PHÁP HIỆN TẠI VĨNH HẰNG
THE ETERNAL NOW
Tuyển Tập Những Bài Giảng Hay Về Thiền Tánh Biết
Tác giả: Rupert Spira
Chuyển ngữ: Minh Tuệ Đỗ MinhPháp Hiện Tại Vĩnh Hằng
MỤC LỤC
1. PHÁP HIỆN TẠI VĨNH HẰNG
Now-Bây Giờ không phải là một khoảnh khắc trong chiều thời gian
Now như không gian vô biên chứa đựng mọi thứ
Kinh nghiệm luôn luôn xảy ra Ở Đây
Now-Here là bản chất chân thật của chúng ta
2. THIỀN LÀ CÁI TA LÀ, KHÔNG PHẢI LÀ CÁI TA LÀM
Thiền là sự hiện hữu của Tánh Biết
Hiện Hữu vốn đã tách rời mọi hình tướng biểu hiện
Không thể thấy được Hiện Hữu Biết như một đối tượng
Hiện Hữu Biết là một với những kinh nghiệm
3.“TA LÀ” – HÌNH TƯỚNG ĐẦU TIÊN CỦA THƯỢNG ĐẾ
Hiện hữu
Tồn tại là chuyển động của hiện hữu
Thượng Đế là Hiện Hữu
Hiểu biết “Ta là” là hình tướng đầu tiên của Thượng Đế
Hiện hữu thuần khiết có thể ví như không gian vật lý trong vũ trụ
Sai lầm căn bản và hiểu biết nền tảng
4. ÁNH SÁNG BẢN THỂ CỦA CHÚNG TA
Bản Thể nhận biết chính nó
Bản Thể bị pha trộn
Đừng hiểu lầm về giác ngộ
Bản Thể trần trụi
Bản Thể vô ngã, vô hạn
Thượng Đế là tên tôn giáo của Bản Thể
5. BẢN CHẤT CỐT LÕI VÀ SỰ CHE MỜ
Cái gì nhận biết được những kinh nghiệm?
Suy nghĩ, cảm giác đến rồi đi – “Tôi” luôn luôn có mặt
“Tôi” vừa hiện hữu, vừa nhận biết
Chúng ta đã bị lập trình như thế nào?
Niềm tin sai lầm tạo ra bản ngã ảo tưởng
Tại sao không thể hướng chú ý về phía Bản Thể?
Bản Thể có thay đổi không?
Bản Thể như màn hình chẳng đến chẳng đi
Vì quá đơn giản, bình thường nên Bản Thể đã bị bỏ quên
Bản Thể có bị khuấy động không?
Bản Thể có thiếu cái gì không?
Cái tôi ảo tưởng luôn luôn chạy trốn hiện tại
Thiêu thân tìm ngọn lửa
Chúng ta đang bị thôi miên
Khi giác ngộ bị hiểu lầm
Khi niềm tin sai lầm được đặt dấu chấm hết
Tiếp tục đi sâu vào Tánh Biết
6. TỪ “NHỊ NGUYÊN” ĐẾN “BẤT NHỊ”
Tánh Biết như người chứng kiến
Con đường phân biệt – Neti Neti
Tánh Biết vừa là hậu cảnh vừa là tiền cảnh
Nhị nguyên thông thường và Nhị nguyên giác ngộ
Chủ thể và khách thể có thể tách rời được không?
Khám phá Cái Biết nền thuần khiết
Tánh Biết là cái nền hiện hữu duy nhất
Tánh Biết là cái nền thân thiết, liền mạch
Ánh sáng của Biết bao trùm mọi kinh nghiệm
Bất nhị – kinh nghiệm của tình yêu và vẻ đẹp
Từ “Ta là cái gì” đến “Ta không là gì” và “Ta là tất cả”
Sự chứng ngộ tuyệt đối
7. CHỐI BỎ HIỆN TẠI
Tất cả những gì chúng ta biết chỉ là Hiện Tại
Bản ngã không thể sống trong Hiện Tại
Vĩnh hằng và kéo dài mãi mãi
Hương vị của tự do
8. RÓT TRỐNG RỖNG VÀO CƠ THỂ
Để chú ý chìm ngược về nguồn chủ thể
Tâm trí đi tìm nguồn như cá đi tìm nước
Cơn sóng chỉ là chuyển động của nước
Miếng vải muslin bay đung đưa trong gió nhẹ
9. XÂU CHUỖI TRĂM HẠT
Cái gì không bao giờ rời xa ta?
