Dẫn Nhập

09/07/20214:32 SA(Xem: 3735)
Dẫn Nhập
VÔ THƯỜNG VÀ GIẢI THOÁT ĐẠO
Thượng Tọa Thích Minh Quang 
Nhà xuất bản Bồ Đề Tâm
Tu Viện Thiện Tường, Champagne, IL 61824

Dẫn Nhập

         Lần vào đời mình khóc lên hoảng hốt
         Lần ra đi thiên hạ khóc đưa mình
         Anh sẽ là tôi, tôi đã là anh
         Một kiếp sống chỉ là hai tiếng khóc.

                        ***

         Đã mơ mộng, vui buồnvinh nhục
         Từng dọc ngang trên vạn nẻo đường đời
         Nhưng cuối cùng trả gió mớ tàn hơi
         Buông tất cả, tay không còn một vật.

                        ***

         Người sợ thúi quẳng tôi vào lòng đất
         Ức không sao giở nổi nắp quan tài
         Trước tử thần tôi đại bại anh ơi
         Sự nghiệp đổ như sóng va vào đá.

                       ***

         Đối với tôi quyền năngphép lạ
         Những danh từ lừa gạt kẻ ngu si
         Họ là ai và họ đã làm gì
         Hay cũng chết như hoa rơi về gốc.

                        ***

         Nếu chưa thoát ngựa trâu và nô bộc
         Cho tham sân cho lục dục thất tình
         Anh sẽ là tôi, tôi đã là anh
         Một kiếp sống chỉ là hai tiếng khóc.[1]

   Vô thường là sự thực của cuộc đời. Đã sinh thì phải tử. Cho dù giàu sangquyền lực thế nào, ai cũng phải cúi đầu trước cái chết. Những vua chúa, danh nhân, hiền triết ngày xưa, nay có còn đâu? Không có thần linh hay thượng đế nào có quyền năng giúp chúng ta tránh khỏi cái chết! Mặc người tranh danh đoạt lợi, xưng bá xưng vương…, dòng đời vẫn vô tình trôi chảy, cuốn phăng tất cả, chỉ còn một chữ Không:


          Cuồn cuồn Trường giang đổ biển Đông
          Hùng anh bao lớp cuốn xuôi dòng
          Thị phi, thành bại… quay nhìn lại
          Kết cuộc không ngoài một chữ KHÔNG![2]

   Đức Phật chỉ ra sự thực này không những giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về cuộc đời mà còn là phương tiện khéo giúp người quán chiếu, từ vô thường thấy được các pháp duyên khởi tánh không, dứt trừ mê lầm ngã chấp, không còn phiền não khổ đau.

   Cho nên, ý nghĩamục đích đức Phật dạy về vô thường khác với tri thứccảm quan vô thường của thế gian. Đức Phật tóm tắt đạo lý này qua bài kệ Kinh Pháp Cú:

             Tất cả hành vô thường
             Dùng tuệ, quán như vậy
             Sẽ nhàm lìa các khổ
             Đây là thanh tịnh đạo.[3]

   Thanh tịnh đạo là tên khác của giải thoát đạo, con đường thanh tịnh hóa tâm mình, ra khỏi phiền não ngã chấpgiải thoát đau khổ trong vòng sinh tử luân hồi.

   Con đường tu học Phật Pháp cho đến khi thành Phật, có thể được tóm tắt qua ba chặng đường: phước đức đạo, giải thoát đạo và Bồ-tát đạo. Cho nên, một hành giả cần nắm rõ đường lối tu tập, cũng như người đến vùng đất mới, cần nắm trong tay tấm bản đồ mới không sợ bị lạc lối. Cho nên, trước khi nói đến vô thườnggiải thoát đạo, chúng ta thử tìm hiểu khái quát về ba con đường tu tập này.

 

----------------------

[1] Thích Chơn Điền, Tiếng Nói Người Dưới Mộ.

[2] “Cổn cổn Trường giang đông thệ thủy/ Lãng hoa đào tận anh hùng/ Thị phi thành bại chuyển đầu không.” 滾長江東逝水,浪花淘盡英雄;是非成敗轉頭空. Đây là đoạn mở đầu của bài đàn từ (彈詞) theo điệu Lâm Giang Tiên của Dương Thận楊慎  (1488-1559) đời Minh, viết trước chương Thuyết Tần Hán thứ ba trong sách Nhị Thập Nhất Sử. Sau này, khi viết Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung mượn bài từ này đề ở đầu truyện.

[3] Kinh Pháp Cú, Phẩm Đạo thứ 20, câu số 277.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.