Tài Sản Không Thể Nghĩ Bàn & Không Bao Giờ Mất Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo

09/06/20213:19 CH(Xem: 12119)
Tài Sản Không Thể Nghĩ Bàn & Không Bao Giờ Mất Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo

TÀI SẢN KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN & 
KHÔNG BAO GIỜ MẤT 
CỦA NGƯỜI CON PHẬT
THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

THIỆN PHÚC

 

cầu nguyện 2Kính Lạy Mười Phương Chư Phật đã để lại cho Phật tử hậu thế chúng con một tài sản quí báu không thể nghĩ bàn, tài sản không bao giờ mất cho cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. (Thiện Phúc)                         

Khi nói đến tài sản, ở đây chúng ta muốn nói đến tài sản tinh thầnđức Phật đã để lại cho nhân loại nói chung, và cho những người con Phật nói riêng. Hai mươi sáu thế kỷ về trước, đức Phật đã thị hiện nhằm Khai Thị cho chúng sanh Ngộ Nhập tri kiến Phật để cuối cùng cũng được giác ngộgiải thoát như Ngài. Ngài đã để lại cho nhân loại một tài sản không thể nghĩ bàn, một thứ tài sản không bao giờ mất, và cũng là một kho tàng đồ sộ về tri kiến cho sự giác ngộ. Đó là bộ Tam Tạng Kinh Điển: Kinh-Luật-Luận. Đây là gia tài chẳng những của chư Tăng Ni, mà còn cho người tại gia. Tuy nhiên, phải thật tình mà nói, người tại gia luôn bận rộn với nhiều gia vụ trong xã hội loạn động hôm nay, nên khó lòng mà thừa hưởng hết được cả một gia tài đồ sộ và quí báu này. Chính vì vậy mà người tại gia lúc nào cũng hết lòng hộ trì Tam Bảo, trong đó cúng dường đến chư Tăng Ni được đặt lên hàng đầu, những mong những vị này có thật nhiều thì giờ tu tập và chỉ tu tập cho đến rốt ráo mà thôi, rồi đem những gì qua tu tập mà mình có được từ cái gia tài quí báu ấy đem ra chia sẻ lại cho người tại gia. Được như vậy thì cả chư tăng Ni và người tại gia đều được lợi lạc. Thật tình mà nói, nếu đem cả gia tàiđức Phật đã để lại cho chúng ta ra để mà nói, e rằng quảng thời gian của một đời người chắc không thể nào nói hết cho được. Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bảy loại tài sản của các bậc Thánh, đó là: tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tàihuệ tàiTín tài là đức tin nơi chân lý nhân quảGiới tài là tin tấn tấn làm những điều tốt lành cho mình và tha nhânTàm tài & Quý tài là biết hổ với bên ngoài và thẹn với bên trong. Văn tài là học nhiều và hiểu rộng giáo pháp nhà Phật. Thí tài là biết lấy của cải, quần áo, thức ăn, ruộng nương, nhà cửa, châu báubố thí. Tài thí là thí của cải vật chất như thực phẩm, quà cáp, vân vân. Tài thí bao gồm nội thí và ngoại thí. Ngoại thí là bố thí kinh thành, của báu, vợ con... Nội thí là Bồ Tát có thể cho cả thân thể, đầu, mắt, tay chân, da thịt và máu xương của mình cho người xin. Tuệ tài là sức mạnh của trí năng (sức mạnh của trí tuệ), dựa vào chân lý Tứ Diệu Đế dẫn đến nhận thức đúng và giải thoát.

