CHƯƠNG 4: THÓI QUEN

09/12/20225:23 SA(Xem: 1928)
CHƯƠNG 4: THÓI QUEN
NHẸ TÊNH GIỮA DÒNG ĐỜI
Thích Nhuận Đức
Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội 2022

CHƯƠNG 4: THÓI QUEN

1. Đổ lỗi cho hoàn cảnh
2. Thèm được sống
3. Không chấp nhận
4. Mỉm cười
5. Lắng nghe “tiếng gọi” tâm hồn
6. Xây dựng lòng thương yêu mỗi ngày
7. Nhìn sự vật “như nó đang là”
8. Suy ngẫm vô thường để làm mới tư duy
9. Tránh quyết định theo cảm xúc
10. Lối sống vô định
11. Tư duy sáng tạo trong công việc
12. “Trò chuyện” với cơ thể
13. Vội vàng, hấp tấp
14. Nhìn cuộc đời với khía cạnh tích cực
15. Lo lắngbuồn phiền
16. Tư duy tích cực
17.  Nỗi sợ
18. Tin vào nhân quả
19. Bước chân trọn vẹn
20. Vướng mắc
21. Tự ái


Một đời sống tích cực luôn hiện diện những mục tiêu, hoài bão tích cực. Một đời sống hạnh phúc sẽ được nên tạo bởi thói quen tích cực thông qua suy nghĩ, hành vi con người. Một thói quen xấu có thể làm cuộc đời và những người thân bạn biến thành một màu đen tối đau khổ. Một lối sống tích cực sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn sang một bước ngoặt với những điều mới mẻ và hạnh phúc.

Làm theo thói quen không quá khó nhưng thay đổi một thói quen và hình thành một thói quen mới không phải dễ dàng. Nhưng tất cả chúng ta đều có thể làm được nếu có suy nghĩ tích cực và sự nỗ lực đủ mạnh mẽ để hướng đến một đời sống mới. Chúng ta sẽ đứng lên bằng đôi chân và khối óc của chính mình.

Trong nhà Phật có dạy: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa t nghiệp ấy”.1

Nghiệp hay còn gọi là nghiệp lực; là một dạng năng lực được thúc đẩy một cách cố ý thông qua các hành vi, lời nói, suy nghĩ; với tần số xuất hiện lặp lại nhiều lần trở thành thói quen. Vì nó đã trở thành thói quen nên nó chi phối toàn đời sống của chúng ta trong mọi hành vi, ý nghĩ.

Thói quen được tạo ra bởi con người, nó được tích lũychi phối toàn bộ đời sống mỗi cá nhân nên con người chính là chủ nhân của thói quen; chủ nhân của nghiệp; không có ai ban phước giáng họaquyết định đời sống chính bản thân mình.

Triết gia Aristotle nói: “Chúng ta là sản phẩm của thói quen của chính chúng ta. Sự xuất sắc không đến từ một hành động, mà hình thành từ một chuỗi thói quen sống.”

1  Tăng Chi II, tr. 77
Theo các nhà nghiên cứu thần kinh học thì họ cho rằng trong não chúng ta có một bộ phận tên gọi là hạch nền - Basal Ganglia với chức năng tự động hóa khiến các hành vi, ý nghĩ được lặp đi, lặp lại một cách tự nhiên vô thức 1.

Sự tự động hóa (automatic) sẽ giúp cho não tiết kiệm năng lượng và dành năng lượng vào những công việc mang tính chất tập trung, quyết định, hoạch định mới mà bộ não cần. Đó là cách hoạt động của Basal Ganglia trong não bộ.

Do đó, những thói quen đã hoạt động một cách máy móc khiến chúng ta khó có thể kiểm soát nếu chúng ta không có chánh niệm (mindfulness) và sự nỗ lực dù trong những hành vi nhỏ nhất.

Trong cuốn sách Sức mạnh của thói quen (The Power of Habit), tác giả Charles Duhigg cho rằng thói quen được hình thành từ ba yếu tố sau:

1 Samandouras G. The neurosurgeon’s handbook, Oxford University Press, 2010.

Sự nhắc nhở

Sự tạo thành thói quen

Sự củng cố

Trước khi bạn muốn thay đổi một thói quen từ tiêu cực sang tích cực thì bạn cần phải xác định một cách nghiêm túc với bản thân với câu hỏi sau: “Bạn có thật sự nghiêm túc muốn thay đổi hành vi tiêu cực này không?”

Bạn cần tránh những thái độ oán giận, trách móc, đổ lỗi cho hoàn cảnh… mà hãy có thái độ chấp nhận “xem như là một người bạn”, chấp nhận chúng như một sai lầm đã mắc phải mà bạn mong muốn thay đổi.

 

Thái độ thành thật, biết yêu thương bản thân, thấy được giá trị tích cực của việc thay đổi thói quen là điều quan trọng nhất và quyết định kết quả của quá trình thay đổi hành vi, nhận thức của bạn.


Sự khao khát thay đổi bản thân, cuộc đời, lối sốngý chí đủ mạnh sẽ giúp bạn tiêu diệt các hành vi, suy nghĩ tiêu cực. Khuynh hướng tạo ra một môi trường phù hợp, cách ly với những điều kiện có khả năng gây gợi nhớ các hình ảnh, cảm xúc tiêu cực là điều rất quan trọng để hướng đến thành công.

Chẳng hạn, thói quen xem phim hoặc lướt Facebook… trước khi ngủ được xem là nguyên nhân gây ra triệu chứng mất ngủ. Hậu quả của chứng mất ngủ sẽ làm cuộc sống của bạn trở nên mệt mỏi hơn; bạn không đủ minh mẫn để giải quyết các vấn đề trong công việc…

Hãy kiên quyết tách bản thân ra khỏi môi trường đó, hoặc tắt nguồn hay thay thế thói quen đó bằng công việc khác như đọc sách, học tiếng Anh, niệm Phật, nghĩ đến những điều tích cực, biết ơn, tha thứ, nhìn nhận lầm lỗi qua mỗi ngày… để cho tâm trí bạn có những hướng tích cựctrở về trạng thái cân bằng để chuẩn bị đi sâu vào giấc ngủ.


Sau khi bạn chấp nhậnquan sát thói quen một cách rõ ràng thì hãy thay thế chúng hoặc trì hoãn thời gian thói quen xuất hiện bằng cách cố gắng tiếp tục các công việc mà bạn đang làm.

Sự trì hoãn sẽ làm thói quen đó bị lãng quên hoặc nó sẽ tái hiện với tần số thấp hơn dần, thấp dần qua mỗi lần nó sanh khởi. Hoặc bạn có thể thay thế nó bằng những hành động tích cực mà bạn yêu thích để bạn không còn nghĩ tới nó nữa.

Sau khi trải qua được khoảnh khắc đó bạn hãy tự thưởng cho mình bằng những điều nho nhỏ như có thể ăn món gì đó, hay làm một việc gì đó bạn thích mang tính kích não sang hướng tích cựcgiá trị trong đời sống của bạn.

Sự tự thưởng bản thân sau khi hoàn tất được một quá trình sẽ làm cho một lượng hormone Dopamine được tiết ra trong não khiến bạn trở nên thích thú, hưng phấn và muốn chiến đấu, tiếp tục vượt qua mỗi khi thói quen xấu trỗi dậy.


Sự thay đổi thói quen là một quá trình nỗ lực đấu tranh với bản thân và bạn không thể chấm dứt nó ngay trong một lần hay một thời gian ngắn như bạn muốn.

Theo các nhà khoa học thì thói quen sẽ được hình thành khoảng 20-30 ngày. Tuy nhiên, thời gian có thể nhiều hơn tùy vào sự nỗ lực, quyết tâm của bạn.

Thói quen trong đời sống khá nhiều phức tạp từ dạng thô đến vi tế, có thể được biểu hiện hay không biểuhiện... Tuy nhiên, Tôi tạmđưa ranhững thói quen tích cực, tiêu cực khá phổ biếnchúng ta hay mắc phải trong các tình huống sau:

1.   Đổ lỗi cho hoàn cảnh

Trong cuộc sống không có sai lầm nào giống sai lầm nào, nhưng sai lầm lớn nhất đó chính là bạn hay đổ lỗi cho hoàn cảnh và sẵn sàng nuông chiều, cho phép bản thân được quyền vấp ngã.


Trong một gia đình nọ có hai anh em sinh đôi. Suốt những chuỗi ngày thơ ấu chúng phải chứng kiến cha mình nghiện ngập, bài bạc, rượu chè, bê tha, triền miên. Ký ức tồi tệ nhất của chúng là chứng kiến cảnh bát đĩa bay, dép bay và những trận đòn đuổi rượt trong những bữa cơm đầy nước mắt và tủi hận.

Năm tháng trôi qua, hai đứa trẻ lớn lên, trưởng thành và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình. Người anh song sinh giờ đây trở thành một phiên bản của người cha năm nào - tiếp diễn, tái hiện lại cảnh mỗi buổi chiều với đôi chân xiêu vẹo, lê lết trong những cơn say, mùi rượu nồng nàn, đôi tay cầm chai rượu quật quờ như kẻ không hồn. Còn người em song sinh lại trở thành một trong những người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn bia rượu của địa phương.

Một anh hàng xóm của gia đình đến chơi và hỏi người anh: “Tại sao anh lại trở thành một tay bợm nhậu như thế này?” Rồi hỏi người em:


“Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ tệ nạn bia rượu?”

Thật bất ngờ cả hai anh em đều có một câu trả lời giống nhau: “Có một người cha như vậy đương nhiên Tôi phải trở thành người như thế này rồi”.

Cũng vậy, trong cuộc đời chúng ta, ai cũng có những hoàn cảnh riêng biệt, việc vượt lên số phận và hoàn cảnh của một người trưởng thành không bao giờ có sự hiện hữu của sự đổ lỗi nơi người khác và sự buông thả nơi bản thân. Hoàn cảnh và sự đổ lỗi cho người khác luôn là lý do để những kẻ không có ý chítâm hồn hẹp hòi làm nơi bám víu và bào chữa cho hành động sai trái của mình.

Trong nhà Phật có bài kệ:

Tự mình là vị cứu tinh

T mình nương tựa vào mình tốt thay Nào ai cứu được mình đây?

T mình điều phục hàng ngày cho chuyên Thành ra điểm tựa khó tìm”1

Vì vậy, mỗi chúng ta phải tự mình làm con thuyền cho chính mình, làm hòn đảo cho chính mình và tự mình thắp lên ngọn nến của cuộc đời mình. Sự thắp ngọn lửa, hay làm con thuyền, hay hòn đảo tất cả tùy thuộc vào mỗi con người.

Đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác hay cho số phận là cách con người dùng để tránh né lầm lỗi hay không chấp nhận hiện thực cuộc sống. Hòn đảo lớn hay bé, con thuyền có đủ vững chắc để qua sóng gió cuộc đời, ngọn lửa có đủ nhiên liệu để đốt cháy hay không, hạnh phúc hay khổ đau, tất cả đều phụ thuộc vào chính sự nỗ lực, nhiệt huyết của mỗi bản thân chúng ta đối với cuộc đời này.

1 Kinh Pháp Cú 160.

2. “Thèm” được sống

Được sống trên cuộc đời này là một điều hạnh phúc nhất mà ai cũng mong muốn; thế nhưng vẫn còn có những ai đó cảm thấy thế gian vô vị và chẳng có ý nghĩa gì để tồn tại.

Tuy nhiên, chúng ta được làm một con người trên cõi đời này là may mắn nhưng sống như thế nào, thèm khát sống như thế nào còn tùy thuộc vào nhận thức của chính chúng ta. Hay nói cách khác làm người đã khó nhưng khó hơn khi chúng ta làm một con người.

Có nhiều người, họ có thói quen phớt lờ, bỏ qua cơn thèm sống để đi tìm một thế giới mới sau cái chết, nơi đó có thể là cõi thế giới Tây phương tịnh độ, nơi đó có thể là sự phóng túng, sự thờ ơ với gia đình, xã hội, sống chết mặc ai của cuộc đời, thế giới chống lại quy luật nhân quả để thỏa mãn cơn thèm chết của mình.


Điều này không thể tồn tại nơi một con người biết thành thật với chính mình, có trách nhiệm với cuộc đờihành vi mình đã tạo.

Thế giới Tây phương tịnh độ ở trong bạn, ngay tại đây, không nơi nào khác. Nếu bạn sống có hạnh phúc, yêu quý cuộc đời này thì cảnh giới Phật sẽ hiện ra ngay trước mắt bạn. Thế giới an lạc không thể có sau khi chết nếu con đường bạn đi vướng mắc đầy rẫy những quả bóng gai góc, những chiếc búa hận thù, trong vũng lầy phiền lụy…

Cách để đón nhận niềm hỷ lạc nơi tâm hồn bạn còn tùy thuộc vào thái độ, quan điểm sống và cách nhìn của chính bạn với cuộc đời này. Không ai khác ngoài bạn.

Nếu các bạn đói bụng, khát nước thì theo một cách tự nhiên của bản năng, bạn sẽ đi tìm một cái gì đó để ăn hay để uống. Thói quen đi tìm cái gì để ăn, uống; điều đó có nghĩa là bạn đang biết trân quý bản thân và bạn muốn nó được tồn tại và giúp ích một điều gì đó cho mình, gia đìnhxã hội.

