12- Hòa bình

25/09/20215:55 SA(Xem: 3435)
12- Hòa bình

225 CÂU TRÍCH DẪN GIÁO HUẤN
CỦA 
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA

Hoang Phong

12) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về hòa bình

 

Câu 129
 
Hòa bình phải được tạo dựng từ bên trong tâm thức mình.
 
Câu 130
 
Mọi người đều nói đến hòa bình,
thế nhưng hòa bình không thể nào thiết lập được từ bên ngoài,
nhất là khi tâm thức mình vẫn còn chất chứa đầy ắp hận thù
 
Câu 131
 
Nên giải quyết các sự xung đột bằng lý trí hơn là bằng sức mạnh,
cách hành xử đó sẽ giúp mình cảm thấy các hành động của mình đúng đắn hơn.
Cảm tính đó sẽ tạo ra cho mình một sự hài lòng thật sâu xa.
 
Câu 132
 
Hòa bình chỉ mang ý nghĩa đầy đủ của nó
tại những nơi nào mà nhân quyền được tôn trọng,
tại những nơi mà con người tìm được miếng ăn,
tại những nơi mà cá nhân con người và cả xứ sở đều được tự do.
 
Câu 133
 
Khi nào sự bình lặng (an bình) chưa ngự trị bên trong chính mình,
thì khi đó mình sẽ không thể nào tạo được sự an bình trong khi tiếp xúc với kẻ khác,
do đó cũng sẽ không có một sự tương giao thân thiện nào có thể xảy ra giữa các cá thể,
và hòa bình cũng sẽ không thể nào được thiết lập giữa các quốc gia.
 
Câu 134
 
Trách nhiệm toàn cầu là yếu tố không thể thiếu sót đối với sự tồn vong của nhân loại,
và cũng là nền móng tốt nhất để xây dựng nền hòa bình trên toàn thế giới.
 
(lời tuyên bố của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Đại hội thượng đỉnh về Địa cầu tại Rio, năm 1992)
 
Câu 135
 
Địa cầu không cần đến những người thành công [trong cuộc sống].
Hành tinh này chỉ mong chờ trong tuyệt vọng những người chữa trị bệnh tật,
những kẻ thuật lại lịch sử (giúp chúng ta nhận thấy lỗi lầm của quá khứ để ý thức bổn phận và trách nhiệm mình trong hiện tại) và những người hăng say trong mọi lãnh vực (hết lòng với công việc của mình).
 
Câu 136
 
Quảng bá một nền văn hóa cho tương lai nhân loại, dựa vào sự đối thoại và phi bạo lực,
là bổn phận mà tập thể toàn cầu (các quốc gia trên thế giới) không thể thoái thác được.
 
(lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Nghị viện Âu châu tháng 10, 2001)
 
Câu 137
 
Nếu muốn việc giải trừ vũ khí bên ngoài có thể thực hiện được,
thì trước hết phải bắt đầu bằng sự giải trừ vũ khí bên trong tâm thức mình.
 
(trích từ bài diễn văn tại vận động trường Bercy tại Pháp, tháng 10, 2003)
 
Câu 138
 
Hòa bình không phải là một thứ gì đó phát sinh từ bên ngoài,
mà là từ bên trong nội tâm mình, bên trong con người của mình.
Vì thế mỗi người trong chúng ta phải có bổn phận
khơi động và phát huy nền Hòa bình đó từ bên trong chính mình,
trước khi có thể tạo ra một nền Hòa bình tỏa rộng khắp muôn nơi.
 
''trích trong quyển Sagesse du coeur: Le Dalai-Lama par lui même / Trí tuệ của con tim: Đức Đạt-lai Lạt-ma nói về chính mình, dịch giả Carisse Bousquet, nxb Seuil, 2010)
 
Câu 139
 
Trách nhiệm không phải chỉ dành riêng
cho những người lãnh đạo đạo quốc gia, hay những người được chỉ định hoặc được bầu lên
để làm một công việc đặc biệt nào đó.
Trách nhiệm là của từng mỗi cá thể trong chúng ta.
Nền hòa bình chẳng hạn chỉ có thể bắt đầu từ bên trong mỗi con người chúng ta.
Khi nào tạo được nền hòa bình đó trong nội tâm mình,
thì khi đó mình mới có thể tạo được sự thân thiện
với những người chung quanh mình.
 
Câu 140
 
Tôi tin và tự nhủ một ngày đó,
mỗi người đều ý thức được trọng trách của mình
là phải giúp đỡ và hướng dẫn gia đình toàn cầu (global family) của mình
theo một đường hướng đúng đắn hơn.
Những lời nguyện cầu thành kính chưa đủ,
điều chủ yếu là phải ý thức được trách nhiệm toàn cầu của mình.
Không nên quên là nền hòa bình trên thế giới
bắt đầu từ sự an bình bên trong con tim của mỗi con người chúng ta.
 
Câu 141
 
Trước sự thách đố lớn lao của thời buổi ngày nay,
chúng ta phải phát huy thật cao độ cảm tính trách nhiệm toàn cầu của mình.
Mỗi người trong chúng ta phải tận lực, thế nhưng không phải là vì mình,
gia đình mình hay tổ quốc mình,
mà vì sự an vui của tất cả nhân loại.
Trách nhiệm toàn cầu là chiếc chìa khóa đảm bảo sự tồn vong của tất cả chúng ta,
và cũng là nền tảng tốt nhất để xây dựng nền hòa bình trên toàn thế giới.
 Bures-Sur-Yvette, 24.09.21
Hoang phong chuyển ngữ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/06/2014(Xem: 23800)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.