Tâm Tình Với Đệ Tử

14/10/20193:02 CH(Xem: 5859)
Tâm Tình Với Đệ Tử

TỦ SÁCH PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG
CHÓ RỪNG VÀ SƯ TỬ
Tác giả: Thích Chân Tính
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ TPHCM 2019

 

TÂM TÌNH VỚI ĐỆ TỬ

Hôm nay là ngày lễ tưởng niệm ba mươi năm Tổ khai sáng chùa Hoằng Pháp viên tịch, các đệ tử đệ tôn thuộc Tông phong Hoằng Pháp đã trở về tổ đình, thành kính dâng nén tâm hương lên Tổ. Đồng thời tối hôm nay, chư Tăngbuổi họp mặt truyền thống, thể hiện tấm lòng tri ân đối với thầy và Tổ. Thầy cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho đại chúng luôn có sức khỏe, trí tuệtinh tấn trên con đường tu học Phật pháp.

Người xuất gia được gọi là Tăng bảo vì là bậc tôn quý trong Tam bảo. Đức Phật đã tịch diệt Niết bàn từ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước, giáo pháp còn đó nhưng phải có hàng hậu học gìn giữ, hành trì và phát huy, do đó vai trò của Tăng bảovô cùng quan trọng. Chư Tăng ba đời mười phương “Truyền đăng tục diệm”, nhờ đó mà ngọn đèn Chính pháp sáng mãi cho đến ngày hôm nay. Nếu không có các bậc Tổ sư tiền bối khai sơn phá thạch, kiến lập tự viện, in kinh dịch sách, dày công dạy dỗ các hàng hậu học thì đạo Phật chỉ là một chấm mờ trong lịch sử nhân loại.

Người con Phật có cội nguồn huyết thống và gốc rễ tâm linh. Chúng ta nên vóc thành hình là nhờ vào cha mẹ, ông bà, đó là cội nguồn huyết thống. Đối với người học Phật, nhất là hàng đệ tử xuất gia, ngoài cội nguồn huyết thống còn có gốc rễ tâm linh. Chúng ta phải biết gốc rễ tâm linh của mình, nơi ấy có thầy Tổ, có chư huynh đệ, cùng những mối quan hệ khắn khít trong đạo mà người xưa gọi là tình “Linh sơn cốt nhục”. Người xuất gia có được Tăng tướng là nhờ vào thầy Tổ, dù mình đi đến đâu, có nổi tiếng như thế nào, làm trụ trì đạo tràng lớn với số đông bổn đạo lui tới hay chỉ đang là học Tăng trú ở một tòng lâm tự viện, khi người ta hỏi đến gốc rễ thầy Tổ, mình cũng phải thừa nhậnđệ tử của thầy nào và xuất gia ở chùa nào. Anh em có giận hờn thầy, có buồn phiền đại chúng mà bỏ đi chùa khác, nhưng cái gốc của mình cũng không thể mất được, trừ khi anh em hoàn tục rồi xuất gia với một thầy khác, tại một ngôi chùa khác, còn nếu mang hình tướng xuất gia thì hãy nhớ rằng mình còn là đệ tử của thầy, được xuất thân từ chùa Hoằng Pháp.

Nghĩ về gốc rễ tâm linh, các đệ tử đệ tôn phải một lòng ghi nhớ công ơn to lớn của Tổ, thể hiện lòng tôn kính đối với Bổn sư. Thầy đã từng tâm sự với anh em, lúc thầy là chú tiểu, có lúc Hòa thượng cũng rầy la khi mình làm sai, thầy có buồn nhưng chưa bao giờ dám cãi lại. Mình còn là phàm phu, không thể tránh khỏi chuyện buồn phiền khi bị trách mắng, cũng có những lúc thầy giận hờn, nhưng chưa từng dám có một lời xúc phạm hay bất kính với Tổ.

