Đôi lời về cơn dịch bệnh và tín tâm

25/03/20204:16 CH(Xem: 8464)
Đôi lời về cơn dịch bệnh và tín tâm

 ĐÔI LỜI VỀ CƠN DỊCH BỆNH VÀ TÍN TÂM
Thiện Ý

 

          corona and buddhistBa mươi bảy phẩm trợ đạo gồm có: 4 Sự Chuyên Cần (tứ chánh cần), 4 Điều Thành Tựu Như Ý Muốn (tứ như ý túc), 4 Sự Quán Niệm (tứ niệm xứ), 5 Gốc Rễ Tâm Linh (ngũ căn), 5 Sức Mạnh Tâm Linh (ngũ lực), 7 Môn Giác Ngộ (thất bồ đề phần hay thất giác chi), và 8 con đường chính đạo (bát chính đạo).  Đây là sự gói gọn tất cả những tinh hoa căn bản của con đường giải thoátgiác ngộđức Phật đã tự mình thực chứngtruyền thừa lại cho hàng đệ tử

Đặc biệt trong đó, 5 gốc rễ tâm linh (ngũ căn) đóng một vai trò quan trọng không nhỏ trong những bước đầu tu tập.  Ở đây vì bài viết có hạn, chúng tôi xin mạn phép chỉ nói về cái gốc rễ tâm linh đầu tiên, tức là tín căn.

          Lòng tin là một trong 5 gốc rễ tâm linh cần phải được tưới tẩm và chăm sóc thường xuyên.  Bằng không, lòng tin của chúng ta dễ bị chao đảo, phân vân vì gốc rễ chưa được chăm bón kỹ càng.  Để củng cố lòng tin chúng ta cần phải sống thực, thử nghiệm xem lòng tin của mình có được hỗ trợ và thăng tiến chút nào!  Như thời đức Phật còn tại thế, Ngài rất thận trọng khi nói đến lòng tin.  Trong kinh Nền Tảng  Đức Tin, khi dân chúng Kalama hỏi đức Phật việc phải tin theo ai, trong số các bậc đạo sư thường đến giảng dạy tại làng họ, Ngài đã chỉ cho họ cách nào để bảo vệ và phát triển lòng tin:  “ Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất độngthực hành theo.”

          Nghĩ đúng (chánh tư duy) và hiểu đúng (chánh kiến) là hai yếu tố hàng đầu trong tám con đường chân chánh (bát chánh đạo) cực kỳ quan trọng để đưa đến giác ngộ mà Phật đã dạy lần đầu cho 5 anh em trong nhóm ngài Kaundinya (Kiều Trần Như).  Nếu chúng ta nghĩ đúng và hiểu đúng thông qua những trải nghiệm của tự thân, không phải qua những lời lẽ cao siêu và thông tuệ của người khác như trong Kinh Kalama đã dạy ở trên, thì hai yếu tố này sẽ là đôi cánh nâng cao lòng tin chân chánh (chánh tín) vì thiếu hai yếu tố này lòng tin có thể sẽ dễ bị đặt sai chổ.  Trong giai đoạn khủng hoảng về cơn ‘đại dịch bệnh’ và sẽ có khó khăn về mặt kinh tế hiện nay, lòng tin luôn bị đặt trong những tình huống gian nan, đầy thử thách nên nghĩ đúng và hiểu đúng trước khi tin là hành động vô cùng cần thiết. Bằng không, sự lo sợ sẽ khiến lòng tin của mình bị nao núng và khủng hoảng vì giữa thời đại thông tin đa chiều, nhiều tin tức đã không thể được kiểm chứng một cách chính xácđúng đắn.

          Như một cây non, gốc rễ chưa sâu, chưa vững chắc nhưng lại bị mưa lụt liên tục hành hạ, cây non sẽ sớm bị gục ngã.  Lòng tin của chúng ta đối với Phật pháp nếu vẫn còn chưa vững vàng; chắc chắn, khi những mối nguy hại, như cơn đại dịch này tấn công, chúng ta sẽ dễ dàng mất tín tâm vì lo sợ, hoang mang.  Nên trong kinh có kể lại một thời đức Phật còn tại thế đã muốn gửi một vị đệ tử đến một vùng mà ngoại đạo, tà giáo hoành hành. Người dân ở đó chuyên tin vào tà kiến, mê tín nên thường giết hại sinh vật để cúng tế quỷ thần, cầu được bình an. Khi được hỏi vị nào phát nguyện dấn thân, một thầy tỳ-khưu đã giơ tay xin tự nguyện đi giáo hóa dân làng này.

          Đức Phật liền hỏi: “Nếu ông đến đó bị họ mắng chửi, bêu nhục thì sao?

          “Dạ, con vẫn còn cảm thấy họ chỉ dùng lời nói mà chưa có bạo động gì với con.”

          “Giả sử, họ đánh đập, hành hạ ông thì sao?”

