Tinh Thần Vô Ngã Được Chư Tăng Ni Thể Hiện Như Thế Nào Trong Đời Sống Cộng Đồng?

26/04/20227:54 SA(Xem: 2953)
Tinh Thần Vô Ngã Được Chư Tăng Ni Thể Hiện Như Thế Nào Trong Đời Sống Cộng Đồng?

TINH THẦN VÔ NGÃ
ĐƯỢC CHƯ TĂNG NI THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO
TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG? –
HỌC TIỂU KINH RỪNG SỪNG BÒ (CÙLAGOSINGA SUTTA MN 31)
TKN Pháp Hỷ - Ayya Dhammananda 

ducphatthichca_1– “Này các Anuruddha, như thế nào các ông sống hoà hợp hoan hỷ với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau bằng cặp mắt thiện cảm.

- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghe như sau: Thật lợi ích thay cho ta! Thật lợi ích thay cho ta! Khi được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy. Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng phạm hạnh này con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của các vị Tôn giả này. Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm”

Khi Đức Phật hỏi, làm sao mà các vị có thể sống với nhau được như nước với sữa thì các tôn giả đó đã trả lời, pháp hành của họ như thế nào , họ giao tiếp với nhau qua thân, khẩu, ý. Họ kết nối với nhau bằng thân, khẩu và ý trong sạch, đó là sự kết nối bằng Từ thân nghiệp (Mettakaya Karma). Mettakaya Karma là hành động về thân, xuất phát từ lòng từ bởi cử chỉ của họ đều có từ ái trong đó. Mettavaci Karma là từ khẩu nghiệp hay ái ngữ, và Mettamano Karma là ý từ, hay tâm từ. Mano là tâm ý, Vaci là lời nói, khẩu nghiệp và từ Kaya là thân, thân nghiệp từ, khẩu nghiệp từ, ý nghiệp từ. Tâm từ được thể hiện không chỉ trong tâm ý mà qua lời nói ái ngữ và qua hành động tử tế, và không chỉ phải có trước mặt mà cả sau lưng nữa. Có một số người trước mặt ra vẻ từ ái, dễ thương nhưng sau lưng thì không phải như vậy phải không? Sau lưng có thể hoàn toàn khác, làm như vậy có thể có sự hoà hợp được không? Không. 

Ngài A-Nậu-Đà-La nói với Đức Phật như thế nào: “Chúng con có từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệp, từ ý nghiệp trước mặt và sau lưng” Là khi trước mặt của vị đồng phạm hạnh hay là người bạn tu, mình nói lời tao nhã dễ thương bằng những hành động tử tế, quan tâm và có tâm từ ái với vị đó và khi không có vị đó. Cũng như vậy, cả ở những nơi public là những nơi có đông người cũng như ở những nơi thanh vắng không có ai cả, duy trì thân nghiệp, những hành động tử tế, những cử chỉ tao nhã, những lời nói ái ngữ, những lời nói đem đến hoà hợp mang lại sự tin tưởng yêu thương. Ý nghiệpsuy nghĩ tốt về nhau. Suy nghĩ thiện cảm về nhau, mong cầu những điều tốt đẹp đến cho nhau. Thì đó là pháp hành đem đến sự hoà hợp từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệptừ ý nghiệp, nhưng quan trọng hơn ở câu tiếp theo

Điều quan trọng hôm nay chúng ta nói đến là pháp tu vô ngã. Vô ngã thể hiện như thế nào: “Chúng con nghĩ là thật là tốt đẹp thay. Thật may mắn thay chúng ta được sống với những người đồng phạm hạnh như thế này”. Đó là trân trọng sự có mặt của người bạn tu của mình. Khi chúng ta không trân trọng sự có mặt của người bạn tu của mình thì chúng ta sẽ không có được từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệptừ ý nghiệp trước mặt và sau lưng. Chính cái trân trọng đó khiến cho chúng ta có được cử chỉ quan tâm, yêu thương, có được lời nói tao nhã, ấm áp yêu thương và có được những ý nghĩ tốt đẹp với nhau. Đó là trân trọng những gì mà mình đang có. 