Hiếu trung là gốc của mọi phước lành. Người nào giữ được chữ hiếu, chữ trung thì không bao giờ có những hành động, lời nói, ý nghĩ xấu đối với cha mẹ hay thầy Tổ. Chỉ những người bất hiếu, bất trung mới để cho mình có những ý nghĩ, lời nói và hành động phạm thượng. Khi chúng ta đối xử với cha mẹ, thầy Tổ bằng một tấm lòng hiếu kính thì không bao giờ dám suy nghĩ sai trái, nói ra những lời không tốt đẹp, hành động khiếm nhã. Chính thái độ và lối hành xử đó đã tạo nên công đức, bao nhiêu phước lành từ đó sinh ra. Ngược lại, đối với thầy Tổ mà mình có những suy nghĩ, lời nói, hành động thiếu tôn trọng, không cung kính thì sẽ dẫn đến những quả báo không được tốt đẹphiện tại và tương lai.

Chúng ta là người tu Phật phải biết rằng: Bất cứ lời nói, hành động, suy nghĩ gì cũng để lại kết quả. Chúng ta gieo nhân thiện thì hưởng quả lành, gieo nhân ác thì chịu quả xấu. Mình đối xử với cha mẹ, thầy Tổ như thế nào thì sau này con của mình, đệ tử của mình cũng sẽ đối xử với mình như thế. Nhân quả chẳng sai chạy đi đâu cả! Có thể đôi lúc mình buồn, mình giận cha mẹ, thầy Tổ nhưng đừng bao giờ có những suy nghĩ xấu, vì những suy nghĩ này sẽ dẫn đến lời nói và hành động không tốt. Một người tuyệt đối hiếu kính, trung thành sẽ không bao giờ dám có ý nghĩ, lời nói và hành động vô lễ. Đó cũng là một hình thức mô phạm, để trong tương lai khi mình làm một người thầy mới là tấm gương cho đệ tử noi theo. Mình là ông thầy mà bất hiếu, bất trung thì làm sao dạy được đệ tử? Là tấm gương cho ai đây?

Những anh em nào ở trong chúng với thầy phải cố gắng tu học, ai ra làm trụ trì càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc tu tập hành trì, giữ gìn thân – khẩu – ý cho thanh tịnh, giới luật trang nghiêm. Khi anh em tu tập với thầy, còn nể sợ, kính thầy nên không dám nghĩ, không dám nói, không dám làm những điều gì sai trái. Thế nhưng, khi anh em ra làm trụ trì rất dễ phát sinh phiền não, từ đó tự biến mình thành “hung thần”. Chúng ta thường nghe mọi người nói “hung thần trên xa lộ” hơn là “hung thần trong chùa”. Những tài xế được mệnh danh là “hung thần trên xa lộ” vì chạy xe nhanh và ẩu, nên người ta thấy là sợ, phải đi sát vào lề để tránh; còn “hung thần trong chùa” đôi khi chính là các thầy trụ trì, khó khăn và sân si quá nên Phật tử thấy mình cũng tránh xa. Mình tu đáng lẽ làm “từ thần”, tức là người có tâm từ khiến người ta yêu quý, trái lại là “hung thần”, bởi vì mình không biết khiêm hạ, để bản ngã tăng trưởng, cứ nghĩ rằng: “Ta đã là trụ trì”. Nhiều thầy sống như vua một cõi. Khi làm trụ trì, mình xem đệ tử, Phật tử hay những người dưới như kẻ phục vụ, những người đầy tớ trong nhà. Từ đó, bản ngã lớn dần theo năm tháng.

Thầy có làm một câu mà anh em phải nhớ để tự nhắc mình: “Tu càng lâu, ngã càng cao, đạo càng xa, đọa càng nặng”. Anh em khi ra ngoài hành đạo phải biết quán chiếu lại bản thân, sống bằng tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, nhìn người khác bằng cặp mắt thương kính, trân trọng, biết ơn, luôn lấy giới luật làm thầy, nhớ nghĩ đến những lời đức Phật và chư Tổ dạy để khép mình vào sự tu tập. Có hai quyển kinh mà chư Tăng phải thường xuyên đọc tụng và nghe giảng, đó là kinh Di Giáokinh Tứ Thập Nhị Chương. Còn di huấn của chư Tổ thì có bài Quy Sơn Cảnh Sách của thiền sư Linh Hựu. Đó là những lời dạy rất quý báu nhằm nhắc nhở anh em để tâm vào sự tu tập, bớt vọng động phóng túng ra bên ngoài.

