Hãy Bỏ Gai Lấy Vàng

14/10/20193:03 CH(Xem: 5850)
Hãy Bỏ Gai Lấy Vàng

TỦ SÁCH PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG
CHÓ RỪNG VÀ SƯ TỬ
Tác giả: Thích Chân Tính
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ TPHCM 2019

 

HÃY BỎ GAI LẤY VÀNG

Hôm nay, ngày rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi, thầy gửi lời chào trân trọng nhất đến toàn thể quý Phật tử và kính chúc quý vị cùng gia quyến năm mới Kỷ Hợi luôn an vui, hạnh phúc, tinh tấn trên con đường tu học Phật pháp.

Cách nay hơn hai mươi năm, thầy có phát nguyện, nếu còn sống đến sáu mươi tuổi (tức là năm 2018), thầy sẽ tạm dừng mọi Phật sự để nhập thất đọc đại tạng kinh vào đúng ngày thầy xuất gia mùng 08 tháng 12 âm lịch. Nhân duyên phước đức đầy đủ, thầy vẫn còn hiện hữu trên cuộc đời này và vừa tròn sáu mươi năm. Thầy nhập thất vào mùng 08 tháng 12 năm Mậu Tuất, đến nay được một tháng bảy ngày. Vì lý do đó, thầy không về chùa Hoằng Pháp dự lễ Cầu an đầu năm và trực tiếp chia sẻ Phật pháp đến toàn thể quý Phật tử, mong quý vị hoan hỷ thông cảm.

Trong clip này, thầy sẽ tâm sự với quý Phật tử về việc nhập thất vừa qua, đồng thời chia sẻ những bài học mà thầy đã đọc được trong kinh tạng Nikāya. Với tâm nguyện sẽ đọc đại tạng kinh vào năm sáu mươi tuổi, thầy giữ kín việc này cho đến mùng 06 tháng 12 năm Mậu Tuất. Buổi tối, thầy có mời thầy Tâm Trọng, phó trụ trì chùa Hoằng Pháp vào phòng và tâm sự về vấn đề nhập thất sắp tới. Thầy nhờ Tâm Trọng và chư Tăng cùng nhau lo liệu công việc chùa giúp thầy một thời gian, để thầy yên tâm nhập thất đọc đại tạng kinh vào mùng 08 tháng 12 năm Mậu Tuất, theo như tâm nguyện trước đây. Khi nghe thầy nói, Tâm Trọng rất ngạc nhiên và bất ngờ, nhưng vì thương thầy nên hứa sẽ lo mọi Phật sự trong chùa. Lúc đó trong phòng chỉ có thầy và Tâm Trọng nên chưa có người thứ ba biết việc này. Thầy dự tính, khi nào sắp xếp việc nhập thất ổn định mới bắt đầu thông báo cho đại chúng.

Sáng mùng 07 tháng 12 năm Mậu Tuất, thầy bảo chú thị giả chuẩn bị y hậu đi xuống thăm thầy Tâm Hồng ở khu đất Củ Chi, đồng thời gọi thêm một chú chụp hình đi cùng. Khi đến khu đất, thầy có nhờ chụp một vài tấm hình để làm kỷ niệm. Lúc đó, cả thầy Tâm Hồng, chú thị giả và chú chụp hình cũng chưa hay biết về vấn đề thầy sẽ ở lại nhập thất. Thầy chỉ nói là mượn căn nhà phía sau để thu âm “Lời chào tạm biệt” đến chư TăngPhật tử chùa Hoằng Pháp. Mãi cho đến buổi trưa, sau khi thu âm xong thầy mới gặp thầy Tâm Hồng và nói về tâm nguyện của mình. Khi nghe xong, thầy Tâm Hồng cũng rất ngạc nhiên và bất ngờ, nói:

– Sao Sư phụ không báo sớm để con chuẩn bị mọi việc cho chu đáo?

Thầy trả lời:

– Nếu báo trước sợ mọi người biết và việc nhập thất sẽ bị trở ngại.

Sáng hôm sau, mùng 08 tháng 12 năm Mậu Tuất (nhằm ngày Chủ nhật), trong bữa dùng điểm tâm tại chùa Hoằng Pháp, thầy Tâm Trọng chính thức mở bài thu âm “Lời chào tạm biệt” của thầy cho đại chúng nghe. Hầu như ai cũng ngạc nhiên và bất ngờ. Mặc dù có buồn, nhưng mọi người cũng chấp nhận để thầy thực hiện tâm nguyện của mình.

Sau khi thầy nhập thất được ít ngày, một số Phật tử thắc mắc hỏi: Nhập thất là như thế nào và thời gian nhập thất là bao lâu? Thật ra, thất là căn nhà. Thế nhưng, căn nhà ở xã hội không thể gọi là tịnh thất. Tịnh thất là căn nhà trong sạch, chỉ dành cho những người tu Phạm hạnh ở. Tịnh thất mà thầy đang ở để đọc đại tạng kinh nằm phía sau cùng của khu đất chùa Hương Pháp. Về thời gian nhập thất, cũng không nhất định là bao lâu, tùy theo sự phát nguyện của mỗi người, có khi là một tháng, hai tháng hoặc một năm, hai năm hay hơn, v.v… Có người nhập thất chuyên tutuyệt đối không giao thiệp với người bên ngoài. Trường hợp nhập thất của thầy là để tránh duyên, thuận lợi cho việc đọc đại tạng kinh. Vì khi ở chùa Hoằng Pháp, thầy phải tiếp khách và nhiều việc nên không có thời gian tập trung để đọc kinh. Thời gian nhập thất đọc kinh của thầy tùy vào việc đọc kinh nhanh hay chậm, nếu đọc nhanh thì ra thất nhanh, đọc chậm thì ra thất chậm. Cho nên không thể nói trước là ngày nào sẽ ra thất.