Thèm sống không có nghĩa là sống ích kỷ hẹp hòi cho bản thân, mà hãy sống cho bản thân, gia đình bạn và cuộc đời này. Thông thường chúng ta  nghĩ rằng cuộc đời còn dài, cái chết còn xa và thậm chí cũng chẳng biết là mình đang sống vì cái sống đang bị thống trị cơm áo, gạo tiền, chức vụ, ích kỷ, hẹp hòi, giận hờn…

Thực tập thói quen thèm được sống có ý nghĩa, khao khát được sống tốt mỗi ngày sẽ là chất liệu để nuôi dưỡng giúp bạn vượt qua được những cơn chán nản do những phong ba bão táp của cuộc đời mang lại.

 

Mỗi khi cơn chán trỗi dậy nơi bản thân mình, nó sẽ không đủ sức để lấn át, triệt tiêu, vùi lấp những năng lượng tích cực đang sanh khởi mà hàng ngày bạn đang tích lũy. Mỗi khi cơn chán xuất hiện, cơn thèm sống sẽ tự động đi tìm những chất liệu có ích để nuôi dưỡng nó. Nó chính là bạn, bạn cũng là nó, bạn cần phải biết trân trọng nó.

Hãy lựa chọn cho mình những cơn thèm tích cực mỗi ngày như thèm học hỏi, đọc sách, trải lòng yêu thương, bao dung, thông cảm, tha thứ với tất cả mọi người, nghiên cứu và suy ngẫm tích cực các vấn đề xảy ra trong cuộc sống để thấy cuộc đời này vẫn đáng sống và có ý nghĩa. Mỗi khi những chất liệu đó vắng bóng trong tâm trí bạn thì nó sẽ tự động hóa đi tìm những thức ăn phù hợp với những gì bạn nuôi dưỡnghằng ngày.

Tất cả những gì chúng ta có được từ kiến thức, tài sản, danh vọng, địa vị, tiền bạc… cũng là vay mượn của thế gian này để mà sống. Vì vậy đừng ngần ngại chia sẻ, cho đi những gì mình có. Hãy cho đi những tấm lòng chân thành, bạn sẽ nhận được tất cả.

Nếu sự khao khát sống không được tích lũy nuôi dưỡng trong đời sống hằng ngày của bạn, thì bạn đã và đang đánh mất chính mình. Hãy thực tập thói quen thèm được sống, khao khát được sống, vì khi thèm sống bạn sẽ yêu thương, trân quý cuộc đời này. Đó là tất cả những gì trời đất trao tặng cho bạn.

Đừng vì những điều hận thù, tham lam, si mê, ích kỷ, hơn thua… làm mất đi những điều quý giá nhất mà cha mẹ và tạo hóa đã nén ra hình hài bạn. Hạnh phúc và khổ đau đều tùy thuộc vào bạn, không phải ai khác.

3. Không chấp nhận

Điều trái nghịch trên cuộc đời này là tại sao con người lại thích chấp nhận, nâng niu, mong muốn nhiều những điều tốt đẹp đến với mình; trái lại họ càng căm ghét, phẫn nộ, bực bội, chán chường… mỗi khi những điều không vừa ý lại tìm đến.


Điều này trở thành một thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng thật sự nó sẽ như quả tạ

1.1         kg đè dập cuộc đời bạn bất cứ lúc nào nếu bạn không thực tập thói quen biết chấp nhận với thực tại. Sự chấp nhậnmỉm cười với những gì xảy ra trong hiện thực sẽ làm cho cuộc sống và cái nhìn của bạn trở nên dễ chịu hơn.

Thái độ không chấp nhận với những khó khăn trong thực tại được biểu hiện qua trạng thái bực bội, bất mãn, đổ lỗi cho hoàn cảnh, bào chữa, chửi thề, chán đời, hận đời… Đây là những nguyên nhân gây ra những cuộc đổ máu, tan rã các mối quan hệ xã hội, khổ đau được thống trị trong tâm trí bạn.

Trong nhà Phật có dạy “Chính sự biết vừa đủgiàu sang, vui thú và yên ổn. Biết vừa đủ thì nằm trên đất cũng thấy vui thích, không biết vừa đủ thì ở thiên đường cũng vẫn bất mãn. Không biết vừa đủ thì giàu mà nghèo, biết vừa đủ thì nghèo mà giàu. Không biết vừa đủ thì luôn luôn bị cả năm thứ dục lạc lôi kéo, làm cho người biết vừa đủ phải xót thương. Đó là hạnh biết vừa đủ.”1

Lão Tử cũng có câu “Họa mạc đại vu bt tri túc; cửu mạc đại vu dục đắc. Cố tri túc chỉ túc, thường túc hỉ”2, tức là không có họa nào bằng sự không biết đủ, không có hại nào lớn bằng ham muốn có được, nên biết vừa đủ thường vui vẻ.

 

Sở dĩ, sự chấp nhận biết vừa đủ trở nên khó khăn với bạn vì thói quen ham muốn vô độ đã kết thành những lớp sâu dày. Bạn cần phải thực tập nhìn vào sự ham muốn trỗi dậy hàng ngày để biết rõ, ngăn chặn, vượt qua chúng.

Sự biết vừa đủ không phải là cách sống “dậm chân tại ch hay lối sống thụt lùi mà là biết hài lòng với tất cả những nỗ lựchoàn cảnh thực tại để có cách nhìn tích cực hướng đến phía trước, một đời sống lạc quan, không vướng mắc quá nhiều bởi hơn thua, tranh giành trong cuộc đời.

1 HT. Thích Trí Quang, (dịch), Kinh Di Giáo.

2 Chương 46, Đạo đức Kinh.


Không khó chấp nhận với điều kiện không miễn cưỡng, chỉ khó là bạn không chịu biết vừa đủ với hoàn cảnh thực tại. Lối sống hay so sánh với người khác để tự trách mình, ràng buộc mình phải như thế này hay thế khác sẽ cuốn bạn vào vòng xoáy của sự không biết vừa đủ.

Khi bạn không biết vừa đủ thì bạn sẽ không chấp nhận với những gì đang xảy ra ở hiện tại. Nó sẽ là bóng tối bao phủ che khuất sự an tịnh, tỉnh thức trong tâm hồn bạn; và cuộc sống trở nên hối hả, vội vàng để tìm kiếm cái gọi là chưa đủ.

Thái độ mỉm cười, bình tâm đón nhận với sự việc đã và đang xảy ra là chìa khóa để đưa bạn hướng đến sự an bình trong tâm hồn và là cách giải quyết các vấn đề hiệu quả nhất. Khi nào con người biết chấp nhận những gì đang có ở thực tại thì khi đó có mặt của sự biết vừa đủ.

Dr. Seuss là người Mỹ, ông chuyên viết sách cho trẻ em với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Hooper  Humperdink…?  Not  him!;  Would  you

rather be a Bullfrog?; Come over to My House; Maybe you should fly a Jet! Maybe you should be a Vet; … đã có câu nói nổi tiếng: “Do not cry be- cause it’s over, smile because it happened” (Đừng khóc vì nó hết rồi, hãy mỉm cười vì nó đã xảy ra).

 

Có lẽ, nếu câu trên với cái nhìn của đứa trẻ thì điều đầu tiên nó nghĩ đến miếng bánh hay một đoạn phim hoạt hình. Nhưng với người lớn thì đây có thể là sự nuối tiếc do hết hàng của một sản phẩm iPhone chăng? Hay về chuyến du lịch dài vừa chấm dứt, hoặc có thể là một cuộc tình dang dở?... Biết bao giờ con người mới biết vừa đủ; khi nào bạn mới thỏa mãn được cơn tham mà nó đang thúc đẩy bạn đi tìm kiếm cái gì đó, thậm chí bạn mãi tìm kiếm, mãi sống trong cơn cuồng si mà không biết bạn đang sống là vì cái gì.

Chúng ta thường khóc khi mất, thường hụt hẫng khi nuối tiếc điều gì đó và thường quên mỉm cười vì những điều đó đã trôi qua. Chúng ta nên đừng khóc vì những gì đã nuối tiếc không còn hay khổ đau và hãy mỉm cười vì bạn đã sống hết mình vì điều gì đó mặc dù điều đó đã không còn tồn tại. Hãy để tâm trí bạn hồn nhiên như những đứa trẻ thì có lẽ cuộc sống này sẽ nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.

4.   Mỉm cười

Thời đạichúng ta đang sống là thế kỷ 21, mọi thứ gần như được đáp ứng đầy đủ về mọi mặt khía cạnh của cuộc sống nhưng tại sao con người lại khóc nhiều hơn cười, khổ đau nhiều hơn hạnh phúc và tàn sát lẫn nhau nhiều hơn là yêu thương, bao dung, tha thứ.

Phải chăng những vật chất do loài người sáng tạo vẫn chưa đáp ứng đủ sự thỏa mãn của con người. Tinh thầnđời sống đang đi theo hai hướng đối nghịch nhau, tinh thần càng ngày trở nên thiếu hụt trong khi đời sống vật chất dư thừa đến mức lãng phí khi mua sắm, ăn uống, tài sản quá nhiều. Cuộc sống là những con đường phía trước của cuộc đời bạn, nó dài hay ngắn, gập ghềnh hay bằng phẳng sẽ tùy thuộc vào thái độ sống và cách nhìn của mỗi người về sự vật, sự việc.

Có những người thì đi hết đoạn đường với nỗ lực, nhiệt huyết sống hết mình cho đời, cũng có người đi một đoạn đã bỏ cuộc, mặc kệ, buông thả cuộc đời cho sóng gió vùi dập, chạy theo những thói quen xấu ác; cũng có những người không được may mắn, đã tạm biệt cuộc đời ngay khi còn trong bụng mẹ, không được đặt đôi chân xuống chiếc thuyền để cùng với chúng ta vượt qua đại dương mênh mông sóng gió của cuộc đời.

Tại sao chúng ta không thể mỉm cười khi phải đối diện với những khó khăn, chông gai của cuộc đời? Phải chăng chúng ta đang sống cho người khác hơn là sống cho chính mình, sợ người khác chê cười hơn là tự nhìn nhận, đánh giá bản thân mình… Tất cả cũng là do bất toại nguyện hay bất như ý với cuộc sống này.


Mỉm cười với những điều vừa ý là điều không khó nhưng nụ cười luôn nở trên môi bạn khi gặp điều bất trắc thì bạn cần phải thực tập.

Bạn mỉm cười vì bạn đang nhận diện ra rằng cuộc sống này như một cuộc chạy đua, nếu bạn vấp ngã, bỏ cuộc thì bạn sẽ thất bại và không thể đến đích; nếu bạn dừng lại vì mỏi mệt thì bạn đang lãng phí thời gian tươi đẹp đang đón chờ bạn phía trước; nếu bạn mỉm cười sau mỗi lần vấp ngãcuộc đời đã cho bạn thêm kinh nghiệm để sống.

Bạn luôn mỉm  cười  sau  mỗi  lần  thất  bại, cười để đứng dậy, bạn mỉm cười hạnh phúc là bạn đang chế tạo ra linh dược để nuôi dưỡng ý chí, nghị lực sống trong suốt hành trình vào đời của bạn.

Albert Einstein cho rằng: “Người mà không bao giờ mắc lầm lỗi thì sẽ không bao giờ cố gắng bất cứ cái gì mới mẻ”.


Hãy thực tập thói quen mỉm cười vì bạn biết chấp nhận hoàn cảnh thực tại, biết vừa đủ, bạn biết thêm một kinh nghiệm để lần sau không vấp ngã, bạn hiểu được bản chất thật của cuộc sống này là sanh diệt, biến đổi… Khi đó sự được mất, hơn thua của cuộc đời này cũng chỉ tạm bợ, không cần phải quá lệ thuộc vào chúng. Hãy tùy vào duyên, tùy vào hoàn cảnh thực tại mà bạn ung dung, tự tại vững bước tiến về phía trước.

 

 

5.                      Lắ                          nghe “tiế                 gọ            của tâm hồ

 

Âm thanh mà bạn đã từng được nghe trong cuộc đời có rất nhiều loại như: tiếng xe cộ, lời khen tụng, chê bai, chửi bới, tiếng chim hót, tiếng hát ầu ơ của mẹ; tiếng rên rỉ, khóc lóc; tiếng chua chát, tiếng ngọt ngào…

Dù tiếng đó như thế nào đi nữa thì tiếng gọi nơi sự tĩnh lặng tâm hồn sẽ là tiếng mách bảo cho con đường hạnh phúc của bạn.


“Tiếng gọi” ấy phải đặt trên nền tảng tĩnh lặng và tỉnh thức những khoảnh khắc trong cuộc đời mà bạn đang sống và trải nghiệm nó.

 

“Tiếng gọi” ấy không phải là tiếng gọi của con tim chạy theo những tình cảm chớp nhoáng hay cảm xúc mách bảo mà là “tiếng gọi” của sự lắng đọng tâm hồn, để cảm nhận sâu sắc những lời vang vọng, an bình nơi tâm thức.

 

Thực tập thói quen dùng con mắt của sự hiểu biết để soi rọi nơi lòng mình, bạn sẽ không còn thời gian để ý đến các lời ca tụng, khen chê, chỉ trích, trách móc của người đời. Vì bản chất của những lời đó là cái nhìn một phía, lệch lạc không đúng với bản chất của sự vật, sự việc. Bản chất của sự vật vốn là chính nó.

Một bông hoa nếu nó nở trong rừng thì không ai khen, chê vì không ai thấy. Nếu nó nở trên công viên thì nó sẽ được phán xét đẹp xấu… theo cái nhìn của con người. Nhưng không phải vì những lời nói của thế gian mà hoa không nở; hoa vẫn nở để tỏa hương thơm cho đời; hoa vẫn là hoa mà thôi.

