Phương Pháp Phòng Hộ Căn Môn Trong Lời Dạy Của Đức Phật

26/03/20233:57 CH(Xem: 2931)
Phương Pháp Phòng Hộ Căn Môn Trong Lời Dạy Của Đức Phật
PHƯƠNG PHÁP PHÒNG HỘ CĂN MÔN
TRONG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
Thích Trung Định

thich trung dinhTrong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết. Các giác quan của con người là nơi dễ dàng thâm nhập các đối tượng trần cảnh làm dấy khởi tâm tham, dẫn đến nhiễm ôđau khổ. Có sáu giác quan là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Theo quan điểm của Phật giáo, sự tiếp xúc giữa các giác quan và đối tượng trần cảnh là một “cơ hội” để các trạng thái tham muốn, chán nản, xấu xabất thiện tràn vào trong tâm thức khi chúng ta không có sự kiềm chế. Định lý duyên khởi chỉ ra rằng, khi các giác quan tiếp xúc với các đối tượng trần cảnh thì sẽ nảy sinh các cảm thọ; từ cảm thọ sinh ra ái dục, từ ái dục sinh ra chấp thủ, từ chấp thủ sinh ra hiện hữu, từ hữu có sinh, từ sinh già và chết, sầu bi khổ ưu não có mặt. Do đó, khi cắt đứt một mắc xích nào trong chuổi duyên khởi này thì khổ đau chấm dứt. Đó là ý nghĩa của phương pháp bảo vệ giác quan như được mô tả trong lời dạy của Đức Phật.

Theo thói quen, trong mỗi con người tồn tại hai phản ứng khuynh hướng tâm lý đối với các đối tượng được cảm nhận, một là yêu thích, dễ chịu; hai là ghét bỏ, khó chịu. Theo quan điểm của Phật giáo, cả hai khuynh hướng trên đều do vô minh (avijja) chi phối và là nguyên nhân sâu xa nhất của chúng. Chính vì thiếu hiểu biết về bản chất phụ thuộc và luôn thay đổi của các giác quan và các đối tượng của chúng mà con người yêu những gì hợp ý và trở nên tức giận với những gì không phù hợp và điều này làm cho chúng ta đau khổ. Từ những gì đã trình bày ở trên, có thể nói rằng đau khổ phát sinh chủ yếu là do tham, sân, si. Do vậy, mục đích của phương pháp này là ngăn chặn tâm tham, sân, si phát sinh do sự tiếp xúc.

Trong một bài giảng đầu tiên với tên gọi “Bài giảng về lửa’ (The Fire Sermon), Đức Phật tuyên bố rằng: ‘tất cả đều đang cháy’ (all is burning). Tất cả chỉ là sáu giác quan, sáu trần và sáu thức. Con mắt đang cháy với sắc trần, vị tham đắm vào trần cảnh, lỗ tai đang cháy với thanh trần…tương tự như vậy với các căn và trần còn lại. Chúng đang cháy với những đám cháy của phiền nãođau khổ. Trong Tương ưng về xứ (Saḷāyatanasaṃyutta) liên tục tuyên bố rằng, để đoạn tận vô minh và tạo ra sự hiểu biết chân thật, chúng ta phải quán chiếu tất cả những sáu nội ngoại xứ (thập nhị xứ) là vô thường, đau khổvô ngã. Sáu căn đang cháy với sáu trần sinh ra tham đắm, chấp thủ, thì cũng từ nơi sáu xứ này để dập tắt, đoạn trừ chúng. Điều này, theo những bài kinhNhững điều kiện để đạt Niết Bàn’ (S. 35: 147), là con đường thực tập để đạt được Niết bàn. Một con đường khác, được đề cập trong các bản kinh“Sự trống rỗng của Thế giới” (S. 35:85), là để thấy rằng sáu giác quan trống rỗng - trống rỗng về một cái tôi hay cái gì thuộc về tự ngã của tôi. Vì chúng chỉ là sự phát sinh từ sáu căn, sáu trần và sáu thức, nên nó cũng là vô ngã.[1]

Trong một bài kinh, Đức Phật đã nói với chàng trai trẻ Uttara rằng, phòng hộ các căn môn không có nghĩa là đóng bít tất cả các giác quan không cho tiếp xúc với các trần cảnh. Điều này là không có thể. Mà chỉ chánh niệm tỉnh giác, phòng hộ các căn môn không để cho tâm rong ruổi tìm cầu những thứ hư ảo dẫn đến khổ đau. Trong Tương Ưng Bộ kinh, Đức Phật trình bày về phương pháp này như sau:“Và làm thế nào, này các Tỷ kheo, một người luôn phòng hộ các căn môn? “Ở đây, vị Thánh đệ tử, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thiệt hành sự hộ trì ý căn. Như vậy là vị Thánh đệ tử hộ trì các căn”.[2]

Tiếp tục nội dung này, trong Trường Bộ kinh, Kinh Sa Môn Quả, Đức Phật dạy: “Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không vẩn đục.”[3] Hộ trì các căn bằng cách thực tập chánh niệm tỉnh giác, tâm không còn tham luyến với các trần cảnh, tâm an định và bắt đầu phát sinh niềm hỷ lạc. Đây chính là kết quả lợi lạc của pháp môn phòng hộ các căn, tức thực nghiệm một nếp sống sáng suốt, thanh thản, an lạc với cái tâm không còn bị chi phối bởi ngoại cảnh, không còn phản ứng dao động bởi mọi thứ thuận duyên hay nghịch ý. Đến đây, hành giả không còn bị ngoại cảnh chi phối, làm chủ được tâm và bắt đầu đi vào chánh đạo.