Hãy trao trái tim cho cái luôn luôn hiện hữu
Sợi chỉ vô hình
10. NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI VỀ BẢN THỂ
Cái gì biết “Ta đang là”?
Dựa vào cái gì để biết “Ta đang là”?
Đi đâu để thấy được Cái Biết?
11. QUAN SÁT NGƯỜI QUAN SÁT
Quan sát kinh nghiệm với thái độ gì?
Con rùa rút đầu
Con đường hai chiều
Sự bao trùm toàn diện – Làm tan biến sự phân biệt giữa Cái Biết và Cái Bị Biết
Từ hiểu biết trí năng đến hiểu biết bằng kinh nghiệm trực tiếp
Những từ đồng nghĩa với Tánh Biết
12. TÁNH BIẾT CHỈ BIẾT HIỆN TẠI
Suy tư tưởng tượng ra thời gian để thay thế cho Now vĩnh hằng
Kinh nghiệm không phải là một chuỗi tiếp nối của những “khoảnh khắc hiện tại” riêng lẻ
Mọi trải nghiệm đều sanh khởi trong Now – pháp hiện tại mở rộng, trống rỗng, vô chiều
Niềm tin vào thời gian và niềm tin vào bản ngã tồn tại song song
Hình ảnh vay mượn sự tồn tại của chúng từ hiện hữu của màn hình
Hình ảnh trôi qua màn hình nhưng màn hình không trôi qua chúng
Bạn chọn đứng ở vị trí nào?
Tánh Biết chỉ biết Hiện Tại, suy tư chỉ biết thời gian – Chúng không bao giờ gặp nhau
LỜI NÓI ĐẦU
Sau khi hai quyển “Biết Mình Đang Biết” (Being Aware of Being Aware) và “Biết Mình Là Cái Biết” (Being Myself) của Rupert Spira được chuyển ngữ trong năm nay, chúng tôi đã nhận được nhiều lời cám ơn từ bạn bè về những thông điệp tâm linh quý báu của tác giả này. Nhiều người đã khích lệ chúng tôi dịch tiếp.
Do thời gian có hạn nên trước mắt chúng tôi chỉ cố gắng làm những tuyển tập mỏng, chọn những bài tương đối dễ đọc từ các cuốn sách mà chúng tôi đang có được.
Tập “Pháp Hiện Tại Vĩnh Hằng” này gồm 12 bài giảng được chọn từ ba tập: “The Light of Pure Knowing” (Ánh Sáng của Tánh Biết Thanh Tịnh), “Naked Self-Aware Being” (Bản Thể Tự Tri Trần Trụi) và “Transparent Body, Luminous World” (Thân Thể Trong Suốt, Thế Giới Tỏa Sáng).
Sách tâm linh hay là loại sách chuyên nói về Sự Thật, giúp chúng ta hiểu được bản chất chân thật của chính mình. Ý nghĩa của hai từ Sự Thật đã được trình bày, diễn giải rất rõ ràng bằng cách nói vô cùng giản đơn, dễ hiểu cùng với những ẩn dụ sinh động của thầy Rupert. Là một “chuyên gia” chỉ nói về Sự Thật nên khi đọc, chúng ta không khó để nhận ra sự liền mạch xuyên suốt trong các bài giảng của vị thầy này.
Khi tiếp xúc với nguồn tài liệu này, ngôn ngữ trung tính, không mang màu sắc tôn giáo, chắc chắn sẽ đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.