Thông thường, chúng ta chạy theo những tiếng gọi bên ngoài của sự phán xét như một con lật đật mà không biết mỏi mệt. Phải chăng những tiếng ồn ào của cuộc đời đã lấn áp, đã đè bẹp sự tĩnh lặng nơi tâm hồn chúng ta.

Mỗi khi cuộc sống trở nên trống vắng, vô nghĩa với cái nhìn, thái độ của bạn thì đó cũng là dấu hiệu có tiếng gọi bên trong đang sanh khởi nơi tâm hồn bạn, bạn cần phải ngồi xuống, bình tĩnh và chú ý quan sát để tiếp xúc, cọ sát, bắt tay với nó.

Đôi lúc, bạn cảm thấy trống trải, vô nghĩa, bạn đi tìm một cái gì đó để phủ lấp, hoặc tự trách móc bản thân, cuộc đời “Ôi! Sao chán thế này!” nhưng đó là cách che lấp tạm thời. Hãy chuyển hóa chúng bằng chính sự lắng nghe và tĩnh lặng hơn là sự trách móc, đổ lỗi.

Khi bạn nhận ra được sự tĩnh lặng và tiếng gọi an bình nơi tâm hồn thì bạn sẽ không bao giờ


cảm thấy chán sống và muốn được thèm sống, khao khát sống, thôi thúc bạn phải sống có ý nghĩa cho đời.

Hạnh phúc ở nơi sự thực tập tĩnh lặng của con tim bạn mỗi ngày. Hãy thực tập thói quen này để bạn có một đời sống an lạc, tỉnh thức.

6.    Xây dựng lòng thương yêu mỗi ngày

Dù bạn ở bất cứ thời đại, tôn giáo hay chủ nghĩa nào đi nữa thì thế giới của lòng thương yêu, bao dung, tha thứ, hiểu biết luôn là niềm mơ ước, khao khát của tất cả con người.

Phần lớn con người ngày nay đã dần dần đi vào vũng lầy của vật chất, một số đi vào sương mù của niềm tin mù quáng và bị đeo bám những thứ ganh đua, hận thù, soi mói, chỉ trích... nên thiên đường thương yêu dần dần trở nên xa lạ và là điều không tưởng đối với thời đại vật chất ngự trị trong lòng con người.

Thực tập thói quen tự nhắc nhở bản thân với lòng yêu thương đối với con ngườiđộng vật trở thành điều cần thiết trong xã hội. Chính điều này rất quan trọng cho một xã hội hiện đại, văn minh, khi lòng yêu thương được trải rộng thì tình thương sẽ lan tỏa khắp nơi, khi đó thế giới luôn hòa bình, mọi người sẽ yêu thương nhau nhiều hơn. Vì vậy, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên hạnh phúcan bình. Như vậy, việc bạo lực gia đình, hành hung trẻ em, khủng bố, giết người,… sẽ giảm dần đi và nếu tình thương ngày càng rộng lớn thì những điều tiêu cực đó có thể biến mất và mãi tồn tại tình thương bao la cho con người.

Thế giới này do con người tạo ra, cực lạc hay địa ngục cũng không ngoài ai khác vẫn là con người. Lòng thương yêu và sự hiểu biết là chất kết dính tất cả các mối quan hệ, mọi thứ, mọi sự vật và cái nền tảng vững chắc để con người đứng vững với nhau. Nếu không có nó thì mọi thứ trở nên tan rã và vô nghĩa dù bạn vẫn còn đang sống.

Ngày nay, khi cuộc sống quá văn minh hiện đại thì tình cảm láng giềng dần rời xa con người, họ bận rộn với biết bao công việc ngoài xã hội và cuồng quay với những chuyện trong cuộc sống, vì thế họ không còn thời gian để trải tình yêu thương với những người xung quanh như một số vùng quê, hoặc nơi thành phố đô thị và các nước được gọi là nền văn minh hiện đại thì việc tình làng nghĩa xóm đã dần dần trở nên xa lạ với con người họ và hình ảnh người hàng xóm, lân cận đã dần biến mất trong tâm trí họ.

Theo Phật giáo hình ảnh con tim và khối óc biểu trưng cho lòng thương yêuhiểu biết. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát được con người xem như Mẹ hiền gắn với danh hiệu Mẹ Quan Âm. Sự lắng nghe, cứu khổđiều kiện, vô phân biệt của Mẹ hiền đối với những người con đang lầm đường lạc lối, đau khổ, mong được cứu nạn đã làm hình ảnh Ngài trở nên gần gũi, hiền dịu đối với bất cứ ai trên đời.

Khi bạn muốn yêu thương ai đó thì trước hết bạn cần phải hiểu bản thân mình, bởi vì một khi mình đã thật sự yêu và hiểu chính mình thì lúc đó bạn sẽ dễ dàng hiểu, tha thứ, bao dungcảm thông cho người khác và họ cũng xứng đáng được yêu thương như bạn yêu chính mình.

Bản chất của lòng thương yêucảm xúctình nguyện. Tuy nhiên, đôi lúc con người biến tình nguyện thành nhiệm vụ. Chẳng hạn: nếu bạn thực sự yêu bố mẹ thì việc vâng lời bố mẹ, chăm sóc tử tế là điều đương nhiên và không cần bất cứ một nguyên tắc đạo đức nào hay một sự ra lệnh nào từ người khác; tuy nhiên, một số người không biết yêu thương bố mẹ thì nhiệm vụ là điều cần thiết đặt ra đối với họ. Điều này, chúng ta có thể nhận diện rõ mỗi khi cha hoặc mẹ đau ốm nằm trên giường bệnh.


Nếu bạn là những người chồng biết yêu thương gia đình, vợ, con, thì việc tự nguyện quên đi những cuộc chơi với bạn bè để trở về quây quần trong bữa cơm đầm ấm của gia đình. Đây cũng là điều tình nguyện vì yêu, tuy nhiên nó sẽ trở thành một công thức đối với các ông chồng xem các cuộc chơi quan trọng hơn bữa cơm gia đình.

Hiểu được bản chất cảm xúctình nguyện trong sự yêu thương thì trái tim Bồ Tát sẽ luôn hiện hữu trong bạn. Bạn sẵn sàng tự nguyện làm điều gì đó để mọi người được thêm hạnh phúc, cảm xúc yêu thươngđiều kiện, vô phân biệt được sanh khởi. Bạn không cần bất cứ luật lệ, áp đặt, hay công thức nào để sanh khởi trái tim Bồ Tát nơi bạn.

Người có lòng yêu thương như thế là Người tỉnh thức vì Người chẳng làm gì cũng giúp chúng sanh bớt khổ. Mỗi bước đi của Người tỉnh thức là mỗi bước an bình, tĩnh lặng mang đến ánh sáng, hạnh phúcyêu thương cho tất cả mọi người. Bản thân của Người tĩnh lặng tự giúp thế gian nhưng không cần nói nhiều. Đó là hình ảnh hùng hồn, sống động mà những ai có trái tim Bồ Tát điều có.

Xây dựng thói quen gieo rắc lòng yêu thương dựa trên nền tảng hiểu biết luôn là điểm sáng để cho những người còn u mê, tâm trí tràn ngập bởi sự hơn thua, ganh ghét, giận hờn… đang lấn áp và vươn tới họ. Điểm sáng ấy luôn cần thiết cho mọi thời đại, tôn giáo, con người và mọi hoàn cảnh.

7. Nhìn sự vật “như nó đang là”

Trong cuộc sống, thói quen nhìn cuộc đời với “con mắt riêng” của mình đã tạo nên nhiều cung bậc cảm xúcthái độ khác nhau trong mọi tình huống, hoàn cảnh. “Con mắt riêng” hay định kiến cũng chỉ là tình cảm riêng biệt của bạn được gắn lên đối tượng với cảm xúc hiện tại mình đang có.


Nếu bạn có định kiến về việc gì đó tức là một kết luận sẵn có đang ở trong tiềm thức của bạn mà nó được tạo ra trong quá khứ. Bạn áp đặt cái kết luận đó lên với kết quả và sự đánh giá trong hiện tại. Chẳng hạn như định kiến “Da đen thì xấu”, định kiến đó đã ở sẵn trong tiềm thức bạn, lập tức nó đưa đến kết luậnhiện tại, bạn nhìn bất cứ ai da đen thì bạn cho rằng người đó xấu. Một sự kết luận khá nhanh, không cần suy nghĩ và khó có thể buông bỏ nếu khôngtỉnh thức, chánh niệm.

 

Vạn vật luôn biến chuyển không ngừng từ các dạng thô thiển đến vi tế, những dạng bạn có thể thấy hoặc không thấy được bằng mắt thường. Thấy sự vật như nó đang là (seeing everything as it is) thái độ nhìn sự vật với tâm không phán xét, không gắn bất cứ một nhãn hiệu cảm xúc buồn, vui, đẹp xấu… trên sự vật, sự việc mà bạn đang chịu tác động. Trạng thái sự vật “đang là” tức chỉ cho cái giây phút hay khoảnh khắc thực tại mà bạn đang nhìn sự vật.


Kinh nghiệm của con người được tích lũy, hình thành thông qua ba hoạt động: quan sát, tham gia, nhận định. Ba hoạt động trên không theo một nguyên tắc trật tự nhất định mà nó thông qua trải nghiệm trong quá khứ thì tự động hóa bạn sẽ có được kinh nghiệm. Tuy nhiên cái kinh nghiệm đó chỉ là kết quả được xác nhận vào thời điểm quá khứ với cái nhìn riêng của bạn.

Hoa hồng thì có gai, có màu hồng, nhưng không phải hoa nào có màu hồng thì đều gọi là hoa hồng. Hoa hồng cũng có nhiều màu khác nhau như hoa hồng vàng, đỏ, cánh sen… nhưng không phải hoa hồng nào cũng đều có gai. Màu sắc thì do con người đặt ra để phân biệt nhưng bản chất hoa vẫn là hoa hay nói cách khác nó chính là nó. Hoa hồng đẹp, xấu, đen hay trắng, cao hay thấp… thì đó là cái nhìn phân biệt, dựa trên cái ý thức riêng của con người đặt ra

Hoa vẫn là hoa, nếu bạn gắn với cái tên đẹp nó sẽ thành hoa đẹp, nếu bạn gắn với cái nhãn hiệu xấu thì gọi là hoa xấu. Sự gắn nhãn hiệu được qua một lớp cảm xúc riêng của bạn. Nếu hoa đẹp thì sanh tâm thích thú, chiếm hữu; ngược lại nếu hoa xấu thì chê bai, xa lánh... Đó gọi là cái nhìn theo cảm tính.

Khi bạn  có phân  biệt  thì  bạn  sẽ  có  chấp trước, khi có chấp trước thì sẽ sanh phân biệt; do đó bạn sẽ không nhìn được đúng bản chất của sự vật. Cái nhìn không bị cảm tính che đậy thì đó gọi là tỉnh thức và ngược lại đó gọi là ; bạn không thể dựa trên các kinh nghiệm được tích lũy mà đưa ra phán đoán, nhận xét, đánh giá, kết luận hàng loạt trên số đông (không hẳn ai da đen cũng đều xấu như bạn nghĩ).

Thói quen nhìn sự vật như chúng đang là sẽ giúp tâm hồn các bạn tĩnh lặng, không bị chạy theo cái nhìn phân biệt, phán đoán, lăn tăn. Sự tĩnh lặng sẽ giúp cho bạn không bị cảm xúc và tình cảm làm lệch lạc cái nhìn của bạn. Tâm trí sẽ được an bình, thư thái ở mọi hoàn cảnh để bạn đưa ra các cách giải quyết tốt nhất, hiệu quả trong hiện tại.

8. Suy ngẫm vô thường để làm mới tư duy

Nếu ai đó đặt bút viết đôi dòng chữ trên trang giấy trắng thì sẽ thấy chẳng có chữ nào giống chữ nào; dù các bạn có viết 100 lần ký tự A thì cũng 100 lần có sự khác biệt.

Nếu ai đó đã viết văn thì có thể cảm nhận được điều này, ban đầu chỉ là những khái niệm mơ hồ, càng đặt bút viết thì ý tưởng càng tuôn chảy, chẳng có ý nào giống ý nào và sản phẩm cuối cùng có thể khác hẳn với ý tưởng ban đầu mình đặt ra. Nếu bạn làm thơ thì càng rõ hơn, dựa trên cảm hứng, cảm xúc, tình huống, hoàn cảnhý tưởng bạn bắt đầu viết với ý tưởng cứ tuôn chảy, tuôn chảy, bạn viết từng dòng, từng dòng, những ý sau không được xác định rõ ràng như ý ban đầu.

Bạn càng tư duy thì càng sáng tạo và chẳng có tư duy nào giống tư duy nào. Cũng vậy, cuộc


đời của chúng ta như những chuyến xe bus, có những chuyến xe đầy ắp những người với tiếng cười, chia sẻ, nhường nhịn, tôn trọng nhau về lời ăn, tiếng nói, thậm chí chỗ ngồi. Cũng có những chuyến xe đầy tiếng thô tục, chửi bới, trộm cắp, giành giật nhau chỗ ngồi… Những cung bậc cảm xúc, thăng trầm buồn vui của cuộc đời mỗi ngày mỗi khác, vô thường, biến đổi; thậm chí suy nghĩ giây phút đầu đã khác suy nghĩ giây phút sau, chẳng có chuyến xe bus nào giống chuyến xe bus nào, mỗi thách thức mới, mỗi cơ hội mới luôn ở phía trước khi bạn không dừng chân tại chỗ với những điều không vừa lòng.