Sở dĩ thầy làm được các Phật sự là nhờ vào đại chúng, không phải một mình có thể làm tất cả công việc. Những thành tựu của chùa Hoằng Pháp như ngày hôm nay là do công sức đóng góp của chư TăngPhật tử. Thầy lúc nào cũng biết ơn đại chúng, nhờ tấm lòng nhiệt tâm nhiệt tình phụng sự của đại chúng nên chùa chúng ta mới có thể làm được nhiều công việc có ích như thế. Quý thầy trụ trì các chi nhánh cũng phải luôn tâm niệmmột mình ta chẳng làm được đại sự, đừng bao giờ nghĩ rằng mình làm trụ trì là nhất rồi, từ đó xem những người dưới không ra gì. Cuộc đời là những mối liên hệ tương sinh tương trợ, không có người thì cũng chẳng có mình, không có trò làm sao có thầy, chẳng có ai phụ việc làm sao mình tổ chức được khóa tu hay các ngày lễ. Chính vì thế, mình dù lớn nhưng phải biết ơn những người nhỏ, từ những đệ tử xuất gia cho đến các Phật tử công quả, từ người nấu bếp cho đến anh bảo vệ chùa. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết quý trọng từng chén cơm, cọng rau cho đến từng nén nhang hay chút tài vật của thí chủ dâng cúng, tất cả đều góp công góp của để duy trì hoạt động của tòng lâm. Đôi khi, người ta nhịn bớt phần ăn, trích bớt tiêu dùng để lo cho Tam bảo, mình lãng phí hay tiêu dùng không chừng mựcmang nợ, biết khi nào mới trả hết được.

Trước đây, thầy ra ngoài miền Bắc vô tình nhìn thấy một vài trường hợp không vui, có thầy trụ trì đối xử thiếu tế nhị với các Phật tử, thậm chí la rầy những người lớn tuổi đáng là cha mẹ mình. Thầy suy nghĩ về vấn đề này rất nhiều, từ đó làm một câu: “Hãy xem người dưới là ân nhân thay vì đầy tớ”. Đôi khi, anh em cứ nghĩ họ đến chùa để giúp việc cho mình, đó là trách nhiệm hay nghĩa vụ. Nhưng mong rằng sau này anh em suy nghĩ lại, chính họ là ân nhân của mình. Khi mình nghĩ người khác là ân nhân thì tâm cống cao ngã mạn sẽ bớt đi, tâm khiêm hạ được tăng lên. Tại sao có những ngôi chùa Phật tửchư Tăng quy tụ rất đông, còn những nơi khác người ta không dám đến tu tập, đều do cách hành xử của vị trụ trìchư Tăng trú xứ nơi đó.

Có lần thầy đi giảng pháp tại một tỉnh nọ, Hòa thượng trụ trì đón tiếp thầy rất niềm nở, đích thân ngài ra làm MC giới thiệu khi buổi giảng bắt đầu, thầy nhìn ngài rất hoan hỷ. Sau khi giảng xong và chuẩn bị ra về, thầy nghe các Phật tử nói: “Hôm nay chúng con vui quá!”. Thầy hỏi: “Tại sao vui?”. Họ nói: “Hôm nay, không biết vì lý do gì mà thầy của chúng con hoan hỷ quá! Những lần trước đến chùa tụi con rất sợ. Chuyện gì không vừa ý là thầy la rầy dữ lắm”. Anh em nghe như vậy có suy nghĩ như thế nào? Tự nhiên ông thầy trở thành “hung thần”. Vị thầy này không phải là Đại đức hay Thượng tọa mà đã được tấn phong Hòa thượng. Vừa rồi thầy cũng được biết, đầu năm nay Hòa thượng đó đã mãn báo thân Ta bà. Theo đại chúng, người tu hành như vậy khi mất sẽ sinh về thế giới Cực Lạc hay đi đâu? Mọi người hãy tự suy nghĩcảnh tỉnh lại mình.

