Những thách thức trên lối về chánh pháp

24/05/20194:45 CH(Xem: 7675)
Những thách thức trên lối về chánh pháp

NHỮNG THÁCH THỨC
TRÊN LỐI VỀ CHÁNH PHÁP
Nguyên Cẩn

Cảm ơn chùa Ba Vàng

Đó là tựa đề một bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, trong đó tác giả viết về những cơ duyên khiến mình đến với Phật pháp, nhưng từ những suy nghĩ chân chất và chân chính ban đầu đến hôm nay tác giả cảm nhận về chùa chiền và tín đồ hiện nay khác đi nhiều so với ngày xưa, ấy là : “Cảm nhận đầu tiên là sự giàu có bạc tiền. Chính điện rộng, cột to bóng loáng và đèn sáng trưng. Bãi đậu xe sang xếp đuôi dài trong đó có những xe bảng xanh… Cảm nhận thứ hai là uy thế, không phải từ vẻ tinh tấn trang nghiêm của Phật pháp mà uy thế của tài quyền chen lẫn quan quyền và thậm chí hắc quyền… Cảm nhận thứ ba là sự phô trương, trình diễn và cùng với đó là sự hời hợt và giả tạo về ý nghĩa tâm linh, đạo pháp. Trống rỗng!”.

Trong phần kết, bài tác giả viết: “Một phần rất lớn của xã hội lạc bước vào mê tín. Cứ xem cách họ cúng bái và chen nhau giành giật cúng bái đình chùa, lễ hội… Cứ xem những điều họ cầu xin giữa mù mịt khói nhang. Cứ nhìn họ tin vào và vái lạy những thầy cúng giải vong, trục vong hay cúng những điều nhảm nhí khác… Lịch sự, hiền lương, chân thật, nhân từ lần lần bị lấn át bởi thô bạo, bất lương, dối trá, tàn ác… Có thể nói nhiều giá trị đạo đức bị đảo lộn… Trong các vận động kể trên, đâu là hậu quả, đâu là nguyên nhân? Đâu là nguyên nhân gốc? Trong khi chờ được hiểu thêm về các mối liên hệ nhân quả đó, chờ nghe thêm tiếng nói các người hiểu biếtquan tâm, vụ lùm xùm chùa Ba Vàng xảy ra. Cách chùa lôi kéo Phật tử; cách chùa thu tiền Phật tử, cách chùa phản ứng lại các góp ý… càng minh họa và khẳng định thêm các cảm nhận và nhận định về hiện trạng sa đọa và bế tắc hiện nay! Khẳng định thêm rằng đạo Phật thật sự cần tiến hành một cuộc chấn hưng. Trong ý nghĩa đó, bài viết có tựa Cảm ơn chùa Ba Vàng!”1

van-hoa-phat-giao-so-321-ngay-15-05-2019_Page_37
Còn về chùa Ba Vàng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta đã nói và viết nhiều. Mục Càphê Chủ nhật của báo Tuổi Trẻ ngày 24-3-2019 cho rằng đó là “lễ hội của ma quỷ”, “quấy phá chùa chiền, làm hại chúng sinh”. Chúng ta được biết 40 Tăng Ni tu tập ở đó bỏ đi vì không chịu được những quy định mới hay chấp nhận hiện tượng gọi vong báo oán. Chiều 26/3, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định Đại đức T.T.T.M. đã “làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, Tăng đoàn” và ra quyết định đình chỉ tất cả chức vụ trong Giáo hội Phật giáo đối với ông. Nhưng không chỉ có chùa Ba Vàng mà còn có những chùa cúng sao giải hạn mà chúng tôi từng nêu trong một số báo trước đây. Chánh tín đứng trước một thử thách gay go là phải làm sao xây dựng lại từ căn bản vì những cảm nhận mà phóng viên TBKTSG nêu không chỉ riêng một chùa nào mà đó có thể là hiện trạng hôm nay.