Mục tiêu luôn là điểm mà chúng ta nỗ lực để đạt đến. Nếu các bạn muốn đạt đến mục tiêu thì những bước đi ở hiện tại là điều quyết định. Có những người sẽ muốn trở thành bác sĩ, luật sư, nhà giáo… thì phải vào các trường để được đào tạo, chọn nghề, ra trường, hành nghề, lập gia đình... Nhìn chung, đại đa số mỗi người đều đi chung con đường đó.


Cuộc sống chẳng ai giống ai; thậm chí anh em ruột trong một gia đình cũng khác biệt về định hướng cuộc đời mặc dù được sanh bởi cùng một người mẹ, được sống, dạy dỗ, học tập trong cùng một môi trường.

Sự thay đổi có thể là người anh làm kỹ sư, người em thì phụ hồ, bạn đang làm bác sĩ thì chuyển sang làm kinh doanh, đang giàu có trở nên phá sản; có học bổng du học nhưng gặp vài chuyện rắc rối nên không thể đi được, làm việc với sếp cũ thì yên ổn không vấn đề gì, nhưng sếp mới nhậm chức thì có vấn đề rắc rối với mình… và chẳng có tình huống, hoàn cảnh nào giống nhau cả.

Tất cả những điều xảy ra như thế đều có khả năng làm thay đổi con đường mà bạn đang đi, con đường luôn quanh co, ngoằn ngoèo, không là đường thẳng. Mỗi bước chân bạn đi trên con đường đó, phải là mỗi bước chân của hiện tại. Nếu hiện tại bạn không chấp nhận để bước tiếp thì bạn sẽ bỏ cuộc, và không thể đi hết cuộc đời, ước mơ mà bạn đã chọn.


Quy luật vô thường biến đổi, sanh diệt chi phối cuộc đời chúng ta trong từng hơi thở, mỗi bước đi. Quy luật đó là chân lý, mà đã là chân lý thì bạn không thể làm khác đi được mà bạn cần phảithái độ chấp nhận không miễn cưỡng, sẵn sàng đối diện trong mọi hoàn cảnh mới, đòi hỏi mới, cơ hội mới để giải quyết các vấn đề còn hơn là than thân, trách phận, đổ lỗi cho mình, cho người, cho hoàn cảnh.

Xây dựng thói quen suy ngẫm các biến chuyển, thay đổi của cuộc sống sẽ giúp cho bạn sáng tạo cuộc đời mình bằng lối tư duy tích cực. Mỗi chuyện mới, hoàn cảnh mới là một cơ hội để bạn làm mới cuộc đời mình. Bạn hãy tận dụng tính vô thường để làm cuộc đời mình thêm thú vị, ý nghĩa trong từng giây phút.

9. Tránh quyết định theo cảm xúc

Trong các mối tương tác với xã hội, môi trường xung quanh, đời sống hằng ngày thì con người luôn có những quyết định đưa ra nhằm hoàn thành cái ý muốn, mục tiêu của mình.

Chẳng hạn bạn quyết định đi đâu, làm gì, mua cái gì, hoạch định công việc cho một ngày, hay quyết định chia sẻ, giải bày tâm sự đối với ai, hoặc đưa ra quyết định cho mục tiêu của mình... thì quyết định đóng vai trò quan trọng, khởi đầu hướng đến hoàn thành mục tiêu của mình.

Mục tiêu không thể thành công nếu bạn không quyết định, dù là quyết định nhỏ nhất. Nếu bạn muốn mua một bộ quần áo mới thì bạn phải đưa ra quyết định bỏ tiền để mua nó. Nếu bạn có ý muốn xây nhà thì bạn phải quyết định thuê nhân công, mua sắm vật liệu… Trong cuộc sống bạn sẽ có rất nhiều điều lựa chọn và đưa ra quyết định để đạt được ý mình muốn.


Đối với những quyết định mang tính chất to lớn, ảnh hưởng đến cuộc đời, sự nghiệp bạn và liên quan đời sống, tình cảm của người khác… nếu chỉ dựa trên cảm xúc khi bạn đang nóng giận, đang ham muốn, đang lo âu, đang thích thú… mà đưa ra quyết định ngay lập tức thì đa phần kết quả sẽ thất bại và rủi ro nhiều hơn là thành công.

Trong nhà Phật có dạy 3 từ “Tham, sân, si” giúp con người nhận thức rõ được cảm xúc tiêu cực khi tương tác với các mối quan hệ xã hội.

Nếu bạn tham lam, ham muốn mà không thỏa mãn được thì sự tức giận, bất toại nguyện sẽ sanh khởi khiến cho bạn mê mờ lý trí, không đủ sáng suốt để quyết định vấn đề. Nếu ham muốn được thỏa mãn nhưng với quy luật vô thường, biến đổi thì sự tham lam sẽ được tái hiện với tần suất mạnh hơn, vi tế hơn sẽ tiếp tục khiến cho bạn cảm giác không được như ý. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc đưa ra các quyết định mọi việc quá mức cần thiết.


Phương hướng giải quyết

Để tránh quyết định vội vàng trong tình cảm, kinh doanh, định hướng sống thì phương pháp chánh niệmthời gian suy ngẫm là điều cần thiết để giúp bạn đưa ra quyết định.

  • Phương pháp chánh niệm bằng cách hít vào, thở ra thật sâu, thật nhẹ vài lần cho đến khi bạn cảm thấy tâm bạn đang sâu lắng, bình tĩnh; hoặc đối diện, nhận rõ “bộ mặt của cảm xúc” tức là lúc đó bạn đang hưng phấn, vui vẻ, hay bực bội, lo lắng thì chú ý, quán sát một cách tự nhiên, nó đang sanh khởi, nó đang dập tắttiếp tục quan sát cho đến khi cảm xúc được thôi thúc bởi bản năng trở nên cân bằng, bão hòa.
  • Thời gian suy ngẫm: Theo cuốn sách The real life MBA, hai tác giả Jack Welch và Suzy Welch đưa ra nguyên tắc 10/10/10 tức 10 phút - 10 tháng - 10 năm. Nguyên tắc trên sẽ giúp cho bạn có thể có được một thời gian phù hợp với khả năng quyết định của mình.

Nếu bạn cảm thấy thời gian 10 phút chưa đủ để cho sự quyết định của mình thì bạn có thể tiếp tục suy ngẫm thêm 10 tháng nữa, xem việc quyết định đó cần hay không cần thiết. Chẳng hạn trong 10 tháng hay 10 năm nữa bạn sẽ mất cái gì, bạn sẽ làm được cái gì sau khi bạn đưa ra quyết định khởi nghiệp kinh doanh, hay quyết định tiến tới hôn nhân với người bạn đang tìm hiểu.

Dù nguyên tắc nào đặt ra đi nữa thì thời gian là điều cần thiết để bạn đưa ra một quyết định đúng đắn. Sự thành công và thất bại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng thời giantâm lý ổn định góp phần rất lớn trong việc đưa ra quyết định sáng suốt, giảm bớt những rủi ro không đáng có nằm trong tay của bạn.

10.  Lối sống vô định

Mỗi ngày trôi qua là những khoảnh khắc trong tiến trình bạn sống trên cuộc đời này. Một ngày mới được bắt đầu với đôi mắt còn sáng tỏ để nhìn ánh bình minh, được thở hít với bầu không khí của Mẹ thiên nhiên, được yêu thương những người thân, còn được sống và làm việc để hiến tặng cho cuộc đời.

Mỗi giây phút trôi qua trong cuộc đời bạn, chẳng có giây phút nào giống giây phút nào, cuộc sống cứ trôi chảy, trôi chảy và đôi lần bạn cảm thấy tâm trạng rơi vào trạng thái bất định, vô hướng, băn khoăn, không biết tương lai mình ra sao, không biết mình đang muốn cái gì.

Hơi thở trước khác hơi thở sau, hơi thở vào chẳng hề giống hơi thở ra cho nên việc biết kết quả tương lai thế nào là điều không cần thiết. Cuộc đời luôn có nhiều sự thay đổi. Giáo lý vô thường Phật dạy luôn đúng với mọi thời đại xã hội, mọi thời gian của vũ trụ.

Bản chất dịch chuyển của vạn vật mà nó có thể nhận diện hoặc không thấy bằng mắt thường là nền tảng của sự phát triển. Sự phát triển không thể xảy ra nếu không có sự thay đổi, biến chuyển chất và lượng của vạn vật.


Vô thườngbản chất của sự sống nhưng thói quen không sống thật với thực tại đã dẫn dắt bạn vào trạng thái bất định, mơ hồ trong tư duy, lối sống hàng ngày. Sự trở về với giây phút hiện tại mà bạn đang sống sẽ là nền tảng tâm linh giúp bạn cân bằng, hài hòa giữa quá khứ và tương lai bất định.

Nếu bạn chắc rằng bạn là Phật đang thành thì khoảnh khoắc ngay bây giờ, hơi thở mà bạn đang thở lúc này là Phật đang lớn dần trong tâm bạn. Sự an bình tâm thức, Phật đang thành trong bạn sẽ luôn mỉm cười, sẵn sàng đối diện với mọi hoàn cảnh để bạn trưởng thành hơn.

Sự tĩnh lặng tâm thức tạo nên “tiếng gọi” của lòng nhân ái, bao dung, yêu thương, hiểu biết sâu sắc, tha thứ, lối sốngtư duy tích cực... Bạn luôn có khuynh hướng dùng mọi cơ hội để giúp người mà không cần mong sự đáp trả hay cầu danh. Chẳng hạn làm việc không công cho một tổ chức từ thiện, giúp đỡ người nghèo khó, hoạn nạn đi kèm với hiểu biết, trí tuệ để bạn không bị kẻ xấu lợi dụng lòng tốt của bạn; mở lòng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức tạo điều kiện giúp người vượt khó hay kinh doanh...

Một điều rất kỳ diệu trong đời sống này là dù bạn làm với tâm ý không mong cầu đáp trả nhưng cuộc sống luôn công bằng bạn sẽ được đáp trả những điều tốt đẹp. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, các diễn đàn mang tính tích cực, học hỏi có ích cho đời sống bản thân.

Trái tim khiêm tốn, thành thật và yêu người thì cuộc đời sẽ không phụ bạn; tĩnh lặng, tư duy tích cực, yêu đời sẽ tạo ra năng lượng hấp dẫn những điều tốt đẹp với cuộc đời bạn.

Chúng ta chỉ là những con cá trong dòng sông, nước đưa mình đến đâu thì mình sống hết mình nơi đó, có khi đục, khi trong, khi an bình, khi ghềnh thác… Mỗi khúc sông cũng chỉ là một đoạn tự nhiên của dòng sông, mỗi giai đoạn cuộc đời cũng chỉ là những điểm nhỏ củadòng đời trôi chảy. Tinh thần tùy duyên, sống có trách nhiệm và làm việc hết mình với hiện tại, phù hợp với luật pháp hiện hành thì bạn sẽ vượt qua được thói quen mất  phương hướng trên con đường bạn đang đi. Bạn hãy tin vào chính mình, hãy bắt tay thực hiện với những tư duy tích cực và bạn sẽ thành công.

11.  Tư duy sáng tạo trong công việc

 

Như thường lệ, vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa lên, bình minh vẫn còn yên giấc khí trời se lạnh bởi hơi sương, Mẹ Tôi thường dậy sớm để nhóm lửa nấu cơm chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình. Một bữa ăn nuôi dưỡng gia đình mỗi ngày được bắt đầu với ánh lửa hồng và lòng nhiệt huyết, thương yêu trách nhiệm, hi sinh với gia đình, chồng, con.

 

Nếu không có lòng nhiệt huyết, yêu thương, sự hi sinh của người Mẹ thì nhiên liệu để sống


mỗi ngày có thể bắt đầu với vài  chiếc  bánh, tách cà phê hay chỉ vài chục ngàn đã có bữa ăn nhưng nhạt nhẽo tình thương,  trách  nhiệm gia đình; hoặc có thể bạn đi làm với túi dạ dày trống rỗng.

Cũng vậy, tư duy sáng tạo, tích cực trong mỗi công việc được xem như là ngọn lửa soi sáng và làm mới cuộc đời bạn mỗi ngày. Lòng nhiệt huyết sống được xem là chất liệu để tiếp lửa, nuôi dưỡng tinh thần yêu đời, lạc quan nơi tâm hồn bạn.

Nếu cuộc sống này không có sáng tạo, không có lòng nhiệt huyết thì chẳng có gì mới mẻ, cũng không mấy hứng thú và lặp đi lặp lại các hình thức cũ sẽ có  khuynh  hướng  khiến  bạn  chán ngấy, “chết đói” với đời sống mà bạn đang có.

Để sáng tạo trong đời sống thì bạn cần phảitư duy tích cực, lối sống tích cực và làm mới hoàn cảnh thực tại. Tư duy, hành động tích cực sẽ khiến công việc mà bạn đang đối diệngiải quyết trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.


Cuộc sống của mỗi người luôn đi theo với một công việc nào đó để phát triển và tồn tại trong những chuỗi ngày của cuộc đời. Có người kinh doanh, dạy học, văn phòng, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, bán vé số... Mỗi ngành nghề đều có ảnh hưởng tích cực khác nhau đến đời sống con người và cho sự phát triển của xã hội và đất nước.