Điều quan trọng nhất là giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng thể về thực tại, thấy được toàn diện cả hai chiều “bất biến” và “vạn biến”. Nếu bị khuyết mất chiều “vô vi”, “vô tướng”, “vô hạn” của Bản Thể, chúng ta sẽ đồng hóa mình với sự biến hóa, sinh diệt của hình tướng “hữu vi”, “hữu hạn”. Đó là nguồn gốc phát sinh một bản ngã tách biệt.
Nếu chúng ta có duyên muốn sống một cuộc đời theo cách nhìn này, muốn biết được mình thực sự là ai, mình thực sự là gì, muốn hiểu thế nào là hạnh phúc, bình an đích thực, thì sách về Sự Thật của thầy Rupert Spira là một chọn lựa tốt.
Gọi là Sự Thật bởi vì cái “Sự” đó luôn luôn “Thật”, nó luôn luôn hiện hữu cùng với chúng ta, là bản chất chân thật của tất cả mọi người, ai cũng giống ai. Sự Thật ở đây được gọi tên cụ thể là “Biết”, “Việc Biết”, “Tánh Biết”, “Tâm Biết” hay “Cái Biết”.
Qua tuyển tập này, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu sâu hơn những khái niệm có cùng nghĩa với Tánh Biết hay Bản Thể, như: Hiện Hữu, Thượng Đế, Tâm, Chân Ngã v.v…
“Tánh Biết” cũng đồng nghĩa với “Pháp Hiện Tại”, luôn luôn Ở Đây và Bây Giờ, không liên hệ đến thời gian nên gọi là “Pháp Hiện Tại Vĩnh Hằng” hay “Thực Tại Hiện Tiền Bất Tử”. Vì đây là chủ đề chính của tập sách, nên khái niệm này sẽ được đề cập đến nhiều nhất, đặc biệt trong các bài 1, 4 và 12.
Xin trân trọng giới thiệu với mọi người.
Mong cho tất cả chúng ta sớm nhận ra ánh sáng Sự Thật và hưởng được hạnh phúc và bình an đến từ ánh sáng đó.
Tháng 12–2022
Minh Tuệ Đỗ Minh
minhtuedominh@gmail.com
LỜI TỰA
Sách của thầy Rupert chỉ nói về Biết, bản thể cốt lõi của mỗi chúng ta. Đây là tinh túy của mọi truyền thống tâm linh và tôn giáo lớn.
Riêng trong kinh sách của Phật giáo, Bản Thể Biết còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Tự Tánh, Giác Tánh, Chân Tánh, Phật Tánh,Tâm Chói Sáng (pabhassara citta) v.v… Chúng ta cùng nghe lại những lời kinh quen thuộc:
“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp.”
(Kinh Pháp Bảo Đàn)
Hay:
“Tâm này vốn chói sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập. Bậc có trí nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc có trí nghe nhiều, có được tu tập.”
(Kinh Tăng Chi)
“Biết” còn có một tên khác là “Pháp Hiện Tại”. Nhận ra pháp hiện tại này là nhận ra “pháp bảo”. Trong kinh Pali, ý nghĩa của pháp bảo hiện tại này vô cùng rõ ràng với những đặc tính sau:
Sanditthiko (hiện hữu ở đây và bây giờ – ever-present, here and now)
Akāliko (không thuộc thời gian, timeless, not time-bound)
Ehipassiko (đến để thấy, đi vào để nhận ra, come and see)
Opaneyyiko (hướng vào bên trong, có khả năng thoát khổ, leading inward, leading onwards)
Paccattam veditabbo viññūhi (được người trí tự mình chứng hiểu, be experienced by the wise for themselves).
Câu kinh nổi tiếng tiếp theo một lần nữa nhấn mạnh đến sự thật tuyệt đối của pháp hiện tại:
“Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.”