Những thử thách Phật giáo đang đối diện

Chánh pháp bị xuyên tạc

Không phải đến hôm nay Chánh pháp mới bị hiểu sai hay xuyên tạc theo hướng có lợi cho những ai muốn vận dụng vì biên kiến, tà kiến hay trục lợi vì tiền bạc. Mà thực tế ngày xưa trong phong trào Chấn hưng Phật giáo những năm 1930, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám và những hội đoàn Phật giáo ba miền đã đề cao quan điểm hay chủ trương xiển dương Chánh pháp. Những hiện tượng thờ sai, lẫn lộn giữa thần và Phật, giải sao, cầu vong, bói toán, phong thủy… xâm nhập trong hàng ngũ Tăng sĩ và tín đồ ngày một nhiều khiến quần chúng lẫn lộn giữa Phật pháp và những giáo lý hay quan điểm khác. Ví dụ như cụ viết, “Nay chúng tôi xét trong Phật giáo đồ hiện thời, thường có thờ nhiều vị thần thánh không có tên trong Kinh tạng, như Thập điện, Quan đế, Thánh mẫu, Thành hoàng, Thổ địa, Táo quân, Bổn mạng, Nam tào, Bắc đẩu, bà Thủy, bà Hỏa, ông Quận, ông Mường… hoặc những vị có tên trong Kinh tạng, nhưng chỉ là hàng thính chúng hay là hàng hữu học, thanh văn, như Phạm thiên, Đế thích, Vĩ đà… không đáng thờ chung với Phật và Đại Bồ-tát… Còn về sự cúng cấp, thì trước bàn Phật chỉ nên dùng hoa quả mà thôi; trước bàn Tổ, bàn Linh (thờ phía sau hoặc thờ riêng một bên) thì lấy nghĩa “sự tử như sự sanh” hoặc có thể cúng trai soạn, nhưng quyết định không nên đốt giấy, đốt áo, đốt vàng bạc, đốt kho tàng như các ngoại đạo”. … Còn về sự trì tụng, thì ngoài những kinh đã có trong Đại tạng, không nên tụng các kinh ngụy tạo, như kinh Ngọc hoàng, kinh Thập điện, kinh Bát dương, kinh ông Táo, kinh Đào viên, kinh Cao vương…”2

Hiện tượng sư giả

Nhưng vẫn còn hiện tượng sư giả, nhất là vào những ngày lễ Tết, họ đi tràn lan đường phố. Một vị sư trẻ viết: “Có dịp đi ra đường tôi đều đắp y theo truyền thống hệ phái Khất sĩ và nhiều lần đi bộ ngang qua những con đường mà ngày nào cũng xuất hiện người giả sư khất thực, tôi lại “đón nhận” ánh mắt dè chừng, thiếu thiện cảm của mọi người chung quanh (như chính mình là người đang ăn xin và sẽ làm phiền đến họ)…”3 . Hiện tượng này không mới, thậm chí có từ thời Phật còn tại thế, nhưng rất tiếc vì hiện tượng này mà giờ đây các vị sư không có dịp thực hành “hạnh khất thực” của mình cũng là điều đáng tiếc!

Hiện tượng cải đạo

Hình ảnh bà Thu Thủy và Lm.Trần Đình Long tại giáo điểm Tin Mừng - Ảnh trích cắt từ clip
Hình ảnh bà Thu Thủy và Lm.Trần Đình Long tại giáo điểm Tin Mừng -
Ảnh báo Giác Ngộ

Gần đâyhiện tượng “cải đạo” được rêu rao trên mạng xã hội mà phóng viên báo Giác Ngộ những số gần đây đã tìm hiểu và phát hiện sự thật. Chuyện rằng có một phụ nữ tự xưng là “Sư cô Thích nữ Tâm Trí”, đang tu học tại tịnh thất Long Quy, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. “Ni cô” trải lòng trong một đoạn phim video đẫm nước mắt, kể rằng mình… có đứa con mải mê chơi bời dẫn đến con đường nghiện ngập, dù cô nhiều lần tìm cách khuyên ngăn và hỗ trợ, nhưng nó vẫn không có dấu hiệu thay đổi tích cực…