Bên cạnh Thất Thánh Tài không thể nghĩ bàn vừa kể bên trên, mười phương chư Phật còn để lại cho ngàn đời sau đệ tử chúng ta một gia tài sống tu không bao giờ mất mà như trên đã nói e rằng quảng thời gian của một đời người chắc không thể nào nói hết cho được. Trong đó toàn bộ Kinh-Luật-Luận là một tài sản vĩ đại, không riêng cho những người Phật tử mà còn cho hết thảy mọi người yêu chuộng chân lý trên thế giới. Dưới đây chúng ta chỉ tóm lược một số chính yếu như Ba mươi bảy phẩm trợ đạo bao gồm Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề PhầnBát Thánh Đạo. Ngoài ra, gia tài không bao giờ mất của chư Phật cũng bao gồm Nhân Duyên Quả, Nghiệp Báo, Mười Hai Nhân Duyên, Bốn Tâm Vô Lượng, Bốn Chân Lý Cao Thượng (Tứ Diệu Đế), Ba La Mật, Bồ Đề Tâm, vân vân. Cuối cùng, chúng ta không thể không kể thêm về một số tài sản không thể nghĩ bàn khác theo quan điểm Phật giáo. Đối với nhân loại trên thế giới, phải nói tài sản này là những thứ lớn nhất của đời ngườiThứ nhất: Ác nghiệp lớn nhất của đời người là những lời nói giả dối, đâm thọc, thô lỗ, cộc cằn và nhãm nhí. Ác nghiệp ấy chỉ đến với những ai không biết làm những việc thiện nhỏ. Thứ nhì: Ám chướng lớn nhất của đời người là sự si mêThứ ba: Ám muội lớn nhất của đời người là sự nóng giận, vì trên cõi đời nầy có một số chúng sanh có thể nhìn thấy vào lúc ban ngày, một số có thể nhìn thấy vào lúc ban đêm, nhưng người nóng giận đến cực độ thì ám muội đến độ không nhìn thấy gì hết cả ban ngày lẫn ban đêm. Thứ tư: An lạc lớn nhất của đời người có bốn: một là không chạy theo dục vọng, hai là thiểu dục tri túc để tiến tới chỗ dám buông bỏ tất cả, ba là phát từ tâm, bốn là an lạc chỉ đến với những ai chịu đựng nổi và vượt qua tai họaThứ năm: An lạc tự tại lớn nhất của đời người có mặt khi ta biết sống thiểu dục tri túc, nghĩa là sống theo điều ta có thể, chứ không sống theo điều mà ta ao ướcThứ sáu: An ổn lớn nhất của đời người là biết nhịn nhục. Nhịn nhục những cái đáng nhịn cũng như những cái không đáng nhịn. Thứ bảy: An tỉnh và thanh thản lớn nhất của đời người là biết tiết chế tham vọngThứ tám: An tịnhsiêu thoát lớn nhất của đời người là sự sống trầm tĩnhchân chínhThứ chín: An ủi lớn nhất của đời người là được sự tín nhiệm của người khác. Thứ mười: An vui lớn nhất của đời người có được khi bạn có thể vui vẻ trước những lời đùa cợt phê bình ác ý đang nhắm vào bạn và những ham tranh thắng bạiThứ mười một: Ánh sáng rực rỡ lớn nhất của đời người có hai: một là thật ngữ; hai là trí tuệThứ mười hai: Ảo ảnh lớn nhất của đời ngườigiàu sang vinh hiển. Thứ mười ba: Ba điều khó lớn nhất của đời người là không nói thị phi, chịu đựng sự xúc phạm và xử dụng thích đáng thì giờ nhàn rỗiThứ mười bốn: Ba nghiệp lớn nhất của đời ngườithân nghiệp, khẩu nghiệpý nghiệpThứ mười lăm: Ba pháp tu tâm lớn nhất của đời người là lấy tâm chí thành mà chế ngự lỗi nơi miệng, lấy lòng trong lành mà chế phục cái thân cang cường, lấy trí huệ để diệt ngu siThứ mười sáu: Ba việc làm dễ dàng cho việc tu học lớn nhất của đời người là không oán hận, không kiện tụng và không bài báng. Hoặc là không chấp tự tha, không khen mình và không chê người. Thứ mười bảy: Ba việc làm trở ngại cho việc tu học lớn nhất của đời ngườinghi Pháp, nghi Thầy và nghi mình. Nghi Pháp thì chẳng thấy Pháp để học; nghi Thầy thì chẳng hay kính thuận; còn nghi mình thì không thể tu học được. Thứ mười tám: Bạn đạo lớn nhất của đời ngườima quânThứ mười chín: Báo thù lớn nhất của đời người là không báo thùThứ hai mươi: Bất an lớn nhất của đời người là nghĩ ác, nói ác, làm ác. Thứ hai mươi mốt: Bất hạnh lớn nhất của đời người có ba: một là những ham muốn vị kỷ lầm lạc, hai là bất hạnh chỉ đến với những ai không có việc gì để làm trên thế gian nầy, ba là bất hạnh chỉ xãy đến với những ai có tánh cả tin. Thứ hai mươi hai: Bất lịch sự lớn nhất của đời người là cứ nói mãi hay cứ hỏi mãi, chứ không để cho ai nói hay hỏi gì cả. Thứ hai mươi ba: Bất toại nguyện lớn nhất của đời người xãy đến cho những ai cứ miệt mài trong dục vọngThứ hai mươi bốn: Bể khổ lớn nhất của đời người là những thú vui và ham muốnThứ hai mươi lăm: Bệnh hoạn lớn nhất của đời ngườisắc dục, vì sắc dục là xiềng cùm của đời. Thứ hai mươi sáu: Bi ai lớn nhất của đời ngườilòng ghen tỵ. Thứ hai mươi bảy: Bí quyết sống hạnh phúcthành công lớn nhất của đời người là nên làm những gì cần làm bây giờ, đừng lo lắng về quá khứ, đừng mơ tưởng tương lai. Thứ hai mươi tám: Bí quyết thành công lớn nhất của đời người là làm chu đáo mọi việc mà không hề nghĩ tới danh vọngThứ hai mươi chín: Bỉ ngạn lớn nhất của đời ngườixa lìa khổ nãoThứ ba mươi: Biện bác lớn nhất của đời người là không biện bácThứ ba mươi mốt: Bố thí lớn nhất của đời ngườibố thí bình đẳng, không bao giờ hỏi tại sao người cầu giúp, không có ý lợi dụng người được giúp, không bố thí rồi sung sướng mà tự khen, không bố thí rồi ác khẩu mắng chửi, không bố thí rồi sanh lòng nghi, không bố thí rồi đem lòng tiếc, không bố thí rôi cầu được đền đáp. Thứ ba mươi hai: Bốn ân lớn nhất của đời người là ân cha mẹ, ân chúng sanh, ân thầy tổ và ân Tam BảoThứ ba mươi ba: Bốn chân lớn nhất của đời ngườitứ diệu đế (khổ, tập, diệt, đạo). Thứ ba mươi bốn: Bốn pháp tu lớn nhất của đời người là gần gũi bạn lành, chuyên tâm nghe chánh pháp, chuyên niệm suy nghĩ và đúng pháp tu hànhThứ ba mươi lăm: Bốn loại ma lớn nhất của đời người là ma chết, ma phiền não, ma ngũ uẩnthiên ma Ba TuầnThứ ba mươi sáu: Bồn chồn và bất an lớn nhất của đời người là khi con người không đạt được những ham muốn dục vọngThứ ba mươi bảy: Cách cho hay nhất và lớn nhất của đời người là cho mà làm thinh. Thứ ba mươi tám: Cách cư xử công bằng lớn nhất của đời người là không phân biệt giai cấp giàu nghèo sang hèn. Thứ ba mươi chín: Cách cứu độ lớn nhất của đời người không phải là làm cho người chết ra khỏi mồ, mà là làm cho kẻ tội lỗi biết hoàn lương. Thứ bốn mươi: Cách diệt ác lớn nhất của đời ngườilấy lòng từ tâm thương yêu kẻ thù, vì lấy oán báo oán thì oán thù chồng chấtThứ bốn mươi mốt: Cách hành xử lớn nhất của đời người là không nói dối, không khoe khoang, không nói lời đâm thọc, không chửi rủa, không nói lời vô ích, không cộc cằn, không thô lỗ, không tục tỉu, không nịnh hót, không bưng bít, không thiên vị, không che dấu tội lỗi cho ai, không nói lỗi ai, không làm việc bất lương. Thứ bốn mươi hai: Cách nhận hay nhất và lớn nhất của đời người là nhận mà biết nói lời ân nghĩaThứ bốn mươi ba: Cách sửa chữa lớn nhất của đời người là khi thấy khuyết điểm hoặc lỗi lầm của người không bao giờ khởi tâm trách móc, ngược lại còn giúp người sửa chữa lỗi cũ và tránh phạm lỗi mới. Thứ bốn mươi bốn: Cách trả thù hay nhất và lớn nhất của đời người có hai: một là sự tha thứ, hai là biến kẻ thù thành người thân của mình. Thứ bốn mươi lăm: Cách trưởng dưỡng bản ngã lớn nhất của đời người là chê người khen mình, ganh tỵ, hiềm khích và nhỏ nhen. Thứ bốn mươi sáu: Cách trưởng dưỡng lòng khoan dung lớn nhất của đời ngườitán dương công đức của người khác. Thứ bốn mươi bảy: Cách tu hay nhất và lớn nhất của đời ngườican đảmhoan hỷ đón nhận lời chỉ trích mà không sợ hãi gì cả. Thứ bốn mươi tám: Cách tu lớn nhất của đời người là giữ cho tâm bình thường trước mọi dao độngThứ bốn mươi chín: Cái ác lớn nhất của đời người là ác sân siThứ năm mươi: Cái bẫy lớn nhất của đời ngườilời hứaThứ năm mươi mốt: Cái bậy lớn nhất của đời người là hứa bậy, tin bậy, nghe bậy, nghĩ bậy, nói bậy và làm bậy. Thứ năm mươi hai: Cái biết lớn nhất của đời người có bốn: một là tự biết mình, hai là biết những gì đáng biết và không biết những gì không đáng biết, ba là tự biết mình còn biết ít; bốn là thân mà không phụ họa với người quân tử, tránh mà không ruồng rẫy hận thù kẻ tiểu nhânThứ năm mươi ba: Cái bóng lớn nhất của đời người là thiện và ác nghiệp, vì chúng sẽ theo ta qua bên kia đáy mồ với sự luân hồi sanh tử của ta. Thứ năm mươi bốn: Cái búa lớn nhất của đời người là cái miệng, vì cái miệng ấy hay nói ác, nói bậy, việc đáng chê lại khen, việc đáng khen lại chê nên dễ rước họa vào thân. Thứ năm mươi lăm: Cái cho lớn nhất của đời người không chỉ đơn thuần là cho những gì mình dư, mà ngược lại lắm khi phải hy sinh những gì mình đang có và đang cần. Thứ năm mươi sáu: Cái dại lớn nhất của đời người là sự bươi móc lỗi nơi người khác. Thứ năm mươi bảy: Cái dễ lớn nhất của đời người chỉ đến với những ai biết trì chí kiên tâmThứ năm mươi tám: Cái dễ chịu lớn nhất của đời người là cuộc sống trung thựcThứ năm mươi chín: Cái dễ phạm phải lớn nhất của đời người là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, không hiếu kính cha mẹ, ngu si tạo ác, gian xảo lọc lừa, bươi móc lỗi người, sát sanh hại vật, nói lưỡi hai chiều, nói lời đâm thọc, nói lời độc ác, ham mê sắc dục, mục hạ vô nhân, ngã mạn cống cao, khinh người, chê người khen mình, cố chấp bảo thủ, cậy quyền ỷ thế, thượng đội hạ đạp, nhún trề trước danh dự của người, nói xấu để hại tiếng tăm của người, đố kỵ, kiêu căng, chạy theo quyền uy danh vọng, tâng bốc chủ, đánh đập tớ, phách lối, tự cao tự đại, thấy lỗi người chứ không thấy lỗi mình, đua tranh, tỵ hiềm, thù oánThứ sáu mươi: Cái dốt lớn nhất của đời người có ba: một là không biết những gì mình cần phải biết, hai là không rõ những gì mình biết, ba là biết những gì mình không nên biết. Thứ sáu mươi mốt: Cái dở lớn nhất của đời người có hai: một là thái quá và bất cập, hai là biết hay mà không chịu tin theoThứ sáu mươi hai: Cái dũng lớn nhất của đời người là cái tánh khí không luận hơn thua và không kể lợi hại khi làm việc nghĩa. Thứ sáu mươi ba: Cái đáng ghét lớn nhất của đời người là sự nói nhiều về bản thân mình. Thứ sáu mươi bốn: Cái đáng phục lớn nhất của đời người là sự can đảm chịu đựng khổ đau. Thứ sáu mươi lăm: Cái đáng sợ lớn nhất của đời người có hai: một là sự nịnh nọt của bạn ta, chứ không phải là sự công kích của kẻ thù ta; hai là cuộc sống không giúp ích gì cho ai, chứ không phải là cái chết. Thứ sáu mươi sáu: Cái đáng trách lớn nhất của đời người là có lỗi mà không biết nhận và sữa lỗi mà còn đổ thừa cho người khác. Thứ sáu mươi bảy: Cái đẹp lớn nhất của đời người là phẩm hạnh cao quý, ăn nói lễ độ, biết kính trên nhường dưới, không làm chuyện sai trái, biết trọng lẽ phải, luôn giữ nhân nghĩathành tín, luôn ăn ở có nhân hậu với người và hiếu để với cha mẹ, anh chị em. Thứ sáu mươi tám: Cái giàu sang lớn nhất của đời người có hai: một là sự tu tâm dưỡng tánh của chính mình, hai là lòng bao dung đại độThứ sáu mươi chín: Cái hay lớn nhất của đời người là khi sai trái dám nói rằng mình sai tráiThứ bảy mươi: Cái họa lớn nhất của đời người đôi khi xuất phát từ sự suy nghĩ không cẩn thận hay làm việc gì không chu đáo. Thứ bảy mươi mốt: Cái học lớn nhất của đời người có ba: một là học ít mà thông hiểu được nghĩa lý; hai là không phải biết được qua loa nhiều việc, mà là biết rõ những gì cần biết và những gì đã biết; ba là phải biết phân biệt việc nghĩa và việc hại. Thứ bảy mươi hai: Cái khó lớn nhất của đời người có hai: một là tự mình nói lên sự thật với chính mình, hai là tự mình thấy lỗi của chính mình chứ không thấy lỗi người, và xem được kẻ oán thù như cha mẹThứ bảy mươi ba: Cái khó làm lớn nhất của đời người là không khinh ai, không chê ai, không ghét ai, không nói xấu ai, không hại ai, không gian tham trộm cắp của ai, và làm sao luôn giữ được trầm tỉnh trước nghịch cảnh ngang tráiThứ bảy mươi bốn: Cái khó nói lớn nhất của đời ngườiít nói chuyện quấy của người khác. Thứ bảy mươi lăm: Cái khổ lớn nhất của đời người có ba: một là sự đua đòi, hai là sự lười biếng, ba là khổ ngũ ấm thạnh suy. Thứ bảy mươi sáu: Cái khôn lớn nhất của đời người có chín: một là dám bỏ những cái khôn vặt; hai là tự sửa mình khi thấy khuyết điểm của người; ba là từ chối không giận hờn ai; bốn là biết rõ cái ngu của chính mình; năm là biết người và biết mình, vì cổ nhân có dạy “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”; sáu là thấy cái gì cũng mới lạ; bảy là biết hy vọng cho điều tốt nhất và biết chuẩn bị cho điều xấu nhất; tám là những ai dám tự vấn về lỗi lầm của chính mình; chín là những ai luôn biết mình biết người. Thứ bảy mươi bảy: Cái “không” lớn nhất của đời ngườitánh không của vạn sự vạn vậtThứ bảy mươi tám: Cái lo lớn nhất của đời người không phải là lo người ta không biết mình, mà chỉ lo mình không biết phân biệt người. Thứ bảy mươi chín: Cái mạnh lớn nhất của đời người thường có ở những ai biết lấy đức dạy người. Thứ tám mươi: Cái mê dại lớn nhất của đời người có hai: một là biết mình dở mà không chịu sửa sai, hai là biết người hay mà không chịu học hỏiThứ tám mươi mốt: Cái nói đáng giá lớn nhất của đời người là nói năng thân trọng. Thứ tám mươi hai: Cái nói hay nhất và lớn nhất của đời người là cái nói sau khi đã được suy nghĩ nhiều lần. Thứ tám mươi ba: Cái nói lớn nhất của đời người là biết nói cái gì đáng nói, không nói cái gì không đáng nói, cũng như biết những gì mình đã, đang và sắp nói. Thứ tám mươi bốn: Cái nghe lớn nhất của đời người là nghe Chánh PhápThứ tám mươi lăm: Cái nghèo lớn nhất của đời người là nghèo đức hạnhThứ tám mươi sáu: Cái ngu lớn nhất của đời người có năm: một là không biết mà cứ oang oác; hai là nghe ai chê là vội giận; ba là nghe ai khen là vội mừng; bốn là quá tự kiêu và quá tự hạ mình; năm là chỉ thấy người ta ác mà không biết mình ác, chỉ thấy cái lành của mình chứ không thấy cái lành của người, chỉ cho mình là trí còn người thời ngu, mình ở chỗ sáng còn thiên hạ thời ở chỗ tối; chỉ thấy cái kiêu ngạo của người chứ không thấy mình kiêu ngạo, học hỏi được ba mớ là đem khoe khoan khoác lác. Thứ tám mươi bảy: Cái nguy hiểm lớn nhất của đời người là lòng tự phụ. Thứ tám mươi tám: Cái nguy lớn nhất của đời người đến với những ai đức ít mà ân sủng nhiều và tài kém mà ở địa vị cao. Thứ tám mươi chín: Cái nhìn lớn nhất của đời người là chỉ biết nhìn mình chứ không nhìn người. Thứ chín mươi: Cái nhìn tệ hại lớn nhất của đời người là nhìn theo cách nhị biênThứ chín mươi mốt: Cái phản ảnh bản tánh lớn nhất của đời người là những tật xấu mà ta nhìn thấy nơi người khác. Thứ chín mươi hai: Cái phi thường nhất của đời người chỉ đến với những ai chịu cố gắng làm những việc bình thường nhất. Thứ chín mươi ba: Cái quý lớn nhất của đời người không phải là của cải vật chất mà là thời giờ chúng ta đang có. Thứ chín mươi bốn: Cái sáng suốt lớn nhất của đời người là tự biết mìnhThứ chín mươi lăm: Cái sung sướng lớn nhất của đời người có bốn: một là sống không thù oán giữa những người thù oán, giữa những người thù oán ta sống không thù oán, hai là sống không bệnh tật giữa những người bệnh tật, ba là sống không tham dục giữa những người tham dục, bốn là sống không bị điều gì chướng ngại (Kinh Pháp Cú). Thứ chín mươi sáu: Cái tâm lớn nhất của đời người là cái tâm biết đặt lên trên mọi oán thù, bất công, đau khổ và ngạo mạn. Thứ chín mươi bảy: Cái tệ hại lớn nhất của đời người sẽ đến với những ai tự cho mình là tài giỏi vì tai kẻ ấy không còn chỗ để nghe và tâm trí không còn chỗ để chứa những điều hay lẽ thiệt nữa. Thứ chín mươi tám: Cái thông minh lớn nhất của đời người có hai: một là khi mình biết xử dụng lời khuyên, hai là sự học hỏi hợp lý hợp thời. Thứ chín mươi chín: Cái thừa thải lớn nhất của đời người là nhàn đàm hý luậnThứ một trăm: Cái trí lớn nhất của đời người có mười bảy: một là biết mà vẫn chịu lắng nghe, hai là bỏ cái vui tạp nhạp để được hưởng cái vui lớn, ba là gieo vui và cầu vui cho người, bốn là làm việc đáng làm, không làm việc không đáng, năm là thường quán sát tự thân, sáu là luôn tự giác, bảy là chỉ bày lỗi lầm và tự khiển trách lấy mình, tám là khuyên răn dạy dỗ và can ngăn tội lỗi của kẻ khác, chín là lo tự điều phục lấy tâm mình, mười là thường xa lìa chứ không bàn luận đến những điều tham dục hay những niệm mừng lo, mười một là không làm điều sai quấy, mười hai là không mong cầu thành công bằng những phương tiện bất chánh, mười ba là rời bỏ ác pháp để tu hành thiện pháp, mười bốn là gội sạch mọi cấu uế trong tâm, mười lăm là xa lìa cố chấp, mười sáu là bỏ tâm ái nhiễm, mười bảy là diệt hết mọi não phiền. Thứ một trăm lẻ một: Cái tu lớn nhất của đời người là không bao giờ dùng lời lẽ thô lỗ và thiếu nhã nhặn để sỉ vả hay bắt bẻ ai. Thứ một trăm lẻ hai: Cái tự khinh lớn nhất của đời người là không dám tỏ ra mình như thế nào. Thứ một trăm lẻ ba: Cái u tối lớn nhất của đời người là học mà không chịu suy nghĩThứ một trăm lẻ bốn: Cái uổng lớn nhất của đời người là không chịu học những gì mình chưa biết. Thứ một trăm lẻ năm: Cái vô hạn lớn nhất của đời người là những điều mình chưa biết. Thứ một trăm lẻ sáu: Cái vui lớn nhất của đời người có năm: một là sống không buông lung, hai là sống không làm điều ty liệt, ba là sống không làm các điều ác, bốn là sống chuyên làm các việc lành, năm là luôn giữ cho tâm ý luôn thanh sạch. Thứ một trăm lẻ bảy: Cái xấu lớn nhất của đời người hiện hữu trong những ai lấy của để thắng người. Thứ một trăm lẻ tám: Cái yếu lớn nhất của đời người là nóng giận, nản chí, ngạo mạn, phách lối, tự cao tự đại, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ giàu hiếp nghèo, ỷ sang hiếp hèn. Thứ một trăm lẻ chín: Can đảm lớn nhất của đời người là khi nghe người chê mình mà vẫn giữ được nét thản nhiên; khi nghe ai ca ngợi mình mà mình không thay đổi sắc mặt. Thứ một trăm mười: Căn bịnh lớn nhất của đời người là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, sự buồn thảm, phiền não, tật đố và quấy ác. Thứ một trăm mười một: Cầu tài lợi phi đạo lớn nhất của đời người là đánh bạc, uống rượu buông lung, gần gũi ác tri thức, vui đàn hát, biếng nhác, và lợi dụngThứ một trăm mười hai: Cây búa tạ lớn nhất của đời người là cái miệng của chính mình. Thứ một trăm mười ba: Con quỷ gian trá lớn nhất của đời người là chẳng nghe nói nghe, chẳng thấy nói thấy. Thứ một trăm mười bốn: Con quỷ đói lớn nhất của đời người là lòng tham. Thứ một trăm mười lăm: Cơ hội tu hành lớn nhất của đời người là những chuyện trái tai gai mắt trên đời.  Thứ một trăm mười sáu: Công đức lớn nhất của đời ngườiniềm tin.  Thứ một trăm mười bảy: Cuộc sống an bình lớn nhất của đời người là sống không sát sanhThứ một trăm mười tám: Cuộc sống lớn nhất của đời người là cuộc sống biết phấn đấu làm việc thiện chứ không làm ác và luôn giữ cho tâm ý thanh sạch. Thứ một trăm mười chín: Cứu cánh lớn nhất của đời người là sự bắt đầu. Thứ một trăm hai mươi: Chánh cần lớn nhất của đời ngườitứ chánh cần (việc thiện chưa sanh, chuyên cần làm cho phát sanh; việc thiện đã sanh, chuyên cần làm cho tăng trưởng; việc ác chưa sanh, chuyên cần làm cho đừng sanh; việc ác đã sanh, chuyên cần làm cho chấm dứt). Thứ một trăm hai mươi mốt: Chân lý lớn nhất của đời ngườiTứ Diệu ĐếThứ một trăm hai mươi hai: Chất nước vô vị lớn nhất của đời người là sự giao thiệp với những người có tình cảm mà thiếu lý tríThứ một trăm hai mươi ba: Châu báu lớn nhất của đời ngườinghe được một câu pháp mà ta chưa từng nghe. Thứ một trăm hai mươi bốn: Chiến thắng lớn nhất của đời người là tự chiến thắng chính mình. Thứ một trăm hai mươi lăm: Chuyện tốt đẹp lớn nhất của đời người đến với những ai không ghen ghét và không cầu cạnh. Thứ một trăm hai mươi sáu: Chướng môn lớn nhất của đời người là những niệm sân hậnThứ một trăm hai mươi bảy: Chướng ngại thiện pháp lớn nhất của đời người là không chịu tinh tấn tu tâm dưỡng tánh mà chỉ dùng đa văn hý luận để khinh dễ người khác. Thứ một trăm hai mươi tám: Chướng nghiệp lớn nhất của đời ngườivọng tưởng.  Thứ một trăm hai mươi chín: Dòm ngó lớn nhất của đời ngườidòm ngó chính mình. Thứ một trăm ba mươi: Dục vọng lớn nhất của đời người dễ sanh khi thân thể người ấy không bệnh hoạnThứ một trăm ba mươi mốt: Đại sự nhơn duyên lớn nhất của đời người là sự xuất hiện của Đức Phật nơi đời để khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến PhậtThứ một trăm ba mươi hai: Đáng hổ thẹn lớn nhất của đời người chỉ khống chế những ai luôn mang tâm sân hậnThứ một trăm ba mươi ba: Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã. Thứ một trăm ba mươi bốn: Đáng thương lớn nhất của đời người có hai: một là tự ty; hai là lý luận bướng bỉnh và chấp chặt chỗ kiến giải của mình. Thứ một trăm ba mươi lăm: Đạo đức lớn nhất của đời người có hai: một là sống không buông lung, ngược lại luôn sống với giáo pháp nhà Phật; hai là sự trong sạchlòng trung thànhThứ một trăm ba mươi sáu: Đạo thanh tịnh lớn nhất của đời người chỉ có ở những ai giác ngộ được rằng chư pháp vô thường, khổ và không. Thứ một trăm ba mươi bảy: Đạo thù thắng và lớn nhất của đời ngườiBát Thánh ĐạoThứ một trăm ba mươi tám: Đau khổ lớn nhất của đời người là sự trống rỗng. Thứ một trăm ba mươi chín: Đê tiện lớn nhất của đời người là nịnh nọt. Thứ một trăm bốn mươi: Địa ngục lớn nhất của đời người là sự sân hận; hai là địa ngục nầy chỉ đến với những ai nói lời vọng ngữ, có làm nói không, không trừ ác hạnh, buông lung theo tà dục, giải đãi, nhiểm ô và hoài nghi chánh pháp, phóng đãng rong chơi, việc không đáng hổ thẹn lại hổ thẹn, việc đáng hổ thẹn lại không hổ thẹn, việc không đáng sợ lại sợ, việc đáng sợ lại không, việc đáng sợ lại không sợ, việc không lỗi cứ tưởng lỗi, có lỗi lại không tưởngThứ một trăm bốn mươi mốt: Điều ác lớn nhất của đời người là bất hiếu. Thứ một trăm bốn mươi hai: Điều cao quý lớn nhất của đời người có hai: một là tự chế được mình, hai là tự mình giác ngộ chân lýThứ một trăm bốn mươi ba: Điều chế ngăn lớn nhất của đời người là chế ngăn thân khẩu ýThứ một trăm bốn mươi bốn: Điều đáng phục lớn nhất của đời người là tự thắng được chính mình. Thứ một trăm bốn mươi lăm: Điều đáng sợ lớn nhất của đời người là tính ích kỷThứ một trăm bốn mươi sáu: Điều lợi ích lớn nhất của đời người đến với những ai biết vui mừng chế phục tâm mình. Thứ một trăm bốn mươi bảy: Điều nên có lớn nhất của đời người là sự ngay thẳng. Thứ một trăm bốn mươi tám: Điều nên làm lớn nhất của đời người là sự tha thứThứ một trăm bốn mươi chín: Điều quan trọng lớn nhất của đời người là là giữ được đạo đức trong khi thành côngThứ một trăm năm mươi: Điều thiện lành lớn nhất của đời người là hiếu hạnh, vì Kinh Đại Tập dạy: “Gặp thời không có Phật, nếu biết khéo phụng sự cha mẹ tức là phụng sự Phật vậy.” Thứ một trăm năm mươi mốt: Độc hại lớn nhất của đời ngườitham lamtrộm cắpThứ một trăm năm mươi hai: Đội quân hùng cường và lớn nhất của đời ngườinhẫn nhục. Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Người nhẫn nhục khi bị đánh mắn không sanh lòng sân hận.” Thứ một trăm năm mươi ba: Đức cả lớn nhất của đời ngườinhẫn nhụcThứ một trăm năm mươi bốn: Đức hạnh lớn nhất của đời ngườilòng can đảm.  Thứ một trăm năm mươi lăm: Giá trị lớn nhất của đời người ở nhân cách của người ấy, chứ không phải là tài sản hay của cảiThứ một trăm năm mươi sáu: Giác ngộ lớn nhất của đời người là dứt bỏ được tham, sân, si. Thứ một trăm năm mươi bảy: Giải thoát lớn nhất của đời người có năm: một là không tham dục, vì từ tham dục nẩy mầm đau khổsợ hãi; hai là dứt bỏ các ác nghiệp; ba là tu hành thanh tịnh; bốn là diệt trừ bỏ cấu uế; năm là chế phục mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Thứ một trăm năm mươi tám: Giặc cướp công đức lớn nhất của đời ngườigiận dữThứ một trăm năm mươi chín: Giặc hại năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) lớn nhất của đời người là sự buông lung của chính mình. Thứ một trăm sáu mươi: Gốc giải thoát lớn nhất của đời người là khi gây tạo điều ác mà biết ăn năn sám hối như Kinh Vị Tằng Hữu dạy: “Tiền tâm làm ác như mây che trời, hậu tâm làm lành như đuốc tiêu tối.” Thứ một trăm sáu mươi mốt: Gốc tội lỗi lớn nhất của đời người là gây tạo điều ác không biết sám hối mà còn đổ thừa cho người. Thứ một trăm sáu mươi hai: Gương sáng lớn nhất của đời người là sự chuyên cần tu niệm. Thứ một trăm sáu mươi ba: Hai điều sai lầm lớn nhất của đời người là bất chấp lý lẽ, và chỉ chấp nhận có lý mà không hiểu được tình. Thứ một trăm sáu mươi bốn: Hai điều trái ngược lớn nhất của đời người là thích nghe chuyện xấu của người mà lại thích nghe người nói tốt về mình.  