15- Về tâm linh

08/10/20214:27 SA(Xem: 3452)
15- Về tâm linh

225 CÂU TRÍCH DẪN GIÁO HUẤN
CỦA 
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Hoang Phong

 

18) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về tâm linh

Câu 195

Nền tảng của việc luyện tập tâm linhtình thương yêu.

 

(điều kiện tiên quyết trong việc tu tập là phải phát động được tình thương. Một người hung dữ, tính toán, mưu mô, đầy dục vọng không thể tu tập được)
(trích trong quyền Les mots de sa Santeté Le Dalai Lama / Những lời phát biểu của Đức Đạt- lai Lat-ma, nxb Presses Du Chatelet,  2018)
 
Câu 196
 
Tu tập tâm linh một cách đúng đắn là một thái độ tâm thần,
và phải luyện tập thái độ đó trong bất cứ lúc nào (trong cuộc sống hằng ngày)!
 
(luyện tập tâm linh không phải chỉ là cách cầu xin và van vái vào các dịp lễ lạc)
(tu tập Phật giáo nói chung là một sự luyện tập thường xuyên hầu biến cải tâm thức mình, có nghĩa là phải ý thức từng cử động trên thân thể mình, từng xúc cảm và từng tư duy trong tâm thức mình để xem chúng có phù hợp với quan điểmmục đích tu tập của mình hay không. Kể cả đối với những gì hiện ra trong các giấc mơ cũng vậy, cũng phải phân tích chúng để tìm hiểu những gì chất chứa sâu kín trong tiềm thức mình để tìm hiểu sâu xa hơn con người của mình, hầu giúp mình biến cải nó từ bên trong tiềm thức của mình. Sự ý thứccảnh giác đó là một "thái độ tâm thần" mà mình phải luyện tập trong từng giây phút một trong cuộc sống)
 
Câu 197.
 
Bảo vệ truyền thống tâm linh của mình (tín ngưỡng của mình) không hề bắt buộc mình
không được phép quan tâm đến giáo huấn của các tôn giáo khác.
 
Câu 198
 
Thật hết sức khẩn thiết phải tạo cho mình một sự thăng bằng
giữa các mối lo toan vật chất và sự phát triển tâm linh.
 
Câu 199
 
Cần phải có một sự tin tưởng (conviction / sự vững tin) hoàn toàn
về con đường tâm linh mà mình đã chọn,
kết hợp  với sự tôn trọng không thể chê trách được đối với các sự thật khác
(tức là các tín ngưỡng khác).
 
Câu 200
 
Chúng ta có thể sống không cần có trà, nhưng phải có nước ;
cũng vậy, tương tự như thế chúng ta có thể sống không cần tôn giáo,
nhưng không thể sống thiếu tâm linh.
 
(tâm linh ở đây có nghĩa là một chiều sâu nào đó trong tâm hồn mình và một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống của mình. Tôn giáo là một sự sinh hoạt tâm lý rất phức tạp phản ảnh thật sâu kín từ bản năng sợ chết. Câu "Chúng ta có thể sống không cần tôn giáo" có nghĩa là không cần đến sự thúc đẩy của bản năng đó. Câu "Chúng ta không thể sống thiếu tâm linh" có nghĩa là thiếu một tầm nhìn đạo đứcvị tha hơn đối với đồng loại, và nếu có thể thì đối với tất cả chúng sinh)
 
Câu 201
 
Cuộc cách mạng tâm linh mà tôi cổ vũ
không tùy thuộc vào bối cảnh bên ngoài, liên quan đến các tiến bộ vật chất và kỹ thuật.
Cuộc cách mạng đó phát sinh từ bên trong nội tâm,
được thúc đẩy bởi ước vọng sâu xa biến cải chính mình,
giúp mình trở thành một con người tốt đẹp hơn.
 
(trích trong quyển Mon autobiographie spirituelle, id)
 
Câu 202
 
Mỗi khi xét đoán về một hành vi đặc biệt nào đó
hầu xác định xem nó có đạo đức và hàm chứa các giá trị tâm linh hay không,
thì tiêu chuẩn chủ yếu nhất là phải nhìn vào giá trị
của động cơ thúc đẩy đưa đến hành vi đó.
Nếu một người nào đó quyết tâm không trộm cắp,
thế nhưng quyết định đó chỉ đơn giản được thúc đẩy
bởi sự e sợ bị tố giác và bị công lý trừng phạt,
thì đấy chẳng có gì gọi là luân lý đúng nghĩa của nó cả,
bởi vì điều đó không phải là một thái độ tôn trọng đạo đức,
nói lên một sự chọn lựa (một sự quyết tâm, một sự tự nguyện).
 
(trích trong quyển L'art de la compassion, id)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/06/2014(Xem: 23935)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.