Đôi khi chúng ta thấy sự có mặt của người bạn tu của mình, của huynh đệ của mình là một món quà mà ta thật sự trân trọng, có đúng như vậy không. Có bao giờ trong gia đình chúng ta thấy người chồng người vợ hay là con cái anh chị em của mình là một món quà phải không? Nếu như chúng ta thấy họ là một món quà thì chúng ta mới biết trân trọng yêu quí không để mất họ. Và bây giờ sau khi học bài kinh này Sư Cô thấy rất muốn quý vị về nhà mình hãy xem những thành viên khác trong gia đình là một món quà mà cuộc đời, hay ông trời đã ban tặng cho mình. Khi mình xem những thành viên khác trong gia đình mình là một món quà, mình sẽ trân trọng họ rất nhiều và khi mình trân trọng họ mình sẽ có từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệptừ ý nghiệp trước mặt và sau lưng, quý vị có thể làm cho ngôi nhà của mình, gia đình của mình trở thành khu rừng Sừng Bò giống như ba vị tôn giả này đang tu tập ở đây, bằng cách như thế nào: Câu tiếp theo rất quan trọng để nói lên tinh thần sống vô ngã.

– “Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của các vị Tôn giả này. Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những vị Tôn giả ấy….”.

Có bao giờ chúng ta làm được những điều này chưa và những vị cùng tu với mình cùng một mái nhà không? Hãy từ bỏ tâm của mình để sống thuận theo tâm của người khác, đây chính là chìa khoá của sống vô ngã. Thường chúng ta đem cái ngã của mình trong ý kiến của mình, chúng ta coi ý kiến của mình là quan trọng nhất và thường chúng ta ép buộc người khác phải nghe ý kiến của mình mà không nghe ý kiến của người ta, làm như vậy là mình quy y theo bản ngã hay quy y theo pháp? Vừa rồi có nghe thầy Viên Minh thuyết pháp rồi phải không, mình đã quy y theo bản ngã hay quy y theo pháp. 

Khi mình học pháp và mình đem pháp vào trong đời sống của mình thì đó gọi là quy y pháp, còn khi mình chỉ lắng nghe bản ngã của mình, ý kiến của mình mà thôi và mình mong muốn mọi người phải chìu theo ý tưởng của mình ý kiến của mình, mong muốn mọi người phải sống theo ý kiến của mình thì đó là mình quy y bản ngã và khi mình quy y bản ngã  thì mình sẽ không có được sự hoà hợp với những người xung quanh mình. Còn khi mình quy y pháp, mọi người cùng sống thuận pháp và mọi người đều sẵn sàng từ bỏ ý kiến của mình để sống theo ý kiến của người khác , thì đời sống chung đó dễ dàng hơn rất nhiều. Cô nhớ là khi cô đi đến trú xứ này, mặc dù cô nhỏ hạ hơn ni cô trưởng nhưng cô lớn hạ hơn ni cô phó ở đây. Cô ni trưởng ở đây chỉ hơn cô 1 tuổi nhưng ni sư xuất gia trước cô 5 năm. Năm 19 tuổi cô đã bay sang Đại Hàn xuất gia rồi và cô đã ở Đại hàn mấy năm và sau đó cô sang ở Thái lan, sau khi ni cô về Mỹ và thành lập ni viện này. Ni cô phó là người tu trước sư cô nhưng xuất gia trễ hơn, ni cô phó lớn hơn sư cô 20 tuổi và xuất gia sau sư cô chỉ hai mươi mấy ngày thôi, tu thì tu trước nhưng xuất gia thì sau sư cô 23 ngày nhưng hàng ngày cô ni phó vẫn đảnh lễ vẫn hỏi thăm mặc dù cô là người quản chúng ở đây và cô ni trưởng là người có sức khoẻ không tốt cho nên cô ni phó hầu như đảm nhận hết mọi việc từ lớn đến nhỏ trong chùa cũng như là dạy chúng. 