Khi về đây nhập thất, thầy có thời khóa biểu rất rõ ràng:

– Buổi sáng:

04h00 – 05h00: tịnh tọa
05h00 – 06h00: thể dục
06h00 – 06h30: ăn sáng
07h00 – 08h00: quét lá
08h00 – 10h00: đọc kinh
10h00 – 11h00: tịnh tọa
11h00 – 11h30: thọ trai
12h00 – 14h00: chỉ tịnh

– Buổi chiều:

14h00 – 16h30: đọc kinh
16h30 – 17h00: tắm giặt
17h00 – 18h00: quét lá
18h00 – 19h30: tịnh tọa

– Buổi tối:

19h30 – 22h00: ôn lại bài đã học
22h00 – 00h00: ngủ nghỉ
00h00 – 00h30: tịnh tọa

Những ngày đầu mới về ở, thầy gặp phải hai chướng ngại. Chướng ngại thứ nhất là những con bồ hóng (thiêu thân). Vì khu vực này là đồng ruộng nên bồ hóng rất nhiều, loại này thì ưa thích ánh sáng, chỗ nào có ánh sáng là chúng bay vào. Buổi tối, khi thầy đang ngồi đọc kinh, chúng bay đậu vào bóng đèn rất nhiều, nên thầy phải tắt điện trong phòng và bật điện bên ngoài để dụ nó bay ra. Một lúc lâu sau thầy mới bước vào phòng bật điện lại, không dám vào ngay vì sợ chúng chưa bay ra hết. Thế là hôm sau, thầy nhờ người mua những lưới chắn và màn che để phủ phía ngoài, đồng thời bật điện hành lang và đóng cửa thất để chúng không thể bay vào.

Chướng ngại thứ hai là thằn lằn. Bởi vì đã có bồ hóng thì có thằn lằn xuất hiện để ăn những con bồ hóng này. Thằn lằn ăn xong thường thải phân xuống sàn nhà và phân của chúng thì vừa bẩn vừa hôi. Đức Phật dạy mình phải có chính niệm khi bước đi, nhưng trong trường hợp của thầy lúc này, phải là chính niệm nhìn xuống sàn nhà xem có phân thằn lằn hay không để khỏi đạp trúng. Lỡ khi đạp rồi vào mùng ngủ hay ngồi tịnh tọa thì mùi hôi của phân rất khó chịu. Không biết quý vị có cách nào để cho những con thằn lằn này đi khỏi hay không? Nếu có xin quý vị góp ý. Đó là hai chướng ngại trong những ngày đầu tiên thầy đến ở thất gặp phải.

Qua buổi sáng hôm sau, khi thầy nhìn ra xung quanh, thấy cánh đồng lúa xanh trải dài bát ngát, có những cánh cò trắng chao liệng trên không. Thầy thấy khung cảnh thật hữu tình nên làm một câu lục bát:

Cánh đồng xanh lúa bao la
Có đàn cò trắng bay qua bay về.

Nếu quý vị có ở đây buổi trưa thì sẽ nghe tiếng gà gáy. Người ta đem gà vào chùa phóng sinh, hiện tại tới năm, sáu con gà trống thi nhau gáy cả ngày, từ sáng cho đến chiều tối. Nghe nó gáy, thầy thấy vui nên làm tiếp câu:

Gà thường gáy sáng tinh mơ
Hôm nay trời đã mười giờ còn ca.

Vào khoảng năm, sáu giờ chiều, sẽ nghe tiếng ếch nhái kêu âm vang cả khu đất:

Hoàng hôn phủ xuống đồng xanh
Những con ếch nhái đồng thanh tấu đàn.

Buổi tối, vì thời tiết nóng nên thầy trằn trọc, khó ngủ. Lúc đó, thầy nằm nghe những con thằn lằn tặc lưỡi và làm câu:

Đêm khuya khó ngủ trọc trằn
Lại thêm nghe tiếng thằn lằn thở than.

Mỗi ngày, sau buổi ăn sáng và sau khi tắm giặt buổi chiều, thầy thường đi quét lá. Trong lúc quét lá, thầy có làm một câu lục bát:

Ở chùa Hoằng Pháp trụ trì
Về quê làm kẻ cu li quét vườn.

Cách tịnh thất khoảng ba cây số có một trại nuôi heo, thỉnh thoảng hướng gió từ đó bay về đem theo mùi “hương hợi” chẳng ai muốn “thưởng thức” nhưng cũng chẳng biết trốn nơi nào. Tức cảnh sinh thơ, thầy liền làm câu:

Gió đưa hương hợi bay về
Anh nuôi lợn bán cả quê hưởng mùi.

Đây là những điều thú vị ở nơi mà thầy đang nhập thất. Qua những ngày sau, thầy đã yên tâm để ngồi đọc kinh, cảm thấy thật hạnh phúc, trong lòng thanh thản nhẹ nhàng. Nhìn ra thế gian, thấy người đời vì tranh giành chức quyền mà hơn thua, đấu đá lẫn nhau,… thầy cảm thương mà làm câu:

Bước ra vòng xoáy lợi danh
Thảnh thơi thân thể, tịnh thanh tâm hồn.

Thầy rất tâm đắc câu này! Vì khi ở trong vòng xoáy lợi danh, những tâm tham, sân, si vốn có lại được vun bồi thêm, từ đó gây tạo đau khổ cho nhau nhưng mấy ai biết rằng, cuối cùng tất cả cũng là không. Bởi vì đức Phật dạy, mọi hiện hữu trên cuộc đời đều là giả tạm. Một khi nhắm mắt xuôi tay thì ai cũng như nhau, chẳng mang theo được gì ngoài những nghiệp thiện, ác; nhưng tiếc thay, cũng vì danh lợi hão huyềncon người hơn thua, hãm hại lẫn nhau. Và thầy thấy mình thật hạnh phúc khi đọc được kinh sách của đức Phật để lại và tu tập hành trì theo lời Ngài dạy, bước ra khỏi cái vòng xoáy lợi danh mà không vướng bận. Như thế là thảnh thơi thân thể, tịnh thanh tâm hồn.

Đó là những tâm sự của thầy trong thời gian đầu nhập thất đọc kinh tạng. Bây giờ, thầy xin chia sẻ một bài học mà thầy đã đọc được trong kinh Trường Bộ, cụ thểbài kinh Tệ Túc số hai mươi ba, thầy tóm tắt bài kinh như sau:

“Vua Tệ Túc (Pāyāsi) biết ngài Cưu Ma La Ca Diếp (Kumāra Kassapa) đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc học rộng, tài cao, diệu trí, đa văn, lời nói thấu tâm, thiện xảo, biện tài, bậc Trưởng lão và bậc A La Hán. Một hôm, vua đến gặp ngài Ca Diếp (Kassapa) và hỏi:

Tôn giả Ca Diếp, tôi có chủ thuyết và tri kiến như sau: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Này Tôn chủ, tôi không thấy, không nghe quan điểm như vậy, tri kiến như vậy. Sao Tôn chủ lại nói: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo? Tôi xin hỏi Tôn chủ một vài câu hỏi. Tôn chủ hãy tùy theo đó mà trả lời. Tôn chủ nghĩ thế nào? Mặt trờimặt trăng này, chúng thuộc thế giới này hay thế giới khác? Chúng thuộc chư thiên hay loài người?