Từng giây, từng phút mỗi ngày chúng ta luôn có những suy nghĩ để làm mới và sáng tạo trong bất cứ công việc nào của mình, mặc dù đó là công việc nhỏ nhất. Sự sáng tạo ấy sẽ làm mới, tươi đẹp cho cuộc sống bạn mỗi ngày, đôi khi sự sáng tạo ấy sẽ tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của bạn và người khác. Nhiều người có những sáng tạo trong công việc, học tập họ đã đạt được sự thành công, giàu cónổi tiếng. Khi bạn thực hiện những điều này chính bạn là người cảm nhận niềm hạnh phúc đầu tiên và những người xung quanh bạn cũng sẽ đạt đến sự hạnh phúc, an vui trong cuộc sống thực tại này.

12.  “Trò chuyện” với cơ thể

Con người muốn tồn tại được thì nhờ vào cơ thể mà sống sót. Một cơ thể khỏe mạnh luôn đi kèm với tâm hồn trong sáng. Một tâm hồn trong sáng luôn đi kèm với những suy nghĩ tích cực cho đời, cho bản thân. Đa số con người ít có ai quan tâm đến “tiếng nói” của cơ thể; thậm chí nó đã đến lúc kiệt quệ, cần sự quan tâm, chăm sóc của chính bạn nhưng bạn vẫn thờ ơ và lao theo những thói quen không mấy tích cực làm cho thân thể, các bộ phận trở nên héo mòn, kiệt quệ và từ đó bệnh tật là tiếng nói cuối cùng của cơ thể đối với bạn.

Tiến sĩ William Tiller1 cho rằng: “Con người xem ý thức là một đặc tính của vũ trụ, nó có khả năng tạo ra phóng xạ - thứ rốt cuộc sẽ sinh ra vật chất. Về khía cạnh này, người ta sẽ phát hiện ra

1 Tiến sĩ William Tiller là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về cấu trúc vật chất của đại học Stanford.

rằng đặc tính vật chất phụ thuộc vào ý thức nội tại của chính nó”.1

Vào năm 1994, tiến sĩ Masaru Emoto đã tiến hành cuộc thử nghiệm để chứng minh các chất hữu cơ và vô cơ cũng có ý thức. Công trình nghiên cứu được Viện nghiên cứu khoa học Noetic, Mỹ kiểm chứng. Thí nghiệm của ông dựa trên các mẫu nước cho kết tinh thành các tinh thể nước đá với nhiệt độ -5 độ C và quan sát các tinh thể dưới kính hiển vi. Ông tiến hành thí nghiệm như sau:

Lấy các mẫu nước thí nghiệm, cho nước nghe những bản nhạc du dương có nội dung tích cực; hoặc với những lời nói biết ơn, hạnh phúc, tình yêu... thì các tinh thể nước được kết cấu với hình dạng rất đẹp, có cấu trúc cân đối, bền vững như những viên kim cương lấp lánh.

Ngược lại, khi cho nước nghe những bản nhạc có nội dung buồn, nói những lời chửi rủa,

 

1 W. A. Tiller, Science nad Human Transformation: Subtle Energies, Intentionality and Consciousness, Pavior Publishing, 1997.


tiêu cực... thì các tinh thể nước bị biến dạng, với kết cấu dễ vỡ, méo mó, mất cân đối.

Ngoài ra, Masaru Emoto còn tiến hành trên hai mẫu thí nghiệm bao gồm 2 lọ thủy tinh đựng cơm giống hệt nhau và yêu cầu các nghiên cứu sinh của ông nói chuyện với chúng trong vòng một tháng. Một lọ được các học trò của ông nói những lời “cảm ơn, yêu thương”. Lọ kia thì chửi mắng “đồ ngu”. Kết quả, cơm trong lọ thủy tinh được nghe những lời cảm ơn, yêu thương thì lên men và có mùi thơm với lúa mạch nha chín. Lọ còn lại thì chuyển sang màu đen và bị thối rữa có mùi khó chịu, không thể ngửi được.

 

Các bạn có thể tham khảo trong hai cuốn sách Thông điệp của nước1 và Bí mật của nước2 đã dịch và đang phát hành tại Việt Nam. Quá trình và kết quả nghiên cứu bạn đọc có tìm hiểu trên Youtube.

 

1 Masaru Emoto: Thông đi  của nước, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2013

2 Masaru Emoto: Bí mật của nước, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2013.


Qua dẫn chứng  thí  nghiệm  trên,  chúng ta thấy rằng vật chất thực sự có ý thức, chúng hiểu và cảm nhận được những gì con người đang tương tác và biểu hiện tùy vào hoàn cảnh khác nhau.

Dưới góc nhìn của Phật giáo thì chúng sanh được chia thành hai loại vô tình và hữu tình. Các loài có tình cảm, có sinh mạng được gọi là hữu tình. Những loại như đất đá, cỏ cây được gọi là vô tình. Tuy nhiên, nếu đất đá, cỏ cây bị hủy diệt, ô nhiễm thì loài hữu tình cũng không thể tồn tạichúng sanh được kết hợp bởi những yếu tố phi chúng sanh. Trong con người chúng ta, bao gồm 5 yếu tố Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức mà cấu tạo nên một cơ thể con người với một cấu trúc hoàn hảo để được vận động di chuyển (Sắc) và suy nghĩ, cảm xúc... (Thọ, Tưởng, hành thức).

Cơ thể bạn được cấu tạo để vận chuyển từ vị trí này sang vị trí khác thì cần phải có các yếu tốvận động hay gọi là Sắc. Nếu yếu tố Sắc này không tồn tại thì 4 yếu tố còn lại không thể có mặt và ngược lại. Năm yếu tố (Ngũ uẩn) nương nhau mà tồn tại. Yếu tố Sắc này cũng được vay mượn từ các dạng dưỡng chất ở môi trường bên ngoài mà tồn tại và phát triển.

Thân thể chúng ta là một dạng vật chất được cấu trúc bởi các tế bào hoặc dưới dạng các mô hay dưới dạng đất, nước, lửa, gió mà thành. Các tế bào này hoạt động dựa trên một thực thể sống mà phát triển. Do đó, các tế bào sẽ có mối tương tác rất mật thiết với tâm thức con người. Chúng khả năng biến đổi các cấu trúc tế bào tùy thuộc vào nơi tâm thức con người. Bệnh tật của con người một phần nào đó cũng không thể nằm ngoài quy luật tương tác với Sắc và Tâm Thức.

Dưới góc nhìn trên, người viết đã ứng dụng trong đời sống thực tiễn của cá nhân bằng cách luôn nói chuyện với thân thể của mình bằng những lời yêu thương, hỏi han, chia sẻ, tha thứ, bao dung... đối với các bộ phận trong cơ thể.

Nếu là bao tử bị đau, đau tim, say xe, đau bụng, đau đầu hay bất cứ một bộ phận nào của


cơ thể bị tổn thương hay không bị tổn thương; người viết luôn nói chuyện với chúng như sau:

Dạ dày ơi! Mình chào bạn! Hôm nay, thực sự mình biết bạn đã bị đau là do mình không ăn uống điều độ, suy nghĩ quá mức, thức khuya quá nhiều... nên chẳng hề quan tâm đến bạn. Mình xin lỗi bạn, mình sẽ thay đổi cách sinh hoạt để bạn sẽ không bị đau nữa.

Những nguyên nhân gây ra các triệu chứng có thể bạn biết hoặc không biết, vô tình hay cố ý tạo ra nó... tất cả bạn hãy quy về lỗi của mình và tìm cách chữa trị nó.

  • Khi thực tập cách trò chuyện trên bạn nên tĩnh tâm, ngồi xuống hoặc có thể để tâm ý tới chúng và trải lòng tâm sự với chúng bằng những điều tích cực nhất. Mang đến chúng với lòng thương, sự nâng niu, sự hối hận, sự biết lỗi, mong nó sẽ tha thứ cho bạn... Dĩ nhiên, sự thực tập với thái độ nghiêm túc, đều đặn vào buổi sáng trước khi xuống giường và

buổi tối trước khi ngủ hay bất cứ hoàn cảnh nào mà bạn cảm thấy thực tập được; tất cả những điều trên cần thiết để đi đến hiệu quả. Bạn hãy một lần thử nghiệm, thực tập bạn sẽ thấy và cảm nhận sự mầu nhiệm của phương pháp này. Không những các bộ phận trên cơ thể biết lắng nghe, hiểu bạn mà tình thương sẽ lan tỏa trong bạn và những người xung quanh, lúc đó bạn sẽ cảm nhận thật tuyệt vời những điều này. Nếu bạn nhận diện được dạ dày bạn đang đau, bạn không muốn cơn đau hành hạ nữa thì đây là cơ hội để bạn tìm đến các phương thức cứu chữa giúp chúng được phục hồi.

  • Có những lúc bạn đau đầu kinh khủng do những áp lực cuộc sống, công việc, học hành… lúc đó bạn hãy tĩnh lặng và tập trung vào vị trí ở đầu, bạn nói chuyện một cách nhẹ nhàng “Mình muốn bạn lắng dịu xuống, bạn đừng đau, căng thẳng nữa và mình muốn bạn trở lại giống bình thường như những ngày bạn hạnh phúc, an vui”. Bạn sẽ cảm nhận sự tuyệt vời và sự êm dịu nhẹ nhàng ngay tức khắc của đầu và bạn sẽ không còn đau nhức nữa.
  • Mình có người thân bị nổi khối u bằng ngón tay cái tại vị trí mu bàn tay, anh đã đi khám và bác sĩ chẩn đoán đó là u cần phải mổ. Tuy nhiên, anh đã thực hiện phương pháp nói chuyện với u này chỉ vài lần, không ngờ kết quả tuyệt vời đã đến. Sau một buổi sáng thức dậy anh nhìn thấy khối u đó đã không còn nữa, anh đã không tin vào sự thật và nhìn đi nhìn lại thật kỹ vì nó đã biến mất.

Hàng ngày, bạn nên nói chuyện với cơ thể với sự biết ơn vì nhờ tất cả các bộ phận đó mới tạo nên con người bạn và cuộc sống của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Bạn thử suy nghĩ nếu một ngày nào đó bạn không may bị khuyết đi một bộ phận trong cơ thể hoặc bộ phận đó bị đau đớn, tổn thương. Lúc đó, bạn sẽ cảm nhận được sự quan trọng và cần thiết của chúng, những lúc bình thường tất cả bộ phận trên cơ thể đều tốt, hoàn hảo đôi khi bạn không cảm nhận được điều đó. Vì vậy, mỗi giây phút rảnh rỗi trong ngày sẽ không tốn nhiều thời gian của bạn chỉ vài phút thôi, bạn nên lắng dịu tâm và nhẹ nhàng nói chuyện với tất cả các bộ phận trên cơ thể bạn với sự biết ơn, tri âncảm ơn. Lúc đó, cuộc sống bạn sẽ khác hơn đấy, thật ra cơ thể rất biết lắng nghe ta nói, cũng giống như những người bạn, người thân, đối tác, các nhà lãnh đạo… Việc nói chuyện nhẹ nhàng, tình cảm sẽ thuyết phục họ hơn là ra lệnh và áp đặt. Chiến tranh và bạo lực sẽ không bao giờ xóa đi hận thù, chỉ có tình cảm, tình yêu thương sẽ xóa đi sự thù hận.

Martin Luther King Jr. có câu nói nổi tiếng: “Bóng tối không th xua tan bóng ti, chỉ ánh sáng mới làm được. Hận thù không th xua đui hận thù, chỉ tình yêu mới làm được”.

Ý nghĩamục đích của việc trò chuyện với thân thể

Thông thường, khi còn bé sau mỗi lần bạn té ngã tạo ra các vết thương trầy xước, bạn hoặc Mẹ bạn hay dùng miệng để thổi hoặc xoa nhẹ chúng và bạn có cảm giác như các vết thương đang được nâng niu, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu sau những lần như vậy. Dù bạn bị vết thương từ vật chất hay tinh thần, đau đớn về thể xác hay tâm hồn thì điều cần trước hết là hãy tìm cách xoa dịu chúng bằng ý chí, hay sự trân quý các khoảnh khắc của cuộc sống thay vì ngồi than thân trách phận, đổ lỗi do hoàn cảnh.

Một vết thương sẽ chẳng bao giờ phục hồi được nếu bạn cứ trách móc bản thânhoàn cảnh, giận hờn, chán đời... vết thương đó sẽ càng lở loét và người gánh chịu cơn đau chính là bạn.

Nếu bạn đã thấy được và nhìn nhận được vấn đề “biết mình đang khổ”; “biết mình đang đau”, có nghĩa là bạn đang đi trên con đường hướng đếnsự thoát khỏi nỗi khổ và niềm đau dù khổ đau có ẩn mình dưới các hình thức vi tế trong tâm thức hay biểu lộ một cách thô thiển qua thân và khẩu.

Phương pháp nhận diện các nỗi khổ từ thể xác và tâm hồn giúp cho bạn có cơ hội điều chỉnh lại các hành vi, suy nghĩ, lối sống mà trước đây nó không phù hợp với cuộc đời bạn.

Trong đời sống hằng ngày, không phải ai cũng có thể nhận biết, hiểu được những điều cơ thể muốn nói vì họ bị những thói hư, tật xấu, sự cám dỗ, những thói quen tiêu cực làm lu mờ; tạo nên hệ quả của bệnh tật từ thân và tâm.