Cô ấy rất cung kính mỗi khi dạy chúng, khi cần làm gì cổ đều chắp tay hỏi ý kiến sư cô trước, mặc dù sư cô chỉ là một vị khách ni ở đây. Hàng ngày sau khi tụng kinh lễ bái xong, sau khi lễ Phật xong cổ quay sang đảnh lễ sư cô và nói tất cả chúng hãy đảnh lễ sư côsư cô nhỏ tuổi hơn cổ 20 tuổi và chỉ xuất gia trước cô 23 ngày. Khi cô làm điều đó và chính những gì cổ làm khiến sư cô cảm động vô cùng, khi sư cô thông báo sư cô sẽ sang California, cổ đích thân cùng với 2 vị ni khác đi ra sân bay San Francisco đón sư cô về chùa, dù cổ đã 71 tuổi rồi, cổ đi từ chùa đến sân bay San Francisco lái xe 2 tiếng đồng hồ. Và khi cổ làm tất cả những cái đó và sau mỗi thời tụng kinh, tại vì ở đây tụng kinh khác với người Việt nam, cho nên cổ dẫn chúng ở đây trên 10 năm rồi. lúc đó cô là người mới sang cho nên thời gian 1 tháng đầu cổ xin phép nói là cho con dẫn chúng vì ni sư mới đến, ni sư chưa quen, khi ni sư quen với cách tụng kinh ở đây rồi, con thỉnh ni cô hãy dẫn chúng và mỗi lần trước khi dẫn chúng cổ đều chắp tay xin phép. Những hành động như vậy rất khó trong đời này có được cho nên sư cô trân trọng, họ rất trân trọng sự có mặt của sư cô trong trú xứ của họ và sư cô cũng trân trọng sự có mặt của những người đồng phạm hạnh cao thượng này, sư côcảm giác đây chính là khu rừng Sừng Bò và ba vị tôn giả Anuruddha, Nandiya và Kimbila đang tu tập với nhau. Các sư cô đây không phải là 3 vị mà là 16 vị, đến từ 5 quốc tịch khác nhau, có 2 cô người Đại Hàn, 1 cô người Cambodia nhưng sinh ra ở Việt namsư cô là người Việt Nam và tất cả các cô khác là người Mỹ nhưng họ đều có các chủng tộc khác nhau. Người Mỹ đến từ Ireland, người Mỹ đến từ Anh, người Mỹ đến từ Bỉ, người Mỹ đến từ Đức…. nói chung đến từ nhiều nơi. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một đất nước đa chủng tộc cho nên trong chùa này cũng vậy, họ là người Mỹ da trắng nhưng họ có xuất xứ tiền thân của họ là những dân tộc khác nhau. Và 16 cô sống trong trú xứ bé nhỏ nghèo nàn vì các cô không giữ tiền, không nhận tiền mà chỉ đi khất thực để sống, cho nên trú xứ rất nghèo. Mặc dù vậy các cô trân trọng sự có mặt của nhau, sống theo pháp và theo luật, quy y pháp không quy y theo bản ngã và sẵn sàng từ bỏ ý kiến của mình, làm theo ý kiến của bạn mình. Chính điều đó tạo ra một trú xứ, tăng già hoà hoà hợp, an vui, nhìn nhau bằng ánh mắt từ ái, nghĩ về nhau những ý nghĩ trân trọng nhất và thể hiện với nhau những cử chỉ, những hành động yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng và không hề có sự cãi vả nào hết. 

Mỗi ngày các cô đều họp 30 phút vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong các cô đều họp với nhau để chia cắt đặt công việc, ở đây không có cắt đặt gì cả mà người nào sẽ xung phong làm việc gì trong chùa, người nào sẽ xung phong làm việc gì trong chùa và thông báo cho chúng biết hôm nay mình sẽ tự nguyện làm công việc đó trong chùa. Và sau khi cắt đặt như vậy rồi thì các cô sẽ đọc một bài kinh, cô ni phó sẽ đọc lên một bài kinh ở trong Atthakatha thuộc Sutta Nipata kinh tập và sau đó mọi người thảo luận về bài kinh ngắn đó trước khi mỗi người đi làm công việc của mình. Và 11 giờ cùng vào ăn trưa, mỗi tuần các cô chỉ sẽ khất thực 2 ngày thôi, là ngày thứ ba và ngày thứ sáu, sau khi giảng pháp xong sư cô sẽ cùng đi khất thực với ba sư cô nữa. 