Tôn giả Ca Diếp, mặt trờimặt trăng thuộc thế giới khác, không phải thế giới này, chúng thuộc chư thiên, không thuộc loài người.

– Như vậy, Tôn chủ cần phải chấp nhận rằng: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôn chủ có thể chứng minh việc đó được không?

– Có thể.

– Xin Tôn chủ hãy trình bày. 

– Tôi có những người bạn tri kỷ, thân tộc cùng một huyết thống. Những người này sát sinh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hậntà kiến. Một số Sa môn, Bà la môn có những quan điểm cho rằng, những người tạo các nghiệp ác đó sau khi thân hoại mạng chung bị sinh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những người này, sau một thời gian bị trọng bệnh, bị đau khổ, bị chướng tật. Khi tôi biết những vị ấy không thể khỏi những bệnh ấy được, tôi liền đi đến họ và nói: Nếu các hiền giả sau khi thân hoại mạng chung phải sinh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục, thời quý vị hãy đến ta và cho ta biết: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo. Các vị này bằng lòng làm như vậy. Nhưng không có ai trở về nói cho tôi biết, cũng không gửi sứ giả đến báo tin cho tôi. Này Tôn giả Ca Diếp, sự kiện là như vậy, nên tôi có tri kiến: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôi xin hỏi Tôn chủ, Tôn chủ nghĩ thế nào? Ở đời, có người bắt được một tên ăn trộm phạm tội và đem đến cho ngài. Tôn chủ ra lệnh: Hãy trói người này thật chặt, dùng dây thật chắc trói hai tay ra đằng sau, cạo trọc đầu anh ta, cho đánh trống lớn tiếng và dẫn anh ta đi từ đường này hẻm nọ, xong đưa ra khỏi cổng thành hướng Nam mà chặt đầu tại pháp trường hướng Nam. Người ấy vâng lời, thi hành mệnh lệnh của vua đem anh ta đi ra pháp trường xử tử. Tên ăn trộm ấy có thể xin người đem chém mình: Xin quý vị cho phép tôi được đi thăm thân bằng quyến thuộc ở tại làng này, hay xã này trước khi xử tử. Xin hỏi Tôn chủ, người ấy có cho phép không hay thi hành mệnh lệnh xử tử?

Tôn giả Ca Diếp, tên ăn trộm ấy không được người đem chém mình cho phép. Người ấy chặt ngay đầu tên ăn trộm cầu xin như vậy.

– Thưa Tôn chủ, người ăn trộm thuộc loài người, không được phép người xử trảm cho về thăm người thân, thời làm sao những người thân bằng quyến thuộc của ngài đã sát sinh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hậntà kiến, sau khi thân hoại mạng chung bị sinh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục lại được những người coi giữ địa ngục cho phép: Thưa quý vị coi giữ địa ngục, quý vị hãy cho phép tôi về tâu với vua Tệ Túc: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôn chủ có thể chứng minh được không? 

– Thưa có.

– Xin Tôn chủ trình bày.

– Tôi có những thân bằng quyến thuộc gìn giữ không sát sinh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Một số Sa môn, Bà la môn có những quan điểm cho rằng, những ai tạo thiện nghiệp đó sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sinh vào thiện thú, thiên giới. Những người này, sau một thời gian bị trọng bệnh, bị đau khổ, bị chứng tật. Khi tôi biết những vị ấy không thể khỏi những bệnh ấy được, tôi liền đi đến họ và nói: Nếu các hiền giả, sau khi thân hoại mạng chung được sinh vào thiện thú, thiên giới, thời quý vị hãy đến ta và cho ta biết: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo. Các vị này bằng lòng làm như vậy. Nhưng không có ai trở về nói cho tôi biết, cũng không gửi các sứ giả đến báo tin cho tôi. Tôn giả Ca Diếp, sự kiện là như vậy, nên tôi có tri kiến: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Này Tôn chủ, tôi sẽ cho Tôn chủ một ví dụ. Ở đời, một số người có trí nhờ ví dụ mà hiểu được nghĩa lời nói. Ví như có người té đầu rơi vào hầm phân. Ngài nói với các người khác: Hãy kéo người này ra khỏi hầm phân! Những người ấy vâng theo và kéo người kia ra khỏi hầm phân ấy. Ngài lại nói: Hãy lấy que tre gạt phân ra khỏi thân của người kia! Hãy cho thoa bóp ba lần thân người kia với phấn thoa màu vàng và dùng bột mịn cunna thoa lên mình, sửa soạn râu tóc, lấy vòng hoa quý, dầu thơm quý và vải quý trang điểm cho hắn. Rồi ngài bảo các người ấy: Hãy đưa người kia đến tòa lâu đài và cho hưởng năm món dục lạc! Tôn chủ nghĩ thế nào? Người kia hưởng năm món dục lạc như vậy, thử hỏi có chịu đâm đầu vào hầm phân ấy nữa không?

– Thưa không, Tôn giả Ca Diếp!

– Vì sao không?

– Vì hầm phân là bất tịnh, xú uế, yếm ố.

– Thưa Tôn chủ, mùi hôi của loài người khiến chư thiên ghê tởm tránh xa đến một trăm do tuần. Làm sao những người thân bằng quyến thuộc của ngài ba nghiệp không tạo ác, sau khi thân hoại mạng chung, được sinh lên cõi thiện thú, thiên giới, những người ấy có thể về báo tin lại cho Tôn chủ: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo. Sự kiện là như vậy nên: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôn chủ có thể chứng minh được không?

– Thưa có.

– Xin ngài tiếp tục trình bày.