Bạn nên xem các bộ phận trong cơ thể như là những người bạn tri kỷ để nâng niu, để không phải hành hạ quá mức. Tuy thân người do tứ đại hợp thành, vật chấtý thức nương nhau cùng tồn tại nhưng không phải vì vậy mà bạn thờ ơ với nó, hãy trân trọng nó thì nó sẽ trân quý cuộc đời bạn để bạn có cơ hội được sống và sử dụng nó làm những việc có ích cho cuộc đời.


Vì cơ thể này vốn tạm bợ, mong manh, vô thường nên bạn càng phải cảm nhận một cách sâu sắc các khoảnh khắc của cuộc sống để sống một đờiý nghĩa. Vì mạng sống này chỉ tích tắc trong một hơi thở nên bạn cần phải sống với cơ thể khỏe mạnh để suy ngẫm với tâm hồn lương thiện, hành động với những hành vi lợi ích cho cuộc đời.

Phương pháp thực tập nói chuyện với cơ thể giúp bạn có thể vượt qua một số bệnh tật đơn giản như đau đầu, trầm cảm, say xe... mà không cần phải thuốc; tuy nhiên nếu một số bệnh quá nặng thì bạn cần phải kết hợp y khoa và có cách trò chuyện với cơ thể để sức khỏe nhanh chóng được hồi phục.

Sự luyện tập nói chuyện với cơ thể không ngoài mục đích đưa bạn trở về với nguồn năng lượng tâm linh đang ở nơi trong sâu thẳm tâm hồn bạn. Bạn đang tiếp xúc với thế giới của lòng thương mà không vướng mắc, bạn đang chạm đến nguồn sức mạnh vĩ đại có sẵn trong cơ thểbạn và quanh bạn; chỉ có bạn mới có thể cảm nhận sâu sắc được chúng sau mỗi lần thực tập.

Nguồn năng lượng này được gọi với nhiều tên khác nhau nếu là Khổng Tử thì gọi là Thiên, Lão tử gọi là Đạo, nhà Phật gọi là Phật tính, Thiên chúa giáo gọi là God/Allah hay Thiên Chúa, người dân Việt gọi là ông Trời, hay Ngọc Hoàng hay Thượng Đế... Dù gọi bằng tên gì đi nữa thì nguồn năng lượng đó vẫn đang ở trong bạn. Bạn hãy yêu bản thân mình, hãy làm khơi dậy hạt giống yêu thương, tha thứ, biết lỗi, cảm thông, bao dung... trong tâm hồn bạn để bạn có cơ hội được yêu người bằng lòng thương và sự hiểu biết.

Bạn hãy lắng nghe và hiểu những điều cơ thể nói vì chúng là tiếng nói của mạng sống chính bạn, là tiếng nói của sự thánh thiện trong cơ thể bạn; là tiếng gọi của nơi tâm hồn sâu lắng.

13.  Vội vàng, hấp tấp

Thế kỷ mà chúng ta đang sống là thế kỷ 21, thế kỷ của nền văn minh, công nghệ tiên tiến. Tuy con ngườivăn minh nhưng văn minh trong vội vàng, hấp tấp. Bạn có thể sở hữu tất cả mọi thứ phương tiện để phục vụ cho đời sống hằng ngày nhưng tại sao con người vẫn cứ vội vàng như con thoi, lăn lộn, chạy đua mãi với cuộc đời nhưng con người vẫn cảm thấy chưa đủ, chưa hài lòng với hiện tại.

Thói quen vội vã trong đời sống hàng ngày mà bạn đang sống đã làm cho bạn trở thành một con người mà cách đây mấy mươi năm bạn chưa hề nghĩ đến. Sự vội vã đã đưa bạn vào trong quỹ đạo của nó; bạn ăn trong vội vàng, đi trong hấp tấp; yêu nhau trong vội vã rồi chấm dứt quan hệ trong vội vàng, quyết định trong vội vàng rồi thất bại trong nháy mắt;... Sự chạy đua với cuộc sống đã đưa bạn vào trong thế giới của sự nhanh già,

nhanh bệnh, nhanh chết. Suy nghĩ, nói năng, hành động quá nhanh đã làm cho cuộc sống mất đi sự kiểm soát, thông cảm, tha thứ, bình lặng, yêu thương... mà thay vào đó là sự hận thù, mất niềm tin, thất vọng, thất bại, không được như ý...

Lòng tham hay sự không biết vừa đủ là chất liệu nuôi dưỡng, thúc đẩy sự tăng trưởng của việc vội vã; mà vội vã là ngục tù tăm tối giam giữ cuộc đời bạn trong bóng tối; khi nào bạn bớt tham lam với cuộc đời này thì ánh sáng sẽ chiếu rọi vào ngục tù và cánh cửa tự do sẽ hé mở.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã cho con người thế kỷ 21 những điều cần phải suy ngẫm. Khi Ngài chứng được đạo quả sau 49 ngày đêm thiền định, Ngài đã ngồi không vội vàng, hấp tấp để truyền bá những bài pháp nhiệm mầu cho cuộc đời mà Ngài đã có một thời gian ngồi suy ngẫm, chiêm nghiệm với những gì Ngài đã chứng ngộ và sống với nó.

Khi trở thành một vị Phật với đời sống tỉnh thức trong lối sống tư duy, nhận thức; không bị chi phối bởi thời giankhông gian. Một đời sống mà Ngài muốn trao tặng cho cuộc đời đó là tinh tấntỉnh thức.

Tinh tấn trong nhà Phật không phải là sự vội vàng đi về cảnh giới Tây phương Tịnh độ, không phải là sự bỏ ăn, nhịn đói vài chục ngày với cơ thể bệnh tật cầu cứu với danh hiệu Nam Mô A di đà Phật.

Không phải là sự vội vàng thiết lập các nhà đạo tràng niệm Phật mang tính cá nhân với quy mô lớn mà không cần bất cứ sự giúp đỡ, hướng dẫn nào của các vị Tu sĩ chân chánh;

Không phải là sự vội vàng, khước từ quên tất cả những người thân, thậm chí quên hẳn mình là ai, quên luôn cuộc đời này để chạy đến cho nhanh một thế giới xa xăm, thế giới của Phật A di đà.

Thế giới Tây phương Tịnh độ hay Bắc, Đông, Nam phương Tịnh độ của chư Phật vẫn đang hiện hữu trong đời sống của chính chúng ta nếu ta biết tỉnh thứctinh tấn sống với cuộc đời đầy lòng nhiệt huyết, yêu thương, bao dung, tha thứ, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần hiểu và thương.

Chúng ta cùng suy ngẫm xem mục đích cuộc đờichúng ta đang sống là vì cái gì? Nếu bạn sống trong một thời gian khoảng 60 năm, 70 năm, hay 100 năm dưới sự nô lệ thói quen vội vàng, hối hả thì bởi cuộc đời của bạn có ý nghĩa gì chăng?

Bạn đang ăn cơm nhưng bạn không biết bạn đang ăn cơm, bạn đang đi trên con đường không một bóng người nhưng bạn không biết bạn đang đi, bạn đang  sống với  những  người  thân  bên cạnh nhưng bạn đã quên rằng bạn đang sống với họ... Vậy bạn ăn cơm để làm gì? Bạn đi để làm gì? Sống để làm gì? Phải chăng bạn đang sống nhưng mất đi linh hồn? Bạn đã tạo nên sự vô cảm với cuộc sống này.

Bạn sẽ sống vì trách nhiệm với con cái, vì gia đình, vì công việc, vì kiếm tiền để nuôi sống

 gia đình, bản thân nhưng đồng tiền, mồ hôi mà bạn đang kiếm được thúc đẩy dựa trên cái thói quen vội vàng đã được mặc định, dựa trên sự hào nhoáng, sôi động của xã hội. Vậy những sản phẩm bạn tạo ra được có thật sự ý nghĩa khi bạn không cảm nhận được cái mà bạn đang sống, đang trải nghiệm.

Ý nghĩa của sự sống này là sự cảm nhận, tỉnh thức những khoảnh khắc hạnh phúc hay đau khổ đang xảy ra, đang trôi qua trong cuộc đời bạn. Tỉnh thức, cảm nhận để vượt qua những vấn đề trắc trở trong cuộc sống. Cảm nhận, tỉnh thức để thấy rằng cuộc đời mà bạn đang sống cần phải có chất liệu đau khổ để tạo dựng hạnh phúc. Hạnh phúc, đau khổ không thể tách rời cuộc sống này.

Để tỉnh thức và cảm nhận được chúng thì lời nói phải không vội vã, tư duy không hấp tấp và sống không hối hả; quyết định không nóng vội. Hậu quả của những việc đó đưa đến thất bại nhiều hơn thành công; thất vọng nhiều hơn hy vọng, ân hận nhiều hơn. Dù bạn có thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ không thể tồn tại trên


Trái đất này mãi mãi, một ngày chỉ có 24 giờ, Trái đất luôn quay quanh Mặt trời, dòng sông luôn chảy ngược, cuộc sống cứ thế trôi qua mỗi ngày. Tất cả đó là quy luật của tạo hóa chúng ta muốn thay đổi cũng không thể được.

Mỗi ngày dù có bận rộn nhưng bạn hãy dành thời gian để tiếp xúc với con người thật của mình, để chạm tới nguồn năng lượng tích cực trong và xung quanh bạn. Dù một phút, một giờ hay một giây mà bạn có tỉnh thức và cảm nhận thì khi đó bạn mới thật sự sống với cuộc đời này. Khi bạn dành thời gian cho chính bạn lúc đó bạn sẽ cảm nhận sự hạnh phúc, bình yên sẽ tràn về trong thân tâm bạn.

14.  Nhìn cuộc đời với khía cạnh tích cực

Nếu có một viên kim cương đặt trước mặt bạn, bạn sẽ nhìn thấy các màu sắc khác nhau khi nhìn ở nhiều hướng khác nhau. Mỗi hướng nhìn sẽ có các màu sắc và hình thù khác nhau dưới tác động của ánh sáng. Cũng vậy, hành trình cuộc sống mà bạn đang đi cũng sẽ có những cung bậc cảm xúc, cái nhìn khác nhau qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ.

Có một người bạn tìm đến với Tôi và phàn nàn về công việc và tình yêu mà anh ấy đã trải qua. Người yêu tự nhiên nói lời chia tay mà không rõ lý do, công việc học tập trở nên sa sút; cha mẹ thì vừa ly dị và anh ta trở nên chán nản với tất cả mọi thứ xung quanh mình; dường như không còn ai bên cạnh để anh ấy nương tựa. Các mối quan hệ với bạn bè trở nên lạnh nhạt, anh ta xa lánh tất cả mọi người và tự nhốt mình trong căn phòng bé nhỏ và tự trách tại sao? Tại sao?

Người bạn đó hỏi Tôi: “Tại sao cuộc đời phũ phàng với anh ấy? Tại sao những điều không may lại ập đến với cuộc đời anh ta?”

Tôi đã trả lời rằng bạn hãy làm tất cả những gì bạn có thể để sắp xếp nó lại; nếu thực sự bạn có phần lỗi nào trong đó thì hãy tự mình sửa lỗi hay đến xin lỗi họ; nếu người khác có lỗi thì bạn hãy nên đến trực tiếp với họ, nói chuyện và bàn bạc với họ.

 

Chắc có lẽ, trong số các bạn cũng đã từng nếm trải khổ đau hay những điều không như ý trong cuộc đời của mình. Nếu khổ đau đến từ lỗi của bạn thì bạn sẵn sàng dễ dàng chấp nhận; ngược lại nếu nỗi khổ bất ngờ đến với bạn, nhưng không phải hoàn toàn lỗi của bạn thì bạn sẽ như thế nào? Chẳng hạn bạn bị phát hiện bệnh ung thư, đột nhiên cha mẹ qua đời, hay bạn đang đi đúng luật giao thông nhưng bất ngờ bị tai nạn bởi do người khác đụng…

Để có một tấm tranh thêu đẹp thì người thợ thêu phải bỏ công sức, khéo léo, thời gian và trí óc để tạo nên những đường chỉ đẹp. Tuy nhiên, mặt trái của tấm vải cũng phải có những đường chỉ lộn xộn, gút nắt. Như vậy, trên một bức tranh thêu đẹp đều có những đường chỉ xâu lộn xộnmặt trái của nó. Cũng vậy, nếu bạn nhìn mặt tráicủa tấm vải thêu thì bạn sẽ không thể cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh; ngược lại, nếu bạn nhìn mặt phải của bức tranh thêu thì bạn sẽ thấy được vẻ đẹp của nó.

Cuộc sống có những lúc vượt quá mức đối với sự chịu đựng của bạn, bạn sẽ cảm thấy bất lực trước những hoàn cảnh éo le trong cuộc đời; nhưng nó chẳng phải lỗi do bạn hay người khác, bạn sẽ rối lên như con lật đật, mọi thứ trở nên rối tung như cuộn chỉ rối nếu bạn không sắp xếp trật tự nó lại. Mọi tình huống, hoàn cảnh lúc đó sẽ trở nên hỗn loạn. Đó là cái nhìn dưới góc độ của mặt trái tấm vải.

Ngược lại, nếu bạn nhìn tình huống, hoàn cảnh trên với góc nhìn tích cực, cái nhìn có tuệ giác của một người tỉnh thức, cái nhìn của một cuộc đời thì nó trở thành một bức tranh đẹp, hoàn mỹ mà trời đất hay cuộc đời ban tặng cho bạn; nếu bạn cố chấp vào những chuyện đã xảy ra rồi gặm nhấm chúng với những suy nghĩ tiêu cực, bi quan thì dù một chuyện vặt vãnh nhất trên đời cũng trở thành một tảng đá lớn đè trong tâm hồn bạn.


