, xuất bản lưu hành.

Cầu nguyện Tam bảo gia hộ, lợi ích người hữu duyên. A Di Đà Phật.

Trung Hoa Dân Quốc, ngày 6 tháng 9 năm 1997, Thích Huệ Mẫn viết lời tựa ở Tây Liên Tịnh Uyển.



Lời tựa tiếng Việt

Nội dung của cuốn sách “Thiền định và cuộc sống” chủ yếu là chỉnh lý lại những bài giảng, mà sau khi tôi du học Nhật Bản về nước, từ những năm 1992 đến 1997, được sở giáo dục và các đơn vị khác mời tôi chia sẻ liên quan đến “thiền định”. Đối tượng nghe giảng chủ yếu là thầy cô giáo và các sinh viên mới bắt đầu học Phật, hy vọng thính chúng có được sự nhận thức chính xác về “tứ niệm xứ”, “Chánh niệm” v.v.., sau đó đem điều này dung hòa vào cuộc sống thường nhật, tiến đến làm lợi ích cho mọi người.
Năm 1997, tiến sĩ Jon Kabat-Zinn mở phòng điều trị áp lựctrung tâm y học thuộc đại học Massachusetts, có hơn 18.000 người tham giachương trình hoàn thành trong 8 tuần “chánh niệm điều trị áp lực” (MBSR:mindfulness-based stress reduction). Vào năm 1995 ông thành lập “trung tâm chánh niệm trị liệu” (The Center for Mindfulness in Medicine, Health Care and Society, viết tắt là CFM), ông đã toàn tâm toàn ý thực hiện chương trình này. Năm 2008, Ông cùng tiến sĩ y học David S. Ludwig phát biểu bài báo khoa học “Chánh niệm trong y học” (Mindfulness in Medicine) trong tạp chí y học JAMA (Journal of American Medical Association) của Mỹ, trong đó nói về: “Chánh niệm (Mindfulness) là chỉ cho một loại bồi dưỡng “năng lực quán sát nhận thức hiện tại (present moment awareness)” do từ huấn luyện trong thiền định (meditation practice) mang đến”. Trong 30 năm qua, vận dụng “Tu thiền chánh niệm” trong việc trị liệu không ngừng phát triển, vào năm 2007, có hơn 70 bài báo khoa học liên quan chủ đề “Tu thiền chánh niệm” được phát biểu trên các tạp chí, điều này cho thấy vấn đề trên rất được chú trọng trong giới học thuật quốc tế.

Những năm gần đây, thế giới ngày càng chú trọng đến vấn đề “Thiền định chánh niệm”, như: ở Mỹ tạp chí Thời Đại (TIME) ngày 04 tháng 8 năm 2003 trên bìa ghi tiêu đề “The Science of Meditation” (Thiền định khoa học), và ngày 03 tháng 02 năm 2014 phát hành với tiêu đề "The Mindful Revolution" (sự thay đổi từ chánh niệm), gây ảnh hưởng đến rất nhiều tờ báo, như tờ Wall Street v.v.. đã tiếp tục viết báo cáo về vấn đề này. Căn cứ vào báo cáo, toàn nước Mỹ có khoảng 10 triệu người ở độ tuổi thành niên tự cho mình là có định kỳ luyện tập ngồi thiền, chiếm khoảng 5% dân số nước Mỹ, số lượng tăng gấp 2 lần trong thập niên trước. Hiện tại thành viên của các lớp ngồi thiền ở Mỹ không còn giới hạn chỉ có những tu sĩ của tôn giáo truyền thống nữa, mà phổ biến đến tất cả các ngành nghề khác, trong đó ít nhất có hơn 10.000 bác sĩHiện tại, khoa học nghiên cứu cho thấy: (1) các phương pháp ngồi thiền khác nhau, sẽ có sóng ở não bộ thay đổi khác nhau. Như họ nghiên cứu về ngồi thiền cách “quán chiếu” sẽ sản sinh tần sóng gama γ, cách “chuyên chú” sẽ sản sinh tần sóng theta θ. (2) Thường xuyên ngồi thiền sẽ thay đổi được sự vận hành của não bộ, tức là tổ chức lại hệ thần kinh (neuroplasticity, 
reorganization), sẽ nảy sinh “tính cách hoặc hướng về hiệu quả” (trait effect)

Cuốn sách này được dịch sang tiếng Việt và xuất bản, là do cư sĩ Đài Loan Lại Kim Quang nhiệt tình xúc tiến, mời các thầy cô Vạn Lợi, Lệ Trúc, Hạnh Tín và Vạn Nghĩa phụ trách phiên dịch, hiệp thương với Đài Loan Phật đà giáo dục cơ kim hội ấn hành. Tôi rất cảm ơn nhân duyên quý báu này đã đem tác phẩm của tôi giới thiệu chia sẻ đến độc giả Việt Nam, tôi cũng vô cùng kính phục quý thầy cô đã nỗ lực cống hiến cho xã hội.
Tôi chân thành chúc phúc: nhân dân Việt Nam, tâm tịnh quốc độ tịnh.

Thích Huệ Mẫn
Tiến sĩ văn học đại học Đông Kinh Nhật Bản
Trụ trì Tây Liên Tịnh Uyển Đài Loan, hiệu trưởng viện Văn Lí Pháp Cổ
Giáo sư danh dự của đại học Quốc Lập Nghệ Thuật Đài Bắc.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 14674)
05/01/2018(Xem: 13184)
21/10/2013(Xem: 16378)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.