Thứ một trăm sáu mươi lăm: Hai việc dễ và khó lớn nhất của đời người: một là thấy lỗi người thì dễ, lỗi của người thì quan sát tỷ mỷ; hai là thấy lỗi mình thì khó khăn vô cùng, lỗi của mình thì luôn dấu kín. Thứ một trăm sáu mươi sáu: Ham muốn ngu xuẫn lớn nhất của đời người là tiền tài vật chấtdanh thơm tiếng tốtThứ một trăm sáu mươi bảy: Hành trang lớn nhất của đời ngườitâm từ bi, lòng quảng đại và đức bao dungThứ một trăm sáu mươi tám: Hạnh phúc lớn nhất của đời người có mười hai: một là phụng dưỡng cha mẹ, hai là không gieo khổ đau cho người khác, ba là sống giữa những kẻ thù ta mà ta không thù họ, bốn là hãy cố gắng làm một điều gì cho tha nhân, năm là thương yêucảm thông với tha nhân, sáu là sống thấm nhuần giáo pháp, và bảy là sống không khao khát dục vọng, tám là sống với trí tuệ giới hạnhniềm tin, chín là hạnh phúc ấy nằm ngay nơi chính mình chứ không từ ai khác hay không ở đâu xa, mười là hạnh phúc chỉ đến với người biết cho với lòng quảng đại, mười một là hạnh phúc nầy chỉ có trong một thân thể lành mạnhtinh thần minh mẫn, mười hai là hạnh phúc nầy chỉ đến với những ai hiểu biết chân thậtthông đạt chánh pháp Thứ một trăm sáu mươi chín: Hèn hạ và đáng bị khinh rẽ lớn nhất của đời ngườiphát lộ những bí ẩn thầm kín của người khác. Thứ một trăm bảy mươi: Hối hận lớn nhất của đời người là không cố gắng để tiến bộThứ một trăm bảy mươi mốt: Hương thơm lớn nhất của đời người là hương thơm của đức hạnh, vì Đức Phật dạy: “Hương các loài hoa thơm đều không thể bay ngược gió, nhưng hương thơm đức hạnh có thể ngược gió bay đến khắp mọi nơi.” Thứ một trăm bảy mươi hai: Kẻ dối gạt lớn nhất của đời người là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của chính mình. Thứ một trăm bảy mươi ba: Kẻ làm hại lớn nhất của đời người là sự tham dục, lòng đố kỵganh ghét trong ta. Thứ một trăm bảy mươi bốn: Kẻ thù lớn nhất của đời người có hai, một những tư tưởng tham dục và hai là chính mình. Thứ một trăm bảy mươi lăm: Kẻ thù tệ hại và lớn nhất của đời người là những tên nịnh nọt. Thứ một trăm bảy mươi sáu: Kham nhẫn lớn nhất của đời ngườithành khẩn nhận chịu sự phê bìnhsửa sai từ người khác. Thứ một trăm bảy mươi bảy: Khiếm khuyết bi thảm lớn nhất của đời người là thiếu lương triThứ một trăm bảy mươi tám: Khiếm khuyết lớn nhất của đời người có hai: một là kém hiểu biết, hai là tham sân siThứ một trăm bảy mươi chín: Kho thuốc súng lớn nhất của đời người là lòng kiêu căngThứ một trăm tám mươi: Khổ đau lớn nhất của đời người có bốn: một là ngũ uẩn, hai là xao lãng việc tu tập để chạy theo dục lạc, ba là sống theo tà hạnh, bốn là chạy theo tà kiếnThứ một trăm tám mươi mốt: Khôn ngoan lớn nhất của đời người có sáu: một là sự bình tĩnhkiên trì tự tâm, lúc vui cũng như lúc buồn; hai là biết tự kềm chế tâm mình; ba là tinh tấn trau dồi đức hạnh; bốn là nhìn cái gì cũng thấy lạ từ đó mới chịu khởi tâm học hỏi; năm là luôn tự biết mình; sáu là luôn biết lắng nghe. Thứ một trăm tám mươi hai: Khuyết điểm lớn nhất của đời người là chính những gì chúng ta đã biết sẽ ngăn cản không cho chúng ta học hỏi những gì chúng ta chưa biết. Thứ một trăm tám mươi ba: Kiêu căng lớn nhất của đời người khởi lên khi được mọi người đều thuận theo ý mình. Thứ một trăm tám mươi bốn: Kiêu sa lớn nhất của đời người nổi dậy khi người ấy không gặp hoạn nạnThứ một trăm tám mươi lăm: Kính trọng lớn nhất của đời người là tự trọng và trọng người. Thứ một trăm tám mươi sáu: Lãng phí lớn nhất của đời người là nói chuyện dong dài và bàn luận thế sự tạp nhạp. Thứ một trăm tám mươi bảy: Lễ vật lớn nhất của đời ngườikhoan dungThứ một trăm tám mươi tám: Liều thuốc độc lớn nhất của đời ngườingã mạn, cống cao, gian tham, ái nhiễmỷ lạiThứ một trăm tám mươi chín: Lo sợ lớn nhất của đời người thường xảy đến cho những ai gieo khủng khiếp cho người khác. Thứ một trăm chín mươi: Loạn động lớn nhất của đời người khởi lên khi mình tìm cách vượt thắng người khác. Thứ một trăm chín mươi mốt: Lòng quảng đại lớn nhất của đời người là sự công bằngThứ một trăm chín mươi hai: Lối đi lớn nhất của đời người là lối đi hướng thiện và hướng thượngThứ một trăm chín mươi ba: Lỗi lầm lớn nhất của đời người là moi móc tìm lỗi của người khác và không chịu nhận tội lỗi của mình. Thứ một trăm chín mươi bốn: Lời nói hay lớn nhất của đời người là không nói, nhưng nếu phải nói nên nói lời thật, thanh tao, êm dịu, hiền hòa, nhân từđạo đứcThứ một trăm chín mươi lăm: Lời nói lớn nhất của đời người là một lời nói hữu ích, vì nó có giá trị hơn ngàn lời vô dụngThứ một trăm chín mươi sáu: Lời nói tốt nhất và lớn nhất của đời người là đừng nói xấu ai. Thứ một trăm chín mươi bảy: Lợi lạchạnh phúc lớn nhất của đời người là không tham ái, không sân hận và không si mêThứ một trăm chín mươi tám: Lửa thiêu đốt rừng công đức lớn nhất của đời người là lửa sân hậnThứ một trăm chín mươi chín: Mất mát lớn nhất của đời người xãy đến cho những ai cậy sức để thắng người. Thứ hai trăm: Mất mát và khổ đau lớn nhất của đời ngườitham ái, sân hậnsi mêThứ hai trăm lẻ một: Mê dại lớn nhất của đời người là trí tưởng tượng. Thứ hai trăm lẻ hai: Mê muội lớn nhất của đời người có hai thứ, một là dùng trò chơi trí thức chữ nghĩa mà không có thực dụng, hai là mỗi khi phạm lỗi chẳng những ta không nhận không sửa mà còn qui lỗi cho người khác. Thứ hai trăm lẻ ba: Món ăn nhạt nhẻo lớn nhất của đời người là sự giao thiệp với những người có lý trí mà thiếu tình cảm. Thứ hai trăm lẻ bốn: Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm. Thứ hai trăm lẻ năm: Mồi lửa lớn nhất của đời người là sự chỉ tríchThứ hai trăm lẻ sáu: Mười điều học lớn nhất của đời người là chớ vui sát sanh, chớ trộm cướp của người, chớ tà dâm tà hạnh, chớ cố ý nói dối, chớ nói lỗi của người, chớ nói lưỡi hai chiều, chớ nói lời độc ác, chớ nói lời thô lỗ, chớ tự khen mình chê người, chớ mua bán những chất cay độcThứ hai trăm lẻ bảy: Nhân hậu lớn nhất của đời người là không ngồi nhìn người khác khổ đau. Thứ hai trăm lẻ tám: Nhẫn nhục lớn nhất của đời ngườinhẫn nhục trước sự chê bai, cũng như nhẫn chịu mọi điều phỉ bángThứ hai trăm lẻ chín: Những dòng nước lũ lớn nhất của đời người là tham, sân, si, mạn, nghi, sát, đạo, dâm, vọng, tà kiến, thân kiến, biên kiến, ác kiếnThứ hai trăm mười: Những điều phụng dưỡng cha mẹ lớn nhất của đời ngườicúng dường đầy đủ đừng để thiếu thốn, trình thưa với mẹ cha trước khi làm việc gì, kính thuận chẳng nghịch, chẳng dám chống trái lệnh của mẹ cha. Thứ hai trăm mười một: Niềm an lạc lớn nhất của đời người là sống trong trần nhơ mà không vướng mắc trần nhơ. Thứ hai trăm mười hai: Niềm hỷ lạc lớn nhất của đời người là tâm chứa thiện sựThứ hai trăm mười ba: Niềm sung sướng lớn nhất của đời người là luôn biết đủ. Thứ hai trăm mười bốn: Niềm tin lớn nhất của đời người có ba: một là chánh tín, hai tin và tu theo Phật, ba là tin sâu ở luật nhân quảThứ hai trăm mười lăm: Nỗi khổ đau và sợ hãi lớn nhất của đời ngườitham dụcThứ hai trăm mười sáu: Nỗi khổ lớn nhất của đời người có hai, một là tâm chứa ác sự, hai là không biết sanh ra để làm gì chứ không phải là sự nghèo đói vật chất, nghịch cảnh hay sự chết chóc. Thứ hai trăm mười bảy: Nuối tiếc lớn nhất của đời ngườiquyết định một vấn đề gì khi đang bị bực bội, đang bị khiêu khích hoặc đang sân giận ai. Thứ hai trăm mười tám: Ngày lớn nhất của đời người là ngày hôm nay, vì hôm qua đã qua rồi còn ngày mai thì chưa đến. Thứ hai trăm mười chín: Nghèo nàn lớn nhất của đời người đến với những ai chỉ biết ham mê xa hoa vật chấtThứ hai trăm hai mươi: Nghệ thuật làm dễ dàng những việc khó và lớn nhất của đời người chỉ có ở những người có nhẫn nại làm hoàn hảo những việc dễ dàng và nhỏ nhất. Thứ hai trăm hai mươi mốt: Nghiệp luân hồi lớn nhất của đời ngườidâm dậtThứ hai trăm hai mươi hai: Nghiệp lực lớn nhất của đời ngườisát sanhThứ hai trăm hai mươi ba: Ngọn lửa lớn nhất của đời người là lửa tham dụcThứ hai trăm hai mươi bốn: Ngu dốt lớn nhất của đời ngườidối tráThứ hai trăm hai mươi lăm: Ngu xuẫn lớn nhất của đời người xãy đến khi mình tự để cho người khác khơi dậy lòng tức giận nơi mình. Thứ hai trăm hai mươi sáu: Nguy hại lớn nhất của đời ngườidục tìnhThứ hai trăm hai mươi bảy: Nguy hiểm lớn nhất của đời người có hai: một là cơn giận dữ, hai là sự ham muốn về tài, sắc, danh, thực, thùy. Thứ hai trăm hai mươi tám: Người bạn lớn nhất của đời người là nghiệp, dù thiện hay dù ác, chúng sẽ theo bạn xuống tận đáy mồ. Thứ hai trăm hai mươi chín: Người chủ lớn nhất của đời người là là chính mình. Thứ hai trăm ba mươi: Người thân lớn nhất của đời ngườitinh tấn, phục thiện, tỉnh thức, nhẫn nhụctrí huệThứ hai trăm ba mươi mốt: Người thầy lớn nhất của đời người là người dám chỉ trích những lỗi lầm của mình. Thứ hai trăm ba mươi hai: Nhân cách lớn nhất của đời người là làm thiện không làm ác. Thứ hai trăm ba mươi ba: Nhẫn nhục lớn nhất của đời người là biết can đảm đương đầu với những chỉ trích chê bai. Thứ hai trăm ba mươi bốn: Nhục nhã lớn nhất của đời người sẽ xãy đến với những ai tin rằng mình đã biết những gì mình chưa biết. Thứ hai trăm ba mươi lăm: Những cái nguy hiểm lớn nhất của đời người thường xãy đến từ những việc nhỏ. Thứ hai trăm ba mươi sáu: Oán tặc lớn nhất của đời ngườiphiền nãoThứ hai trăm ba mươi bảy: Phá sản lớn nhất của đời ngườituyệt vọngThứ hai trăm ba mươi tám: Pháp thù thắng và lớn nhất của đời người là pháp ly dụcThứ hai trăm ba mươi chín: Phẩm chất cao thượng lớn nhất của đời người có hai: một là lòng khiêm tốn, hai là lòng biết hy sinhvị thaThứ hai trăm bốn mươi: Phẩm chất chơn chánh lớn nhất của đời người nằm trong cách họ sống chứ không ở cách họ nói hay hay những gì họ có. Thứ hai trăm bốn mươi mốt: Phẩm hạnh lớn nhất của đời người là sự tu tập của chính mình. Thứ hai trăm bốn mươi hai: Phiền não lớn nhất của đời ngườisân hậnThứ hai trăm bốn mươi ba: Phúc họa lớn nhất của đời người đa phần phát xuất từ những hành xử hằng ngày của người ấy. Thứ hai trăm bốn mươi bốn: Phung phí thời giờ lớn nhất của đời người là sự tưởng nghĩ đến kẻ thùThứ hai trăm bốn mươi lăm: Phước báu lớn nhất của đời người có hai, một là bố thí, hai là những hành động đem lại sự an vui cho mình và cho người trong hiện tại và tương lai. Thứ hai trăm bốn mươi sáu: Phương pháp tu tập lớn nhất của đời người là rõ biết lỗi phiền não mà chẳng chạy theo phiền não, hay nhẫn chịu ác khổ mà chẳng sanh lòng sợ hãi, chẳng làm điều ác, ưa tu pháp lành, biết phân biệt lành dữ, gần gủi chánh pháp, thương xót chúng sanh, nghe người chê mà lòng vẫn an nhẫn, nghe người khen lòng thấy hỗ thẹn, thấy người chia lìa thì tìm cách khiến họ hòa hiệp, nêu điều hay của người, không nói lỗi của người, không chê người khen mình, không tự cao tự đại, không đa văn hý luận, tránh xa tà kiến và luôn biết thiểu dục tri túc. Đối với phiền não nên nghĩ như kẻ oán tặc, đối với thiện pháp nên xem như thân thuộc. Thà thân mạng mất quyết xa lìa các hạnh tà dục, xa lìa lời nói giả dối, hai chiều, thiêu dệt và đâm thọc. Thứ hai trăm bốn mươi bảy: Quyết định lớn nhất của đời người có hai: một là khi thấy việc gì không lợi lạc mà ngược lại có thể đem lại tai hại và khổ đau cho mình và cho người, mình dám can đảm bỏ đi; hai là khi thấy điều có lợi lạc và mang lại an sinh và hạnh phúc cho mình và cho người, dù khó thế mấy mình cũng tuân theoThứ hai trăm bốn mươi tám: Sai lầm lớn nhất của đời người có hai: một là đánh mất chính mình, hai là thị phi về người. Thứ hai trăm bốn mươi chín: Sai trái lớn nhất của đời người là nói một đàng làm một nẻo. Thứ hai trăm năm mươi: Sáng suốt lớn nhất của đời người là sớm biết tỉnh ngộ và lo tu tậpThứ hai trăm năm mươi mốt: Sáu con đường lớn nhất của đời ngườilục đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người và trời). Thứ hai trăm năm mươi hai: Sở trường lớn nhất của đời người là sự nhường nhịn. Thứ hai trăm năm mươi ba: Suy nghĩ lớn nhất của đời người là biết những gì mình đã, đang và sắp suy nghĩ, cũng như sự suy nghĩ phải làm một điều gì đó có lợi cho người khác. Thứ hai trăm năm mươi bốn: Sự bội bạc lớn nhất của đời người là sự vội vã trả ơnThứ hai trăm năm mươi lăm: Sự cao quý lớn nhất của đời người có hai: một là sự cao quý trong lòng mình; hai là luôn nhất tâm tu hành theo chánh pháp, dù cho việc gì xãy ra cũng quyết kiên trì chư không buông lung theo thú vui trần tụcThứ hai trăm năm mươi sáu: Sự cao thượng lớn nhất của đời ngườilòng biết ơnThứ hai trăm năm mươi bảy: Sự chán chường lớn nhất của đời người là nói chuyện với người lúc nào cũng tán đồng với ý kiến của mình. Thứ hai trăm năm mươi tám: Sự điên dại lớn nhất của đời ngườitìm cách sửa chữa cá tánh của người khác. Thứ hai trăm năm mươi chín: Sự giải tỏa ưu phiền lớn nhất của đời người đến với những ai tận tâm lo giải tỏa ưu phiền cho những người khác. Thứ hai trăm sáu mươi: Sự gian dối lớn nhất của đời người bắt nguồn từ sự gian dối trong việc nhỏ nhất. Thứ hai trăm sáu mươi mốt: Sự giáo dục lớn nhất của đời người đến từ nghịch cảnhThứ hai trăm sáu mươi hai: Sự hèn hạ lớn nhất của đời người chỉ xãy ra ở người thiếu trí. Thứ hai trăm sáu mươi ba: Sự hèn nhát lớn nhất của đời người là sự cam chịu trước nghịch cảnhThứ hai trăm sáu mươi bốn: Sự hiểu lầm lớn nhất của đời người xãy ra khi người ta tưởng rằng nhượng bộ là hạ mìnhnhận lỗi là nhục nhã. Thứ hai trăm sáu mươi lăm: Sự hùng biện lớn nhất của đời người là nói năng thận trọngThứ hai trăm sáu mươi sáu: Sự kết thân lớn nhất của đời ngườikết thân với người thiện. Thứ hai trăm sáu mươi bảy: Sự khó tha thứ lớn nhất của đời ngườitha thứ cho người khác, vì thói thường mình hay tự tha thứ cho mình chứ ít khi chịu tha thứ cho người. Thứ hai trăm sáu mươi tám: Sự khó thay đổi lớn nhất của đời người là sự thay đổi cá tánh của một người. Thứ hai trăm sáu mươi chín: Sự khôn ngoan lớn nhất của đời người có năm: một là biết lắng nghe lời chỉ trích chơn thành, hai là biết khéo léo đổi thù thành bạn, ba là đừng nói với người khác là mình khôn hơn họ, bốn là biết chấp nhận và hành xử theo lời khuyên, và năm là biết tự trách lấy mình chứ không trách người. Thứ hai trăm bảy mươi: Sự lãng phí thì giờnăng lực lớn nhất của đời người xãy ra khi chúng ta bị kích thích, nổi cơn thịnh nộ hay nuôi dưỡng lòng oán hận người khác. Thứ hai trăm bảy mươi mốt: Sự lịch thiệp lớn nhất của đời người đến với những ai biết giúp đở người khác mà không hề kể công. Thứ hai trăm bảy mươi hai: Sự lo sợ lớn nhất của đời người xãy đến với những ai gieo sự khủng khiếp cho người khác. Thứ hai trăm bảy mươi ba: Sự mất mát lớn nhất của đời người là mất mát chữ tín. Thứ hai trăm bảy mươi bốn: Sự nghèo nàn lớn nhất của đời người thường đến với những kẻ thiếu tài. Thứ hai trăm bảy mươi lăm: Sự nghiệp lớn nhất của đời người là những thử thách trong đời sống hằng ngàyThứ hai trăm bảy mươi sáu: Sự ngu dại lớn nhất của đời người có ba: một là vội tin mọi người, hai là vội vàng chỉ trích người khác, ba là không chịu thay đổi thiển kiến của chính mình. Thứ hai trăm bảy mươi bảy: Sự ngu dốt lớn nhất của đời người có hai: một là không dám hỏi khi mình không biết, hai là biết dở mà không dám bỏ. Thứ hai trăm bảy mươi tám: Sự ngu độn lớn nhất của đời người là sự bất đồng ý với cả người ngu lẫn người khôn. Thứ hai trăm bảy mươi chín: Sự sa bẫy lớn nhất của đời người xãy ra khi bạn bị xáo trộn bởi kẻ thù của bạn gây ra và làm đúng theo những ước vọng của họ. Thứ hai trăm tám mươi: Sự tha thứ dễ dàng và lớn nhất của đời người thường được dành cho chính mình. Thứ hai trăm tám mươi mốt: Sự thách đố lớn nhất của đời người là lời giễu cợt. Thứ hai trăm tám mươi hai: Sự thành công lớn nhất của đời người có hai: một là sự cố gắng của chính mình, hai là sự thành công ấy chỉ đến với những ai cố gắngcẩn thậnThứ hai trăm tám mươi ba: Sự thành đạt lớn nhất của đời người là hành động chứ không phải là lời nói hay sự hiểu biếtThứ hai trăm tám mươi bốn: Sự thiếu khoan dung lớn nhất của đời người phát xuất từ việc không hiểu biết người khác nghĩ gì và cần gì. Thứ hai trăm tám mươi lăm: Sự thô lỗ lớn nhất của đời người xãy đến khi người ấy không đủ thông minh để nói lời thích hợp và không đủ khôn ngoan để im lặng đúng lúcThứ hai trăm tám mươi sáu: Sự thông minh lớn nhất của đời người chỉ có ở những ai khi không biết dám nói mình không biết và khi sai trái dám nói mình sai tráiThứ hai trăm tám mươi bảy: Sự thông thái lớn nhất của đời người chỉ có ở những ai luôn biết rõ cái ngu của mình. Thứ hai trăm tám mươi tám: Sự thừa thải lớn nhất của đời người là sống một ngày mà không nghe được một câu nói đạo đức, không trông thấy được một việc làmđạo đức, hay không làm được một việc có đạo đứcThứ hai trăm tám mươi chín: Sự toàn thiện lớn nhất của đời người là lòng phục thiện của chính mình. Thứ hai trăm chín mươi: Sự xấc xược lớn nhất của đời người chỉ có ở những kẻ đần độnThứ hai trăm chín mươi mốt: Sự yên vui lớn nhất của đời người khởi lên từ lòng vị thaThứ hai trăm chín mươi hai: Sức chịu đựng lớn nhất của đời ngườichịu đựng một mình chứ không bắt ai phải chịu đựng với mình. Thứ hai trăm chín mươi ba: Sức mạnh lớn nhất của đời người có sáu: một là lòng kiên nhẫn, hai là tự hào và không quỵ lụy trong thất bại khi bạn đã cố gắng hết sức mình, ba là khiêm nhường và nhã nhặn khi chiến thắng, bốn là tự biết mình yếu hay mạnh, năm là đủ can đảm để đối phó với sợ hãi, sáu là ý chí bắt đầu công việc một cách đúng lúcThứ hai trăm chín mươi bốn: Tai hại lớn nhất của đời người có ba: một là những tai hại nầy xãy đến khi nào mình trông chờ vào người khác làm thỏa mãn những nhu cầu của mình; hai là nguyên nhân của những tai hại nầy đến từ chính mình chứ không từ ai khác; ba là những ai có tánh hay phô trương, vì sẽ có lắm kẻ ghen ghét đố kỵThứ hai trăm chín mươi lăm: Tai họa lớn nhất của đời người là mưu sâu kế độc của chính mình. Thứ hai trăm chín mươi sáu: Tài năng lớn nhất của đời người là sự nhẫn nại lâu dàiThứ hai trăm chín mươi bảy: Tài năng khó nhất và lớn nhất của đời ngườitài năng của người chịu nhìn nhận người khác có tài. Thứ hai trăm chín mươi tám: Tài sản lớn nhất của đời ngườisức khỏetrí tuệThứ hai trăm chín mươi chín: Tám món chơn chánh lớn nhất của đời người là thấy biết chơn chánh, suy nghĩ chơn chánh, nói lời chơn chánh, nghề nghiệp chơn chánh, lối sống chơn chánh, tinh tấn chơn chánh, nghĩ nhớ chơn chánh và định tĩnh chơn chánh. Thứ ba trăm: Tâm bất động lớn nhất của đời ngườitâm không dao động vì sự khen chê. Thứ ba trăm lẻ một: Tâm hồn lớn nhất của đời ngườitâm hồn luôn hy vọng chứ không tuyệt vọngThứ ba trăm hai: Tâm kiên cố lớn nhất của đời ngườitâm không chạy theo dục vọngThứ ba trăm lẻ ba: Tâm lớn nhất của đời người là tâm Bồ Đề, vì tâm Bồ Đềcon đường lớn có thể đưa chúng sanh đến cõi nhất thế trí, tâm Bồ Đề là con mắt sáng có thể xem thấy hết thảy đường chánh nẻo tà, tâm Bồ Đề là nước sạch có thể tẩy sạch mọi phiền não, tâm Bồ Đềchủng tử Phật có thể sanh chư pháp của chư Phật. Thứ ba trăm lẻ bốn: Tâm lương hảo lớn nhất của đời người là tâm thương người. Thứ ba trăm lẻ năm: Tâm niệm lớn nhất của đời người là chớ làm các điều ác, chăm làm các điều lành, và giữ trong sạch nơi tâm ý. Thứ ba trăm lẻ sáu: Tâm tệ hại lớn nhất của đời người là tâm ghét người. Thứ ba trăm lẻ bảy: Tâm thanh tịnh lớn nhất của đời ngườitâm không bị tham ái thúc dục, không bị sân hận thâm nhiễm, tâm đã vượt lên trên những thiện và ác nghiệpThứ ba trăm lẻ tám: Tâm thật tu lớn nhất của đời người là nghe ai nói tốt về mình thì không lấy làm vui, nghe ai nói xấu về mình không lấy làm khó chịu. Thứ ba trăm lẻ chín: Tệ hại lớn nhất của đời người là sợ sệt và lo âuThứ ba trăm mười: Tích lũybất an lớn nhất của đời ngườisự tích lũy của cảitài sảnThứ ba trăm mười một: Tịch tịnh lớn nhất của đời người là thân ngữ thanh tịnh, xa lìa dục lạc và tâm an trú trong định tĩnh. Thứ ba trăm mười hai: Tiến bộ lớn nhất của đời người là mỗi khi phạm lỗi ta biết lắng nghe và sửa lỗiThứ ba trăm mười ba: Tiếng lành lớn nhất của đời người là sống chơn chánh. Thứ ba trăm mười bốn: Tội lỗi lớn nhất của đời người có hai: một là bất hiếu, hai là lạc thúThứ ba trăm mười lăm: Tu sửa lớn nhất của đời người là tu sửa lấy mình. Thứ ba trăm mười sáu: Tu tập lớn nhất của đời người là sự tu tập cho chính mình. Thứ ba trăm mười bảy: Thản nhiên lớn nhất của đời người là đi đến đâu cũng cảm thấy an lạc, tỉnh thứchạnh phúcThứ ba trăm mười tám: Thanh tịnh lớn nhất của đời người là không oán hận, không bài báng, và không tranh tụng với ai. Thứ ba trăm mười chín: Thành công lớn nhất của đời người có ba: một là sự thành công nầy chỉ đến với những ai biết học hỏi kinh nghiệm của những lần thất bại; hai là sự thành công nầy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất; ba là sự thành công nầy là tích số của sự làm việc, may mắntài năngThứ ba trăm hai mươi: Thành đạt lớn nhất của đời người có hai: một là tâm bình thường, hai là biết nhận lỗi và biết sửa lỗiThứ ba trăm hai mươi mốt: Thành quả lớn nhất của đời người là chẳng còn phân biệt chức phận, địa vị, học lực, tiền củatài năngThứ ba trăm hai mươi hai: Thảnh thơi lớn nhất của đời người là không màng đến vật chấtThứ ba trăm hai mươi ba: Thắng phục lớn nhất của đời người là thắng phục dục tìnhThứ ba trăm hai mươi bốn: Thân hữu lớn nhất của đời người là người hay làm việc khó làm, hay cho việc khó cho, hay nhẫn việc khó nhẫn, tương thân tương trợ lẫn nhau, gặp khổ chẳng bỏ nhau, nghèo hèn chẳng khinh nhau, thấy sai bèn can gián, thấy việc tốt thời hoan hỷ, nguy nan chẳng bỏ nhau. Thứ ba trăm hai mươi lăm: Thân thuộc lớn nhất của đời ngườithiện phápThứ ba trăm hai mươi sáu: Thần dược lớn nhất của đời người là nụ cười. Thứ ba trăm hai mươi bảy: Thất bại lớn nhất của đời người có ba: Một là sự nóng nảy, hai là tánh tự đại, ba là vì mình không dám thực hiện những gì mình muốn làm. Thứ ba trăm hai mươi tám: Thệ nguyện lớn nhất của đời người có hai thứ: một là Tứ Hoằng Thệ Nguyện, hai là Thập Hạnh Phổ Hiền Nguyện. Thứ ba trăm hai mươi chín: Thiện nghiệp lớn nhất của đời người là tránh xa ác nghiệpThứ ba trăm ba mươi: Thiếu giáo dụclễ độ lớn nhất của đời người là chỉ nói về mình chứ không chịu lắng nghe người nói. Thứ ba trăm ba mươi mốt: Thông minh lớn nhất của đời người chỉ có ở những ai biết chấm dứt cuộc tranh luận, vì thường thường người ta quên mất chân lý trong các cuộc tranh luậnThứ ba trăm ba mươi hai: Thử thách lớn nhất của đời người là dám sống theo chơn lý hay Chánh PhápThứ ba trăm ba mươi ba: Trách nhiệm lớn nhất của đời người là biết những gì mình đã, đang và sắp làm. Thứ ba trăm ba mươi bốn: Tu tập lớn nhất của đời người là dứt bỏ ác nghiệp, hiển bày thiện nghiệp và tự tịnh kỳ ý. Thứ ba trăm ba mươi lăm: Tự tại, an lạchạnh phúc lớn nhất của đời ngườitrong đời ngũ trược ác thế mà mình không nghĩ ác, không nói ác, không làm ác; cũng như không xúi ai ai nghĩ ác, nói ác và làm ác. Thứ ba trăm ba mươi sáu: Tự tại lớn nhất của đời người là không bị khuất phục bởi quyền uy danh vọng và tiền tài địa vịThứ ba trăm ba mươi bảy: Tưởng tượng sai lầm lớn nhất của đời người là tưởng tượng có tốt có xấu, có giàu có nghèo, có sang có hèn. Thứ ba trăm ba mươi tám: U mê lớn nhất của đời người  có hai: một tà kiến, hai là là mê tínThứ ba trăm ba mươi chín: Ưu điểm lớn nhất của đời người là sự mềm dẻo của chính mình. Thứ ba trăm bốn mươi: Vết nhơ lớn nhất của đời người là sự ngu dốt. Thứ ba trăm bốn mươi mốt: Viên ngọc lớn nhất của đời ngườicông đức tu tập của chính mình. Thứ ba trăm bốn mươi hai: Vô ích lớn nhất của đời người là học mà không hành. Thứ ba trăm bốn mươi ba: Vướng bận lớn nhất của đời người là tưởng nhớ về quá khứ và bận tâm lo tưởng cho tương lai. Thứ ba trăm bốn mươi bốn: Vướng mắc lớn nhất của đời người có hai thứ: một là thị phi, hai là còn được nhiều người ưa thíchThứ ba trăm bốn mươi lăm: Xao lãng lớn nhất của đời ngườixao lãng giới, định, huệ. Thứ ba trăm bốn mươi sáu: Xấu hổ lớn nhất của đời người là sự xấu hổ khi không chịu học hỏi chứ không phải xấu hổ khi không biết. Thứ ba trăm bốn mươi bảy: Ý chí lớn nhất của đời ngườiý chí khắc phục dục vọngThứ ba trăm bốn mươi tám: Yên ổn lớn nhất của đời người có được khi mình luôn biết tự thắng lấy mình. Thứ ba trăm bốn mươi chín: Yếu đuối lớn nhất của đời người thường tới với những tấm thân nhàn hạ.