Thầy có câu nói: “Tu càng lâu, ngã càng cao, đạo càng xa, đọa càng nặng” là có lý do. Anh em cần phải hiểu được điều này để giữ làm sao cho hình ảnh chư Tăng là một tấm gương mô phạm đạo đức: hiền từ, mẫu mực, tôn nghiêm, trí tuệ, được mọi người quý mến, thương yêu, gần gũi. Đừng bao giờ để mình trở thành một “hung thần”, không ai dám gần gũi vì cảm thấy sợ hãi, bất an, lo lắng, do bản ngã của mình lớn quá. Thầy mong anh em cố gắng tu tập, đừng đặt mình lên một vị trí cao hơn người, thấy mình quan trọng hơn người, phải ăn trên ngồi trước, tất cả phải cung phụng mình, theo ý mình... Dù biết rằng Phật tử cung kính chư Tăng, nhưng mình cũng phải tôn trọng lại thì họ mới kính phục.

Có những thầy còn rất trẻ, các cụ già đi chùa không chỉ đáng tuổi cha mẹ mà có khi ngang hàng với ông bà nội, ông bà ngoại mình, vậy mà đôi lúc anh em lại có những lời lẽ không thể hiện sự lễ phép, kính trọng người cao tuổi. Đừng bao giờ đặt mình là vị trí ông thầy ở trên cao rồi đối xử với người ta như đầy tớ. Ngoài đời, mình chỉ là cháu các ông các bà thôi, nhưng vì mình mặc chiếc áo người tu, mang hình tướng đầu tròn áo vuông nên người ta cung kính.

Bản thân thầy, đối với những người nhỏ tuổi hơn, đáng tuổi con cháu thì mới gọi là “con”, xưng với người ta là thầy. Nhưng thầy cũng ít khi gọi Phật tử là “con” vì ngại. Thầy thấy nhiều anh em xuất gia chưa được bao lâu mà đã gọi Phật tử ngang tuổi mình là “con”, rất khó nghe. Mình ba mươi tuổi, Phật tử cũng ba mươi tuổi, gọi người ta là “con” hoặc nói “con này, thằng kia”, như thế không nên. Người tu không nói chuyện kiểu như vậy. Họ đến chùa, cung kính mình là sự lễ phép, lễ nghi trong đạo nhưng mình cũng phải tôn trọng họ.

Chúng ta phải có cách sống như thế nào để xứng đáng là một người đại diện cho Tăng bảo, vì mình mang hình tướng xuất gia, mặc trên người tấm y giải thoát, đừng để cho các đệ tử hay Phật tử thấy mình khó chịu, khó gần, cảm thấy sợ hãi, e dè khi phải tiếp xúc. Có thầy tu lâu nhưng lại không thể hiện ra lòng từ bi và hỷ xả mà ngày càng nóng tínhchấp chặt, thậm chí là quá sân.

Đôi lúc, có người thắc mắc không biết vì lý do gì mà một số thầy không độ được đệ tử xuất gia. Có thể vì các thầy đó nóng tính quá, sân si quá nên không ai ở được. Với tính tình như thế làm sao chư Tăng có thể đến nương tựa mình tu tập? Đó là sự thật. Những thầy nào tu tập tốt, có lòng từ bi, chắc chắn sẽ có đệ tử, Phật tử đến chùa học đạo đông. Thầy nào “sân” quá khiến cho người ta thấy sợ sẽ không ai dám đến chùa. Anh em đều biết rõ việc này, thầy không nói cá nhân ai, nhưng tình hình chung là như vậy.

Mục đích tu tập của mình là gì? Người xuất gia mang chí nguyện “thượng cầu hạ hóa”. Đó là chính yếu. Không phải chúng ta bỏ căn nhà thế tục nhỏ bé để vào đạo lo cho cái chùa lớn hơn, dành cả cuộc đời để xây chùa to, tượng đẹp mà không còn thiết tha đến chuyện tu hành giải thoát. Chùa chỉ là phương tiện, đôi khi mấy anh em lại đặt cái chùa là cứu cánh, suốt ngày tính toán việc làm chùa. Chính điều đó làm cho mình phiền não, biến mình trở thành một người hết dễ thương. Chạy đôn chạy đáo lo cát, đá, xi măng, lo sao để có tiền xây dựng… thế là đụng đâu mình phiền não đó, đụng đâu mình sân hận đó, thành ra mình đánh mất lý tưởng tu hành, quên đi mục đíchcứu cánh giải thoát. Thầy không có ý bài bác việc làm chùa, còn khuyến khích anh em mở rộng thêm chi nhánh, xây dựng thêm chùa cảnh. Tuy nhiên, ở đây thầy muốn nói anh em đừng vì việc làm chùa mà quên tu, để phiền não tăng trưởng, biến mình thành “hung thần”.