Mỗi lần đi khất thực chỉ có 3 hay 4 sư cô thôi và nhìn nhau bằng ánh mắt hoàn toàn yêu thương, tâm từyêu thươngđiều kiện. Khi sư cô ở trong căn phòng của mình, sư cô cũng nghĩ về những vị đồng phạm hạnh khác với tâm hoan hỷ yêu thương, khi làm việc chung trong chúng cũng như vậy, khi tụng kinh, khi đi hành thiền, khi đi khất thực hay khi may vá hay giặt đồ hay dọn rửa, vv. Tất cả các hành động các cô không cần phải nói nhiều với nhau, trao đổi với nhau bằng ánh mắt, hiểu ý nhau là làm theo bằng ánh mắt mà không cần nói nhiều gì cả, các cô rất ít nói chuyện với nhau ngoài buổi họp chúng vào buổi sáng để cắt đặt công việc, để mỗi người xung phong làm một công việc gì đó và sau đó là nửa giờ thảo luận pháp nữa, hầu như các cô không nói. Vì sư cô là người lớn ở đây và người có học nhất cho nên mỗi tuần cô phải dạy các cô 2 buổi là buổi chiều thứ tư và chiều thứ bảy. Một giáo thọ sư sẽ hướng dẫn chúng học kinh điển/ thiền trong hai giờ. Chủ nhật có sinh hoạt với cộng đồng những người xung quanh chùa và những người lái xe đến cùng ngồi thiền, cùng đọc một bài kinh với các cô và cùng thảo luận  bài kinh đó. Thường trong các buổi thảo luận họ sẽ thỉnh ý của vị Ni lớn Hạ trước, và sau đó sẽ thảo luận với nhau. Khi những vị cư sĩ có những câu hỏi liên quan đến tu hành, liên quan đến pháp và luật, họ sẽ hỏi một vị Ni trưởng lão, vị đó có thể thỉnh ý vị lớn Hạ hơn trả lời trước, và sau đó sẽ lần lượt cùng thảo luận về một đề tài chung nào đó trong việc tu tập. Mỗi chủ nhật đều có những buổi như vậy. Mỗi tối thứ ba những người trong vùng họ cũng đến cùng sinh hoạt với các cô và sư cô hoặc sư cô phó sẽ giảng về các ba la mật, mỗi tối sẽ giảng về một ba la mật khác nhau. Giảng về những pháp hành trong Phật giáo để cho dân chúng trong vùng biết được trong Phật giáo có những pháp hành như vậy và các cô có cảm giác  mình là những cái thân khác của ngài A-Nậu- Đà-La, Nandiya và Kimbila cùng tu tập với nhau theo lý tưởng đó được thể hiện trong kinh khu rừng Sừng Bò này - đó là tu pháp vô ngã, quy y pháp chứ không quy y bản ngã, tôn trọng yêu thương lẫn nhau, phải từ bỏ ý kiến của mình để làm theo ý kiến của bạn mình, các bạn mình hay những người xung quanh mình. 

Trong một gia đình nếu quý vị biết từ bỏ ý kiến của mình để làm theo ý kiến của người bạn của mình thì gia đình đó có sự hoà hợp không, có bao giờ quý vị làm điều này với người bạn đời của mình chưa? Có thể khi đang yêu chúng ta làm điều đó rất dễ dàng phải không nhưng khi tình yêu và những cảm xúc cuốn hút đối với nhau không còn nữa hay giảm đi, chúng ta bắt người khác phải theo ý của mình. Khi chưa đi tu bản ngã sư cô rất lớn cho nên đừng đùa với những bản ngã khác sẵn sàng hơn thua. Khi biết tu Phật rồi, biết từ bỏ cái bản ngã đó từ từ, sự kiêu hãnh và khi xuống tóc để tu hành, khi Sư bà và người phụ tá của Sư bà cạo đầu cho sư cô, từng món tóc rớt xuống sư cô lấy chân giẫm lên nó và sư cô nói, với mỗi món tóc rớt xuống này con từ bỏ niềm kiêu hãnh của chính mình, từ bỏ cái bản ngã, kể từ nay con không xem ý kiến của mình là quan trọng nhất nữa. Trước đây con xem mình là người thông minh nhất, mọi người phải lắng nghe ý kiến của mình, còn bây giờ con sẽ từ bỏ những thứ đó. Cái nguyện là như vậy nhưng để làm được điều đó thật không dễ dàng gì cả. Nguyện là một chuyện còn hành theo cái nguyện đó lại là chuyện khác, phải mất khá nhiều thời gian để sư cô có thể từ bỏ ý kiến của mình, từ bỏ bản ngã của mình để sống thuận theo ý kiến của bản ngã của người khác.

