Năm Pháp Thực Hành Của Cư Sĩ: (4) Xa Lìa Nói Dối

14/02/20234:19 SA(Xem: 1955)
Năm Pháp Thực Hành Của Cư Sĩ: (4) Xa Lìa Nói Dối
NĂM PHÁP THỰC HÀNH CỦA CƯ SĨ:
(4) XA LÌA NÓI DỐI

Quảng Tánh

please do not lieKhông nói dối, nghĩa đầy đủ là không nói hư dối, không nói thô ác, không nói chia rẽ, không nói dua nịnh. Người Phật tử thực hành, gìn giữ giới Không nói dối phải bao gồm bốn phương diện này.

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng chúng Ưu-bà-tắc gồm có năm trăm người đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử (Xá-lợi-phất). Tôn giả Xá-lê Tử thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu sự hoan hỷ. Ngài dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu sự hoan hỷ rồi, liền rời chỗ ngồi đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật và ngồi xuống một bên.

Sau khi Tôn giả Xá-lê Tử đi chẳng bao lâu, cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm Ưu-bà-tắc cũng đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài rồi ngồi xuống một bên. Đức Thế Tôn dạy:

- Này Xá-lê Tử, nếu thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm, hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được. Xá-lê Tử, thầy nên xác nhận rằng Thánh đệ tử này không còn đọa địa ngục, cũng không còn sinh vào loài súc sinh, ngạ quỷ và các chỗ ác, được quả Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, nhất định thẳng tiến tới quả vị Chánh giác, tối đa chịu bảy lần sinh tử nữa. Sau bảy lần qua lại cõi trời, nhân gian, liền được chấm dứt khổ đau.

Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử xa lìa nói dối, dứt trừ nói dối; nói lời chân thật, ưa sự chân thật, an trụ nơi sự chân thật, không dời đổi sai chạy. Tất cả những lời nói đều đáng tin, không lừa dối thế gian. Người ấy đối với sự nói dối, tâm đã tịnh trừ. Đó là pháp thứ tư mà bạch y Thánh đệ tử giữ gìnthực hành một cách hoàn hảo.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Ưu-bà-tắc, số 128 [trích])

Không nói dối, nghĩa đầy đủ là không nói hư dối, không nói thô ác, không nói chia rẽ, không nói dua nịnh. Người Phật tử thực hành, gìn giữ giới Không nói dối phải bao gồm bốn phương diện này.

Không nói hư dối là nguyện nói đúng sự thật. Việc có nói không, việc không nói có; chuyện đúng nói sai, chuyện sai nói đúng v.v…, chính là nói lời hư dối. Người hay nói, nói nhiều dễ rơi vào lỗi hư dối. Người Phật tử chỉ được nói sai sự thậtmục đích duy nhất là để cứu độ chúng sinh. Trường hợp này, tuy nói không đúng sự thật mà không mắc tội, ngược lại còn được phước.

Không nói thô ác là nguyện không văng tục, chửi thề; không nguyền rủa, trù ẻo. Ăn nói thô tháo, lỗ mãng, độc địa ngoài tính khí hung hăng còn được nhiều người xem là công cụ hữu hiệu nhằm trấn áp đối phương. Người tính tình nóng nảy, ác độc, cộc cằn thường phạm lỗi này. Lạ lùng là kiểu ăn nói này những tưởng thường xảy ra trong phường chợ búa nhưng lắm khi xuất hiện cả trong giới thượng lưu, trí thức bên ngoài thường lịch lãm, nho nhã, thanh tao.

Không nói chia rẽ là nguyện không nói lời gây ly gián, mâu thuẫn, bất hòa cho người. Đến người này nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người này gây hiềm khích, chia rẽ, xung đột lẫn nhau. Người nói lời này có tâm địa ác độc, mưu sâu kế hiểm nên cần cảnh giác vì họ không ở đâu xa, đôi khi thân cận với mình.

Không nói dua nịnh là không nói lời thêu dệt, nịnh bợ, ton hót; không dùng lời hoa mỹ tìm mọi cách để thuyết phục, làm xiêu lòng người mà được lợi cho mình. Nói sao cho lọt tai người vốn không phải xấu nhưng vì dụng tâm thủ lợi riêng mà có thể hại người nên khiến cho lời hay mà trở thành phi pháp. Người nói lời này vốn nói năng và ứng xử khôn khéo nên thường được tin dùng. Họ là người “thượng đội, hạ đạp” nên gây ra khổ lụy không ít.

Người Phật tử nguyện nói lời chân thật, tâm dối gian được tịnh trừ, nói ra lời nào đều đáng tin, đó là thực hành giới thứ tư một cách hoàn hảo.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2016(Xem: 11151)
13/04/2013(Xem: 53926)
02/07/2015(Xem: 16428)
18/03/2017(Xem: 10019)
08/03/2019(Xem: 28318)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.