Thầy làm gì thì làm nhưng không bỏ hành trì tu tập. Thầy phát nguyện trong một ngày ít nhất phải có một thời công phu tịnh tọa. Ví dụ, hôm nay bận nhiều công việc nên chưa có buổi công phu nào, nhưng đến mười hai giờ đêm thầy cũng phải thức dậy hành trì. Thầy lấy thời khóa đêm làm thời công phu chính của mình, mười mấy năm nay cố gắng không bỏ ngày nào. Thầy nghĩ rằng nếu mình bỏ công phu tu tập là mất tất cả, không còn gì hết. Chúng tangoại cảnh chi phối nên cứ chạy ra bên ngoài, lo hết việc này đến việc kia, nhưng công việc có bao giờ xong hết được. Lòng tham của con người thì không bao giờ có đáy, tâm tham của người tu rất vi tế nên khó nhận ra. Theo ngày tháng, chúng ta chạy theo danh lợi mà không biết đang đi sai đường. Mỗi ngày, mình có tu thì phải nhìn lại, từ đó mới thấy được cái nào đúng, cái nào sai, cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Người xuất gia nói chung và những thầy đi trụ trì nói riêng phải cố gắng tu tập nhiều hơn, giữ tâm khiêm hạ nhiều hơn, làm gì thì làm, đừng để cái ngã chen vào, đừng thể hiện cái ta của mình, cũng đừng chú trọng đến những hình thức bên ngoài mà hãy quan tâm đến nội tâm ta như thế nào, còn nhiều ô nhiễm cấu uế không, tham sân si còn nhiều không?

Có nhiều anh em lúc trước khi sống trong chúng, còn nương thầy tu tập thì chê trách thầy đủ thứ, nói thầy không tâm lý, không thông cảm, không thấu hiểu cho anh em. Nhưng bây giờ, chính những người đó ra làm trụ trì lại quá tệ, không ai ở được. Huynh đệ chịu không nổi, mà Phật tử cũng ngán ngẩm vì quá khó. Mình phải nhìn lại. Tại sao người ta không ở được với mình? Tại sao mọi người nhìn thấy mình là sợ? Anh em đừng bao giờ tự cho mình là đúng, cho mình là hay, lúc nào cũng cho mình là trên hết thì không được, đó là thất bại.

Nói về ngôi chùa, chùa là của ai? Đó là mái nhà chung, do bá gia bá tính khắp nơi đóng góp. Chùa của đại chúng chứ chẳng phải của mình. Chùa Hoằng Pháp này đâu phải của thầy, mai này thầy mất đi cũng đâu thể đem theo được. Chùa do Sư Tổ khai sáng, rồi nhờ vào tất cả anh em từ xưa đến giờ đồng tâm hiệp lực gầy dựng, thập phương tín thí hỗ trợ đóng góp để duy trì hoạt động. Sau này thầy qua đời, người khác lên thay thế, đâu phải mình sống đời mãi để giữ ngôi chùa này. Điều quan trọng là đời tu của mình để lại cái gì đáng giá cho nhân thế, không phải để lại chùa to Phật lớn, mà để lại gia tài pháp bảo, tài sản trí tuệ, để lại những giá trị đạo đức. Nhờ đó, mình có ra đi nhưng người đời sau vẫn cứ nhắc đến.

Đức Phật dạy không nên thừa tự tài vật, người tu lấy trí tuệ làm sự nghiệp, thừa tự sự nghiệp trí tuệ mới bền vững và xứng đáng. Mình làm chùa cho đẹp, ai động tới chùa hay có chuyện gì không vừa ý xảy ra mình lại phiền não. Giống như mình mua một chiếc xe Mercedes mới tinh, đẹp không tỳ vết, người ta chạy lỡ quẹt vào xe làm xuất hiện một đường trầy là tiếc đứt ruột xé gan. Mình làm chùa to, nhiều người biết đến, Phật tử lui tới tấp nập, nhưng nếu không có sự tu tập thì nguy hiểm vô cùng, khi ra đi mình tiếc lắm, không xả được, có khi chết không nhắm mắt. Tất nhiên, trách nhiệm của người xuất giahoằng pháp lợi sinh, muốn làm đạo thì phải có cơ sở, nhưng chúng ta không nên đặt nặng vật chất quá để rồi đánh mất mình, chạy theo danh lợi, xem nặng đồng tiền, tự biến mình thành một “hung thần”, thành người hết dễ thương, không còn là một đệ tử chân chính của đức Phật nữa mà chỉ là một ông chủ chùa.