Trong kinh Kinh Căn Tu Tập (Indriyabhàvanà sutta), Trung bộ kinh, Đức Phật dạy về phương pháp chế ngự các căn như sau: “Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dẫu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức…[4].Vị ấy cũng thực hành như vậy với các căn còn lại.

Những đoạn văn được trích dẫn ở trên cho thấy hành giả thực hiện lời dạy của Đức Phật để phòng hộ các giác quan có hai nhiệm vụ chính cần phải làm. Một là, vị ấy phải học cách kiểm soát ham muốn của mình đối với thị giác, âm thanh, khứu giác, vị giác, xúc giác và đối tượng tinh thần. Hai là, vị ấy học cách nhìn xem chúng thực sự là những cảm giác nảy sinh phụ thuộc vào sự tiếp xúc giữa các giác quan và đối tượng trần cảnh. Do vậy, bản chất của tất cả những cảm giáckhông thật, chúng là vô thường, biến đổi.

 Tuy nhiên, bài thực tập này đi ngược lại thói quen của xã hội văn minh vốn đề cao chủ nghĩa duy vậtchủ nghĩa duy cảm. Do đó, phần lớn con người vẫn thường sống trong sự chi phối bởi cảm xúc giác quan. Ngành quảng cáo, du lịch, ẩm thực, âm nhạc tập trung đánh vào trọng tâm của thị giác, khứu giác, vị giácxúc giác để thu về lợi nhuận. Như chúng ta đã biết, ham muốn của con người về thị giác, âm thanh, khứu giác, vị giác, xúc giác và các đối tượng tinh thần đã sinh ra cái gọi là nền văn minh của nhân loại. Nhưng chính những ham muốn này, cho đến nay đã vượt quá tầm kiểm soát và đã trở thành một sự thật nghiệt ngã tạo nên mối đe dọa lớn đối với sự tồn vong của nhân loại. Sự mâu thuẫn của nền văn minh hiện đại nằm ở chính nó: trong tâm ích kỷ cố hữu của con người đã vẽ ra một viễn cảnh để con người đạt được mục đích ích kỷ, phục vụ sự thỏa mãn cảm giác. Bất chấp những thành tựu vượt trội của nó, thật khó để giả định rằng một nền văn minh đề cao tính tự trọng và hoạt động theo cách kích thích sự gia tăng ham muốn nhục dục ở con người như hiện nay có thể đảm bảo sự phát triển liên tụclâu dài mà không mang lại sự rắc rối. Kết quả của xu hướng này là từ những suy nghĩ tham lam và hiếu chiến xuất phát từ tính tự cho mình là trung tâm đã mở đường cho mọi tệ nạn trong xã hội. Càng nhiều người tìm kiếm sự thỏa mãn trong các thú vui nhục dục thì thế giới càng rơi vào khủng hoảng. Ngày nay, người đã hiểu được rằng lòng tham hay dục vọng là đầu mối của chiến tranh và các cuộc khủng hoảng toàn cầu như: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, v.v. Do đó, cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này là thực tập kiềm chế lòng tham dục của con người.

Bằng kinh nghiệm cá nhân Đức Phật đã chỉ ra cho mọi người thấy rằng, một người không thể chinh phục được ham muốn của mình đối với các thú vui giác quan trừ khi bản thân vị ấy trải nghiệm được sự hỷ lạc phát sinh từ hệ quả của sự thực tập thiền định. Điều này cho thấy thiền định của Phật giáo có khả năng điều phục những ham muốn nhục dục và con người có thể tìm kiếm những thú vui khác vượt qua những thú vui giác quan.

Đức Phật gọi những trải nghiệm hạnh phúc sinh ra từ thiền định ‘là hạnh phúc của sự từ bỏ, hạnh phúc của sự xả ly, hạnh phúc của sự an bìnhhạnh phúc của sự tỉnh giác’. Điều này giải thích trong thực tế rằng, những niềm vui sinh ra từ việc kiểm soát phòng hộ căn mônbản chất ôn hòavị tha, trong khi những niềm vui của giác quanbản chất hung hăng và ích kỷ. Do đặc tính của chúng, niềm vui sinh ra từ thiền định trong Phật giáo được gọi là ‘những thứ tuyệt vời, thánh thiện và không sợ hãi’, trong khi những ham muốn giác quan được xem là ‘thấp hèn, xấu xa và đáng sợ’. Từ quan điểm này, chúng ta có thể nói rằng thế giới sẽ thoát khỏi thảm họa do con người tạo ra và phẩm giá con người sẽ tăng trưởng một khi việc chế ngự các căn của Phật giáo trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của toàn thể mọi người.

Ghi chú:

[1] Bhikkhu Bodhi, In the Buddha’ Word, An Anthology of Discourses from the Pāli Canon, Wisdom publications, Boston, 2005, p. 311.

[2] F. L. Woodward, The Book of the Kindred Sayings, Vol.IV, pp.110-11.

[3] Thích Minh Châu, dịch, Trường bộ kinh, Kinh Sa-môn quả, (Sàmannaphala sutta).

[4] Thích Minh Châu, dịch, Trung bộ kinh, Kinh Căn tu tập, https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung152.htm

Giác ngộ, số: 1189

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2016(Xem: 11147)
13/04/2013(Xem: 53921)
02/07/2015(Xem: 16422)
18/03/2017(Xem: 10010)
08/03/2019(Xem: 28279)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.