– Tôi có những người thân bằng quyến thuộc gìn giữ không sát sinh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Những người này sau một thời gian bị trọng bệnh, bị đau khổ, bị chứng tật. Khi tôi biết những vị ấy không thể khỏi bệnh được, tôi liền đi đến họ và nói: Một số Sa môn, Bà la môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: Những ai ba nghiệp không tạo ác, khi thân hoại mạng chung sẽ sinh vào thiện thú, thiên giới. Nếu lời nói của những vị Sa môn, Bà la môn này chính xác thời các hiền giả, sau khi thân hoại mạng chung được sinh vào thiện thú, thiên giới, thời quý vị hãy đến ta và cho ta biết: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo. Các vị này bằng lòng làm như vậy. Nhưng không có ai đến nói cho tôi biết, cũng không cho gửi các sứ giả đến báo tin. Này Tôn giả Ca Diếp sự kiện là như vậy, nên tôi có tri kiến: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôi xin hỏi Tôn chủ, tuổi loài người một trăm năm bằng một ngày một đêm chư thiênTam thập tam thiên. Các vị này sau khi thân hoại mạng chung sẽ sinh lên thiện thú, thiên giới và làm thiện hữu với chư thiênTam thập tam thiên. Nếu những vị này suy nghĩ: Chúng ta hãy thọ hưởng một món dục lạc hai hay ba ngày đêm ở thiên giới, rồi sau sẽ đến Tôn chủ Tệ Túc và tin cho ngài biết, như vậy họ có gặp ngài không?

– Thưa không, vì chúng tôi chết đã lâu rồi. Nhưng ai cho Tôn giả Ca Diếp biết: Có chư thiênTam thập tam thiên và có tuổi thọ là như vậy?

– Thưa Tôn chủ, như có người sinh ra đã mù. Người ấy nói: Không có các sắc đen hay trắng; không có các sắc xanh; không có các sắc vàng; không có các sắc đỏ; không có các sắc nâu; không các sắc tế nhị, thô cứng; không có các sao; không có mặt trăng, mặt trời. Tôi không biết vật này, tôi không thấy vật này, nên vật này không có. Này Tôn chủ, nói như vậy có phải nói một cách hợp lý không?

– Thưa không, ai nói như vậy là nói không hợp lý!

– Cũng vậy này Tôn chủ, ngài nói cũng giống người sinh ra đã mù khi ngài nói với tôi: Ai bảo cho Tôn giả Ca Diếp biết rằng: Có chư thiênTam thập tam thiên, hay chư thiênTam thập tam thiên có tuổi thọ là như vậy! Chúng tôi không tin Tôn giả Ca Diếp nói như vậy.

– Thưa Tôn chủ, đời sau không như ngài nghĩ có thể thấy bằng con mắt thịt. Có những Sa môn, Bà la môn, sống những chỗ hẻo lánh trong rừng, ít có tiếng ồn, ít có tiếng động. Tại những chỗ ấy, các vị này sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, làm cho thiên nhãn trong sạch. Rồi với thiên nhãn thanh tịnh thắng xa loài người, các vị này thấy đời này, đời sau, và thấy các loại hóa sinh. Này Tôn chủ, đời sau phải được thấy như vậy. Không phải như ngài nghĩ với con mắt thịt. Sự kiện là như vậy, nên tôi có tri kiến: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Xin Tôn chủ cứ trình bày tiếp.

Tôn giả Ca Diếp, tôi thấy có những Sa môn, Bà la môn giữ giới, thiện tính, ham sống, ngại chết, ham sướng, ngại khổ. Tôn giả Ca Diếp, rồi tôi nghĩ: Nếu những Sa môn, Bà la môn này được biết: Sau khi chúng ta chết rồi, đời chúng ta sẽ được tốt đẹp hơn. Rồi những Sa môn, Bà la môn ấy, hoặc uống thuốc độc, hoặc lấy kiếm đâm, hoặc tự giết mình bằng cách treo cổ, hay tự lao mình xuống hố sâu. Nhưng vì những Sa môn, Bà la môn giữ giới, có thiện tính ấy không được biết: Sau khi chúng ta chết rồi, đời chúng ta sẽ được tốt đẹp hơn. Cho nên các Sa môn, Bà la môn ấy tham sống, ngại chết, ham sướng, ngại khổ. Tôn giả Ca Diếp, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôi sẽ cho Tôn chủ một ví dụ. Ngày xưa, có một người Bà la môn có hai người vợ. Từ một người vợ, ông ta có đứa con trai, mười hai tuổi; còn người vợ kia có mang thai, sắp đến kỳ sinh nở. Rồi người Bà la môn ấy mạng chung. Đứa con trai ấy nói với tiểu phu nhân kia: Này tiểu mẫu, phàm có tài sản gì, hoặc lúa, hoặc bạc, hoặc vàng, tất cả đều là của tôi. Tiểu mẫu nay không có gì hết. Tiểu mẫu hãy giao cho tôi gia tài của cha tôi. Khi nghe nói vậy, Bà la môn nữ kia nói với đứa con trai ấy: Tiểu tử hãy chờ ta sinh con. Nếu ta sinh con trai, thì một phần gia tài thuộc về nó. Nếu sinh con gái, thời nó sẽ hầu hạ con.

Lần thứ hai và lần thứ ba đứa con trai ấy lặp đi lặp lại lời nói trên. Rồi người Bà la môn nữ ấy lấy một con dao, vào nội phòng và rạch bụng ra. Ta muốn biết đó là con trai hay con gái. Như vậy người đàn bà ấy hại đời sống của mình, hại luôn cái thai và hại luôn tài sản của mình vì đã đi tìm của thừa tự một cách ngu xuẩnsi mê, nên gặp phải nguy hiểm và tai nạn. Cũng vậy, vì si mê ngài gặp phải nguy hiểm và tai nạn khi ngài đi tìm đời sau một cách vô trí, cũng giống Bà la môn nữ kia, vì ngu xuẩnsi mê, đã đi tìm thừa tự một cách vô trí. Này Tôn chủ, các vị Sa môn, Bà la môn giữ giới, có thiện tính không bắt buộc cái gì chưa chín phải chín. Vì có trí, các vị ấy chờ chín muồi đến. Nếu các vị ấy sống lâu ở trên đời này bao nhiêu, các vị ấy làm được nhiều công đức bấy nhiêu, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiênloài người. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy nên: Có đời sau, có các loài hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: Không có đời sau, không có các loài hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Xin Tôn chủ cứ tiếp tục trình bày quan điểm của mình.

– Này Tôn giả Ca Diếp, ở đây có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi và nói: Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như ngài muốn. Tôi nói với họ: Các hiền giả, hãy bỏ sống người này trong một cái chum, bịt miệng chum lại, dùng da ướt bao lại, dùng đất sét ướt quện lại trét trên miệng chum, nhắc chum ấy trên cái lò và nổi lửa đốt. Họ thi hành đúng theo mệnh lệnh. Khi chúng tôi biết người ấy đã chết, liền nhắc chum ấy xuống, cởi các dây buộc, mở miệng chum ra vội vàng nhìn kỹ: Chúng ta mong được thấy linh hồn (người chết) đi ra. Nhưng chúng tôi không thấy linh hồn người chết đi ra. Tôn giả Ca Diếp, sự kiện là như vậy, nên tôi tin rằng: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Thưa Tôn chủ, khi ngài nghỉ trưa, ngài có chấp nhận mình có thấy những cảnh mộng hoan lạc ở vườn, ở rừng, ở đồng bằng, ở ao hồ không?