Đừng nghĩ rằng làm là không tu, cũng không phải khi nào làm xong chùa rồi mới tu, hiểu như vậy là sai. Tu là tu ngay trong công việc, tu trong cách ứng xử hằng ngày, tu trong từng khởi tâm động niệm. Thầy thấy nhiều người đi tu thiền, nhập thất niệm Phật hay chuyên tâm theo đuổi một pháp môn nào đó, sau thời gian tinh chuyên tu hành miên mật, đến chừng ra thất đụng chuyện thì tham, sân, si vẫn y nguyên. Đó là tu cái gì, tu hình thức, tu phong trào. Bây giờ, người ta tu theo kiểu biểu diễn thì nhiều, còn thật tu thật học thì ít. Hôm qua, khi thầy tâm sự với mấy anh em xong, về phòng nghĩ ra câu này:

Tu tâm sửa tính ít ai,
Tam thời cúng bái hướng ngoài nhiều hơn.

Bây giờ, người ta tu tâm sửa tính thì ít, nhưng hướng ra bên ngoài rất nhiều. Khấn cái này, vái cái kia, cầu cái nọ, xin cái khác. Tu hành như thế là trật hết rồi, đó là đi sai đường, cầu cúng van xin không phải là điều đức Phật dạy. Chúng ta tu mà không học hỏi, tìm hiểu, chiêm nghiệm, không nghiên cứu kinh điển một cách cẩn thận để hành trì thì sẽ không biết mình phải tu cái gì. Anh em thử suy nghĩ xem mình đang tu cái gì? Mình cầu Phật để làm gì? Phật có cho mình được cái gì hay không? Cung vàng điện ngọc Ngài xem như đôi dép rách, đã từ bỏ chúng mà đi từ khi chưa thành Phật. Khi thành Phật rồi, Thế Tôn có bao giờ xem tinh xá Trúc Lâm (Veḷuvana) hay Kỳ Viên (Jetavana) là của Ngài đâu! Chính Ngài cũng phải tự trả những dư báo nghiệp của quá khứ. Nếu không thì Ngài đã không bị những “tai nạn lớn” trong cuộc đời hành đạo như Chiên Già vu khống, đệ tử phản bội, bị nạn đói phải ăn lúa ngựa trong một mùa an cư. Chúng ta đọc lại lịch sử thì thấy rõ, đó là những dư báo mà thân ngũ uẩn của đức Phật phải trả quả ác nghiệp trong kiếp chót. Do đó, mỗi người phải tự tu, tự ngộ, tự diệt trừ phiền não và tự bước đi trên lộ trình giải thoát, không ai có thể làm việc đó cho ta được.

Thầy lấy thêm ví dụ, chẳng hạn như nghi thức đàn tràng siêu độ, xướng tụng ngân nga, chuông mõ nhịp nhàng, múa ấn điêu luyện, lễ bái bài bản, có những nơi tổ chức rất tốn kém tiền của và mất nhiều công sức, chủ yếu cũng chỉ cúng bái và cầu nguyện. Các hình thức này mới nhìn vào sẽ thấy rất hấp dẫn, trang nghiêm pháp hội, nhưng chỉ phù hợp với những ai nặng về đức tin. Thật ra, nhiều khi các nghi thức đó cũng giống như diễn tuồng cho hay, Phật tử là khán giả xem có ấn tượng, vậy thôi. Tu đâu phải là tụng cho hay, khấn cho giỏi. Đọc kinh đâu phải để cầu cho người thoát khỏi sinh tử luân hồi. Nhưng thế nhân lại nặng hình thức, muốn có ai cứu rỗi cho mình, thích làm ít mà hưởng nhiều, không muốn “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Khuyên học hành nghiên cứu kinh điển thì ai cũng ngán, khuyên tu tâm sửa tính thì chẳng ai muốn làm. Thỉnh thoảng, có hiện tượng gì lạ xuất hiện, hoặc đồn thổi ông Phật nào đó hiển linh hay thấy cái gì phát ra hào quang là người ta xúm lại, không biết để làm cái gì, có lợi ích gì từ những chuyện đó hay không?