Phật tử thuần thành, nhất là người tại gia, nên luôn nhớ rằng không có loài hữu tình nào, vì được tài sản thành tựu mà được sanh lên thiện thú hay Thiên giới. Chính vì vậychúng ta ai lại chẳng muốn chọn cho mình một cuộc sống hướng thượng và cuộc tu tự tại với đầy đủ bảy thứ tài sản của các bậc Thánh, nhưng trong xã hội văn minh vật chất hôm nay có lắm người chỉ biết cái thế trí biện thông để nói chứ không chịu làm. Bao nhiêu kinh Phật họ cũng đều đọc hết, nhưng đọc để chơi cho vui qua ngày tháng chứ không phải đọc để thấu lý rồi từ đó y nương theo mà tu hành. Kỳ thật, những hạng ấy tính tình cao ngạo hơn trời, nhưng âm chất lại mỏng thua tờ giấy quyến. Xã hội hôm nay sở dĩ phải đắm chìm trong xáo trộn cũng tại vì những con người sống say chết mộng, nói hay làm dở nầy. Những hạng nầy lúc nào cũng biện giải hý luận, lúc nào cũng dương dương tự đắc và luôn cho những lý luận của mình là siêu phàm nhập Thánh. Kỳ thật, ngay cả những việc thật bình thườngtối thiểu của một người con Phật như ngũ giới, họ vẫn chưa giữ được và cũng chưa hề có ý định trì giữ những giới nầy bao giờ. Bệnh ba hoa chích chòe, ăn nói khoác lác đã trở thành thông bệnh cho rất nhiều Phật tử hôm nay. Chính vì nhìn thấy và đoán biết tâm địa của chúng sanh trong thời mạt pháp nên Đức Từ Phụ đã dạy trong Kinh Tuệ Giác: “Tất cả các pháp đều vô thường, đau khổvô ngã. Con đường diễn biến từ quá khứ đến hiện tại chính là nguồn gốc của sanh, lão, bệnh, tử. Tất cả những đau khổ nầy đều do tâm si mê u muội của những con người cao ngạo, suốt đời chỉ biết có nhàn đàm hý luận, chỉ biết nói chứ chưa bao giờ biết làm.”