Bản chất của khổ đau và hạnh phúc luôn tồn tại trong cuộc sống này. Nếu bạn đang đối diện với khổ đau thì hãy nhìn nó theo chiều hướng tích cực và nghĩ rằng nó đang tiềm ẩn đâu đó để có cái nhìn lạc quan, yêu đời. Nếu bạn đối diện với cái nóng khó chịu thì hãy nghĩ rằng đó là cơn nóng của thiên nhiên ban tặng cho con người, hãy nghĩ rằng nhờ những cơn nắng này mà may mắn những hạt lúa người nông dân thu hoạch sẽ được phơi khô; nếu bạn đang đối diện với trời mưa nặng hạt thì hãy nghĩ rằng sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, cây cối sẽ được xanh tươi; nếu bạn đang đối diện với khổ đau thì hãy nghĩ rằng đó là chất liệu để nuôi dưỡng con người trưởng thành…

Tóm lại, bạn hãy thay đổi cách nhìn của bạn trong cuộc sống này theo hướng tích cực nhất thì sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Bạn đắm chìm trong khổ đau thì những điều tiêu cực sẽ luôn theo bạn đau khổ nối tiếp đau khổ. Thế nhưng bạn luôn suy nghĩ những điều tốt đẹp, những lối sống tiêu cực thì bạn luôn tìm thấy sự may mắnhạnh phúc quanh bạn. Đó là theo quy luật của vũ trụ, theo Phật sẽ gọi là Nhân quả, bạn gieo gì sẽ nhận được điều ấy.

Câu danh ngôn: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn cách để mình sống”, đó là điều thay đổi cuộc sống bạn trở nên tốt đẹp, hạnh phúcthành công.

15.  Lo lắng, buồn phiền

Thói quen lo lắng quá mức, buồn phiền quá nhiều đã làm con người trở nên già nua trước tuổi và càng gần với cái chết vì bệnh do thói quen này. Mọi chuyện đều có cách giải quyết của nó, cách giải quyết tùy thuộc vào cách nhìn của bạn vào vấn đề mà bạn gặp rắc rối. Nếu bạn đối diện với những trở ngại của cuộc sống với cái nhìn như là một sự trải nghiệm thì nó trở nên nhẹ nhàng và có thể dễ dàng chấp nhận.


Nếu bạn nhìn vấn đề với con mắt phóng đại những khó khăn thực tại thì bạn sẽ bị ngợp, chùn bước ngay trên bước đi đầu tiên, bạn sẽ không dám đối diện với chúng vì chúng quá to lớn, quá vĩ đại hơn những gì đang xảy ra, kết quả là sự thất bại do suy nghĩ, tưởng tượng, lo lắng quá mức.

Nếu trước mặt bạn là một ly nước, bạn có thể cầm nó để uống trong một tích tắc thì không trở thành vấn đề. Nhưng nếu bạn cầm ly nước trong vài tiếng đồng hồ, vài ngày, vài tháng, vài năm thì ly nước dù bé nhỏ chỉ vài gam nhưng nó sẽ trở thành một vấn đề lớn đối với cuộc đời bạn. Do đó, để bạn trở nên nhẹ nhàng thì hãy đặt chiếc ly bé nhỏ đó xuống, mọi chuyện từ đó sẽ trở nên nhẹ nhàng.

Cũng vậy, trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn và trở ngại mà bạn phải đối diện, hãy suy nghĩ để giải quyết chúng. Sự lo lắng nghĩ suy về nó để hoàn tất công việc là điều cần thiết để đi đến thành công. Nhưng nếu bạn kéo dài sự lo lắng, buồn phiền, stress, suy nghĩ đó suốt vài


tháng, vài năm thì nó sẽ làm bạn đau, có thể bạn bị tê liệt; giống như ly nước chỉ vài gam bạn cầm trong một thời gian dài.

Do đó, mọi chuyện đã qua bạn hãy để cho nó qua, những suy nghĩ ngày hôm qua khác với suy nghĩ hôm nay, những nỗi buồn của ngày hôm kia khác với ngày mai, bạn hãy nên buông bỏ với quá khứ hay đặt chuyện buồn đau của quá khứ xuống để sống với những gì hiện tại bạn đang được sống.

16.  Tư duy tích cực

Hạnh phúc của cuộc sống không phải nhất thiết là tất cả những thứ mà ta đạt được khi cố làm điều gì đó thật nhiều, đôi khi hạnh phúc chỉ xuất hiện khi bạn luôn có thói quen tư duy tích cực để nhìn cuộc đời này với cái nhìn an tịnh, sâu sắc, lạc quan.


Thỉnh thoảng, nếu cuộc sống bạn trở nên quá mệt mỏi thì bạn hãy tĩnh lặng đi một lúc để lấy lại năng lượng tiếp tục bước trên con đường, định hướng mà mình đã chọn.

Khi còn là những đứa trẻ chúng ta được sự bảo bọc nơi tổ ấm gia đình, vỗ về của cha và mẹ nhưng đến khi lớn lên chúng ta vẫn mãi là những đứa trẻ to xác.

Công việc, học tập, tình cảm, bạn bè… mọi thứ có thể đang trở nên tốt đẹp với bạn nhưng chưa chắc ngày mai nó còn trọn vẹn như bạn nghĩ, có thể nó trở nên tồi tệ hơn ngày hôm qua.

Tư duy tích cực là tiếng nói mách bảo bạn học cách chấp nhận với sự thật, bạn không thể làm gì được khác hơn khi những chuyện đã qua. Nụ cười nở trên môi bạn tuy nó không chuyển đổi được những sự việc, hoàn cảnh đã qua nhưng nó vẫn có giá trị tích cực của chính nó. Nếu bạn khóc thì bạn có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn như mình nghĩ. Khóc hay cười, suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, đứng dậy bước tiếp hay ngồi im là tùy thuộc nơi chính nghị lực của bạn.

17.  Nỗi sợ

Từ rất sớm, khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời để báo hiệu với thế giới sự hiện hữu của một con người thì nỗi sợ đã dần dần bắt đầu sanh khởi trong đứa tre đó. “Ông Kẹ” là ai, là người như thế nào, đứa bé chưa hề gặp mặt nhưng mỗi lần nghe người lớn nhắc đến “ông Kẹ” thì em bé liền sợ hãi.

 

Khi chúng ta lớn dần theo năm tháng, nỗi sợ ông Kẹ được biến hóa thành nỗi sợ to lớn hơn, khắc nghiệt hơn, đau đớn hơn và cụ thể hơn, nó phát triển dần theo tâm lý và độ tuổi của con người. Nỗi sợ đã trở thành thói quen làm lụi tàn mọi ý chí, nhiệt huyết sống đối với cuộc đời. Sợ thất bại, sợ mất tiền, sợ nghèo, sợ thua bạn bè,


sợ người ta chê cười, sợ mất việc, sợ nói chuyện trước đám đông,… Có bao nhiêu nỗi sợ thất bại trong cuộc đời bạn thì có bấy nhiêu sự đánh mất cơ hội, tư duy sáng tạo, ước mơ trong cuộc sống. Có rất nhiều nỗi sợ, chẳng có nỗi sợ nào giống nỗi sợ nào nhưng chúng có chung một điểm là không dám đối diện chấp nhận với thực tại bất như ý

Khuynh hướng khúm núm, co ro, nhút nhát sẽ làm cho tố chất dũng mãnh như Oxytoxin được tiết ra trong não bị kiềm hãm sẽ khiến bạn mất đi tự chủ, sáng tạo trong mọi vấn đề của cuộc sống.

Tuy nhiên, trong cuộc đời chúng ta cần có những nỗi sợ như sợ nhân quả, sợ phải mắc vào vòng lao lý, sợ tổn hại người, sợ gia đình ly tan… thì những nỗi sợ này có giá trị tích cực đưa con người trở về với giá trị chân thật của chính họ.

Để đạt được những tư duysuy nghĩ tích cực thì bạn nên tạo ra những thần thái trong con ngườithể hiện sự tự tin và bản lĩnh, ngoài ra khi nỗi sợ, sự lo lắng hiện hữu nơi bạn thì bạn hãy hít vào thật sâu và thở ra thật nhẹ nhàng, thư thái. Đừng bao giờ nghĩ mình phải luôn hoàn hảo, sợ người ta chê cười, không ai thích mình nữa mà hãy hành động, coi sự mất mát là bài học thú vị, là kinh nghiệm sống cho chính mình trong mỗi chặng đường của cuộc đời.

Đối diện với nỗi sợ thì nỗi sợ sẽ biến mất, thậm chí bạn có thể trở nên thích thú với chúng. Nỗi sợ là cảm giác con người tự suy nghĩlo lắng về nó, đó là điều không có thật. Hãy hành động, coi sự vấp ngã là chặng đường, hướng tới sự hoàn thiện chứ không phảo sự hoàn hảo.

Nỗi sợ tiêu cực càng tăng tỉ lệ thuận với con người càng lớn, điều này có nghĩa là do con người nhìn thất bại như là một điều xấu xa, khủng khiếp, không thể chấp nhận nó trên con đường bạn đi. Với cách nhìn này thì bạn đang bám víu qua nhiều vào thành công và thất bại và đặc biệt bạn đánh giá quá chênh lệch giữa chúng và xem chúng như hai khía cạnh xa lạ.


Trên thực tế, nếu bạn nhìn thất bại, thành cônghai mặt không thể tách rời của cuộc sống thì những bước chân trên con đường bạn đã chọn sẽ nhẹ nhàng hơn; ngược lại nếu bạn cho rằng công việc bạn làm phải thành công, không được thất bại hoặc hoàn toàn không chấp nhận sự thất bại có thể xảy ra thì điều ấy sẽ làm bạn choáng, thất vọng và bất toại nguyện. Điều này sẽ dẫn đến một điều khi bạn bắt tay vào làm việc thì vừa làm vừa rất căng thẳng vì sợ không thành công.

18.  Tin vào nhân quả

Chúng ta hãy lắng lòng để ngẫm suy về cái tính nhân quả của cuộc đời này. Nếu trong một thời đạicon người không có thói quen tin vào nhân quả thì liệu xã hội này sẽ được ấm no, hạnh phúc chăng? Đôi lúc con người chỉ vì thấy bề mặt của những nghịch lý trong cuộc sống hay những điều mà con người không thể hiểu nổi trong đời sống hiện tạivội vàng đánh giá,bình phẩm cho rằng nhân quả là điều không có thật trên cuộc đời này. Chẳng hạn, một số người ở ác, làm trái với những điều mà pháp luậtxã hội không chấp nhận nhưng đời sống hiện tại của họ vẫn được sung túc; cũng có một số người ăn ở nhân đức nhưng đời sống của họ vẫn còn bị nhiều tai họa.

19.  Bước chân trọn vẹn

Trong hành trình sống một đời người, có vô số cách để tạo ra hạnh phúc. Hạnh phúc nội tại dựa trên chánh niệm như từng bước chân, cũng là cách để bạn tắm gội trong nguồn năng lượng hạnh phúc.

Để thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống thì các bước đi hằng ngày thường vội vã, hấp tấp, nóng vội, vô nghĩa, lo âu sợ hãi, bồn chồn nhiều hơn là sự chậm rãi, thanh thản, biết rõ và quán sát tâm, ý nghĩ; thậm chí bạn có thể quên luôn những bước chân mà bạn đang bước ngay chính trên đôi chân của bạn. Do sự tích lũy, thúc đẩy của thói quen tiêu cực cũng như lo âu, sợ hãi, hấp tấp, vội vàng… sẽ khiến bạn khó cảm nhận được niềm hỷ lạc trong mỗi bước chân mà bạn đang bước.

Thái độ không cáu giận, mỉm cười vì biết rõ đó là thói quen xấu sẽ giúp bạn điều chỉnh được hành vi đang hiện khởi. Ý niệm khao khát tìm kiếm hạnh phúc nội tại sẽ giúp bạn mạnh mẽ xua tan các ý niệm buồn chán, vô vọng… để tạo ra những bước chân trọn vẹn trong hiện tại.

Bước chân trọn vẹn là bước chân mà bạn cảm thấy hạnh phúc tròn đầy, nó được xây dựng trên chất liệu an lạc với tình thương, hiểu biết, không vướng mắc. Mỗi bước chân bạn phải cảm nhận được một cách sắc đối với các trạng thái tâm lý đang hoạt động sanh khởidập tắt. Bước chân trọn vẹn cũng có nghĩa là bước chân không hời hợt, không nửa vời, bước chân ấy phải có sự nếm được vị ngọt của chánh niệm, phải cảm nhận được giá trị tích cực thanh thoát, nhẹ nhàng, thư thái do sự biết rõ, quan sát, theo dõi tâm tạo ra.

Tuy nhiên, để trạng thái chánh niệm sanh khởi trong mỗi bước đi thì bạn cần có một lượng thời gian nhất định đối với việc tĩnh tâm, thông qua ngồi thiền hoặc quán chiếu sâu về các trạng thái vô thường sanh diệt, biến đổi, không như ý trong các vấn đề của cuộc sống bên ngoài.

Nhận thức trên sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn đối với thực tại, bạn sẽ cảm thấy an bình tự tại trước mọi khổ đau từ bên ngoài hay nơi thân thể bạn, dù có những điều bất toại nguyện như ý xảy ra.

