Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

04/02/20212:49 CH(Xem: 14881)
Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC
SÁU NẺO ĐƯỜNG TRẦN & 
BỐN ĐƯỜNG LÊN  THÁNH

(LỤC PHÀM TỨ THÁNH)
SIX PATHS OF THE WORLDLY WORLD & 
FOUR WAYS LEADING TO THE SAINTS

Sáu Nẻo Đường Trần

 

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832. 

 

MỤC LỤC
Table of Content

 

Mục Lục—of Content             

Lời Mở Đầu—Preface              

Phần Một—Part One: Tổng Quan Về Vũ Trụ-Thế Giới-Chúng Sanh—An Overview of the Universe-World-Sentient Beings

Chương Một—Chapter One: Vũ Trụ Quan Phật Giáo—Buddhist Cosmology

Chương Hai—Chapter Two: Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới—Three-Thousand-Great-Thousand World

Chương Ba—Chapter Three: Nhân Sinh Quan Phật Giáo—Buddhist Point of View on Human Life

Chương Bốn—Chapter Four: Cõi Ta Bà—The Jambudvipa              

Chương Năm—Chapter Five: Chúng Sanh—Sentient Beings

Chương Sáu—Chapter Six: Phàm Phu Theo Quan Điểm Phật Giáo—Ordinary People in Buddhist Point of View

Chương Bảy—Chapter Seven: Thánh Nhân Theo Quan Điểm Phật Giáo—Noble People in Buddhist Point of View

Chương Tám—Chapter Eight: Tổng Quan Về Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh—An Overview of Six Paths of the Samsara and Four Ways of the Saints  

Phần Hai—Part Two: Sáu Nẻo Đường Trần—Six Paths of the Samsara

Chương Chín—Chapter Nine: Sơ Lược Về Sáu Nẻo Đường Trần—A Summary of the Six Paths of the Samsara

Chương Mười—Chapter Ten: Địa Ngục—Hells

Chương Mười Một—Chapter Eleven: Ngạ Quỷ—Hungry Ghosts

Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Súc Sanh—Animals

Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: A Tu La—Asuras

Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Chúng Sanh Con Người—Human Beings

Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Thiên Chúng—Celestial Beings            

Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Sáu Tên Giặc Dẫn Dắt Chúng Sanh Quanh Quẩn Trong Sáu Nẻo Đường Trần—Six Robbers That Lead Sentient Beings Going Around Six Paths of the Worldly World

Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Năm Thứ Ác Khiến Chúng Sanh Mãi Xoay Vầng Trong Sáu Nẻo Đường Trần—Five Evils That Cause Sentient Beings Keep Going Around this Worldly World

Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Những Con Ma Độc Của Sáu Nẻo Đường Trần—Poisonous Demons of the Six Worldly Paths

Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Tám Ngọn Cuồng Phong Cuốn Xoáy Chúng Sanh Vào Sáu Nẻo Đường Trần—Eight Mad Winds Are Whirling Sentient Beings Into the Six Worldly Paths

Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Sáu Nẻo Đường Trần Luôn Đang Xoay Vần Trong Ta Bà Ngũ Trược Ác Thế—Six Paths of the Saha World Are Always Revolving Around the Five Turbidities in the Evil World

Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tu Tập Thập Thiện Nghiệp Giúp Đưa Chúng Sanh Lên Thiên Đạo—Cultivation the Ten Good Actions Helps  Advancing Beings to the Deva-Gat

Phần Ba—Part Three: Bốn Đường Lên Thánh—Four Ways Leading to the Saints

Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Sơ Lược Về Bốn Đường Lên Thánh—A Summary of the Four Ways of the Saints

Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Thanh Văn—Sravakas

ChươngHai Mươi Bốn—ChapterTwenty-Four:Độc Giác Phật—Pratyeka-Buddhas

Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: A La Hán—Arhats

Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Bồ Tát—Bodhisattvas

Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Phật—Buddhas

Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Bảy Diệu Pháp Cho Thánh Đệ Tử Tu Hành Thành Tựu Quả Vị Phật—Seven Good Qualities For Noble Disciples to Cultivate to Accomplish the Buddhahood