Thật tình mà nói, Phật và chúng sanh đã từng một thời có cùng một bản tánh, nhưng Phật đã thành Phật, còn chúng sanh vẫn lặn ngụp, lăn trôi trong tam đồ lục đạo. Một thuở một kiếp nào đó, Phật Tổ cũng lang thang trong ba nẻo sáu đường, nhưng những cảnh sanh, lão, bệnh, tử bên ngoài thành Ca Tỳ La Vệ đã là những cú sốc mạnh làm động não tâm tư  của một chúng sanh mong muốn vươn lên làm Phật. Sau khi giác ngộgiải thoát, Phật Tổ đã khẳng định: “An vui không thể có trong dục lạcdục lạc là nguồn gốc của mọi khổ đau phiền nãolo âu. Không có bất cứ thứ gì trong cõi Diêm Phù Đề nầy có thể thỏa mãn được lòng tham dục của con người.” Lời dạy dỗ của Thế Tôn vẫn còn như vang vọng đâu đây, nhưng hãy suy gẫm lại đi hỡi những người con Phật! Hãy tự hỏi lòng mình xem coi tại sao Thế Tôn đã thành Phật gần 26 thế kỷ rồi, mà mình vẫn còn lặn ngụp lăn  trôi. Hôm nay có cơ duyên làm người, nhưng chưa biết ngày mai sẽ phải làm con gì? Con trùng, con dế, hay con trâu, con bò, con heo? Tại sao một thời Thế Tôn cũng nghiệp duyên trĩu nặng, thế mà giờ nầy Ngài đang ngự trị nơi Niết Bàn tịnh tịch, còn chúng ta vẫn tiếp tục sống trong mê mờ. Trong các kinh điển Phật, Đức Từ Phụ đã dạy quá rõ ràng về cuộc sống an vui hạnh phúc và cuộc tu tự tại giải thoát. Chúng sanh, nhứt là con người cứ mãi trầm thống khổ đau vì những nhận thức sai lầm, từ đó chúng ta cam tâm nhận giả làm chơn, nhận tà làm chánh, nhận ác làm thiện, nhận vô thường giả tạm làm chơn như vĩnh hằng chính vì vậy mà những sự việc xảy ra trên đời, có người lấy làm vui thích, có người lại không tán thán. Lại có những việc có người cho là khổ trong khi người khác lại vui vẻ thực hành. Chẳng hạn như có người cho rằng chay lạt khó nuốt và giới luật khó giữ, trong khi có người thì luôn trường trai giữ giới. Ai muốn nghĩ sao thì cứ nghĩ, nhưng với người con Phật, những lời dạy dỗ của Thế Tôn luôn là kim chỉ nam cho cuộc sống an vui hạnh phúc và cuộc tu giải thoát, không thể nghĩ bàn. Trong Kinh Hạnh Phúc, Đức Phật dạy: “Những tham cầu thỏa mãn sở thích nhất thời chỉ là những nhân của khổ đau phiền não về sau nầy mà thôi.” Người con Phật muốn sống an vui hạnh phúc phải luôn tu tỉnh, phải luôn sống lương thiện, không làm việc ác, phải lấy cái vui của người làm cái vui của mình, luôn sống phù hợp với đạo lý xã hội. Người con Phật nên luôn nhớ rằng cuộc sống an vui hạnh phúc của mình liên quan mật thiết với sự an vui và hạnh phúc của người, vì muốn được an vui hạnh phúc mà gây khổ đau phiền não cho người là chuyện nghịch lý. Nếu mình không muốn ai trộm cắp của mình thì mình đừng trộm cắp của ai. Nếu mình không muốn ai sân hận với mình thì mình đừng sân hận với ai. Nếu mình không muốn ai làm tổn hại mình thì mình đừng làm tổn hại ai. Chính vì không muốn sát sanh hại vật mà người Phật tử ăn chay. Trong Kinh A Hàm, Đức Phật dạy: “Ly dục để sanh hỷ lạc là tâm ý của người thoát tục” nghĩa là nếu tránh xa được ngũ dục trần thế (sắc, thanh, hương, vị, xúc) hay tài sắc danh thực thùy sẽ có được cái vui của người thoát tục. Cuộc sống an vui và hạnh phúc của người con Phật là cuộc sống sáng suốt chứ không si mê theo thường tình thế tục. Con người ấy luôn tự phản tỉnh, luôn thấy rõ từng tâm niệm của mình, niệm tham, niệm sân, niệm tà kiến vừa khởi lên liền biết nên không chạy theo. Người có cuộc sống an vui và hạnh phúc luôn tự thắng mình, luôn thắng những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, luôn được an ổn và có mối quan hệ vui vẻ với tha nhân. Con người ấy luôn tỉnh thức từng giây từng phút. Con người ấy luôn biết rằng nếu không khéo trong cuộc sống hằng ngày thì phiền nãovô minh sẽ khống chế và tăng trưởng, mà một khi phiền não vô minh tăng trưởng thì khổ đau trầm thống sẽ liền theo sau như bóng theo hình. Hơn thế nữa, con người ấy luôn lấy an vui hạnh phúc của người làm an vui và hạnh phúc của chính mình, luôn làm lợi ích cho tha nhân, luôn khuyên nhủ người khác với những giáo lý sống tu tuyệt vời của nhà Phật. Người có cuộc sống an vui hạnh phúc luôn làm con Phật chứ không làm những tên cùng tử quên mất kho báu nhà mình, lang thang phiêu bạt trong nghèo cùng rách rưới. Đức Phật đã dạy quá rõ ràng ai trong chúng ta cũng đều có sẵn một ông Phật, nhưng khổ nỗi vì bị vô minh trấn áp nên chúng ta quên mất ông Phật ấy để chạy theo vọng tưởng rồi tạo hết nghiệp nầy đến nghiệp khác để cứ mãi trầm luân trong ba nẻo sáu đường. Người con Phật muốn sống an vui và hạnh phúc phải nghe theo lời Phật dạy, phải biết vọng tưởng là không thật nhưng lại có khả năng dẫn mình đi mãi trong luân hồi sanh tử và khổ đau phiền não, vì vậy mà từ nay quyết định quay về sống với ông Phật nơi chính mình chứ không tiếp tục đuổi hình bắt bóng nữa. Người con Phật hãy lắng lòng suy gẫmhành trì những lời Phật dạy trong cuộc sống cuộc tu hằng ngày để thấy rằng sống tu theo đạo Phật thật đơn giảnbình dị như Phật Tổ năm xưa. Giáo lý nhà Phật chưa bao giờ dạy ai trốn chạy những vô thường và khổ đau phiền não. Phật đã dạy rõ ràng rằng tu theo Phật là đem thân tâm mà dung nhiếp và thanh lọc khổ đau. Phật không tự xưng là toàn năng để bắt ép ai phải theo Ngài để được Ngài ban cho cuộc sống an lành hạnh phúc. Tuy nhiên, từ vô lượng kiếp chúng sanh đã lăn trôi trong vô lượng phiền não ràng buộc làm cho cuộc sống ngày càng trở nên khốn đốn và khổ não hơn. Lại không có duyên lành và phước đức nên lúc nào cũng quay cuồng trong cơn “túy sanh mộng tử.” Thế nên muốn cầu an vui hạnh phúc trong cuộc sống, hay tự tại giải thoát trong cuộc tu, con đường tu Phậtcon đường độc đạo. Thế nhưng ngay cả những người tự xưng là con Phật, lại lắm khi đi ngược lại những lời Phật dạy. Thay vì dung nhiếp và thanh lọc khổ đau phiền não thì chúng ta lại u mê trốn chạy chúng. Thay vì chấp nhận tha nhân với những dị biệt để cùng nhau sống tu hài hòa thì chúng ta lại chống báng lẫn nhau. Người con Phật hãy lắng lòng nghe lời Phật dạy: “Muốn sống an vui hạnh phúc, muốn tu giải thoát, từ bi hỷ xả, nhu hòa nhẫn nhục, và khiêm cung từ tốn là những bước đi vững chắc cho mọi người. Lấy nhu hòa điều phục cường bạo, lấy nhẫn nhục đối đãi kẻ sân hận, lấy khiêm cung từ tốn đáp lại những kẻ cống cao ngã mạn, lấy quảng tâm bố thí trao cho những kẻ tham lam bỏn sẻn, lấy từ bi trao cho kẻ cùng hung cực ác, lấy hỷ xả đáp lại người câu chấp định kiến.” Người con Phật phải luôn nhớ như vậy để luôn cần tu nghiệp lành chứ không để cho việc đời lôi cuốnthời gian luống qua, chợt khi gió vô thường thổi qua, hối tiếc cũng không còn kịp nữa. Nên nhớ rằng tất cả tội phước trên đời nầy đều do chính tâm nầy tạo ra, như vậy an lạc hạnh phúc hay khổ đau phiền não cũng do chính tâm nầy mang lại. Thế nên người con Phật lúc nào cũng phải cẩn trọng, lúc nào cũng phải tỉnh thức trong chánh niệm chứ không thể một giây một phút dể duôi, hoặc học được một ít, thiền được vài cử, tụng được vài biến kinh, trì được đôi câu chú đã vội cho là đủ, rồi rong ruổi đó đây đem phàm tâm loạn tưởng ra nhàn đàm hý luận. Làm như vậy chẳng những cuộc sống hiện tại không an vui hạnh phúc, mà coi chừng trạm dừng chân kế tiếp sẽ phải là thiết vi hay vô gián địa ngục nữa là khác.