Bây giờ quay lại với câu chuyện của ba người trong khu rừng Sừng Bò, “Chúng con nghĩ” đây là câu trả lời của ngài A-Nậu-Đà-La là như thế nào: “Thật may mắn cho ta” phải không “ Thật khéo lợi ích cho ta, ta được sống với các vị đồng phạm hạn như vậy” Đó là sự trân trọng sự có mặt của những người bạn tu của mình, và câu cuối là gì, “Chúng con nghĩ như sau: Ta phải từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những tôn giả này” Đây chính là chìa khoá của đời sống hoà hợp, thuộc đời sống vô ngã khi sống chung với nhau, và phương tiện để thực hành thể hiện sự vô ngã đó chính là: từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệptừ ý nghiệp. Có tâm từ, ý nghĩ thiện lành, có lời nói tử tế, có hành động quan tâm, cử chỉ từ ái – những thứ đó là phương tiện để thể hiện đời sống vô ngã vậy. 

Khi chúng ta trân trọng những người cùng có mặt với mình, từ cái trân trọng đó chúng ta sẽ có những hành động đáng yêu dễ thương với họ, những lời nói ngọt ngào trân trọng đối với họ, gọi là ái ngữ. Và có những ý nghĩ tốt đẹp, thiện lương về họ, đó chính là từ thân nghiệp, từ ý nghiệp, từ khẩu nghiệp trước mặt và sau lưng. Và khi có một công việc cần giải quyết và có các ý tưởng khác nhau để giải quyết những công việc đó, không tranh luận hơn thua mà mỗi người sẵn sàng từ bỏ tư kiến tư dục của mình để làm theo ý muốn của nguời khác. 

Tư kiến Tư dục là gì? Tư kiến là cách nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó; tư dục là mong muốn của mình về một vấn đề nào đó sẽ được giải quyết như thế nào. Nếu như chúng ta có thể từ bỏ tư kiếntư dục của mình thì đời sống chúng sẽ rất tuyệt vời. Nếu như chúng ta từ bỏ thì người bạn sống chung với chúng ta, cho dù người bạn đó là bạn cùng giường, bạn cùng nhà hay bạn cùng chùa đi nữa sẽ rất trân trọng điều đó. Họ sẽ rất biết ơn điều đó, trân trọngbiết ơn. Chỉ những người ít học, những người phàm phu, những người mà có thể nói là không được giáo dục tốt mới lợi dụng cái điều đó thôi, còn bất cứ người nào được giáo dục tốt, có học nhiều (bahusuta), có nhận thức đàng hoàng (hiri & ottappa) thì sẽ luôn luôn trân trọng cái điều đó. Khi họ trân trọng rồi thì lần trước chúng ta từ bỏ ý kiến của mình thì lần sau họ sẽ từ bỏ ý kiến của họ để thuận theo ý của chúng ta, vậy là có vay có trả, có đi có lại. Đời sống chung như vậy sẽ rất tuyệt vời, đó chính là đời sống vô ngãchúng ta nói đến trong bài kinh ngày hôm nay. 

chúng ta hãy theo kinh văn để nghe tiếp theo. “Rồi tôn giả Nandiya, Kimbila nói với Thế Tôn như sau: Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau:

“Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy, Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng phạm hạnh này con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp trước mặt và sau lưng, Bạch Thế Tôn do vậy chúng con nghĩ như sau: Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của các tôn giả này, Bạch Thế Tôn con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những tôn giả ấy, bạch thế Tôn chúng con tuy khác thân nhưng cũng giống như các vị ấy đồng một tâm, Bạch Thế Tôn như vậy chúng con sống hoà hợp, hoan hỷ với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm”.

Không phải chỉ có ngài A-Nậu-Đà-La mà ngài Nandiya và ngài Kimbila đều sống theo một lý tưởng như vậy và đã thực hành trọn vẹn cái lý tưởng sống của mình với nhau như vậy. Họ làm thành một tập thể tu hành có thể nói là tuyệt vời nhất mà sư cô từng được biết đến trên thế gian này.

Trích bài của TKN Pháp Hỷ - Ayya Dhammananda giảng tại Ni viện Dhammadharani, CA. Hạ 2019.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2016(Xem: 10980)
13/04/2013(Xem: 53734)
02/07/2015(Xem: 16219)
18/03/2017(Xem: 9852)
08/03/2019(Xem: 27946)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.