          “Dạ, họ vẫn còn tốt vì chưa muốn giết hại con?”

          “Giả sử, họ giết ông đi thì sao?”

          “Dạ, như vậy họ đã làm một việc tốt cho con vì đã dứt bỏ thân tứ đại, đầy bệnh khổ dùm con.  Con không có chi ta thán cả!”

          Phật dạy: “Vậy ông có thể đi được rồi!”

          Vị thầy tỳ-khưu đã thể hiện một lòng tin đối với Phật pháp thật là kiên cố, vững vàng.  Thầy không còn lo sợ và hoang mang dù bất cứ sự việc nào xảy ra. 

          Hôm nay, nếu chúng ta tự nhận mình là đệ tử của Phật, tin sâu Tam bảo thì gốc rễ tín tâm của mình đã và đang được chăm sóc thật tốt.  Dù cơn dịch bệnh có xâm hại chúng ta hay không, lòng tin của chúng ta vẫn luôn bền vững. Bằng không, chúng ta chỉ là hàng đệ tử sơ cơ bất kể chúng ta đi chùa, tu học bao lâu vì tín tâm của mình còn yếu ớt quá!

          Giả sử, cơn dịch bệnh có xâm hại chúng ta mà ta chao đảo, ngã nghiêng, lo sợ, hoang mang vì lòng tin vào sự cầu nguyện Phật trời che chở không hiệu nghiệm.  Như vậy, chúng ta có còn xứng gọi mình là đệ tử Phật? Và mình có còn tin Phật nữa không? Nếu lòng tin của mình vẫn còn mạnh thì việc xâm hại của cơn dịch bệnh này đang thách đố xem lòng tin của mình có còn đủ mạnh như vị thầy tỳ-khưu kia không?

          Chúng ta cần nhớ rằng cơn đại dịch này giống như vua ma (Mara) đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, và bất kể tôn giáo nào đều bị chúng tấn công ảnh hưởng rất nặng, đến độ tất cả các chùa chiền, thánh đường, chốn tôn nghiêm đều phải đóng chặt cửa.  Đây là cơ hội tốt để chúng ta thể nghiệm lại lòng tin tưởng, tín tâm của mình với Phật pháp, hay các đấng linh thiêng khác.  Đừng để sự lo sợ ma chướng khiến chúng ta mất tinh thần, hoang mang, mất chánh niệm, tỉnh giác vì dù ma đạo, có mạnh cỡ nào chăng nữa trước sau gì chúng cũng sẽ thua cuộc!  

          Lòng tin như một chất đốt cần thiết để thắp sáng tâm bồ đề của chúng ta.  Nhờ hành trìtu tập tinh cần đúng đường, đúng lối, lòng tin của chúng ta thêm vững mạnh và tâm bồ đề thêm cứng chắc.  Lòng tin rất quý giá nhưng cũng rất mỏng manh như đời người của chúng ta vậy.  Nếu lầm lỡ không may, chúng ta đặt lòng tin không đúng chỗ khiến mình bị lợi dụng, trù dập, hoặc chúng ta không nghĩ đúng (tà tư duy) và không hiểu đúng (tà kiến) lo sợ và hoang mang theo những lời đồn đại, tín ngưỡng, dị đoan, rốt cuộc tiền mất, tật mang thì lòng tin của chúng ta sẽ dễ dàng bị sụp đổ và tan nát, khó cứu vãn

          Chính mình thử nghiệm, chính mình kinh qua để thấy được lòng tin của mình được củng cố ra sao!  Vì giá trị vô giá của lòng tin bạn không thể nào xem nhẹ những trải nghiệm tự thân cần thiết này.  Chúng đích thực là chất liệu, là năng lực giúp bạn duy trìtrưởng dưỡng tâm bồ đề của ta trong lúc ma chướng đang hoành hành, thắng thế!

          Xin cầu nguyện tất cả chúng ta lòng tin kiên cố, tâm tu học vững bền để sớm vượt qua chướng nạn này.       

                                                                                      Thiện Ý

                                                                                  (ngày 24 tháng 3, 2020)

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS


Xem thêm các bài viết liên quan:
Thử xử lý cúm bằng thiền quán (Như Không)
Phật Tử Đối Trị Dịch Bệnh (Nguyên Giác)
Virus Corona có đáng sợ không? (Lưu Đình Long)
Chớ để tự mình phát tán cơn ho (Thiện Ngộ)
Từ nạn dịch covid-19 nhìn lại sự sai khác trong cách đối diện với bệnh tật giữa thánh nhân và phàm phu
Sanh tử và ôn dịch (Minh Mẫn)
Thiền định nuôi dưỡng năng lượng giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa dịch bệnh (Giác Chinh)
Tăng cường 3 tâm lực ngăn chận dịch bệnh Corona (Như Không)
Kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong thời biến động (song ngữ)
Tư duy lời Phật dạy nhân mùa dịch (Thích Tánh Tuệ)

     

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.