Dẫu biết đời là bể khổ với đủ đầy vui, buồn, thương, ghét, mong ham, mừng giận; tuy nhiên, nếu chúng ta biết quay lại với chính mình mà sống thật tỉnh thức thì tất cả mọi hệ lụy của thất tình lục dục sẽ bị triệt tiêu, chúng đến chúng đi không còn là những rai rức đối với chúng ta nữa. Người con Phật phải luôn nhớ những lời di huấn cuối cùng của Phật Tổ: “Không có sự giải thoát nào, không có sự thanh lọc nào có thể thực hiện được nếu không cố gắng tự tâm tự thân. Con đường khả dĩ đi đến giác ngộ là tự xoay lại với chính mình, tự kiểm soát những hành vi hằng ngày của chính mình, tự thanh lọc những uế trược trong tâm ý của chính mình.” Nói gì thì nói, căn bảncốt lõi của người tu Phật muốn an vui hạnh phúc lúc tại gia, hoặc tự tại giải thoát lúc xuất gia vẫn là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý.” Nếu nói thế thì có người sẽ cho rằng đây là sơ cơ tu thấp. Vâng! Người con Phật đừng nói đừng rằng, hãy quay ngay về chỗ “sơ cơ tu thấp” nầy mà tu rồi sẽ thấy. Con đường dẫn tới an vui hạnh phúcan nhiên tự tại phải là con đường quay về chiến đấu với chính mình. Chính Đức Từ Phụ đã khẳng định: “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng chính mình mới là chiến công vẻ vang oanh liệt nhất.” Những con người “túy sanh mộng tử” đang đi trong vô minh với chất chồng những “nhàn đàm hý luận,” hãy quay về soi rọi lại chính mình. Luôn nhớ rằng Phật khai sanh ra những giáo lý nhà Phật không nhằm mục đích nhàn đàm hý luận. Giáo lý ấy sẽ không được gọi là thậm thâm vi diệu nếu không được đem ra phục vụ cho cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc, cũng như cuộc tu an nhiên tự tạigiải thoát. Chúng ta không bác bỏ những hình thức bề ngoài như lễ bái, chùa chiền vì tất cả đều là tài sản của chúng ta; tuy nhiên, di huấn cuối cùng của Đức Từ Phụ vẫn là “hãy tự mình đốt đuốc lên mà đi, hãy quay về nương tựa nơi chính mình nếu muốn sống hạnh phúc và tu giải thoát.” Trước khi nhập diệt, Đức Thế Tôn đã ân cần vạch rõ cho hàng hậu bối thấy rõ rằng mọi loài chúng sanh đều có khả năng kiến tạo cho mình một ánh đuốc rực rỡ để lúc nào cũng đi được trên con đường an vui hạnh phúc. Người con Phật chơn thuần muốn đi trên con đường an vui hạnh phúc phải luôn trang bị cho mình một ánh đuốc, nếu ánh đuốc ấy chưa có khả năng giúp ta trực chỉ Tây Phương Cực Lạc hay Phật quốc, thì ít ra nhờ ánh đuốc ấy mà chúng ta thấy được những trầm thống khổ đau và phiền não của các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanha tu la, để từ đó tinh tấn tu hành sao cho ít nhất trong đời kế tiếp được trở lại làm người mà tiếp tục tiến tu. Người con Phật nên luôn nhớ rằng dù tu pháp môn nào, dù Thiền, Tịnh, Mật hay Luật tất cả chỉ là phương tiện giúp ta tịnh lự để có khả năng phản quang tự kỷ, từ đó thấy mình đang vướng gì và mình cần tu những gì để có thể vượt thoát khỏi những vướng mắc nầy, để rồi cuối cùng đi được trên con đường “an vui hạnh phúc” để một ngày không xa nào đó có khả năng nắm tay chư Phật thong dong trên đường giải thoát. Người con Phật phải luôn cẩn trọng ở điểm nầy để không vướng mắc vào những phương tiện mà Phật đã đặt ra cho chúng ta tu hành. Tất cả các pháp môn chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh của hàng xuất giathành Phật, còn cứu cánh của hàng tại gia là phải thảnh thơi đi về trên đường “an vui và hạnh phúc.” Ngay cả “đầu tròn áo vuông” cũng chỉ là phương tiện bề ngoài không hơn không kém. Ngày xưa có những bậc sa môn “đầu bù tóc rối với râu ria xồm xoàm” như Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thế mà Ngài vẫn được vua Lương Võ Đếmọi người tôn kính. Ở đây không phê bình hay biện giải về Thiền, niệm Phật hay mật chú, xuất gia hay tại gia, vì tất cả đều là phương tiện, ai có cơ duyên với pháp môn nào thì tu theo pháp môn đó, chứ đừng niệm được vài câu lục tự Di Đà lại vội chê người tu thiền, tu mật hay tu Luật. Nên nhớ tất cả những thứ nầy chỉ có một công dụng duy nhất là giúp cho chúng ta tỉnh lặng hay lắng đọng tất cả những cặn cáu để từ đó phản quang tự kỷ thấy coi mình vướng gì và cần tu những gì để sống an vui hạnh phúc và tu giải thoát. Tất cả những pháp môn cũng giống như những chiếc bè, ai muốn dùng loại bè nào cứ dùng, nhưng đừng cố chấp vào chiếc bè mà quên mất cứu cánh, thậm chí lắm khi còn khởi sanh ngã mạn cống cao rồi biến thành khinh sư chê đạo, hay vô tình hủy báng giáo pháp cao thượng mà mình đang theo đuổi. Người con Phật nên luôn nhớ rằng chìa khóa chính cho người con Phật mở cửa đi vào cuộc sống an vui hạnh phúc và cuộc tu an nhiên tự tại là sống tu tỉnh thức trong luật “nhơn quả.” Đã sanh ra làm chúng sanh, dù là người hay là thú, mình sẽ phải gặt hái hậu quả của những gì mà mình đã gieo, không có ngoại lệ. Chính vì thế mà Đức Thế Tôn hằng khuyến tấn người tại gia phải ráng giữ tam quy ngũ giới, hoặc hành trì thập thiện. Phật đã dạy trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới rằng: “Thiện nam tín nữ chỉ cần quay lưng lại với sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ và những chất cay độc thì cuộc sống phải là an vui và hạnh phúc.” Người tại gia nên luôn nhớ rằng vì phước mỏng, nghiệp nhiều, duyên thiếu, nên đời kiếp nầy dù được làm người nhưng vẫn chưa được cơ may xuất trần trọn vẹn, thế nên chúng ta phải dụng công tu tâm dưỡng tánh, phải y nương theo bốn trạng thái cao thượng (từ bi hỷ xả) mà Đức Từ Phụ đã truyền trao, phải nhiếp tâm tu trì công đức, phước đức để hóa giải dần những ác nghiệp đã tạo gieo từ vô lượng kiếp. Để nếu chưa đủ thiện duyên xuất gia thoát trần trong kiếp nầy thì vẫn được tái sanh làm một con người trọn lành trong kiếp lai sanhtiếp tục tiến tu. Trước khi làm bất cứ chuyện gì phải nên nghĩ đến hậu quả của nó, phải luôn mang bốn cái tâm lớn mà Phật đã trao truyền vào cuộc sống cuộc tu hằng ngày của mình và của người, luôn ban vui cho tha nhân bằng tình thương tỏa rộng không phân biệt, luôn tìm cách cứu khổ cũng như làm vơi đi những não phiền của tha nhân, thấy ai đói thì giúp miếng ăn, thấy ai khát thì giúp cho thức uống, thấy ai lạnh thì giúp cho manh quần tấm áo, thấy ai lo lắng sợ hãi bèn phát tâm an ủi vỗ về. An vui và hạnh phúc thật sự của con người vẫn là cái tâm hoan hỷ, hoan hỷ khi gặp được người tốt, hoan hỷ khi gặp được chơn sư lương hữu, hoan hỷ khi gặp được chánh pháp. Ngoài ra, an vui và hạnh phúc là những người có tâm rũ bỏ tất cả những phiền trược của trần thế, tâm người ấy không chấp trước, thân không giữ riêng cho mình bất cứ thứ gì. Người con Phật hãy ráng làm người không nhiễm trược, không nhiễm trược cả thân lẫn tâm; chấm dứt mọi hệ lụy của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Có người cho rằng đạo lý nhà Phật vượt ngoài khả năng thành đạt của con người. Vâng! Sự suy nghĩ như vậy cũng phải, nhưng chỉ phải với những con người không chịu phấn đấu, những con người đầu hàng hoàn cảnh, rồi từ đó tự phó thác mình cho những lý luận mù quáng, tự phó thác mình cho cái mà mình chưa bao giờ biết, chưa bao giờ thấy, để rồi buông tay nhắm mắt tận hưởng những thú vui trần tục.