– Tôi xác nhận là có.

– Trong khi ấy, có phải ngài được một số người hầu hạ một bên, những người gù lưng, thấp lùn, thiếu phụ và con gái?

– Vâng, đúng như vậy.

– Và họ thấy linh hồn của ngài đi ra hay đi vào không?

– Thưa không.

– Họ không thấy linh hồn của Tôn chủ đi ra hay đi vào, thời làm sao ngài có thể thấy linh hồn một người chết đi vào hay đi ra được? Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Xin Tôn chủ cứ tiếp tục trình bày.

– Có những người bắt được một tên ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như ngài muốn. Tôi nói với họ: Các khanh hãy đem cân sống anh ta đi, rồi lấy dây cung thắt cổ cho anh ta chết, xong đem cân lại. Những người này vâng lời tôi và thi hành. Khi anh ta sống thì nhẹ, mềm mại, nhu nhuyến. Khi anh ta chết, thì nặng hơn, cứng hơn và không nhu nhuyến. Tôn giả Ca Diếp, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôi sẽ cho ngài một ví dụ. Thưa Tôn chủ, ví như một người cân một hòn sắt được đốt nóng trọn ngày, cháy đỏ, hừng lửa, đỏ rực, và một thời khác cũng đem cân hòn sắt ấy nhưng nay đã nguội lạnh. Khi nào thì hòn sắt ấy nhẹ hơn, mềm mại hơn, hay nhu nhuyến hơn?

– Khi hòn sắt ấy cháy đỏ, hừng lửa, đỏ rực, nhẹ hơn, mềm mại hơn và nhu nhuyến hơn. Khi hòn sắt ấy nguội lạnh rồi, nặng hơn, cứng hơn và không nhu nhuyến.

– Khi thân này có tuổi thọ, có sức nặng, có thức thì nó nhẹ hơn, mềm mại hơn và nhu nhuyến hơn. Khi thân này không có tuổi thọ, không có sức nóng và không có thức thời nó nặng hơn, cứng hơn và không nhu nhuyến. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Xin ngài cứ tiếp tục trình bày.

Tôn giả Ca Diếp, có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như ngài muốn. Tôi nói với họ như sau: Các khanh, hãy giết người này bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy của anh ta. Những người này vâng lời tôi và thi hành. Khi người ấy chết một phần nửa, tôi bảo họ: Hãy lật ngược người này nằm ngửa, và xem linh hồn của anh ta có đi ra không? Họ làm theo và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Tôi lại bảo họ: Hãy lật người này nằm cong lại... nằm phía một bên... nằm phía bên kia... đặt người đó đứng thẳng... đặt người ấy đứng lộn đầu xuống... đánh người ấy với tay... đánh người ấy với cục đất... đánh người ấy với gậy... đánh người ấy với gươm... đánh anh ta phía bên này... đánh anh ta phía bên kia... đánh anh ta cùng khắp tất cả và xem linh hồn của anh ta có đi ra không? Và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Anh ta có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân nhưng không cảm thọ được. Tôn giả Ca Diếp, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôi sẽ cho ngài một ví dụ. Thuở xưa, có một người thổi tù và, cầm tù và bằng vỏ ốc và đi đến biên giới. Người ấy đi đến một làng kia, sau khi đến xong, đứng giữa làng, thổi ống tù và ba lần, đặt ống tù và xuống đất và ngồi xuống một bên. Những người dân ở biên giới ấy tụ họp lại và hỏi người thổi tù và: Này bạn, tiếng ấy là tiếng của ai, mà lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, hấp dẫn như vậy, rung cảm như vậy? Này các bạn, đây là cái tù và, và tiếng của tù và ấy khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, hấp dẫn như vậy, rung cảm như vậy. Họ bèn đặt chiếc tù và nằm ngửa và nói: Hãy nói đi, bạn tù và! Hãy nói đi, bạn tù và! Nhưng chiếc tù và ấy không nói tiếng gì hết. Họ đặt chiếc tù và ấy nằm cong lại, nằm phía bên này, nằm phía bên kia... đặt đứng thẳng... đặt ngược đầu xuống... lấy tay đánh... lấy cục đất đánh... lấy gậy đánh... lấy gươm đánh... đánh phía bên này... đánh phía bên kia... đánh cùng khắp tất cả và nói: Này bạn tù và, hãy nói đi! Nhưng chiếc tù và ấy không nói gì cả. Này Tôn chủ, rồi người thổi tù và suy nghĩ như sau: Thật là ngu si, những người dân ở biên giới này! Sao lại đi tìm tiếng tù và một cách vô ý thức như vậy! Trong khi họ đang tìm kiếm như vậy, người thổi tù và cầm chiếc tù và lên, thổi lên ba lần rồi cầm chiếc tù và ra đi. Những người ở biên giới suy nghĩ như sau: Này các bạn, chiếc tù và này, khi nào có người phụ trợ, có sự nỗ lực phụ trợ và có gió thổi phụ trợ, thì chiếc tù và phát ra tiếng. Nếu không như thế thì sẽ không phát ra tiếng. Cũng vậy, này Tôn chủ! Khi nào thân này có tuổi thọ phụ trợ, có hơi nóng phụ trợ và có thức phụ trợ, thời thân ấy đi tới, đi lui, đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống, thời mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý biết pháp. Nhưng khi thân này không có tuổi thọ phụ trợ, không có hơi nóng phụ trợ, và không có thức phụ trợ, thời thân ấy không thể hoạt động. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: Có đời sau, có các loại hóa sinh, hành vi thiện ácquả báo.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôn chủ cứ tiếp tục trình bày.

Tôn giả Ca Diếp, nay có những người bắt được một tên ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như ngài muốn. Tôi nói với họ: Các khanh hãy lột da anh ta, để chúng ta có thể thấy linh hồn của anh ta. Họ lột da của người ấy, nhưng chúng tôi không thấy linh hồn của anh ta. Rồi tôi bảo họ: Các khanh hãy lột da trong của người ấy... cắt thịt... cắt gân... cắt xương... đẽo cho đến xương tủy nhưng chúng tôi cũng không thấy linh hồn của anh ta. Này Tôn giả Ca Diếp, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo.