Phần Bốn—Part Four: Phụ Lục Sáu Nẻo Đường Trần—Appendices For Six Paths of the Samsara

Phụ Lục A—Appendix A: Sanh Tử Theo Quan Điểm Phật Giáo—Birth and Death in Buddhist Point of View 

Phụ Lục B—Appendix B: Địa Ngục Vô gián—Uninterrupted Hells

Phụ Lục C—Appendix C: Chín Loại Quỷ—Nine Classes of Ghosts

Phụ Lục D—Appendix D: Mười Loại Ngạ Quỷ Tái Sanh Làm Súc Sanh Để Trả Tiếp Nghiệp Trước—Ten Kinds of Ghosts That Will Be Reborn As An Animal to Continue to Pay Their Debts

Phụ Lục E—Appendix E: Mười Loại Nhân Thú—Ten Kinds of Animals That Will Be Reborn As a Human Being

Phụ Lục F—Appendix F: Sự Sáng Tạo ra Chúng Sanh Con Người—Creation of Human Beings

Phụ Lục G—Appendix G: Hai Loại Người—Two Types of People

Phụ Lục H—Appendix H: Bốn Loại Người—Four Types of People

Phụ Lục I—Appendix I: Sanh Làm Người Là Khó—It’s Difficult to Be Reborn as a Human Being

Phụ Lục J—Appendix J: Vị Trí Của Con Người Trong Tôn Giáo—Man’s Place in Religions

Phụ Lục K—Appendix K: Nữ Nhân Theo Quan Điểm Phật Giáo—Woman in Buddhist Point of View

Phụ Lục L—Appendix L: Năm Đạo Làm Người—Five Constant Virtues

Phụ Lục M—Appendix M: Ngũ Tịnh Cư Thiên—Five Pure-Dwelling Heavens          

Phụ Lục N—Appendix N: Lục Dục Thiên—Six Desire Heavens

Phụ Lục O—Appendix O: Mười Hai Dược Xoa Đại Tướng—Twelve Yaksha Generals

Phụ Lục P—Appendix P: Thiên Long Bát Bộ—Eight Classes of Divinitie

Phụ Lục Q—Appendix Q: Tứ Thiền Thiên—Four Dhyana Heavens

Phụ Lục R—Appendix R: Tứ Thiền Vô Sắc—Four Formless Jhanas

Phụ Lục S—Appendix S: Tứ Thiên Vương—Four Heavenly Kings

Phần Năm—Part Five: Phụ Lục Phần Bốn Đường Lên Thánh—Appendices For Four Paths Leading to the Saints

Phụ Lục A—Appendix A: Xuất Gia Bồ Tát—Monastic Bodhisattvas

Phụ Lục B—Appendix B: Bồ Tát Đạo—Bodhisattva Path

Phụ Lục C—Appendix C: Trì Thế Bồ Tát—Bodhisattva Ruler of the World

Phụ Lục D—Appendix D: Bồ Tát Hạnh—Practices of Bodhisattvas

Phụ Lục E—Appendix E: Bồ Tát Nguyện—Vows of Bodhisattvas 

Phụ Lục F—Appendix F: Bồ Tát Lực—Powers of Bodhisattvas 

Phụ Lục G—Appendix G: Hai Loại Bồ Tát—Two Kinds of Bodhisattvas 

Phụ Lục H—Appendix H: Bồ Tát HạnhChúng Sanh Hạnh—Bodhisattvas’Conducts and Living beings’ Conducts