Được người hàng xóm thông tin và hướng dẫn, “ni cô” đã liên lạc được với linh mục phụ trách giáo điểm Tin Mừng qua tin nhắn điện thoại… Sau nhiều lần sắp xếp, “ni cô” đã đến được giáo điểm… đã quan sát linh mục “rờ đầu từng người, ban nước thánh cho mọi người… thấy rất ngưỡng mộ, tán thán… và khẳng định “bên đạo con (đạo Phật - PV) không được như vậy”. Cũng với câu chuyện này, “ni cô” cho biết một mình tu không thể cảm hóa, chuyển đổi được nghiệp chướng của đứa con trai nên tha thiết “với lòng thương xót của Chúa, cầu mong Chúa và Cha mở lòng từ bi, bằng tình thương yêu đức độ, xoay chuyển, cảm hóa con của con quay đầu”. Phóng viên đã tìm đến ngôi nhà tại xã Tân Hòa, được cho là “tịnh thất Long Quy”… nhưng thật ra đây chỉ là một căn nhà cấp bốn, rộng khoảng 24m2 , của một “ni cô” năm nay chừng ngoài 70 tuổi, tự giới thiệu pháp danhThích nữ Hải Liên, chưa gia nhập Giáo hội và tự tu được hơn ba năm, còn “ni cô” Tâm Trí, là em gái của mình, thế danh Phan Thu Thủy, hiện 55 tuổi, quê ở Hóc Môn, đã có hai đời chồng và hai người con! Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rà soát cho biết, trong danh bộ gồm 3.888 Tăng Ni xuất gia của tỉnh này, không vị nào có thế danh là Phan Thu Thủy, pháp danh Tâm Trí!

Báo Giác Ngộ kết luận: “Vấn đề đáng nói ở đây, Linh mục Giuse T.D.L. chức sắc của một tôn giáo, đứng giảng cho tín đồ và trực tiếp mời bà Thu Thủy trong trang phục của tôn giáo khác lên lễ đài, khai thác những thông tin theo kiểu một chiều, lẽ ra phải cẩn trọng và cần tìm hiểu chính xác thực hư, tránh việc tạo nên những yếu tố “độc, lạ” như cách mà các công ty giải trí thường làm, theo đó gây nên những hiểu lầm đối với tín đồ các tôn giáo. Thiết nghĩ, đó là nền tảng cơ bản nhằm bắc nhịp cầu cảm thông giữa các tôn giáo một cách chân thành”4 .

Câu chuyện như thế không phải là mới. Cách đây vài năm, dư luận cũng đã từng xôn xao trước thông tin “Thánh lễ ngoại lệ tại chùa cho một vị chân tu vừa theo Chúa”, đăng trên website Tổng Giáo phận TP.HCM và một số trang mạng khác, cũng đã được đưa ra ánh sáng, để thấy được câu chuyện đó được dựng lên không đúng sự thật.

van-hoa-phat-giao-so-321-ngay-15-05-2019_Page_38
Công nghệ xâm nhập tôn giáo: nên hay không?

Công nghệ hiện đại đem lại nhiều thuận tiện cho người tu hành. Nhiều bộ kinh được lưu trên đĩa từ, USB, trên mạng, truyền đi rất nhanh. Hay việc dịch kinh đã được thử nghiệm qua “máy” dù chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng cũng đóng góp một phần vào việc làm nhanh tiến độ dịch nếu người dịch có trình độ hiệu đính và tu chỉnh. Ngay người viết bài này cũng nhờ đọc các tạp chí ngày xưa trên mạng mà biết các cư sĩ, tu sĩ cách đây 80 năm làm báo viết báo thế nào. Ngoài ra, các cơ sở tôn giáoViệt Nam và nước ngoài hiện nay đều có trang web riêng hoặc Facebook như một kênh thông tin trực tuyến chính thức. Nhiều trang web được đầu tư công phu, có pháp thoại trực tuyến, tư vấn trực tuyến, thông báo các khóa tu họcvô số kinh, sách tôn giáo của nhiều tác giả trong và ngoài nước, ngôn ngữ đa dạng, bản dịch phong phú dưới nhiều định dạng khác nhau, rất thuận tiện cho người đọc sử dụng.