Tóm lại, tất cả những ai có cơ duyên thừa hưởng được tài sảnđức Phật đã để lại cũng đều có cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Những người này luôn bỏ ác làm thiện; ở thân không sát sanh, trộm cắp, tà dâm; ở khẩu không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời độc ác hay thêu dệt; ở ý thì không tham lam, không sân hận, không si mê, tà kiến, biên kiến. Tuyệt đối không sa hầm vướng bẫy của bọn ma trơi “nhàn đàm hý luận,” nói hay làm dở, quyết không đến chùa với tâm ngã mạn cống cao. Người muốn đi trên con đường an vui và hạnh phúc nên luôn nhớ rằng đạo Phật và những giáo lý tuyệt vời của nhà Phật là để sống để tu chứ không phải để nhàn đàm hý luận. Người con Phật nên luôn nhớ hễ ai làm chủ được tâm mình lúc sống thì lúc mạng chung cũng sẽ làm chủ được tâm mình. Bên cạnh đó, cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc của người con Phật không thể thiếu vắng ân tình hiếu hạnh, ân cha, nghĩa mẹ, công thầy, và ân chúng sanh mọi loài. Người con Phật chơn thuần chí tâm chí thành tu tập sẽ không dừng lại ở cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc; không dừng lại ở ngũ giới, thập thiện, cũng không dừng lại ở những ân tình hiếu hạnh. Người con Phật phải nhận rõ chân tướng của khổ đau phiền não để dung nhiếp, thanh lọc và biến chúng thành những ao sen ngát hương ngay trong cõi Ta Bà nầy. Chúng ta phải thấy cho được bộ mặt thật của vô minh, mắc xích căn bản dẫn tới hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, hữu, thủ, sinh, lão, tử. Vì vô minhchúng ta cho rằng những đối đãi giữa tâm và cảnh là thật, rồi từ đó sanh ra ưa ghét, từ ưa ghét dẫn đến muốn có và muốn bỏ, do tâm muốn có muốn bỏ nầy mà chúng ta cho rằng vạn vật hằng hữu (vật có, thân có, cảnh có và có mãi mãi), do chấp hữu nầy mà chúng ta sanh ra, gây tội tạo nghiệp và tiếp tục lăn trôi. Người con Phật phải thấy vạn hữu đều do duyên hợp duyên tan, chứ không hằng hữu. Thấy để không chấp chặt cũng như vướng mắc, hay sa hầm vướng bẫy vào vạn hữu. Tiến trình từ người lên Phật hãy còn dài, nhưng khởi đầu không thể thiếu được trong tiến trình ấy của người con Phật phải là cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Mười phương ba đời chư Phật đều phải khởi điểm từ đây, chúng ta sẽ không có ngoại lệ. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật đã dạy tứ chúng về cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc như thế nầy: “Cho dù sống lâu cả ngàn năm mà thiếu đạo đức từ bi, sống mà không biết học hỏi để phân định chánh tà, không tu tâm cầu tiến, cuộc sống đó không được gọi là hạnh phúc thật sự.” Mục đích tối thượng của người tu Phậtgiác ngộ giải thoát, tuy nhiên chính Đức Phật đã khẳng định: “Không có giải thoát trong cuộc sống không an lạc, tỉnh thứchạnh phúc.” Trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới, Đức Phật đã dạy hai chúng tại gia rằng: “Mục đích trước mắt của hai chúng tại giaan lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Tuy nhiên, không phải gom góp tiền của danh vị cho nhiều cho cao là hạnh phúc. Hạnh phúc chân thật của con ngườicon người ấy biết đem tâm lượng từ bi hỷ xả chan hòa vào tha nhân. Hạnh phúc chân thật là kính tin nơi nhân quả luân hồi tội phước. Hạnh phúc chân thật là biết lấy giáo pháp để gột rửa tâm hồn.” Người con Phật phải lắng lòng suy gẫm những lời Phật dạy ngay từ bây giờ để chấm dứt bước đường rong ruổi, chấm dứt những ham muốn truy cầu, chấm dứt những đuổi hình bắt bóng ngay từ bây giờ. Quý vị ơi! Thời gian thấm thoát thoi đưa, thoáng một cái là chúng ta đã già, tóc bạc, da nhăn, răng long, gối mỏi. Thoáng một cái mà thân phận bèo giạt hoa trôi nầy tan rữa, không lẽ chúng ta cứ mãi rảo bước làm khách phong trần? Không đâu những người con Phật! Mong cho ai nấy cùng mạnh dạn lên đường ngay từ bây giờ!