– Tôi sẽ cho một ví dụ. Thuở xưa, có người bện tóc thờ lửa, sống trong một ngôi nhà lá, tại một khu rừng. Vị bện tóc thờ lửa này có nuôi một đứa bé. Khi đứa trẻ đến tuổi mười hay mười hai, người bện tóc thờ lửa có công việc phải đi xuống đồng bằng, ông bảo đứa trẻ ấy: Này con, ta muốn đi xuống đồng bằng, hãy chăm sóc ngọn lửa, đừng để nó tắt. Nếu lửa có tắt, đây là cái búa nhỏ, đây là củi, đây là đồ quay để nhóm lửa, hãy nhen lửa lại và chăm sóc ngọn lửa. Người bện tóc thờ lửa ấy, sau khi căn dặn đứa trẻ, bèn đi xuống đồng bằng. Đứa trẻ mải ham vui đùa khiến lửa tắt. Đứa trẻ suy nghĩ: Cha ta có bảo ta chăm sóc ngọn lửa, đừng để nó tắt. Vậy ta hãy nhen lửa lên và chăm sóc ngọn lửa. Rồi đứa trẻ ấy lấy búa chẻ đồ quay lửa với ý nghĩ: Ta sẽ tìm thấy lửa. Nhưng lửa không có. Nó đem chẻ đồ quay lửa làm hai, làm ba, làm bốn, làm năm, làm mười, làm trăm, chẻ nhỏ vụn ra, lấy chày mà giã, và sau khi đã giã nhỏ, lại đem ra sàng trước gió lớn với ý nghĩ: Ta sẽ tìm thấy lửa. Nhưng lửa không có. Người bện tóc sau khi làm xong công việc ở đồng bằng, liền về cốc của mình và hỏi đứa bé: Này con, sao con để tắt lửa thế này? Đứa trẻ kể lại hết sự thật cho cha nghe. Ông ấy suy nghĩ: Đứa trẻ này thật ngu si và kém thông minh. Sao lại đi tìm lửa một cách thiếu suy tư như thế này? Trong khi đứa trẻ đứng nhìn, ông cầm đồ quay lửa, nhen lửa lên và nói với đứa trẻ: Này con, nhen lửa phải làm như vậy đó, chứ không phải như con ngu si và kém thông minh, tìm lửa một cách thiếu suy tư. Cũng vậy, này Tôn chủ, ngài kém thông minh, đi tìm đời sau một cách kém suy tư. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác kiến ấy! Chớ có tự dấn thân vào sự bất anđau khổ trường kỳ.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, tôi cũng không thể từ bỏ ác tà kiến này. Vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) nước Kiều Tát La (Kosala) và vua các nước ngoài đã biết tôi như sau: Tôn chủ Tệ Túc có quan điểm, có tri kiến như thế này: Không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo. Nếu tôi từ bỏ ác tà kiến ấy người ta sẽ phê bình tôi như sau: Tôn chủ Tệ Túc thật là ngu si, kém thông minh, chấp kiến một cách sai lạc. Vì tức giận nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì lừa gạt nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì tự trọng nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy.

– Vậy này Tôn chủ, tôi sẽ cho ngài một ví dụ. Thuở xưa, một đoàn lữ hành lớn gồm một nghìn cỗ xe đi từ phương Đông quốc độ qua phương Tây quốc độ. Đi đến chỗ nào, đoàn lữ hành ấy cũng tiêu thụ rất mau cỏ, củi, nước và cây lá xanh tươi. Đoàn lữ hành ấy có hai vị lãnh đạo, mỗi vị lãnh đạo năm trăm cỗ xe . 

Rồi một vị lãnh đạo thu lượm rất nhiều cỏ, củi, nước và cho đoàn lữ hành chuyển bánh. Sau khi đi hai, ba ngày, vị lãnh đạo ấy thấy một người da đen, mắt đỏ, mang theo ống tên, đeo vòng hoa súng, áo quần ướt, tóc ướt, đánh một cỗ xe do lừa kéo, bánh xe dính đầy bùn và đi từ phía trước đi lại. Thấy vậy, người lãnh đạo hỏi:

– Bạn từ phương nào đến?

– Từ nơi quốc độ kia đến.

– Bạn sẽ đi đâu?

– Sẽ đi đến địa phương tên này.

– Bạn có thấy, trong khu rừng trước mặt, có mưa to gần đây không?

– Thưa bạn, trong khu rừng trước mặt có mưa to, đường sá đầy sũng những nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy quăng bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cỗ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ có làm cho đoàn xe mệt nhọc.

Khi ấy, người lãnh đạo nói với những người đánh xe:

– Này các bạn, người này nói như thế, vậy các bạn hãy quăng cỏ, củi và nước cũ đi, để đoàn xe đi với những cỗ xe nhẹ hơn.

– Thưa vâng!

Những người đánh xe vâng theo lời vị lãnh đạo đoàn lữ hành, quăng cỏ, củi và nước cũ đi rồi dẫn đoàn xe đi với những cỗ xe nhẹ hơn. Nhưng khi đi đến trạm nghỉ thứ nhất, họ không thấy cỏ, củi hay nước, trạm thứ hai cũng vậy... trạm thứ ba cũng vậy... trạm thứ tư cũng vậy... trạm thứ năm cũng vậy... trạm thứ sáu cũng vậy... trạm thứ bảy cũng vậy, họ không thấy cỏ, củi hay nước. Tất cả đều gặp sự bất hạnhtai nạn. Tất cả người và vật trong lữ đoàn ấy, đều bị Dạ xoa, phi nhân ăn thịt, chỉ còn xương để lại.

Khi người lãnh đạo đoàn thứ hai được biết: Nay đoàn kia đi đã khá xa, bèn cho thu lượm nhiều cỏ, củi và nước rồi cho đoàn khởi hành. Sau khi đi hai, ba ngày, vị lãnh đạo ấy thấy một người da đen, mắt đỏ, mang theo ống tên, đeo vòng hoa súng, áo quần ướt, tóc ướt, đánh một cỗ xe do lừa kéo, bánh xe dính đầy bùn và đi từ phía trước đi lại. Thấy vậy, người lãnh đạo hỏi:

– Bạn từ phương nào đến?

– Từ nơi quốc độ kia đến.

– Bạn sẽ đi đâu?

– Sẽ đi đến địa phương tên này.