Một vài ứng dụng ghi nhận

- Màn hình LCD và nến sạc LED

Tại chùa Bayan Lepas (Penang, Malaysia), nhà chùa không còn phát cho Phật tử những mảnh giấy để ghi tên người quá cố và nguyện ước của họ trong các buổi cầu nguyện nữa. Thay vào đó, các màn hình LCD 50 inch được treo ở hai vách của phòng cầu nguyện sẽ hiển thị tên tuổi của người mất và chuyển sang tên người khác sau mỗi ba giây. Chùa cũng cung cấp cho tín đồ cả nến sạc LED vì nó không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giúp phòng cháy.

- Một ứng dụng gây tranh cãi là “máy xin xăm”

Cuối năm 2018 và đầu năm 2019, báo chí ở TP.HCM đồng loạt đưa tin về máy xin xăm tự động ở chùa Vạn Phật (quận 5, TP.HCM) và cho biết người dân rất hứng thú đến chùa để tìm hiểu và “dùng thử” chiếc máy này. Thật ra, đây chính là mẫu máy đã có ở miếu Văn Võ (Đài Loan) từ trước đó vài năm.

- Nhà sư và Phật robot

Tại chùa Long Tuyền (Bắc Kinh, Trung Quốc), nhà sư robot được đặt tên là Xian’er đã thu hút hàng ngàn lượt Phật tử đến tham quan ngôi chùa có tuổi đời trên 500 năm này. Nhà sư robot này chỉ cao 60 phân tây (60cm), mũm mĩm, ngộ nghĩnh như nhân vật hoạt hình, có thể đọc kinh Phật và trả lời mỗi lần 20 câu hỏi cho những ai viết câu hỏi lên tấm bảng điện tử trước ngực anh ta. Với những câu hỏi ngoài khả năng, Xian’er sẽ nói “Không biết” hoặc “Để tôi hỏi lại sư phụ đã”.

Chùa Kodaiji 400 năm tuổi ở Kyoto đã ra mắt robot tên Mind Mindar đứng trên bệ cao 195cm, nặng 60kg, được làm bằng silicon và nhôm, mô phỏng hình tượng nữ thần của lòng thương xót Kannon (hay Quan Thế Âm). Mindar biết tụng kinh, thuyết giảng giáo lý một cách dễ hiểu để giúp an tâm những người gặp khó khăn. Mindar còn có thể trả lời các câu hỏi bằng tiếng Nhật, nhà chùa sẽ chiếu phụ đề tiếng Anh và tiếng Trung lên tường. Robot này trị giá 100 triệu yên (909.090 USD) là sự hợp tác giữa chùa và giáo sư Hiroshi Ishiguro thuộc Đại học Osaka. Nhà chùa cho rằng Bồ-tát Quan Âm, vốn thường hóa thân thành nhiều hình thức khác nhau để giúp đỡ mọi người, lần này biến thành người máy!

 - Thuyết giảng bằng ánh sáng công nghệ

Trước tình trạng người trẻ tham dự các buổi nói chuyện Phật giáo giảm sút dần, nhà sư Gyosen Asakura, trụ trì chùa Asakura (Fukui, Nhật Bản) đã phát minh ra hoio - công nghệ hợp nhất hình ảnh, kinh điển Phật giáo truyền thống với ánh sáng điện tử rực rỡ, bắt mắt - để thể hiện những hình ảnh về cuộc sống của linh hồn sau khi chết ở cõi Cực lạc trong các buổi thuyết giảng5 .