Phụ Lục I—Appendix I: Tứ Thánh Hành—The Four Holy Ways

Phụ Lục J—Appendix J: Bốn Loại Chúng Sanh—Four Categories of Sentient Beings            

Phụ Lục K—Appendix K: Chúng Sanh Năm Bậc—Five Order of Beings

Phụ Lục L—Appendix L: Bảy Vị Cổ Phật—Seven Ancient Buddhas

Phụ Lục M—Appendix M: Thập Hiệu Như Lai—Ten Epithets of a Buddha

Phần Sáu—Part Six: Phụ Lục Sáu Nẻo Đường Trần & Và Bốn Đường Lên Thánh Theo Các Thiền Sư—Appendices For Six Paths of the Samsara & Four Paths Leading to the Saints According to the Zen Masters           

Phụ Lục A—Appendix A: Phật Là Ai?—Who is Buddha?

Phụ Lục B—Appendix B: Lễ Bái Phật—To Bow to the Buddhas

Phụ Lục C—Appendix C: Cái Gì Chẳng Là Phật?—What Is Not the Buddha?

Phụ Lục D—Appendix D: Lục Tức Phật—The Six Stages of Bodhisattva Development

Phụ Lục E—Appendix E: Niệm Phật Theo Nhà Thiền—Buddha Recitation In the Zen Sect

Phụ Lục F—Appendix F: Ai Niệm Phật?—Who Is the One Who Recites the Name of Buddha?

Phụ Lục G—Appendix G: Bảy Vị Cổ Phật—The Seven Ancient Buddhas

Phụ Lục H—Appendix H: Đại Nhật Như Lai hay Quang Minh Biến Chiếu—The All-Illuminating One

Phụ Lục I—Appendix I: Thiền Sư Tùng Vân Và Sự Chết—Zen Master Shoun and the Matter of Death

Phụ Lục J—Appendix J: Tuệ Trung Thượng Sĩ: Sanh Tử Nhàn Nhi Dĩ—At Ease with Birth and Death

 Phụ Lục K—Appendix K: D.T. Suzuki: Ngạ Quỷ—D.T. Suzuki: Hungry Ghost

Phụ Lục L—Appendix L: Thiền Sư Lang Trung: Địa Ngục—Lang-chung: Hell

Phụ Lục M—Appendix M: Hàn Sơn: Tam Giới Luân Hồi—Moving Through the Three Realms

Phụ Lục N—Appendix N: Vô MinhĐau Khổ Trong Lục Đạo—Ignorance and Suffering in the Six Realms

Phụ Lục O—Appendix O: Ấn Quang: Mọi Chuyện Không Ngẫu Nhiên—Everything Does Not Occur By Chance

Phụ Lục P—Appendix P: Khoảnh Khắc Của Sự Sống—An Instance of Life

Phụ Lục Q—Appendix Q: Thân Người Khó Được—Human Life is Difficult to Obtain

Tài Liệu Tham Khảo—References

 