(Kinh Trung Bộ số 133)
Tựa sách “Pháp Hiện Tại Vĩnh Hằng” có thể sẽ không nhận được sự đồng tình của một số người học Phật. “Pháp hiện tại” thì không cần bàn, nhưng “vĩnh hằng” có khả năng sẽ “gây khó chịu” cho những ai chỉ biết một chiều phiến diện của “pháp hữu vi”, không nhìn được tính tổng thể của pháp thực tại bao giờ cũng bao gồm cả hai mặt hữu vi sinh diệt và vô vi không sinh không diệt như lời Phật đã được ghi lại rất nhiều trong tam tạng kinh điển.
“Vĩnh hằng” (eternal) đồng nghĩa với “bất tử” (immortal). Trên đời này nếu có “cái gì đó” có thể trường sinh bất tử, sống hoài không chết, thì đó chính là Pháp Biết Hiện Tại Vĩnh Hằng, pháp duy nhất không thuộc về thế gian. Câu kinh này là một minh chứng:
“Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp bất tử,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp bất tử.”
(Pháp cú 114)
Pháp gì không bao giờ thay đổi đôi khi được gọi là “pháp thật”, ngược lại, “pháp không thật” hay “pháp giả” là pháp luôn luôn đổi thay. Pháp thật hay chân lý chỉ có một, luôn luôn hiện hữu dù những vị Phật có xuất hiện trên thế gian này hay không. Phúc cho ai thấy ra được pháp thật này.
“Chân thật biết chân thật
Không chân biết không chân
Người chứng được chân thật
Do chánh tư, chánh hạnh”
(Pháp cú 11)
Khi có duyên đọc sách của thầy Rupert, tầm nhìn của tất cả chúng ta chắc chắn sẽ được mở rộng hơn. Một cái nhìn hạn hẹp sẽ giam hãm chúng ta trong chiếc lồng của quan kiến, định kiến sai lầm. Trí tuệ và tình thương không thể đi cùng với tà kiến.
Hai đoạn sau đây về tính vĩnh hằng của pháp hiện tại được trích từ sách này, chúng ta đọc sơ qua trước khi đi vào phần nội dung chính.
“Now (Hiện Tại) không phải là một khoảnh khắc trong chiều thời gian. Chỉ đơn giản là không có thời gian để Now trở thành một khoảnh khắc trong nó. Now là pháp vĩnh hằng (eternal). Vĩnh hằng có nghĩa là luôn luôn có mặt, không phải là thời gian kéo dài vô tận (ever-lasting). Now là “bình chứa” (container) tất cả những kinh nghiệm, tuy nhiên bình chứa này không có sự giãn nở (extension) trong chiều thời gian. Nó là Cái Biết luôn luôn hiện hữu.”
“Ở Đây không phải là một vị trí trong không gian, giống như Bây Giờ không phải là một khoảnh khắc trong thời gian. Ở Đây là điểm vô chiều mà tại đó mọi kinh nghiệm xảy ra, nó giống hệt như Bây Giờ. Hai điểm này là cùng điểm vô chiều được gọi là “Bây Giờ” và “Ở Đây” – Bây Giờ vĩnh hằng và Ở Đây vô hạn.
Cái Now vĩnh hằng là Now luôn luôn hiện hữu, cái Here vô hạn là Here không có những phẩm chất giới hạn – không thể được biết, được thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm.
Điểm vô chiều của vĩnh hằng và vô hạn này chính là Bản Thể Hiện Hữu của chúng ta – sự hiện hữu của Tánh Biết vô chiều, vĩnh hằng, vô hạn – là cốt lõi của Bản Thể chúng ta.”
Pháp Hiện Tại là sự sống vĩnh hằng, bất tử.
Người tỉnh thức là người biết “phản bổn hoàn nguyên”, quay về nguồn cội, biết “hồi đầu thị ngạn”, thấy được bờ kia bất tử, vĩnh hằng vốn đã có sẵn bên trong chính mình.
Xin trích thêm một câu kinh để thay lời kết:
“Ngày nào còn có người biết hướng tâm về nguồn (yoniso manasikara) thì ngày đó diệu pháp không bị lu mờ, không bị biến mất”.
Kính bút,
Minh Tuệ Đỗ Minh
- Từ khóa :
- Pháp Hiện Tại
- ,
- Vĩnh Hằng