Vài thông tin như trên cho thấy các cơ sở tôn giáo đã bắt kịp xu hướng của thời đại, mang lại cảm giác hiện đại, tiện ích và gần gũi cho tín đồ.

Việc sử dụng công nghệ trong tôn giáo cũng là nỗ lực để tương thích với con người hôm nay, vốn đã thân thiết quá mức với điện thoại thông minh, máy tính bảng và vô số vật chất kỹ thuật khác. Khi giới thiệu robot Xian’er vào năm 2015, chùa Long Tuyền tuyên bố rằng họ hy vọng việc sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp việc truyền bá Phật giáo thuận lợi hơn. Xian’er còn có tác dụng thu hút một thế hệ trẻ hiểu biết công nghệ cao của Trung Quốc đến với đạo Phật.

Nhưng điều đáng băn khoăn là tôn giáo vốn coi trọng những triết lý và hành động sâu sắc, tinh tấn từ việc thực chứng. Do đó, nếu chúng ta đến với tôn giáo chỉ vì tò mò và niềm vui thích thụ hưởng những công nghệ mới mẻ thì liệu có hời hợt và nông nổi lắm không?

Thiền sư Nhất Hạnh cho rằng “Mỗi lần xã hội biến thiên với những cơ cấu sinh hoạt của nó là mỗi lần đạo Phật phải chuyển mình vươn tới những hình thái sinh hoạt mới để thực hiện những nguyên lý linh động của mình. Sau mỗi lần lột xác như thế, đạo Phật biến thành trẻ trung và lấy ngay lại được phong độ và khí lực của thời nguyên thỉ”. Ngài cũng nhận định rằng vấn đề đặt ra cho đạo Phậtvấn đề hiện thực hóa (actualisation) mà không phải là vấn đề tân thời hóa (modernisation). Ý tưởng này có thể là câu trả lời thỏa đáng cho nỗi băn khoăn có nên ứng dụng công nghệ vào tôn giáo không. Quả vậy, những yếu tố công nghệ hấp dẫnphương tiện để con người hân hoan hơn khi bước vào ngôi nhà tôn giáo, còn tìm ra những giáo lý kỳ diệusâu xa thì muôn đời phụ thuộc vào tự lực của từng cá nhân, cảm nhận và thực chứng bằng tự thân của mình .

Thiền sư Nhất Hạnh còn trình bày thêm “Công cuộc hiện đại hóa không bao hàm một sự phá đổ các sinh hoạt kia (những sinh hoạt lễ cúng như hiện nay -NV) nhất là trong giai đoạn mà cơ sở văn hóa mới chưa xây dựng xong. Công cuộc hiện đại hóa sẽ là nỗ lực làm mọc lên những mầm non thật khỏe, thật mạnh trong một môi trường sinh hoạt mới thích hợp cho sự phát triển của đạo Phật như một niềm tin mới, một ý thức hệ mới, một sinh lực mới… Đạọ Phật sẽ không thuần túy là một tôn giáo tín ngưỡng mà phải là một đạo lý nhân sinh - nhân sinh hiểu theo mọi khía cạnh từ sinh hoạt tâm linh đến sinh hoạt kinh tế - có thái độ, quan niệm, kế hoạch của mình về mọi sinh hoạt nội tâmxã hội, kinh tế, chính trị …”6 .

Lối về Chánh pháp

Cư sĩ Tâm Minh khẳng định “Hộ trì giới luật là xây nền tảng cho đạo Phật, hoằng dương Chánh pháp là dựng cơ sở cho đạo Phật, công đức vô biên vô lượng”. Nói cách khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn: Là lấy lời dạy của Đức Phật về Bát chánh đạo hay Giới Định Tuệ làm lẽ sống của chính mình, khiến cho mình hoàn thiện về giới đức tâm thứctrí tuệ đi đến giải thoátgiác ngộ cụ thể như: thực hành hạnh tàm quý; nuôi dưỡng và phát triển các tâm lý xấu hổsợ hãi với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, đối với các pháp bất thiện nói chung.