Lời Đầu Sách

Theo Phật giáo, sáu nẻo đường trần và bốn đường lên Thánh hay Lục Phàm Tứ Thánh, tức là sáu cõi phàm và bốn cõi thánh. Theo tông Thiên Thai, mười cõi nầy tương dung tương nhiếp lẫn nhau, mỗi cõi mang trong nó chín cõi còn lại kia. Tỷ dụ như nhân giới sẽ bao hàm cả chín cõi khác, từ Phật cho đến địa ngục, và mỗi một trong mười cảnh vực kia cũng vậy. Ngay cả cảnh giới của chư Phật cũng bao gồm bản chất của địa ngục và các cõi khác, bởi vì một Đức Phật dù ở Ngài không còn bản chất của địa ngục, nhưng vì để cứu độ chúng sanh trong cõi nầy, nên cũng có địa ngục ngay trong tâm của Ngài. Trong ý nghĩa nầy Phật giới cũng bao gồm cả chín cõi khác. Sáu nẻo đường trần là sáu nẻo luân hồi hay sáu thế giới của chúng sanh mê mờ. Tất cả chúng sanh trong sáu nẻo nầy đều phải chịu sanh tử luân chuyển không ngừng theo luật nhân quả, sanh vào nẻo nào tùy theo những hành động trong kiếp trước quyết định. Trong Phật giáo, các nẻo nầy được miêu tả bằng các tai họa hay các phần của bánh xe sanh tử. Bánh xe nầy do các hành động phát sanh từ vô minh của ta về chân tánh cuộc sinh tồn, do các nghiệp lực từ quá khứ vô thủy thúc đẩy, do sự thèm muốn khoái lạc của các thức giác của chúng ta, và sự bám víu của chúng ta vào những khoái lạc nầy tiếp tục làm nó xoay vần, đưa đến sự quay vòng bất tận của sinh tửtái sanh khiến chúng ta bị trói buộc trong ấy. Sáu nẻo đường trần bao gồm các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, nhân và thiên. Bốn đường lên Thánh hay bốn đường lên cõi Thánh là cõi mà nơi đó chúng sanh đã giác ngộ, đã biết sự an lạc bên trong và sự tự do sáng tạo bởi vì bằng tri thức họ đã chiến thắng vô minhmê hoặc, họ đã thoát khỏi sự nô lệ vào các nghiệp lực phát sinh từ hành động mê lầm trong quá khứ và bây giờ không còn gieo những hạt giống mà chúng sẽ kết trái trong hình thức trói buộc mới của nghiệp. Song sự giác ngộ không làm gián đoạn luật nhân quả. Khi người giác ngộ tự cắt ngón tay mình, nó cũng chảy máu, khi người ấy ăn phải thức ăn xấu thì dạ dày vẫn đau. Người giác ngộ không thể chạy trốn được hậu quả của các hành động do chính mình tạo ra. Sự khác biệt là vì người đã giác ngộ chấp nhận, tức đã thấy rõ nghiệp của mình và không còn bị trói buộc nữa mà di động tự do bên trong nghiệp. Bốn đường lên Thánh bao gồm các bậc duyên giác, thanh văn, Bồ Tát, và Phật.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về triết thuyết Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra sáu loại phàm phu và bốn bậc Thánh được đề cập trong giáo thuyết nhà Phật. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng từ phàm lên Thánh không phải là chuyện dễ dàng, nhưng không vì những khó khăn nầy mà mình không bắt đầu cuộc hành trình. Chúng ta nên bắt tay ngay vào việc tu tập nhằm thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên an lạc, tỉnh thức, và hạnh phúc hơn. Trong Kinh A Hàm, Phật dạy: “Không làm những việc ác, chỉ làm những việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó lời chư Phật dạy.” Biển pháp mênh mông cũng từ bốn câu kệ nầy mà ra. Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: Người trí hãy nên rời bỏ hắc pháp (ác pháp) mà tu tập bạch pháp (thiện pháp), xa gia đình nhỏ hẹp, xuất gia sống độc thân theo pháp tắc Sa-môn (87). Người trí phải gột sạch những điều cấu uế trong tâm, hãy cầu cái vui Chánh pháp, xa lìa ngũ dục mà chứng Niết bàn (88). Người nào thường chính tâm tu tập các phép giác chi, xa lìa tánh cố chấp, rời bỏ tâm nhiễm ái, diệt hết mọi phiền não để trở nên sáng suốt, thì sẽ giải thoátchứng đắc  Niết bàn ngay trong đời hiện tại (89).