– Bạn có thấy trong khu rừng trước mặt, có mưa to gần đây không?

– Thưa bạn, trong khu rừng trước mặt, có mưa to, đường sá đầy sũng những nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy quăng bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cỗ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ có làm cho đoàn xe mệt nhọc.

Khi ấy, người lãnh đạo nói với những người đánh xe:

– Này các bạn, người này nói như thế, nhưng người ấy không phải là bạn của chúng ta, cũng không phải là bà con ruột thịt, làm sao chúng ta có thể tin họ được? Chớ quăng bỏ các thứ cỏ, củi và nước đã dự trữ từ trước. Hãy cho đoàn lữ hành tiến tới với các hàng hóa đã được mang theo, chúng ta không quăng bỏ đi các vật đang dự trữ từ trước.

– Thưa vâng.

Những người đánh xe ấy, vâng theo lời người lãnh đạo, cho đoàn lữ hành tiến tới với những hàng hóa đã mang theo. Đến trạm nghỉ thứ nhất những người này không thấy cỏ, củi hay nước, đến trạm thứ hai cũng vậy... trạm thứ ba cũng vậy... trạm thứ tư cũng vậy... trạm thứ năm cũng vậy... trạm thứ sáu cũng vậy... trạm thứ bảy cũng vậy... Họ không thấy cỏ, củi hay nước, nhưng họ thấy đoàn lữ hành trước bị lâm vào tai nạn. Họ thấy các bộ xương của những người và thú vật trong đoàn lữ hành kia bị Dạ xoa, phi nhân ấy ăn thịt.

Rồi người lãnh đạo nói với các người đánh xe:

– Này các bạn, đoàn lữ hành ấy bị lâm nạn vì người lãnh đạo ngu si như vậy hướng dẫn. Vậy này các bạn, hãy bỏ đi những vật hạng ít giá trị của đoàn lữ hành này, hãy đem theo những vật hạng đắt giá của đoàn lữ hành kia!

– Thưa vâng!

Những người đánh xe ấy vâng theo người lãnh đạo quăng bỏ đi những vật hạng ít giá trị của đoàn lữ hành mình, đem theo những vật hạng đắt giá của đoàn lữ hành kia và đi qua bãi sa mạc ấy một cách an toàn, vì được hướng dẫn bởi một vị lãnh đạo sáng suốt. Cũng vậy, này Tôn chủ, người ngu si không có trí sẽ gặp nạn vì đã đi tìm kiếm đời sau một cách thiếu suy tư, giống như người lãnh đạo đoàn lữ hành kia. Những ai tự nghĩ có thể tin bất cứ điều gì được nghe sẽ gặp hoạn nạn như những người đánh xe kia. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Chớ để chúng đưa ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài!

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, tôi cũng không thể từ bỏ ác tà kiến này.

– Tôi sẽ kể một ví dụ. Ở đời, nhờ ví dụ một số người có trí hiểu được ý nghĩa lời nói. Thuở xưa, có một người nuôi heo đi từ làng của mình đến một làng khác. Ở tại đấy, ông ta thấy một đống phân khô bị quăng bỏ. Thấy vậy, người ấy nghĩ: Đống phân khô khá nhiều bị quăng bỏ đi có thể làm đồ ăn cho các con heo của ta. Vậy ta hãy mang đống phân khô này đi. Rồi ông ta trải áo choàng của mình mang đống phân khô lại, cột thành một gói đặt trên đầu rồi đi. Đi giữa đường, một cơn mưa lớn trái mùa xảy ra. Ông mang bọc phân ấy đi, với phân thấm ướt tiết ra và chảy thành giọt, làm ông lem lấm phân cho đến đầu móng tay. Mọi người thấy ông liền nói: Ông có thật sự điên, thật sự khùng chăng? Làm sao ông lại mang bọc phân ấy đi, với nước phân thấm ướt tiết ra và chảy thành giọt, làm người lem lấm phân cho đến đầu móng tay. Chính các người mới thật sự điên, chính các người mới thật sự khùng. Chính nhờ như thế này, các con heo của tôi mới có đồ ăn. Cũng vậy, này Tôn chủ, ngài nói chẳng khác gì ví dụ người mang phân này. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Chớ để chúng đưa ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, tôi cũng không thể từ bỏ ác tà kiến này. 

– Này Tôn chủ, vậy tôi sẽ kể một ví dụ. Thuở xưa, có hai người đánh bạc đổ con xúc xắc. Một con bạc mỗi lần thua liền ngậm con xúc xắc thất bại. Con bạc thứ hai thấy con bạc ấy mỗi lần thua liền ngậm con xúc xắc thất bại. Thấy vậy người này bàn với người kia: Này bạn, bạn đã thắng rõ ràng. Bạn hãy đưa cho tôi các con xúc xắc để đi làm lễ tế. Thưa bạn, vâng! Con bạc ấy liền đưa các con xúc xắc cho con bạc kia. Người này bèn lấy thuốc độc thoa vào các con xúc xắc và nói với người kia: Này bạn, hãy chơi đổ các con xúc xắc. Thưa bạn, vâng! Con bạc ấy vâng theo lời của con bạc kia. Lần thứ hai, hai con bạc ấy đổ con xúc xắc, lần thứ hai, con bạc này mỗi lần thua liền ngậm con xúc xắc thất bại. Con bạc thứ hai thấy con bạc kia, lần thứ hai, mỗi lần thua ngậm con xúc xắc thất bại, thấy vậy, người ấy nói với con bạc kia:

Con người không được biết,
Con xúc xắc được ngậm,
Đã được bôi thoa nhiều,
Với thuốc độc đốt cháy.
Hãy ngậm đi, ngậm đi,
Con bạc ác độc kia!
Ngậm xong nhà ngươi phải
Đau đớn vô cùng tận.

Cũng vậy Tôn chủ, ngài nói chẳng khác gì ví dụ người đánh bạc. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Chớ để chúng đưa ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài.

– Dù Tôn giả Ca Diếp có nói như vậy, tôi cũng không thể từ bỏ ác tà kiến này.   

– Này Tôn chủ, vậy tôi sẽ kể một ví dụ. Thuở xưa, một quốc gia dời đi chỗ khác. Một người (tạm gọi anh A) nói với bạn (tạm gọi anh B) của mình: Này bạn, chúng ta hãy đi đến quốc gia kia, rất có thể chúng ta tìm được tiền bạc của cải. Họ đi đến quốc gia kia, và đến một đường làng. Họ thấy một đống gai quăng bỏ. Thấy vậy, anh A nói với anh B: Đây là một đống gai quăng bỏ. Bạn hãy nhóm lại thành một bó. Tôi cũng nhóm lại thành một bó gai. Chúng ta hãy đem bó gai ấy đi. Anh B vâng theo người bạn kia và cột bó gai lại.