 

Tài Liệu Tham Khảo

 

1.   Đạo Phật Trong Đời Sống, 10 tập, Thiện Phúc, USA, xuất bản từ năm 1990 đến năm 2006.
2.   History of Theravada Buddhism in South East Asia, Kanai Lal Hazra, New Dehli, 1981.
3.   History of Theravada Buddhism in South East Asia, Kanai Lal Hazra, New Dehli, 1981.
4.   The Holy Teaching of Vimalakirti, Robert A.F. Thurman: 1976.
5.   An Index to the Lankavatara Sutra, Daisetz Teitaro Suzuki, London, 1934.
6.   Kim Cang Giảng Giải, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1992.
7.   Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Hòa Thượng Thích Huệ Hưng, 1951.
8.   Kinh Trường Bộ, Hòa Thượng Thích Minh Châu: 1991.
9.   Kinh Trường Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1991.
10. Kinh Trung Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1992.
11. Kinh Tương Ưng Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1993.
12. Kinh Tăng Chi Bộ, Viện Nghiên Cứu Phât Học Việt Nam: 1996.
13. Kinh Tạp A Hàm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1993.
14. Kinh Trung A Hàm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1992.
15. Kinh Trường A Hàm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1991.
16. Linguistic Approach to Buddhism Thought, Genjun H. Sasaki, Delhi 1986.
17. The Long Discourses of the Buddha, translated from the Pali by Maurice Walshe, 1987.
18. A Manual of Abhidharma, Most Venerable Narada, Kuala Lumpur, 1956.
19. A Manual of Buddhism, Most Venerable Narada, Kuala Lumpur, 1992.
20. The Method of Zen, Eugen Herrigel, 1960.
21. The Middle Length Discourses of the Buddha, translated from the Pali by Bhikkhu Nanamoli, edited and revised by Bhikkhu Bodhi, 1995.
22. Nagarjuna’s Philosophy, K. Venkata Ramanan, Delhi 1975.
23. Những Đóa Hoa Vô Ưu, 3 tập, Thiện Phúc, USA, 2012.
24. Pen Portraits Ninety Three Eminent Disciples of the Buddha, C. de Saram, Singapore, 1966.
25. Phật Pháp Căn Bản (Việt-Anh)—Basic Buddhist Doctrines, 08 volumes, Thiện Phúc, USA, 2009.
26. Rajagraha, Jugal Kishore Bauddh, New Delhi, 2005.
27. A Record of Buddhist Kingdoms, Fa-Hsien, English translator James Legge, 1965.
28. Thiền Sư, Thiện Phúc, USA, 2007.
29. Thiền Sư Trung Hoa, Hòa Thượng Thích Thanh Từ: 1995.
30. Trích trong Chương Tám Mươi Bốn của quyển sách đang được biên soạn với chủ đề “Tài Sản Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo” của cùng tác giả.”

 





.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2016(Xem: 11155)
13/04/2013(Xem: 53941)
02/07/2015(Xem: 16437)
18/03/2017(Xem: 10033)
08/03/2019(Xem: 28326)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.