Tính thiêng liêng

13/03/20194:17 SA(Xem: 10339)
Tính thiêng liêng
TÍNH THIÊNG LIÊNG
Nguyễn Thế Đăng

hoa senNhững cuộc chiến tranh thế giới, bom nguyên tử, nạn diệt chủng , trái đất bị hư hoại, đời sống con người bị khủng hoảng vì không có hướng đi tinh thần, vì ma túy, vì tự do tình dục, vì bạo lực, khủng bố… tất cả đều vì con người đã đánh mất tính thiêng liêng của chính mình, của thế giới, đồng loại, và như vậy cuộc đời đã biến thành sa mạc…

Những vấn nạn xã hội, suy cho thấu đáo đều bắt nguồn từ sự đánh mất tính thiêng liêng, coi mọi sự là phàm tục, tầm thường trong tương giao với người khác, với thiên nhiên và với chính mình. Tai nạn giao thông luôn ở mức cao, phần nhiều do coi thường sinh mạng người khác, Nạn ma túy gia tăng, do coi thường thân tâm của mình. Sống chung trước hôn nhân và nạo phá thai cũng do coi thường thân tâm của mình, của người khác và của đứa con đáng lẽ phải được ra đời. Môi trường bị hư hoại, do thái độ coi thường thiên nhiên. Chúng ta có thể kể ra nhiều nữa những nguyên nhânhậu quả xã hội tương tự như thế.

Nếu chỉ nói về thân chứ chưa nói về tâm của con người thì thân thể con người có 40 đến 60 ngàn tỷ tế bào, nghĩa là nhiều hơn 10 ngàn lần dân số thế giới hiện nay. Những tế bào này được cấu tạo bởi 6 triệu tỷ tỷ phân tử, nhiều hơn 60 lần tinh tú trong vũ trụ được biết đến cho tới bây giờ.Những phân tử lại được tạo thành từ một tỷ tỷ nguyên tử, tương đương với số tinh tú trong 10 ngàn vũ trụ như vũ trụ hiện thời của chúng ta. Nói tóm lại, đứng ở góc độ phân tử và nguyên tử, con người vể mặt thể xác còn lớn hơn vũ trụ. Thế nên người xưa mới nói, mỗi con người là một tiểu vũ trụ.

Chúng ta đã nghe những nhà thiên văn học kể rằng, khi nhìn vào vũ trụ và thấy được các hành tinh, họ đều sửng sốt : không những vì số lượng quá lớn ( hằng hà sa số ), mà còn vì tính chất trật tự, điều hòa, phong phúđẹp đẽ của chúng. Cho nên hầu như ai cũng có một cảm thức thiêng liêng về vũ trụ. Ở bất cứ ngành nào, nơi đỉnh cao của nó, người ta đều có một cảm thức thiêng liêng, một ước mơ vô thức về cái gì đó tuyệt đối trong ngành của mình. Một họa sĩ nếu không tin có một cái đẹp siêu việt vĩnh cửu mà mình đang dần dần tiếp cận sẽ không sáng tác được. Một nhà toán học nếu không tin có một trật tự thiêng liêng nào đó , nói theo ngôn ngữ của Kant, một trật tự “siêu nghiệm”, thì không còn hứng thú theo đuổi toán học  Và những nhà chính trị trên khắp thế giới, kể cả những tay cơ hội chủ nghĩa, bao giờ cũng viện dẫn đến những yếu tố thiêng liêng : Tổ quốc, nhân dân, tiến bộ… Nói về điều mà chúng ta gọi là tính thiêng liêng ở đây, Einstein phát biểu: “ Cái đẹp đẽ nhất mà chúng ta trải nghiện là cái bí ẩn. Đó là cảm thức nền tảng trong cái nôi của nghệ thuật và khoa học chân chính. Người nào không biết đến nó, không còn khả năng ngạc nhiên hay kinh ngạc, người đó coi như đã chết , đã tắt ngọn lửa sống trong mình” (Thế giới như tôi nhìn thấy , 1930 ).

Không những người ta luôn luôn hướng đến cái thiêng liêng, cái bí ẩn, cái Chân Thiện Mỹ  như người ta vẫn hình dung trong đầu, mà người ta còn kính trọng, cho một người nào đó những giá trị cao nhất, rằng người đó đã nắm giữ phần nào cái bí ẩn, cái thiêng liêng, cái siêu việt. do đó mà có những từ ngữ như: vĩ nhân, vĩ đại, hiền nhân, thánh nhân… Chúng ta kính mến Einstein, bởi vì ông đã biết được phần nào cái bí ẩn của vũ trụ, và bởi vì nhân cách của ông đối với thế giới. Chúng ta kính trọng Trần Nhân Tông, bởi vì nhà vua có một phẩm chất siêu việt, vượt khỏi con người bình thường trong nhiều lĩnh vực, trí tuệ , đạo đức  tài năng, ý nguyện… Sự vượt khỏi con người bình thường này là sự hoàn thiện những tính cách, những khả năng tiềm ẩn trong con người bình thường của mình, thì người đó được xem là có tính thiêng liêng, một bậc Thánh.