Đối tượng mà tâm trí bạn quan sát là các bước chân, bước chân dài, ngắn, cao hay thấp bạn phải đều biết rõ và chỉ biết rõ mà thôi. Các ý niệm sanh khởi bất chợt, ngoài sự kiểm soát của bạn, các ý niệm không như ý, vô nghĩa hoặc những hình ảnh quá khứ tiếp tục tái hiện trong tâm trí bạn khi bạn đang bước đều là ảo ảnh của tâm trí do đó bạn hãy nên mỉm cười, xem chúng như là những người bạn ghé thăm, không vướng bận, bức bối bởi chúng.

Bạn nên chấp nhận, biết rõ, mỉm cười, quan sát đến các ý niệm bất chợt sanh khởi. Bạn càng chú ý quan sát, thấy rõ, nhìn vào bộ mặt thật của nhữngảoảnh thì chúng càng dễ tự động biến mất. Các dạng ảo ảnh đó chúng sẽ tự động biến mất khi bạn nhận thức rõ và chấp nhận, không cưỡng ép chúng.

Thái độ hoan hỷ với niềm tin vững chắc vào sự chánh niệm để thực hành các bước chân trọn vẹn nơi hiện tại sẽ giúp cho bạn tái tạo năng lượng hạnh phúc ngay chính trong bản thân, nhận thức rõ được tiến trình sanh diệt, vô thường biến đổi nhanh chóng trên các hiện tượng tâm lý, vật lý. Bạn càng hiểu rõ chúng thì bạn sẽ không còn bám víu, không còn đặt các gánh nặng phiền não trên vai, hạnh phúc sẽ là người tốt bên cạnh bạn trong suốt chặng đường mà bạn phải sống và đối diện mọi thứ bất toại nguyện.

20.  Vướng mắc

Nếu con sông được tạo nên bởi dòng chảy của nước thì kiếp sống của con người được ví như dòng chảy bất tận không ngừng biến đổisanh diệt. Ý nghĩ này tiếp nối sang ý nghĩ khác, miên man, bất tận, vô định; thậm chí dính mắc tạo nên ảo tưởng về cái Tôi; những lầm lỗi khó dứt bởi thói quen cố chấp; tham đắm, sân hận, si mê.

Đời sống của một con người có những lúc thì dũng mãnh như những chiến sĩ ra trận, lúc thì ê chề, nản chán; thậm chí bỏ cuộc với những phong ba, bão táp của cuộc đời.

Đời sống của một kiếp người chẳng khác gì mấy so với những con cá sống trong dòng sông, lúc thì lặn hụp sâu để tránh kẻ thù; lúc thì thong thả tung tăng bồng bềnh trên mặt nước. Điều quan trọng nhất là dù chúng ta sống trong những giai đoạn nào của cuộc đời, dù là đang ở trong khúc sông nào của dòng sông thì ta luôn luôn sống với thái độ tích cực, lấy lòng nhiệt huyết, và bằng sự trọn vẹn của tâm hồn đối với tư duy, hành động trong mỗi giây phút trôi qua.

Nếu sự thành công, hạnh phúc ở bên kia khu rừng thì nhiệm vụ của bạn là phải vượt qua những gai góc, chằng chịt, giông tố của cuộc đời để đón nhận những giá trị hạnh phúc, kinh nghiệm từ khổ đau mang lại. Con đường xuyên rừng luôn là con đường nhiều gai góc, khó khăn mà sự thử thách là những chất liệu giúp ý chí ta thêm mạnh mẽ, kiên cường. Khổ đau, hạnh phúc; bùn và sen, rác và hoa là các hình ảnh tuy đối lập nhưng không thể tách rời trong đời sống con người; tuy chúng là hai nhưng thuộc cùng một bản thể.

Gai góc là chuyện đương nhiên của cuộc đời, nhiệm vụ của gai góc là làm cho bạn vướng víu, cản trở bước đi của bạn nhưng vướng thì vướng, mỗi người cần phải kiến tạo một con đường mới cho cuộc đời mình bằng cách cắt bỏ những gai góc, dẹp bỏ mọi yếu tố tác động từ bên ngoài, chỉnh nén những tâm ý tiêu cực, bất thiện trong tâm hồn mỗi con người.

Đa số, con người chúng ta mỗi khi bị vướng thì dễ bị mắc kẹt luôn; khó tháo gỡ những suy nghĩ cố chấp; bảo thủ; cho rằng điều đó là ta, là của ta, suy nghĩ bất di bất dịch của ta. Người bị vướng mắc thường có khuynh hướng ảo tưởng với thực tại và lao vào như con thiêu thân đối với những đối tượng mà bạn bị dính mắc.

 

Đời có đạo thì cuộc sống sẽ trở nên tử tế, nhẹ nhàng nhưng khi bạn vào đạo rồi thì bạn cho rằng tôn giáo của bạn là số một, tất cả mọi kẻ ngoại là sai lầm, lạc lối.

Đời có bằng cấp nên ta phải vướng vào bằng cấp mà kiếm sống nhưng khi có bằng cấp xong thì đi đâu bạn cũng đưa ra tấm bằng đi trước.

Đời cũng cần có tiền để làm phương tiện trao đổi, mua bán trong đời sống con người nhưng khi bạn mắc kẹt vào nó thì tiền trở thành con

dao chặt đứt mọi tình nghĩa, bất chấp mọi xấu ác và trở thành thượng đế của mọi tội lỗi.

Đời có tình yêu nên ta phải vướng vào nó để làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và có được bạn đời nhưng khi nắm giữ được tình yêu ta lại dính chấp sự cuồng si, ghen tuông, độc đoán.

Đời thường có những mâu thuẫn giữa ta và người xung quanh ta nên ta thường vướng vào mâu thuẫn, do đó ta mắc luôn vào đó, không xóa được hận thù trong lòng… Đời cũng cần có những giấc ngủ vừa đủ để tái tạo thêm năng lượng sống, nhưng mắc kẹt vào đó thì bạn sẽ trở thành nô lệ của sự lười biếng. Đời cũng cần có những trò chơi bóng đá, thể thao để con người trở nên khỏe mạnh nhưng đắm nhiễm bởi nó bằng những hình thức cá độ, sa đọa thì bạn đang mắc kẹt trong nó.

Thói quen đắm nhiễm, vướng mắc vào những cơn say của tài, danh, lợi, sắc; những thú vui tầm thường khiến bạn mất đi sự sáng suốt để nhận diện được sự nguy hiểm của chúng, đánh mất ý thức mình đang đắm nhiễm, vướng mắc; trở nên mê mờ không tìm được tự do hay một lối thoát.

Một khi thói quen tiêu cực hình thành chín mùi trong đời sống của bạn, chúng sẽ làm thay đổi tư duy, hành động, nhận thức, trở thành kẻ thống trị trong cuộc đời bạn, hướng bạn vào một lối mòn của sa đọa, tội lỗi.

Để tháo gỡ vướng mắc bạn nên nhận diện được sự vô thường biến đổi, sanh diệt trong tâm sinh lý của con người; sự thay đổi của vạn vật, thời giankhông gian.

Trong đời sống hiện tại, mọi khoảnh khắc ta đều được sinh ra và chết đi; nhưng chúng ta vẫn hiện hữu liên tục như vậy. Nếu chúng ta đã hiểu rằng trong kiếp sống hiện tại chúng ta liên tục (sự sinh diệt) mà không có một thực thể hay một thể chất thường hằng bất biến nào, như là một linh hồn hay bản ngã (atma) thì tại sao chúng ta phải vướng măc, trói buộc bởi những tư duy cũ, hành động cũ, lời nóitiêu cực; tại sao chúng ta không hiểu rằng những hình thức trói buộc, đắm nhiễm của cuộc sống là những dạng năng lượng tiêu cực làm ô nhiễm, hoen ố tư duy, nhận thức, hành động chúng ta mỗi ngày.

Hãy xa lìa những vướng mắc, nỗi khổ, niềm đau để giúp bạn quân bình được đời sống tâm hồn, bước lên một thềm bậc mới với đời sống không bi lụy, cố chấpvững chắc trong mỗi bước đi đầy gai góc của cuộc đời.

21.  Tự ái

Tự ái là cách phản ứng tiêu cực của tâm thức dùng để phản kháng lại những điều mà bạn không hài lòng. Tự ái có khuynh hướng được biểu lộ rõ rệt hay vi tế qua thái độ, hành vi, cử chỉ không vừa ý nhằm bảo vệ cái Tôi, cái của Tôi, tự ngã này của Tôi.

Khi bạn gặp những người có tính tự ái cao, cách duy nhất bạn có thể làm để thay đổi họ là thay đổi chính bản thân mình. Lối sống, hành động, tư duy tích cực của bạn sẽ tác động, ảnh hưởng đến họ; từ đó họ sẽ cảm nhận được bạn khi bạn hành động và sống bằng cả trái tim của mình.

Sự bất như ý,  không vừa lòng, muốn người khác phải theo ý mình, quát tháo, bực bộitác nhân sẽ khiến bạn bực bội, làm tính tự ái của người khác sanh khởi.

Tự ái thường chịu tác động bởi những ngôn từ tiêu cực, hạ bệ, khinh thường, chê bai… từ người khác.

Trong đời sống của bạn có rất nhiều mối quan hệ, tương tác xã hội tạo nên vô số các câu chuyện của đời thường. Đa số, những cơn sóng tác động đến bản thân bạn, thì bạn chiếm 1/10 trong các vấn đề liên hệ đến đời sống bạn như bố mẹ của ta, nhà cửa, xe cộ, hiệu xe mà ta đang sở hữu, nhãn hiệu giày mà ta đang mang trên chân, tôn giáo, chủ nghĩa chính trị mà bạn đang theo, tâm lý của bạn…. Tất cả những thứ có liên hệ đến đời sống của bạn, bạn tưởng chừng như là của bạn, thuộc sở hữu của bạn, bạn đã chiếm hữu nó… Phải chăng, bạn nắm giữ chúng cả đời, thậm chí khi bạn không còn trên cõi đời này? Chúng sẽ không hư hoại chăng? Nếu là của bạn thì tại sao bạn không nắm giữ nó mãi cho đến thế giới bên kia cuộc đời bạn? Thậm chí thân thể của bạn, bạn sẽ giữ nó mãi mãi không già, không bệnh, không chết mãi được không?

Tự ái vốn dĩ không phải là bản thân ta, nó chỉ là biểu lộ bất thường của cảm xúc, nó mang tính bất định, biến đổi, có thể nổi sóng dữ khi bị tác nhân bên ngoài chửi rủa, đay nghiến… hoặc tạm thời yên ngủ trong tâm thức khi chưa bị tác nhân bên ngoài tác động.

Chửi bạn thì bạn có thể nhịn, nhưng chửi đến người thân như bố mẹ bạn thì bạn sẽ đùng đùng nổi giận; đụng đến anh em, chú bác tôi thì tôi sẽ đánh, hoặc đụng đến cái bên ngoài như Tôn giáo của tôi; tỉnh huyện xã của tôi, xe của tôi… Tất cả những thứ ấy không phải là của bạn, cũng không phải là bạn mà là những yếu tố tương quan sanh, diệt, dựa trên cái tên, danh nghĩa mà hình thành trong cuộc đời của bạn. Chúng do điều kiện mà hình thành nên chúng cũng sẽ do điều kiện mà hủy hoại.

Bạn sẵn sàng đánh nhau, giết nhau, cãi nhau khi những yếu tố liên quan đến đời sống của bạn bị người khác tấn công. Đó cũng chỉ là tự ái vặt mà bạn cho rằng nó là cá tính, bản chất của bạn. Nói chạm đến họ tức là chạm đến con người của bạn, từ đó tự ái sinh khởi bất chợt trong thời gian nhất định.

Trên bước đường tu tập, nếu chúng ta không tĩnh tặng để quan sát tính giả danh, sanh diệt, biến đổi của cảm xúc dựa trên tính điều kiện của các vật chất hay tác nhân bên ngoài mà sanh khởi thì bạn sẽ mất đi mọi thứ công đức, mất đi những điều tốt đẹp mà bấy lâu bạn đã gầy dựng cho cuộc đời bạn. Bạn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc, nô lệ của tự ái vặt vãnh. Từ đó, khổ đau từ đó sẽ xuất hiện, đeo bám theo bạn như bóng với hình.


Bạn hãy thực tập thói quen tĩnh lặng, quan sát các trạng thái cảm xúc sanh khởi dù ai có làm gì, cố tình sỉ nhục bạn như thế nào. Đôi khi chúng ta cần phải nói ra sự thật để sửa sai nhưng trước khi nói bạn cần phải tự hỏi bản thân là mình đủ tĩnh lặng chưa? Còn sự oán hận, bực bội nào nữa không? Nếu câu trả lời là bạn đang tĩnh lặng, hoàn toàn không đau nhức, bực bội, cáu ghét… gì cả thì lúc đó bạn nên tiếp tục hỏi bản thân: vậy chuyện này có thật sự quan trọng để ta viết một email dài, hay một cuộc hẹn để nói chuyện cho ra lẽ không?

Nếu ta thật sự tĩnh lặng thì ta sẽ cảm thấy không cần có nhu cầu trả lời, vì các vấn đề không quan trọng, không mấy ai quan tâm; nếu trả lời có thể làm cho câu chuyện trở nên quan trọng từ những việc vặt vãnh và nhiều người sẽ biết đến. Bạn hãy để cho thân và tâm bạn được yên bình mặc kệ những lời gièm pha, tiêu cực thì cuộc sống của bạn sẽ bớt đi phiền nãosóng gió.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.