Đối với người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định tu tập kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tu tập thì lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiênĐức Như Lai đã giải thích rõ về con đường từ phàm lên Thánh để tiến tới quả vị Phật. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Cuộc hành trình đi từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 Thiện Phúc

 

Preface

 

According to Buddhism, six ordinary paths and four holy ways mean six realms of the samsara (existence) and four realms of the saints. Six stages of rebirth for ordinary people, as contrasted with the four saints. These ten realms are mutually immanent and mutually inclusive, each one having in it the remaining nine realms. For example, the realm of men will include the other nine from Buddha to Hell, and so will any of the ten realms. Even the realm of Buddhas includes the nature of hell and all the rest, because a Buddha, though not helish himself, intends to save the depraved or hellish beings, and therefore also has hell in his mind. In this sense, the realm of the Buddhas, too, includes the other nine realms. Six realms of the samsara or the realms of the unenlightened. All creatures in these realms are tied to the ceaseless round of birth-and-death, that is, to the law of causation, according to which existence on any one of these planes are determined by antecedent actions. In Buddhism these planes are depicted as the spokes or segments of the “wheel of life.” This wheel is set in motionby actions stemming from our basic ignorance of the true nature of existence and by karmic propensities from an incalculable past, and kept revolving by our craving for the pleasures of the senses and by our clinging to them, which leads to an unending cycle of births, deaths, and rebirths to which we remain bound. Six realms of the samsara comprise of the hells, ghosts, animals, asuras, human beings, and celestials. Four Saints or the realms of the enlightened, or the four realms of enlightened existence, sometimes called the “four holy states.” Unlike those in the lower six realms, the enlightened know the joy of inward peace and creative freedom because, having overcome their ignorance and delusion through knowledge, they are freed from enslavement to karmic propensities arising from past delusive actions, and no longer sow seeds which will bar fruit in the form of new karmic bondage. Enlightenment, however, does not suspend the law of cause and effect. When the enlightened man cuts his finger it bleeds, when he eats bad food his stomach aches. He too cannot escape the consequences of his actions. The difference is that because he accepts, that is, he sees into his karma he is no longer bound by it, but moves freely witihn it. Four realms of the saints comprise of Pratyeka-buddha, Sravaka, Bodhisattva, and Buddha.   

This little book titled “Six Paths of the Worldly World and Four Ways Leading to the Saints” is not a profound study of theBuddhist teachings, but a book that simply points out six kinds of ordinary people and four kinds of the Saints mentioned in the Buddhist doctrines. Devout Buddhists should always remember that advancing from the ordinary to the saint is not easy, but not because of these difficulties we don’t want to start the journey. We should start to enter right away into practicing and cultivating in order to established daily life patterns, makes our lives more peaceful, mindful, and happy. In the Agama Sutra, the Buddha taught: “Do not commit wrongs, devoutly practice all kinds of good, and purify the mind, that’s Buddhism” or “to do no evil, to do only good, to purify the will, is the doctrine of all Buddhas.” These four sentences are said to include all the Buddha-teaching. In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: A wise man should abandon the way of woeful states and follows the bright way. He should go from his home to the homeless state and live in accordance with the rules for Sramanas (Dharmapada 87). A wise man should purge himself from all the impurities of the mind, give up sensual pleasures, and seek great delight in Nirvana (Dharmapada 88). Those whose minds are well-trained and well-perfected in the seven factors of enlightenment, who give up of grasping, abandon defiled minds, and eradicate all afflictions. They are shinning ones and have completely liberated and attained Nirvana even in this world (Dharmapada 89).

For devout Buddhists, once you make up your mind to cultivate eliminating of Karmas and Hindrances, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to practice eliminating karmas and hindrance on a daily basis. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. The Buddha already explained very clearly on how He eliminated His own karmas and hindrances in order to achieve Buddhahood. It's our own responsibility to practice or not practice. The journey from human to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Six Paths of the Worldly World and Four Ways Leading to the Saints” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 

Thiện Phúc

pdf_download_2
Sáu Nẻo đường Trần & Bốn đường Lên Thánh - Thiện Phúc



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2016(Xem: 10982)
13/04/2013(Xem: 53736)
02/07/2015(Xem: 16228)
18/03/2017(Xem: 9853)
08/03/2019(Xem: 27951)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.