Mình là người xuất gia, phải khẳng định lập trường cho vững chắc. Sự tu tậpthành tựu hay không là do mình, thành Phật hay ma là do mình, hết phiền não hay không là do mình, không phải cầu Phật để cho mình thành Phật. Chư Phật cũng không thể nào tiêu trừ nghiệp chướng cho chúng sinh. Nếu chư Tăng không hiểu rõ những điều này xem như chúng ta mất gốc, sai lầm đi từ căn bản, chính kiến không có làm sao có được chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp và các chính còn lại. Người xuất gia là người hướng đạo cho Phật tử, là bậc thầy chỉ đường cho đệ tử tu tậpchất chứa tà kiến là nguy hiểm, hư từ gốc rễ. Đức Phật sử dụng hình ảnh một người mù dẫn theo một đám mù, cuối cùng cả thầy và trò đều rơi vào hầm hố, cạm bẫy của ma vương.

Đối với quần chúng, đôi khi ban đầu chúng ta phải dùng phương tiện để từ từ đưa họ vào đạo, theo đúng Chính pháp. Nhưng không phải cứ mãi bám vào phương tiện, để cho người ta hướng ra bên ngoài. Vì đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồ chúng mà mình cũng hướng ngoại, theo những điều không đúng gốc rễ của đạo Phật, chấp nhận hình thức mê tín dị đoan để cầu danh chuốc lợi. Chúng ta không phải đi tu vì danh vì lợi, mà vì Phật pháp, vì truyền bá giáo lý uyên nguyên của đức Phật Thích Ca.

Cả đời thầy chỉ mong làm sao cho mọi người biết tu, hướng đến Chính pháp. Chúng ta tu không phải để kiếm cho thật nhiều tiền, được nổi tiếng hay quyền cao chức trọng trong Giáo hội. Anh em phải thấy được điều đó, mình không vì lợi danh mà làm sai lạc Chính pháp. Chúng ta dùng hình thức cúng bái nặng nề quá đôi khi là tội chứ không phải phước, bởi vì mình phá kiến chúng sinh, đưa người ta đến chỗ si mê lầm lạc, đi không đúng đường. Danh với lợi chết chẳng ai đem theo được, vậy nên cứ Chính pháphành trì, theo Chính pháptu tập, y cứ vào Chính pháptruyền bá, theo hay không là tùy họ, đừng bày ra những điều mê tín để lôi kéo, thu hút Phật tử về với mình, từ đó mà trục lợi là không nên. Thầy khuyên như vậy, còn anh em nào không nghe theo thì sau này bị quả báo là chuyện cá nhân. Mình đưa người ta vào con đường mê lầm thì trước sau gì mình cũng trôi theo lầm mê.

Hôm nay nhân ngày giỗ Tổ, anh em các nơi về đây thăm thầy cúng Tổthể hiện tấm lòng tri ân thầy Tổ. Thầy chỉ có đôi lời nhắc nhở, động viên, nghe hay không còn tùy nhận thức mỗi người. Đôi khi, thầy nói thẳng thì một số anh em cũng phiền lòng, nhưng thầy không thể nào nói khác đi được. Mình biết giáo pháp của Phật là như thế, không nói Chính pháp thì nói cái gì. Nhưng Chính pháp giống như mặt trời, soi rọi vào những ngóc ngách tối tăm, đôi khi cũng làm cho người ta chói mắt. Tất nhiên thầy hiểu, thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng. Anh em buồn giận thì thầy cũng chịu, nhưng vì trách nhiệm và bổn phận mà thầy phải nói. Mong rằng anh em cũng hiểu được điều đó rồi thông cảm. Chúc cho đại chúng luôn luôn thân khỏe, tâm an, trí tuệ sáng suốt, tiếp tục việc tu họchạnh nguyện “thượng cầu hạ hóa” của mình.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.