Họ mang hai bó gai, và đi đến một làng khác. Họ thấy một đống dây gai quăng bỏ. Thấy vậy anh A nói với anh B: Đống dây gai quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với bó dây gai ấy. Vậy bạn hãy nhóm lại thành một bó dây gai. Tôi cũng nhóm lại thành một bó dây gai. Chúng ta hãy đem hai bó dây gai ấy đi. Anh B nói: Này bạn, tôi đem đống gai này từ xa lại, và đống gai được bó buộc kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ, bạn hãy tự biết (mà làm). Và anh A quăng bó cây gai và lấy đống dây gai.

Rồi họ đến một con đường khác. Ở đây, họ thấy nhiều vải gai được quăng bỏ. Thấy vậy, anh A nói với anh B: Nhiều vải gai được quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với cây gai hoặc với dây gai. Vậy bạn hãy quăng bỏ bao cây gai, và tôi sẽ quăng bỏ bao dây gai. Hai chúng ta sẽ mang bao vải gai này mà đi. Anh B nói: Này bạn, tôi đem đống gai này từ xa lại và đống gai được buộc bó kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ, bạn hãy tự biết (mà làm). Và anh A quăng bỏ dây gai và lấy bó vải gai.

Rồi họ tiếp tục đi đến những con đường khác. Ở đấy, họ thấy nhiều sồ ma được quăng bỏ, nhiều dây sồ ma được quăng bỏ, nhiều cây bông được quăng bỏ, nhiều sắt được quăng bỏ, nhiều đồng được quăng bỏ, nhiều thiếc được quăng bỏ, nhiều chì được quăng bỏ, nhiều bạc được quăng bỏ. Cứ mỗi một quãng đường họ đều thấy một loại đồ vật có giá trị khác nhau. Trên con đường cuối cùng họ thấy nhiều vàng được quăng bỏ. Anh A nói với anh B: Nhiều vàng được quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn. Vậy bạn hãy quăng bỏ bao cây gai, và tôi sẽ quăng bỏ bao bạc. Hai chúng ta sẽ mang bao vàng mà đi. Anh B nói: Này bạn, tôi đem bao cây gai này từ xa lại, và đống gai được bó buộc kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ, bạn hãy tự biết (mà làm). Và anh A quăng bao bạc và lấy bao vàng.

Cả hai về đến làng của mình. Anh B đem bao cây gai về, cha mẹ, vợ con, bạn bè không được vui vẻ, và do vậy anh ta không được hạnh phúc, hoan hỷ. Còn anh A đem bao vàng về, cha mẹ, vợ con, bạn bè được vui vẻ và do vậy người ấy được hạnh phúc, hoan hỷ. Cũng vậy, Tôn chủ, ngài nói không khác gì ví dụ người mang bao cây gai. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Chớ để chúng đưa ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài.

– Với ví dụ đầu tiên của Tôn giả Ca Diếp tôi đã hoan hỷ, thỏa mãn, nhưng tôi muốn nghe những câu hỏi đáp thông minh ấy vì tôi xem Tôn giả Ca Diếp như người đáng được đối lập. Thật kỳ diệu thay, Tôn giả Ca Diếp! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ca Diếp! Tôn giả Ca Diếp, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc, cũng vậy Chính pháp được Tôn giả Ca Diếp dùng nhiều phương tiện trình bày. Tôn giả Ca Diếp, nay con quy y Thế Tôn Cồ Đàm (Gotama), quy y Pháp, quy y chúng tỳ kheo Tăng, Tôn giả Ca Diếp, hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến trọn đời xin nhận ngài làm chỗ y chỉ”.[1]

Câu chuyện trong kinh cho chúng ta một bài học rất quý giá. Rằng những gì mình học, mình hiểu trước đây nếu chưa đúng thì sau khi gặp được Chính pháp, cần phải thay đổi, tiếp thu, để mình đi đúng đường. Như vậy, việc tu tập mới đạt được lợi ích an lạc. Trên thực tế, có nhiều Phật tử lúc đầu tu tập chưa đúng Chính pháp, nhưng vẫn tuyên bố pháp môn của mình là đúng. Bây giờ, có duyên đọc được đại tạng kinh, thấy việc tu hành của mình sai, nhưng không dám đổi mới vì sợ mất đi danh dự, quyền lợi, do vậy trở thành cố chấp. Vấn đề này giống việc anh B chỉ lấy bó gai, không chịu thay đổi, không chịu tiến bộ, rốt cuộc thiệt thòi thuộc về mình. Chúng ta phải học tập anh A, đi tới đâu thấy cái gì tốt, cái gì có lợi ích, giá trị thì lấy và bỏ cái cũ. Người học Phật phải biết tiếp thu những lời hay, những chân lý trong kinh dạy, điều nào đúng thì mình thực hành, điều nào trước đây đã lỡ làm sai thì giờ phải sửa, không nên cố chấp vào quan điểm “hồi xưa tôi học như vậy, tôi biết như vậy thì cứ giữ như vậy”, rốt cuộc mình sẽ không tu tới đâu.

Hôm nay, nhân ngày rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi, mặc dù thầy không về chùa Hoằng Pháp để dự lễ cũng như chia sẻ Phật pháp trực tiếp đến quý Phật tử, tuy nhiên thầy cũng có đôi lời tâm sự và chia sẻ Phật pháp đến với toàn thể quý vị. Mong rằng, với thời pháp ngắn này, quý vị sẽ hiểu được và cố gắng tinh tấn tu tập, nhất là mình nên học hỏitiếp thu những điều hay, điều mới và điều đúng với Chính pháp để việc tu học của mình được thành tựu tốt đẹp.

Để kết thúc bài nói chuyện hôm nay, thầy xin gửi tặng quý Phật tử câu lục bát:

Bỏ gai ta chọn lấy vàng
Bỏ tà ta chọn lấy đàng chính chân.

Một lần nữa, xin kính chúc toàn thể quý Phật tử cùng gia quyến luôn được an vui hạnh phúctinh tấn trên con đường tu học Phật pháp.

 


[1] Kinh Trường Bộ, 23. Kinh Tệ Túc.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.