Trở về Chánh pháp cũng bao gồm:

- Thực hành thân khẩu ý thanh tịnh, thiểu dục tri túc, sống giản dị, nhiếp tâm tu tập, không tham cầu tư lợi.

- Phòng hộ giác quan không để cho tâm thức rơi vào tham sân si, rơi vào cấu uế do duyên sự xúc chạm giữa các giác quan và các đối tượng tương ứng, chú tâm cảnh giác.

Cụ thể hơn, lấy Chánh pháp làm ngọn đènquay về chính mình, dựa vào năng lực chính mình thấy chân lý giải thoát trong chính mình như Đức Phật từng khuyên giải Ananda khi vào Niết-bàn: “Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một điều gì khác…”7 .

Chúng ta lưu ý vai trò “Chánh kiến” vì Chánh kiến được xem đi hàng đầu trong giáo pháp giải thoát của Đức Phật vì giúp nhận ra sự thật khổ đau và có công năng thôi thúc con người thực hành con đường thoát khỏi khổ đau. Đó là sự sanh khởithực hành Bát Chánh đạo, có công năng diệt trừ tà đạo, đưa đến chánh trí và chánh giải thoát, đưa đến đoạn trừ lậu hoặc, chứng đắc quả A-la-hán, chấm dứt khổ đau sinh tử luân hồi. Phật dạy: “Tà kiến, này các Tỳkheo, do chánh kiến làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp được tà kiến duyên khởi, các pháp ấy được tu tậptrở thành viên mãn; tà tư duy, này các Tỳ-kheo, do chánh tư duy làm cho tiêu diệt…”8 .

Dù cho hiện đại hóa đạo Phật đến thế nào đi nữa, dù cho công nghệ ứng dụng tốt đẹphiệu quả đến đâu đi nữa, nếu tự bản thân chúng ta không chứng nghiệm, không tinh tấn, tự vượt lên bằng con đường tu tập, không quay về nương tựa nơi chính mình, thắp sáng ngọn đèn trong tâm mình thì chừng ấy lối về Chánh pháp còn xa diệu vợichúng ta chỉ như những gã cùng tử quên mất lối về.

Lỡ từ lạc bước bước ra Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn. (Bùi Giáng)

Ghi chú:
1. Lê Học Lãnh Vân, Cảm ơn chùa Ba Vàng, Thời báo Kinh tế Saigon, 29/3/2019.
2. Tâm Minh, Thơ của thầy Đạo hạnh Cố vấn Đắc Quang và ngài Giáo lý Kiểm duyệt Lê Đình Thám gởi cho Tổng Trị sự trình về việc thờ tự, cúng cấp, trị tụng ở các Hội quán Hội Annam Phật học, Viên Âm số 42, tháng 10, 1940.
3. Giác Minh Luật, Nạn giả sư & nỗi lòng Tăng Ni trẻ, Giác Ngộ on line, 2017.
4. Sơn Thoại, Thực hư chuyện một “ni cô” đến với giáo điểm Tin Mừng, Giác Ngộ on line 2/5/2018.
5. Diễm Trang, Công nghệ và tôn giáo, Thời báo Kinh tế Saigon on line, 24/3/2019.
6. Thích Nhất Hạnh, Đạo Phật hiện đại hóa, Lá Bối, Sài Gòn, 1965. 7. Kinh Trung bộ. 8. Kinh Trung bộ.

Nguyên Cẩn | Văn Hóa Phật Giáo Số 321 ngày 15-05-2019

Thư Viện Hoa Sen

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2016(Xem: 11167)
13/04/2013(Xem: 53945)
02/07/2015(Xem: 16450)
18/03/2017(Xem: 10052)
08/03/2019(Xem: 28342)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.