Đạo Phậtcon đường rộng rãi đưa con người đến chỗ hoàn thiện chính mình, và sự hoàn thiện này là một sự hoàn thiện hướng thượng. Ví dụ con người bình thường chúng ta đều xem một hành động hy sinh của một người vì một hy sinh cao cả (cứu người, giúp người vì sự tiến bộ của đất nước …) là thiêng liêng. Như vậy, một người theo hạnh Bồ tát hy sinh mình cho sự tiến bộ thân và tâm của rất nhiều người, hẳn người ấy phải có phẩm tính siêu việt, thiêng liêng.

Chỉ nói về một mặt, cái nhìn của đạo Phật về thế giới về con người, chúng ta thấy cái nhìn ấy mang tính thiêng liêngKinh Duy Ma Cật có đoạn :

“ Ngài Xá Lợi Phật nói : “ Tôi thấy cái này toàn là gò đồng, hầm hố, gai góc, núi non sỏi đá, đầy những cái dơ bẩn xấ xa ”.

Loa Kế Phạm Vương trả lời: “ Bồ tát đối với tất cả chúng sinh, thảy đều bình đẳng, Tâm sâu thẳm thanh tịnh , y nơi trí tuệ Phật liền thấy cõi Phật này là thanh tịnh..”.

Đức Phật nói : “ Như vậy, Xá lợi Phất! Nếu tâm người thanh tịnh, liền thấy cõi đời này đầy đủ phẩm tính  trang nghiêm”.

Với tâm thanh tịnh, thế giới này trở lại nguyên trạng của nó là thanh tịnh trang ngiêm, kỳ diệu, bất khả tư nghì …, mà ở đây chúng ta gọi là thiêng liêng. Thiền sư Thiền Lão đời Lý, khi trả lời vua Lý Thái Tông, đã nói lên điều chứng nghiệm như sau :

Trúc biếc, mai vàng đâu ngoại cảnh
Trăng tron , mây bạc lộ toàn chân .

Với người khác cũng thế. Bồ Tát Thường Bất Khinh ( một tiền thân của Phật Thích Ca ) khi bị đám đông chọc ghẹo, đánh đập, chửi rủa, đã nói với họ : “ Tôi không dám khinh thường các người, bởi vì các người sẽ thành Phật” . Việc này có thề hiểu sơ lược là: mỗi người đếu có hạt giống Phật tánh mà khi triển khai ra, nó sẽ thành cái thiêng liêng tối hậu, và một người như vậy là một vị Phật .

Khi đã nhìn thấy thế giới và người khác trong thực tướngthanh tịnh trang nghiêm, con người hết khát khao từng sự vật riêng biệt, hết khát khao và thù hận khi chạy theo ảo ảnh của mình. Trái lại con người càng khát khao bao nhiêu thì thế giới càng biến thành sa mạc bấy nhiêu. Khi con người hoàn thiện chính mình thì sẽ thấy thế giớicon ngườithiêng liêng. Bước đầu căn bản của công cuộc thiêng liêng hóa này ( mà thuật ngữ Phật giáo gọi là trang nghiêm tịnh độ ) là sự tôn trọng : tôn trọng thế giới, tôn trọng con ngườitôn trọng chính mình. Đây là ý nghĩa giới luật của đạo Phật.

Vào thế kỷ thứ XIX, Nietzsche đã nói một câu đầy tiên tri đối với thế giới “Sa mạc đang lan dần”. Sa mạc là chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa toàn trị của vật chất trong chính trị, kinh tế và xã hội, và bây giờ về phương diện triết học, là chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Về mặt cụ thể, ai cũng thấy những cuộc chiến tranh thế giới, bom nguyên tử, nạn diệt chủng , trái đất bị hư hoại , đời sống con người bị khủng hoảng vì không có hướng đi tinh thần, vì ma túy, vì tự do tình dục, vì bạo lực khủng bố … Tất cả đều vì con người đã đánh mất tính thiêng liêng của chính mình, của thế giới, đồng loại, và như vậy cuộc đời đã biến thành sa mạc. Trong tình hình đó, một trong những chủ đề của chính đạo Phật là giúp đỡ con người phục hồi lại tính thiêng liêng của chính mình. Giúp con người khám phá lại tính thiêng liêng của chính mình, của thế giới và của nhân loại, đó là sứ mệnh thiêng liêng của đạo Phật trong thời hiện đại. Đạo Phật dễ dàng thâm nhập và phát triển ở Tây phương cũng vì nó đã làm được điều đó : trả lại, bằng lý thuyếtthực hành. tính thiêng liêng của con người của người khác và của thế giới.

Cái đẹp nhất , mà chúng ta trải nghiệm là cái bí ẩn. Đó là cảm thức nền tảng trong cái nôi của nghệ thuật và khoa học chân chính. Người nào không biết đến nó, không còn khả năng ngạc nhiên hay kinh ngạc, người đó coi như đã chết , đã tắt ngọn lửa sống trong mình”.
Einstein

TCPG 11
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.